Đạo đức kinh thậm giải
Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015
Lời Dẫn
Đạo đức kinh - Lão Tử là quyển sách cổ, có giá trị. Đạo đức kinh chứa
đựng tri thức sâu rộng, quý báu của người Trung Hoa xưa. Đã có rất nhiều nhà
nghiên cứu, nhà dịch thuật, học giả,… tìm hiểu nghiên cứu, dịch giải. Tuy
nhiên, do đứng trên góc nhìn thiên kiến, phiến diện,… và do những nhà nghiên
cứu, dịch giả đã không đặt bản thân vào bối cảnh thời Lão Tử sống cũng như thời
điểm, hoàn cảnh và cả trình độ hiểu biết, nhận thức,… của người mà Lão Tử đối
thoại cho nên những nhà nghiên cứu không thể lĩnh hội chuẩn mực được ý từ của
Đạo đức kinh. Vì thế các
nhà nghiên cứu đã không chuyển tải được “điều” mà Lão Tử muốn “gửi gắm” lại cho
nhân loại. Cụ thể:
Những người theo Đạo giáo thì dựa vào ý từ ẩn chứa trong Đạo đức kinh để
“luyện khí hóa hình, luyện tinh hóa thần”. Luyện thành thì tạo ra huyễn thân -
hình thần, xuất hình thần rời khỏi thân xác rong chơi tiêu diêu, tự tại hoặc là
rèn luyện, giữ gìn sức khỏe thể chất và tinh thần, là phép dưỡng sinh kéo dài
tuổi thọ,…
Những người theo chủ nghĩa vô thần thì dựa vào ngôn từ trong Đạo đức kinh
nhằm bài trừ việc mê tín dị đoan, bác bỏ việc tôn thờ, tin nhận sự tồn tại thần
thánh, ma quỷ của những người theo chủ nghĩa duy tâm, đả phá tư tưởng huyền bí,
bí thuật,… trong Đạo đức kinh.
Những nhà nghiên cứu dịch thuật thì lại mãi suy lường: Lão Tử là ai? Sinh
ra ở thời Xuân Thu hay Chiến Quốc? Sinh ra ở nơi đâu? Lão Tử sinh cùng thời,
trước hay sau Khổng Tử? Lão Tử và Khổng Tử có gặp nhau hay không?,… Người nói
có, kẻ nói không; Người nói trước, kẻ nói sau;… dẫn đến tranh luận, công kích,…
lẫn nhau. Kết quả của trận bút chiến là không ai biết Lão Tử là ai, sinh năm
nào, ở đâu, có gặp Khổng Tử không,…?
…
Hậu quả của cuộc tranh luận là các nhà nghiên cứu, nhà học thuật,… đã
không thật khách quan, sáng suốt khi nhìn nhận, lĩnh hội nguồn tư tưởng, tri
thức có trong Đạo đức kinh. Góp phần làm lệch lạc, nhạt nhòa,… giá trị thật sự
của quyển sách Đạo đức kinh,…
Theo thiển ý của cá nhân
tôi, phần lớn nội dung Đạo đức kinh chính là thể hiện lại những lời nói, những
việc làm, những nguyên tắc mà Lão Tử đã sống và tùy thuận theo. Ông đã nghiên
cứu, tìm hiểu đạo và những quy luật có trong cuộc sống. Sau khi lĩnh hội, nắm
bắt và sống thật với những sự hiểu biết đó Lão Tử nhận thấy cuộc sống trở nên
tốt đẹp hơn, con người có đời sống yên ổn, tuổi thọ dài lâu hơn. Về sau, ông
chỉ dẫn cho mọi người bằng cách trao truyền sự hiểu biết chân chính mà bản thân
đã sống, trải nghiệm và lĩnh hội được.
Mặt khác, Đạo đức kinh được truyền giữ, sao chép đã qua hơn 2000 năm.
Điều này dẫn đến việc bản gốc đã không còn vẹn nguyên. Ở góc nhìn tổng thể, bạn
sẽ dễ dàng nhận ra có vài đoạn ý từ không thật nhất quán với tư tưởng xuyên
suốt của nội dung quyển sách. Một số đoạn dư, thiếu, sai từ dẫn đến sự sai khác
về nghĩa,…
Đạo đức kinh được viết bằng ngôn ngữ Trung Hoa cổ với vốn ngôn từ ít,
ngắn gọn,… nhưng lại đa nghĩa. Mặt khác, bối cảnh xã hội, sự hiểu biết, tri
thức,… của hai thời đại có rất nhiều sự sai khác và do không đứng ở góc nhìn
tổng thể, khách quan,… các nhà nghiên cứu, dịch giả, học thuật,… đã vấp phải không
ít khó khăn trong việc nhận biết, lĩnh hội, chuyển hóa,… nguồn tư tưởng, tri
thức của Lão Tử.
…
Thiết nghĩ, nếu muốn hiểu rõ bối cảnh sống, tư tưởng, nhận thức,… của một
ai đó thì có lẽ cách tốt nhất là “Hãy làm người mà bạn muốn tìm hiểu”. Thế nên,
nếu muốn nghiên cứu, dịch giải,… Đạo đức kinh thì bạn hãy một lần là Lão Tử.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét