Luận bàn về việc sát sinh ở Đạo Phật
Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016
Người bạn
nói:
Trước
tiên, tôi là một người yêu thích tìm hiểu, nghiên cứu trao đổi về các vấn đề
liên quan đến Phật giáo và các tôn giáo khác.
Hiện tôi
có một vài vấn đề cảm thấy băn khoăn. Cụ thể là tôi thấy có sự mâu thuẫn giữa khoa học
(Học thuyết tiến hóa của Darwin) và thuyết từ bi không sát sinh, hại vật ở giới
luật của đạo Phật.
Tôi mong
mỏi mọi người cùng bàn giải nhằm tháo gỡ gút mắc này và qua đó tôi cũng được
học hỏi thêm nhiều lợi ích về đạo pháp.
Theo
thuyết tiến hóa Darwin thì sinh vật này khắc chế sinh vật nọ hay nói cách khác
là loài này sẽ sử dụng loài khác làm thức ăn như cây cỏ là thức ăn của động vật
ăn cỏ, động vật ăn cỏ lại là nguồn thức ăn của động vật ăn thịt, động vật ăn
thịt nhỏ thì lại bị các loại động vật ăn thịt lớn hơn dùng làm thức ăn và các
loài sau khi chết, xác thân được phân hủy bởi các loài vi sinh vật tiêu thụ,…
Đồng nghĩa với việc cuộc sống, sự tiến hóa của tự nhiên là một chuỗi thức ăn,
loài này tiêu diệt loài kia, nhưng lại bị loài khác mạnh hơn tiêu diệt ,… Tự
nhiên biểu hiện là một chuỗi đấu tranh sinh tồn, sự tiến hóa, thích nghi hàng
triệu năm của các loài sinh vật trên Trái Đất này...
Vậy trong
giới luật nhà Phật không cho phép sát sinh, cũng như khuyên răn các đệ tử không
ăn mặn,…
Nếu như
vậy con người đã bỏ qua sự cân bằng của tự nhiên, việc không ăn thịt, cá,… thì
một ngày nào đó, chúng sẽ sinh sản, gia tăng quá mức và không có loài nào khác
tiêu diệt nó, … như thế có phải sẽ khiến môi trường tự nhiên mất đi sự cân
bằng, ổn định?
Ví dụ như
loài cầu gai (là 1 loài động vật sống ở biển), chúng dùng san hô làm thức ăn,
sự phát triển quá mức của cầu gai làm cho môi trường ở khu vực ấy mất cân đối,
ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loài sinh vật khác và để bảo vệ những
sinh vật khác cũng như môi trường tự nhiên, con người tiến hành tiêu diệt cầu
gai.
Như vậy có
phải con người phạm vào tội sát sinh, hại vật không?
Và còn rất
nhiều trường hợp khác nữa... Tôi thật sự bối rối, nghĩ chưa thông....
Mọi người
vào bàn luận nhé. Xin cám ơn!
Trả Lời:
Chào bạn! Cám ơn bạn! Câu
hỏi bạn không phải là câu hỏi chuẩn mực nhưng lại rất hay và cần thiết. Tôi
nghĩ mọi người cần phải có những câu hỏi tương tự để xác thực lại sự chuẩn mực
của các tôn giáo.
Chúng ta không thể chỉ sống
bằng niềm tin và hy vọng, chúng ta cần phải có sự hiểu biết để không bị rơi vào
cực đoan, mê tín.
Với câu hỏi của bạn tôi có
một ít kiến giải không rõ là có ổn không?
Nếu có điều gì không phải
nhờ mọi người chỉ điểm thêm.
Tại sao Phật lại chế ra
giới luật cấm sát sinh?
Có lẽ bạn hãy cùng tôi leo
lên cỗ máy thời gian quay về thời điểm hơn 2500 năm để trả lời câu hỏi này. Khi
đó câu hỏi trên lại không thực sự chuẩn nữa rồi. Câu hỏi được sửa lại là
"Khi đạo Phật mới ra đời đệ tử Phật ăn chay hay ăn mặn?", "Vì
sao đệ tử Phật lại phải ăn chay?"…
Thực tế là ban đầu khi đạo
Phật ra đời thì đệ tử Phật có thể tạm nói là "Chay mặn đều dùng
được.". Vì lẽ khi giáo lý nhà Phật chưa rộng truyền thì Đệ tử Phật và cả
Phật đều đi khất thực để có cái ăn. Nói cho cùng tận thì việc khất thực chính
thật là việc đi xin ăn. Hiển nhiên là đi xin ăn thì ai cho gì ăn nấy chứ sao có
thể đòi hỏi.
Bạn có đồng ý không?
Dù rằng con người chưa biết
đến giáo lý nhà Phật nhưng vì lòng từ bi, thương yêu đồng loại, những người
trong thôn làng, xóm ấp, thành thị,… sẽ cho những vị khất sĩ chút ít đồ ăn,
thức uống. Khi đó, họ sẽ cho những vị khất sĩ bất cứ loại thức ăn nào mà họ có.
Vì lẽ họ không rõ biết loại thức ăn mà các vị khất sĩ thọ dụng thì làm sao có
thể chuẩn bị riêng thức ăn chay tịnh cho người xuất gia.
Về sau, giáo lý của Phật
quả thật là có làm cho con người dứt trừ đau khổ, tham đắm, hận thù,... Thế
nên, giới khất sĩ được xã hội chấp thuận, thừa nhận và việc cúng dường cho các
vị khất sĩ được lan truyền rộng khắp.
Lúc bấy giờ, có không ít
người lười lao động đã xin xuất gia, khoát y áo để được cái ăn cái mặc dễ dàng.
Dù rằng xuất gia nhưng họ vẫn thích ăn ngon mặc đẹp. Mà món ngon thì đa phần là
món mặn, đã là món mặn thì buộc phải sát sinh.
Sự tham đắm món ăn đã tạo
điều tiếng không tốt cho giáo đoàn khất sĩ. Trong khi đạo Phật là đạo từ bi,
yêu thương người và muôn loài. Thấy việc cần làm Phật đã thiết lập ra giới luật
cấm sát sinh để nuôi dưỡng tình thương yêu từ bi ở con người. Về sau, việc hạn
chế ăn mặn được áp dụng cho người xuất gia.
…
Mở rộng:
Buddha dịch là Phật hay
Phật đà có nghĩa là người giác ngộ tột cùng hoặc là người sống tỉnh thức hoàn
toàn.
Giác có nghĩa là biết, ngộ
có nghĩa là hiểu rõ thế nên giác ngộ chính là sự hiểu biết sáng rõ và khi sống
thật với sự hiểu biết rõ ràng thì con người sẽ trở nên tỉnh thức. Cụ thể là khi
Phật hiểu rõ con người chỉ là một dạng chúng sinh trôi lăn trong 3 cõi 6 đường,
Phật đã sống tỉnh thức, sáng suốt để thoát ra khỏi việc thay khuôn, đổi mặt
trong 3 cõi do việc tham đắm, si mê, sân hận,...
Thế nên giáo lý Phật truyền
dạy cho nhân loại là dứt trừ tham lam, sân hận, si mê, hoài nghi và kiêu mạn.
Hành lục độ ba la mật là bố thí, trì giới, nhẫn nhịn, tinh tấn, thiền định, trí
tuệ nhằm đạt được sự giải thoát khỏi luân hồi.
Muốn thoát khỏi luân hồi
thì con người biết yêu thương đúng mực, muốn yêu thương đúng mực thì phải có
hiểu biết. Khi hiểu biết rõ ràng, tận cùng thì sẽ buông bỏ. Sự thật là dù cho
ăn ngon, mặc đẹp, giàu sang đến mấy thì con người cũng sẽ chết mà không mang
theo được gì.
Thế nên phải trân quý sự
sống, sống hạnh phúc. Không gây đau khổ cho người chính là không tạo nhân gây
khổ cho mình.
Vì thế hạn chế sát sinh,
hại vật, hại người,… chính là trợ pháp giúp con người sinh khởi lòng từ bi,
sống yêu thương đúng mực có hiểu biết.
Rất mong được mọi người góp
ý kiến thêm, chỗ nào tôi trình bày không đúng nhờ mọi người chỉ thẳng, nói rõ.
Cám ơn!
Người bạn nói:
Cám ơn bạn nhiều! Nhưng bạn
vẫn chưa làm cho tôi hoàn toàn hiểu rõ về việc sát sinh và nên hay không nên làm
việc đó.
Trả lời:
Câu hỏi của bạn thoạt nghe
có vẻ là một câu hỏi đơn giản nhưng thật ra để trả lời câu hỏi đó chuẩn mực
thật không dễ chút nào. Bởi vì có những việc khi đặt vào bối cảnh này thì đúng
nhưng ở trong hoàn cảnh khác thì lại sai.
Ví dụ như tôi trả lời khẳng
định chắc chắn là không được sát sinh dù bất cứ lý do gì vì sát sinh là tội ác,
là nhân để con người phải "mang lông, đội vảy" ở những kiếp sau. Dù
rằng bạn không tin hoàn toàn về điều đó nhưng ít nhiều gì bạn cũng hạn chế việc
"sát sinh, hại mạng". Đây cũng là một điều tốt nuôi dưỡng tình thương
yêu muôn loài trong bạn cùng mọi người và loài vật nhờ vậy cũng vơi bớt đau
đớn.
Nhưng nếu bạn hoặc một ai
đó tin tuyệt đối vào câu trả lời của tôi, người đó không sát sinh hoàn toàn vì
sợ phải mang trên mình “lông thú, vảy cá”. Cho đến một ngày đi dạo chơi trên
biển, hoặc trong rừng mà lạc lối chưa tìm được đường về. Thức ăn dự trữ đã
không còn. Đến khi bụng đói, miệng khát nhìn quanh thì chỉ có sò ốc, cua còng
biển, cá ở suối,...
Nếu chấp chặt việc sát sinh
là đền mạng, người đó chấp nhận chết đói chứ không sát sinh thì đã là làm sai
với lời Phật dạy "Thân người khó được vì thế khi được thân người thì hãy
biết giữ gìn để hành trì tu tập vì chỉ có chúng sinh nẻo Người mới hội đủ điều
kiện tu tập, rèn luyện thoát khỏi luân hồi ở 6 đường.
Nếu tôi trả lời sát sinh,
hại vật là chuyện bình thường vì lẽ con người phải ăn mới sống được, "có
thực mới vực được đạo". Một ai đó tin lời tôi tham đắm món ngon, vật lạ.
Lạm sát muôn loài, làm tăng trưởng tham đắm, sân hận, si mê,... Tụt giảm lòng
từ bi, tình thương yêu thì việc "thay hình, đổi dạng" sẽ khó tránh
khỏi.
Trước đây, tôi từng hỏi một
câu tương tự như câu bạn đã hỏi. Tôi sẽ kể cho bạn nghe 1 câu chuyện có thật
trong cuộc đời tôi.
Cách đây hơn 2 năm, cuộc sống của tôi có vài biến cố
khiến tôi rất chán ngán sống ở đời, tôi đã xin về chùa những mong được sớm cắt
tóc, xuất gia. Thực tế là khi tìm hiểu giáo lý nhà Phật tôi cảm nhận "Tại
sao phải tham lam, si mê,... tranh giành mọi phần hơn, cái lợi về mình, chết
rồi có mang theo được đâu?". Mục đích của việc về chùa là tôi muốn tránh việc
tranh giành, hơn thua, được mất,... Tôi không tin vào chuyện có ma quỷ. Thậm
chí là ngay khi bé, tôi đã học theo cách nói của người lớn, tôi từng nói
"Nếu ai thấy ma cứ gọi tôi, hoặc bắt ma bỏ vào hủ cho tôi nhìn thấy thì
tôi mới tin nhận”. Chùa tôi ở có khá nhiều muỗi, những lúc tôi ngồi thiền hoặc
xem kinh sách bị chúng đốt suốt. Khi đó, tôi còn sợ phải giết muỗi nên hỏi thầy
"Có nên giết muỗi không?". Thầy nói "Có giết thì giết nhưng đừng
cố ý đuổi giết, tránh được thì tránh.".
Quả thật câu trả lời này
khiến tôi rối trí thêm.
…
Về đường lối tu học, tôi
lại không giống với thầy. Trong khi thầy tôi coi trọng đọc kinh, trì chú, niệm
Phật,... thì tôi lại tìm hiểu giáo lý kinh điển và chú trọng ngồi thiền. Tôi
thật không tin có ma quỷ.
Cho đến khi đối mặt với
những vong hồn, uổng tử ở ngay trong chùa. Lúc bấy giờ tôi mới tin thế giới vô
hình là thật có, ít nhiều tin vào việc luân hồi ở con người trong 3 cõi, 6
đường.
Kết hợp với những hiểu biết
về cuộc sống, kinh Phật và việc thiền định cho đến một ngày sự hiểu biết được
khai mở tôi nhìn rõ hơn về giáo lý kinh điển nhà Phật, con đường Phật đã đi,...
Do khác pháp môn tu, tôi xin thầy rời chùa.
Quay lại vấn đề của bạn.
Tôi sẽ hỏi lại bạn một câu
hỏi "Bạn có tin vào sự luân hồi không?". Tôi hỏi bạn câu hỏi này vì
có sự liên quan mật thiết với câu hỏi của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về luân
hồi 3 cõi, 6 đường trong phần "Chánh pháp thất truyền của Phật Thích
Ca". Bạn sẽ chẳng tìm thấy những điều tôi trình bày ở bất kỳ quyển kinh
sách nào vì đó là những phần tôi tỏ ngộ.
Nếu bạn nhận thấy đúng,
chuẩn mực thì tin còn bằng thấy không ổn thì đừng tin nhận và chỉ cho tôi những
chỗ không ổn đó. Cám ơn bạn!
Nói thêm về việc sát sinh
nên hay không?
Vấn đề lại nằm ở chỗ là
tham đắm hay không tham đắm. Nếu rơi vào
hoàn cảnh ngặt nghèo, việc sinh tồn trói buộc thì con người phải sát
sinh để tồn tại. Cố gắng đừng tạo ra sự ưa thích hay thói quen,...
Bởi lẽ, tôi sẽ nói thêm về
việc luân chuyển từ con người sang loài vật.
Có một kiếp nọ, tôi làm một người bán hàng thịt, tôi
chuyên giết heo hàng ngày để lấy thịt bán. Thói quen đi mua, bắt, giết heo được
lưu giữ lại trong tiềm thức. Cuối đời, tôi chết đi. Ban đầu, tâm ý tôi vẫn lẩn
quẩn ở quanh nhà. Về sau, tôi nhớ đến nghề mua bán, giết heo. Tôi lần đến quầy
thịt, lò mổ và cả những trại nuôi heo. Trong rất nhiều lần thơ thẩn ở những
trại heo quen cũ. Có vài bào thai heo tượng hình và tôi đã chuyển thân thành
chú heo con.
Tin hay không là tùy ở cảm
nhận của mỗi người. Nhưng tôi cũng nhắc bạn nhớ rằng "Con người không thể
chỉ sống bằng niềm tin và hy vọng. Mỗi người đều có sự hiểu biết, thế nên bạn
hãy sử dụng sự hiểu biết của mình thật hợp lý và có giá trị. Trân trọng!".
Những điều gì đúng hợp lý,
logic,... thì tin nhận. Đừng rơi vào cuồng tín, mê tín, cực đoan.
