Luận bàn về việc sát sinh ở Đạo Phật

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016
Chia sẻ bài viết
Bài liên quan

10 nhận xét:

  1. "Lúc bấy giờ, có không ít người lười lao động đã xin xuất gia, khoát y áo để được cái ăn cái mặc dễ dàng. Dù rằng xuất gia nhưng họ vẫn thích ăn ngon mặc đẹp. Mà món ngon thì đa phần là món mặn, đã là món mặn thì buộc phải sát sinh.
    Sự tham đắm món ăn đã tạo điều tiếng không tốt cho giáo đoàn khất sĩ. Trong khi đạo Phật là đạo từ bi, yêu thương người và muôn loài. Thấy việc cần làm Phật đã thiết lập ra giới luật cấm sát sinh để nuôi dưỡng tình thương yêu từ bi ở con người. Về sau, việc hạn chế ăn mặn được áp dụng cho người xuất gia."

    Xin phép phản biện bạn một chút vì mình thấy dữ liệu bạn đưa ra không chính xác.

    Thứ nhất, xã hội Ấn Độ thời đó là xã hội rất coi trọng người đi tu, tìm cầu con đường giải thoát. Do vậy họ cúng dường thức ăn đồ uống cho tất cả những người đó, không phân biệt đó là dòng nào, giáo phái nào. Vì vậy bạn nói "không ít người lười lao động đã xin xuất gia, khoát y áo để được cái ăn cái mặc dễ dàng" tôi thấy có điều không ổn. Nếu bạn có dẫn chứng trong kinh tạng, xin hãy nêu ra để tôi có cơ hội trau dồi hiểu biết.

    Thứ hai, Bạn nói "Dù rằng xuất gia nhưng họ vẫn thích ăn ngon mặc đẹp...." là một sự quy nạp khá vội vã và mơ hồ. Trộn lẫn trong những người đi tu (nhiều trường phái không chỉ riêng đạo Phật) cũng có rất nhiều cách ăn uống khác nhau, nhưng đa phần thời đó giới Bà La Môn ăn chay. Giới tu khổ hạnh, hành xác hay các kiểu tu quái đản khác cũng có cách ăn riêng, mặc riêng. Có người thì ở trần truồng, có người bện cả cây cỏ vào mặc... Bản thân tấm y áo của các vị tăng lữ ban đầu toàn là tấm vải quấn xác người chết được lấy để dùng. Như vậy quy nạp cái việc "ăn ngon mặc đẹp" ở đây là vội vã, thiếu chính xác.

    Thứ ba, bạn nói sự tham đắm món ăn trong đoàn khất sĩ khiến Phật lúc đó mới ban ra giới luật cấm sát sinh là điều vô lý. Việc giữ ngũ thường giới thời đó không chỉ có ở tu sĩ đạo Phật mà còn ở 1 số thành phần giai cấp Bà La Môn và một số tu sĩ ngoại đạo cũng có. Theo tôi đọc và được biết là có hiện tượng một số tu sĩ chỉ nhằm đi khất thực ở các gia đình giàu có thuộc tộc Sát Đế Lỵ để được cúng dường nhiều đồ ngon, bổ dưỡng. Sau khi biết điều đó Đức Phật yêu cầu đệ tử không được phép làm thế mà phải tùy duyên thuận pháp, đi khất thực ở khắp mọi nơi không chủ đích dừng nhà nào cả để tạo sự công bằng trong việc giảng giải, ban phát giáo lý tới tất cả các hạng người.

    Ngay trong việc khất thực, Đức Phật cũng có giảng dậy về "tam tịnh nhục" - Ba loại thịt trong sạch - mà tỳ kheo được phép thọ dụng - bản thân ngài cũng không ăn chay trường nên không có cái lý luận là đặt giới luật hạn chế ăn mặn hoặc đặt giới luật "cấm sát sinh" để tăng trưởng từ bi này nọ kia. Tất cả là tùy duyên.

    Tất nhiên khi đã hiểu rõ khái niệm "tam tịnh nhục", thì việc mọi người thỉnh mời Đức Phật thọ dụng tại nhà sẽ không mang động vật ra giết để thết đãi, việc ăn đồ chay trong bữa cơm là bình thường.

    Đôi lời xin phép chia sẻ với bạn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước những phản biện của bạn yuhitme tôi chỉ nói với bạn một điều xã hội Ấn Độ thời Phật Thích Ca tại thế và xã hội loài người hiện nay vốn không khác. Khi nhìn ở hiện tượng thì có khác nhưng bản chất vốn nhất như. Cũng lại như thế tâm tánh con người xưa nay vốn vậy. Cho nên khi bạn tựa nơi suy nghiệm bản thân hay sách cũ, điển xưa để phản biện nội dung bài viết của tôi thì đó chỉ là ngọn - hiện tượng do vậy liệu có sự đúng mực, khách quan chăng? Trân trọng!
      Nếu có thể bạn hãy dạo quanh blog Một thoáng phương Đông một lượt nhé! Cảm ơn bạn đã đóng góp chia sẻ!

      Xóa
    2. Chào bạn.
      Bạn nói "Cho nên khi bạn tựa nơi suy nghiệm bản thân hay sách cũ, điển xưa để phản biện nội dung bài viết của tôi thì đó chỉ là ngọn - hiện tượng do vậy liệu có sự đúng mực, khách quan chăng?"

      Vậy cho hỏi bài viết của bạn thì dựa trên điểm nào để viết? Bạn dựa trên suy ngẫm trải nghiệm riêng của bản thân bạn hay dựa vào trích lục từ kinh điển?

      Chúng ta đều là những chúng sinh còn chưa tự giải thoát mình, nên cũng phải dựa vào kinh điển người xưa chép lại, nương vào đó mong tầm cầu con đường giải thoát. Tất nhiên khi bàn luận thì phải nương vào đó mà bàn rồi :)

      Nếu dựa vào trải nghiệm riêng mình để nói rằng sở dĩ Phật làm thế này là vì thế này, Phật làm thế nọ là vì thế nọ, há chẳng phải ta đang tự "nhét chữ vào miệng Phật" sao?

      Đôi điều luận bàn cùng bạn như vậy. Rảnh rỗi thì mình cũng sẽ đọc các bài viết khác của bạn trên đây.

      Trân trọng!

      Xóa
  2. Chào bạn yuhitme! Theo bạn xã hội loài người (nói chung) hay mỗi người (nói riêng) xưa nay có gì khác nhau không? Có thể xã hội xưa chân phương hơn ngày nay nhưng tin rằng Tham sân si mạ nghi, yêu thương, mong cầu hay niềm tin có không về thế giới tâm linh, sự giải thoát hoàn toàn đều hiện tồn. Do vậy nên việc tham đắm uống ăn của không ít tu sĩ xưa nay là điều hoàn toàn hiển nhiên, đây là điều không cần phải dựa vào kinh sách để tra cứu và không hẳn đây là suy nghiệm mang đậm tính cá nhân của tôi. Nếu cần một bằng chứng thiết thực về sự lười biếng lao động, ham thích ăn ngon mặt đẹp mà khoác lên mình y áo khất sĩ thì hẳn là bạn đã từng nghe qua lục quần tỳ kheo và lục quần tỳ kheo ni thời Phật Thích Ca tại thế, đây chỉ là thông tin cho bạn tham khảo còn bài viết của tôi không dựa vào nguồn thông tin đó.
    Người nào chưa giải thoát thì là chưa giải thoát, người nào đã rời khỏi cuộc chơi thì đã dừng lại rồi. Có lẽ bạn không nhất thiết quy nạp cả thảy về một mối vậy.
    Nhét chữ vào miệng Phật? E rằng nhét tiền vào miệng Phật thì dễ nhét chữ vào miệng Phật hẳn là không thể được. Vả chăng làm điều hư vọng vậy phỏng có ích gì? Bạn không tin vào tai mắt của mình thì hãy lắng nghe tiếng nói nội tâm. Trân trọng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn.
      Trước hết, ngay từ đầu tôi cũng không sa đà vào việc phủ nhận hết thảy những gì bạn nói. Do vậy việc tham đắm ăn uống, có những trường hợp tu sĩ đi tu chỉ vì miếng ăn hoặc do lười biếng là việc không cần phải bàn đến. Để tránh không lạc sang vấn đề khác, tôi sẽ chỉ chú trọng tới phần tranh luận của bạn.

      Ở đây tôi muốn nói tới lý luận của bạn về "NGUYÊN NHÂN" - "HỆ QUẢ"
      Bạn đưa ra "NGUYÊN NHÂN" là:
      "Lúc bấy giờ, có không ít người lười lao động đã xin xuất gia, khoát y áo để được cái ăn cái mặc dễ dàng. Dù rằng xuất gia nhưng họ vẫn thích ăn ngon mặc đẹp. Mà món ngon thì đa phần là món mặn, đã là món mặn thì buộc phải sát sinh.
      Sự tham đắm món ăn đã tạo điều tiếng không tốt cho giáo đoàn khất sĩ. Trong khi đạo Phật là đạo từ bi, yêu thương người và muôn loài. " (hết trích)

      Từ NGUYÊN NHÂN đã nêu trên, bạn đưa ra HỆ QUẢ là:
      "Thấy việc cần làm Phật đã thiết lập ra giới luật cấm sát sinh để nuôi dưỡng tình thương yêu từ bi ở con người." (hết trích)

      Ngoài ra có một "HỆ QUẢ PHỤ" cho kết quả này là "Về sau, việc hạn chế ăn mặn được áp dụng cho người xuất gia."

      Như đã tranh luận ở trên, tôi thấy điều này là không đúng. Thứ nhất, giới luật về việc "Cấm sát sinh" không phải ra đời từ việc do mấy cá nhân trong tăng đoàn tham đắm vào món ăn mặn mà Phật phải ra hẳn một giới cấm sát sinh để hạn chế. Chẳng có nhẽ trước khi đưa ra giới luật cấm, có mấy vị tỳ kheo vẫn khất thực ăn chay, phạm giới sát sinh mà Phật Thích Ca để yên hay sao?
      Nếu bạn có chứng minh ở tạng luật, tạng kinh nào nói về điều này. Xin hãy đưa ra dẫn chứng.

      Thứ hai, "việc hạn chế ăn mặn được áp dụng cho người xuất gia" - Xin hãy đưa ra dẫn chứng ở trong tạng luật, tạng kinh nào nói về điều này.

      Nói thêm: Tại sao tôi ví von về "nhét chữ vào miệng Phật". Bởi vì rất nhiều người hiểu theo ý mình, quán xét theo quan điểm của mình, sau đó thì dẫn chứng ra và nói rằng Phật đã làm cái việc A này vì lý do này, Phật đã ban hành cái B vì lý do kia, Phật đã nói về điều C vì lý do nọ. Trong khi đó không có dẫn chứng cụ thể về ghi chép của người xưa.

      Việc đó rất có thể là ý chủ quan của mình mà nói thành Phật đã thuyết, đã làm như vậy. Điều đó chính là "nhét chữ vào miệng Phật", còn xét về nghiệp thì đã phạm vào trọng nghiệp, giống như lời Phật đã từng dạy, đại ý pháp mà Như Lai thuyết thì bảo Như Lai không thuyết, pháp mà Như Lai không thuyết thì lại bảo là Như lai thuyết. Như vậy là không đúng.

      Thân ái.