Người bạn hỏi:
Tôi vẫn có điều chưa rõ. Có
phải Phật giáo nói ma quỷ, vong hồn ..... là những tâm ma từ nơi bản thân sinh
ra? (theo Diệu Pháp Liên Hoa Kinh). Tôi tin là có sự luân hồi, cũng như có sự
tồn tại của các vị Chuyển Luân Thánh Vương,...
Trả lời:
Hôm nay dạo lại bài “Luận
bàn về sát sinh của Phật giáo" mới hay người bạn có câu hỏi mới. Tôi thử
trả lời xem xem.
Bạn nói tin vào luân hồi
thì ổn rồi vì luân hồi là thật có còn Chuyển luân thánh vương thì cũng chỉ là
một dạng chúng sinh luân chuyển trong 6 nẻo luân hồi.
Trong kinh Diệu Pháp Liên
Hoa nói “Ma quỷ, vong hồn là tâm ma do tự bản thân mình sinh ra à? Có chuẩn
không?”.
Nếu bạn nhớ chuẩn thì có lẽ
người dịch bộ kinh đó "thiếu chuẩn" rồi. Vì lẽ ma gồm nhiều dạng
nhưng tựu trung lại thì thực sự chỉ có hai loại ma. Đó là Tâm ma và Thiên ma.
Trong đó, tâm ma là ma lưu
xuất từ bên trong do tự bản thân mỗi người tạo ra gồm những vọng tưởng có thể
là những vong hồn, ma quỷ, những cảnh ghê rợn,... Nhưng chúng không thật chỉ do
tâm ý tạo ra, do tâm người đó thiếu định tỉnh, sáng suốt có lẽ vì tạo nhiều
nghiệp nhân xấu ác như giết người, hại mạng,...
Thiên ma thì có nguồn gốc
bên ngoài gồm những chướng duyên nghịch cảnh, ma quỷ và vong hồn uổng tử,...
Khi con người chưa có định tâm vững hoặc thiếu chánh định chúng sẽ lưu xuất làm
não loạn con người.
Tuy nhiên, nếu người bị
thiên ma quấy phá nhận biết là đang bị thiên ma não hại thì hãy nên gia cố thêm
tín tâm, chánh định. Khi đó, thiên ma sẽ bị diệt hoặc là rời đi, không còn dám
quấy phá người học Phật, người học Phật giữ vững chánh định sẽ tiến tu lên ở
bậc cao hơn.
Nếu dũng mãnh, tinh tấn và
phát khởi trí tuệ giác ngộ thì người đó đạt được 1 trong 4 quả vị Thánh, đạt
bậc bất thối chuyển, dự vào dòng Thánh.
Bài liên quan
"Lúc bấy giờ, có không ít người lười lao động đã xin xuất gia, khoát y áo để được cái ăn cái mặc dễ dàng. Dù rằng xuất gia nhưng họ vẫn thích ăn ngon mặc đẹp. Mà món ngon thì đa phần là món mặn, đã là món mặn thì buộc phải sát sinh.
Trả lờiXóaSự tham đắm món ăn đã tạo điều tiếng không tốt cho giáo đoàn khất sĩ. Trong khi đạo Phật là đạo từ bi, yêu thương người và muôn loài. Thấy việc cần làm Phật đã thiết lập ra giới luật cấm sát sinh để nuôi dưỡng tình thương yêu từ bi ở con người. Về sau, việc hạn chế ăn mặn được áp dụng cho người xuất gia."
Xin phép phản biện bạn một chút vì mình thấy dữ liệu bạn đưa ra không chính xác.
Thứ nhất, xã hội Ấn Độ thời đó là xã hội rất coi trọng người đi tu, tìm cầu con đường giải thoát. Do vậy họ cúng dường thức ăn đồ uống cho tất cả những người đó, không phân biệt đó là dòng nào, giáo phái nào. Vì vậy bạn nói "không ít người lười lao động đã xin xuất gia, khoát y áo để được cái ăn cái mặc dễ dàng" tôi thấy có điều không ổn. Nếu bạn có dẫn chứng trong kinh tạng, xin hãy nêu ra để tôi có cơ hội trau dồi hiểu biết.
Thứ hai, Bạn nói "Dù rằng xuất gia nhưng họ vẫn thích ăn ngon mặc đẹp...." là một sự quy nạp khá vội vã và mơ hồ. Trộn lẫn trong những người đi tu (nhiều trường phái không chỉ riêng đạo Phật) cũng có rất nhiều cách ăn uống khác nhau, nhưng đa phần thời đó giới Bà La Môn ăn chay. Giới tu khổ hạnh, hành xác hay các kiểu tu quái đản khác cũng có cách ăn riêng, mặc riêng. Có người thì ở trần truồng, có người bện cả cây cỏ vào mặc... Bản thân tấm y áo của các vị tăng lữ ban đầu toàn là tấm vải quấn xác người chết được lấy để dùng. Như vậy quy nạp cái việc "ăn ngon mặc đẹp" ở đây là vội vã, thiếu chính xác.
Thứ ba, bạn nói sự tham đắm món ăn trong đoàn khất sĩ khiến Phật lúc đó mới ban ra giới luật cấm sát sinh là điều vô lý. Việc giữ ngũ thường giới thời đó không chỉ có ở tu sĩ đạo Phật mà còn ở 1 số thành phần giai cấp Bà La Môn và một số tu sĩ ngoại đạo cũng có. Theo tôi đọc và được biết là có hiện tượng một số tu sĩ chỉ nhằm đi khất thực ở các gia đình giàu có thuộc tộc Sát Đế Lỵ để được cúng dường nhiều đồ ngon, bổ dưỡng. Sau khi biết điều đó Đức Phật yêu cầu đệ tử không được phép làm thế mà phải tùy duyên thuận pháp, đi khất thực ở khắp mọi nơi không chủ đích dừng nhà nào cả để tạo sự công bằng trong việc giảng giải, ban phát giáo lý tới tất cả các hạng người.
Ngay trong việc khất thực, Đức Phật cũng có giảng dậy về "tam tịnh nhục" - Ba loại thịt trong sạch - mà tỳ kheo được phép thọ dụng - bản thân ngài cũng không ăn chay trường nên không có cái lý luận là đặt giới luật hạn chế ăn mặn hoặc đặt giới luật "cấm sát sinh" để tăng trưởng từ bi này nọ kia. Tất cả là tùy duyên.
Tất nhiên khi đã hiểu rõ khái niệm "tam tịnh nhục", thì việc mọi người thỉnh mời Đức Phật thọ dụng tại nhà sẽ không mang động vật ra giết để thết đãi, việc ăn đồ chay trong bữa cơm là bình thường.
Đôi lời xin phép chia sẻ với bạn.
Trước những phản biện của bạn yuhitme tôi chỉ nói với bạn một điều xã hội Ấn Độ thời Phật Thích Ca tại thế và xã hội loài người hiện nay vốn không khác. Khi nhìn ở hiện tượng thì có khác nhưng bản chất vốn nhất như. Cũng lại như thế tâm tánh con người xưa nay vốn vậy. Cho nên khi bạn tựa nơi suy nghiệm bản thân hay sách cũ, điển xưa để phản biện nội dung bài viết của tôi thì đó chỉ là ngọn - hiện tượng do vậy liệu có sự đúng mực, khách quan chăng? Trân trọng!
XóaNếu có thể bạn hãy dạo quanh blog Một thoáng phương Đông một lượt nhé! Cảm ơn bạn đã đóng góp chia sẻ!
Chào bạn.
XóaBạn nói "Cho nên khi bạn tựa nơi suy nghiệm bản thân hay sách cũ, điển xưa để phản biện nội dung bài viết của tôi thì đó chỉ là ngọn - hiện tượng do vậy liệu có sự đúng mực, khách quan chăng?"
Vậy cho hỏi bài viết của bạn thì dựa trên điểm nào để viết? Bạn dựa trên suy ngẫm trải nghiệm riêng của bản thân bạn hay dựa vào trích lục từ kinh điển?