      Xóa
  3. Chào bạn yuhitme! Rất cảm ơn bạn đã nhiệt tình phản biện về nội dung bài viết. Với tôi những trao đổi của bạn chỉ là những chia sẻ có tính đóng góp thế nên tôi không cho rằng đã có sự tranh luận giữa tôi và bạn.
    Những vấn đề tôi trình bày xuyên suốt blog không nhằm vào việc đúng sai, hay dở và nếu bạn dạo nhiều hơn nơi nội dung blog bạn sẽ bắt gặp ở đâu đó đại ý giới luật hay kinh sách đạo Phật không hoàn chỉnh ngay tại thời Phật Thích Ca trụ thế mà mãi những trăm năm về sau. Tôi xin nhắc lại những vấn đề tôi trình bày nơi nội dung blog không nhằm vào mục đích nói ra sự đúng sai, hay dở, được mất hay là sự tranh biện và cũng không nhằm vào việc trói buộc người đọc tin nhận. Nếu bạn hay một ai đó nhận ra rằng có một sự thật đúng mực hơn thì hãy giữ lấy sự hiểu biết đấy khi người đó thấy cần thiết. Do vậy tôi không dựa trên nền tảng kinh sách vốn chỉ tựa ở góc nhìn hiện tượng mà không là bản chất của vấn đề và tôi cũng không dựa vào suy nghiệm mang đậm chất cá nhân của chính tôi.
    Nền tảng bản muốn dựa vào để chứng thực là điển xưa, tích cũ, kinh Phật? Đến ngay cả kinh Phật cũng không do chính Phật Thích Ca đề bút mà chỉ là người hậu học kết tập thì khó tránh khỏi "Tam sao thất bản" vậy dùng kinh sách để chứng thực sẽ đạt độ tin cậy là bao nhiêu?
    Vả lại giá trị của việc mà bạn cho rằng là sự tranh luận giữa tôi và bạn sẽ thành tựu được điều gì? Sự thật của hơn 2500 năm trước ư? Điều đó có giá trị gì cho tôi, cho bạn, cho người đọc?
    Nếu bạn tìm đến đạo Phật bằng nền tảng duy lý thì tin rằng vĩnh viễn bạn sẽ không thể chạm đến sự thật hay điều gì đó đúng mực cả. Duy lý, duy tâm, duy vật, duy ngã... sẽ chẳng đưa bạn đến điều bạn thật sự muốn đi tìm. Và có lẽ bạn vẫn còn chưa rõ bạn đang đi kiếm tìm điều gì chăng? Nếu đã rõ tự thân đang kiếm tìm điều gì bạn có thể cho tôi được biết chăng?
    Phật không ban hành điều gì cả và cũng không ai có thể nhét chữ vào miệng Phật vì "49 năm Ta chưa nói một lời nào".
    Chủ nghĩa duy vật đã từng khẳng định "Chết là hết" và triệt hạ Chủ nghĩa duy tâm về sau khi tri thức con người nâng cao lên một chút và để thể hiện sự khách quan thì giới khoa học và duy vật ra một đề xuất với thành phần duy tâm là hãy chứng minh thế giới tâm linh, các cõi giới vô hình thực sự có hiện tồn. Giới duy tâm duy lý đã không thể chứng thực điều đó - sự tồn tại của thế giới vô hình bằng kinh sách, bằng chứng thực thể. Nhưng điều này theo bạn phải chăng là các cõi giới vô hình không hề tồn tại và con người, muôn loài sẽ "Chết là hết" đúng với tri thức mà giới khoa học và duy vật thừa nhận.
    Bạn nhìn xem kết quả của "Chết là hết" mà tri thức thời thượng của nhân loại là khoa học, duy vật, duy lý xiểng dương đó là xã hội loài người chìm đắm trong lòng tham,sự thực dụng ích kỉ... Và tất nhiên là Phật Thích Ca không truyền trao giáo lý giác ngộ liễu thoát sinh tử luân hồi là sản phẩm lừa mị chúng sinh nơi 3 cõi 6 đường.
    Tôi đã từng gặp chúng sinh cõi giới vô hình trò chuyện. Tôi nói điều này liệu bạn có thể tin nhận không? Nếu bạn không tin tôi lấy gì để chứng thực đây? Kinh sách, suy nghiệm của cá nhân tôi hay gì gì đây? Và tôi chứng thực cho bạn tin nhận điều đó để làm gì và được gì?
    ...
    Trân trọng!
    À! Có lẽ bạn nên xác định lại mục đích hay con đường mà bạn sẽ tiếp tục dấn thân.

    Trả lờiXóa
  4. Làm chủ lò mổ giết nhiều heo, sau này chết đi đầu thai làm heo. Làm tướng cướp giết nhiều người khi chết sẽ đầu thai thành ...

    Trả lờiXóa
  5. Giết người thành người à ?
    Đó là sau chết sẽ biết
    Còn không sát sinh là sống theo lục tổ Huệ Năng vậy ( ông ta chưa hẳn ngu ngốc nhé)

    Trả lờiXóa
  6. Vì giết loài vật để ăn không phạm pháp ;
    Kẻ ngu chỉ ăn thoả thích mà Thánh thì chọn ăn chay để sống ; tuỳ bạn theo ai nhé !

    Trả lờiXóa