Chúng ta đều là những chúng sinh còn chưa tự giải thoát mình, nên cũng phải dựa vào kinh điển người xưa chép lại, nương vào đó mong tầm cầu con đường giải thoát. Tất nhiên khi bàn luận thì phải nương vào đó mà bàn rồi :)
Nếu dựa vào trải nghiệm riêng mình để nói rằng sở dĩ Phật làm thế này là vì thế này, Phật làm thế nọ là vì thế nọ, há chẳng phải ta đang tự "nhét chữ vào miệng Phật" sao?
Đôi điều luận bàn cùng bạn như vậy. Rảnh rỗi thì mình cũng sẽ đọc các bài viết khác của bạn trên đây.
Trân trọng!
Chào bạn yuhitme! Theo bạn xã hội loài người (nói chung) hay mỗi người (nói riêng) xưa nay có gì khác nhau không? Có thể xã hội xưa chân phương hơn ngày nay nhưng tin rằng Tham sân si mạ nghi, yêu thương, mong cầu hay niềm tin có không về thế giới tâm linh, sự giải thoát hoàn toàn đều hiện tồn. Do vậy nên việc tham đắm uống ăn của không ít tu sĩ xưa nay là điều hoàn toàn hiển nhiên, đây là điều không cần phải dựa vào kinh sách để tra cứu và không hẳn đây là suy nghiệm mang đậm tính cá nhân của tôi. Nếu cần một bằng chứng thiết thực về sự lười biếng lao động, ham thích ăn ngon mặt đẹp mà khoác lên mình y áo khất sĩ thì hẳn là bạn đã từng nghe qua lục quần tỳ kheo và lục quần tỳ kheo ni thời Phật Thích Ca tại thế, đây chỉ là thông tin cho bạn tham khảo còn bài viết của tôi không dựa vào nguồn thông tin đó.
Trả lờiXóaNgười nào chưa giải thoát thì là chưa giải thoát, người nào đã rời khỏi cuộc chơi thì đã dừng lại rồi. Có lẽ bạn không nhất thiết quy nạp cả thảy về một mối vậy.
Nhét chữ vào miệng Phật? E rằng nhét tiền vào miệng Phật thì dễ nhét chữ vào miệng Phật hẳn là không thể được. Vả chăng làm điều hư vọng vậy phỏng có ích gì? Bạn không tin vào tai mắt của mình thì hãy lắng nghe tiếng nói nội tâm. Trân trọng!
Chào bạn.
XóaTrước hết, ngay từ đầu tôi cũng không sa đà vào việc phủ nhận hết thảy những gì bạn nói. Do vậy việc tham đắm ăn uống, có những trường hợp tu sĩ đi tu chỉ vì miếng ăn hoặc do lười biếng là việc không cần phải bàn đến. Để tránh không lạc sang vấn đề khác, tôi sẽ chỉ chú trọng tới phần tranh luận của bạn.
Ở đây tôi muốn nói tới lý luận của bạn về "NGUYÊN NHÂN" - "HỆ QUẢ"
Bạn đưa ra "NGUYÊN NHÂN" là:
"Lúc bấy giờ, có không ít người lười lao động đã xin xuất gia, khoát y áo để được cái ăn cái mặc dễ dàng. Dù rằng xuất gia nhưng họ vẫn thích ăn ngon mặc đẹp. Mà món ngon thì đa phần là món mặn, đã là món mặn thì buộc phải sát sinh.
Sự tham đắm món ăn đã tạo điều tiếng không tốt cho giáo đoàn khất sĩ. Trong khi đạo Phật là đạo từ bi, yêu thương người và muôn loài. " (hết trích)
Từ NGUYÊN NHÂN đã nêu trên, bạn đưa ra HỆ QUẢ là:
"Thấy việc cần làm Phật đã thiết lập ra giới luật cấm sát sinh để nuôi dưỡng tình thương yêu từ bi ở con người." (hết trích)
Ngoài ra có một "HỆ QUẢ PHỤ" cho kết quả này là "Về sau, việc hạn chế ăn mặn được áp dụng cho người xuất gia."
Như đã tranh luận ở trên, tôi thấy điều này là không đúng. Thứ nhất, giới luật về việc "Cấm sát sinh" không phải ra đời từ việc do mấy cá nhân trong tăng đoàn tham đắm vào món ăn mặn mà Phật phải ra hẳn một giới cấm sát sinh để hạn chế. Chẳng có nhẽ trước khi đưa ra giới luật cấm, có mấy vị tỳ kheo vẫn khất thực ăn chay, phạm giới sát sinh mà Phật Thích Ca để yên hay sao?
Nếu bạn có chứng minh ở tạng luật, tạng kinh nào nói về điều này. Xin hãy đưa ra dẫn chứng.
Thứ hai, "việc hạn chế ăn mặn được áp dụng cho người xuất gia" - Xin hãy đưa ra dẫn chứng ở trong tạng luật, tạng kinh nào nói về điều này.
Nói thêm: Tại sao tôi ví von về "nhét chữ vào miệng Phật". Bởi vì rất nhiều người hiểu theo ý mình, quán xét theo quan điểm của mình, sau đó thì dẫn chứng ra và nói rằng Phật đã làm cái việc A này vì lý do này, Phật đã ban hành cái B vì lý do kia, Phật đã nói về điều C vì lý do nọ. Trong khi đó không có dẫn chứng cụ thể về ghi chép của người xưa.
Việc đó rất có thể là ý chủ quan của mình mà nói thành Phật đã thuyết, đã làm như vậy. Điều đó chính là "nhét chữ vào miệng Phật", còn xét về nghiệp thì đã phạm vào trọng nghiệp, giống như lời Phật đã từng dạy, đại ý pháp mà Như Lai thuyết thì bảo Như Lai không thuyết, pháp mà Như Lai không thuyết thì lại bảo là Như lai thuyết. Như vậy là không đúng.
Thân ái.
Chào bạn yuhitme! Rất cảm ơn bạn đã nhiệt tình phản biện về nội dung bài viết. Với tôi những trao đổi của bạn chỉ là những chia sẻ có tính đóng góp thế nên tôi không cho rằng đã có sự tranh luận giữa tôi và bạn.
Trả lờiXóaNhững vấn đề tôi trình bày xuyên suốt blog không nhằm vào việc đúng sai, hay dở và nếu bạn dạo nhiều hơn nơi nội dung blog bạn sẽ bắt gặp ở đâu đó đại ý giới luật hay kinh sách đạo Phật không hoàn chỉnh ngay tại thời Phật Thích Ca trụ thế mà mãi những trăm năm về sau. Tôi xin nhắc lại những vấn đề tôi trình bày nơi nội dung blog không nhằm vào mục đích nói ra sự đúng sai, hay dở, được mất hay là sự tranh biện và cũng không nhằm vào việc trói buộc người đọc tin nhận. Nếu bạn hay một ai đó nhận ra rằng có một sự thật đúng mực hơn thì hãy giữ lấy sự hiểu biết đấy khi người đó thấy cần thiết. Do vậy tôi không dựa trên nền tảng kinh sách vốn chỉ tựa ở góc nhìn hiện tượng mà không là bản chất của vấn đề và tôi cũng không dựa vào suy nghiệm mang đậm chất cá nhân của chính tôi.
Nền tảng bản muốn dựa vào để chứng thực là điển xưa, tích cũ, kinh Phật? Đến ngay cả kinh Phật cũng không do chính Phật Thích Ca đề bút mà chỉ là người hậu học kết tập thì khó tránh khỏi "Tam sao thất bản" vậy dùng kinh sách để chứng thực sẽ đạt độ tin cậy là bao nhiêu?
Vả lại giá trị của việc mà bạn cho rằng là sự tranh luận giữa tôi và bạn sẽ thành tựu được điều gì? Sự thật của hơn 2500 năm trước ư? Điều đó có giá trị gì cho tôi, cho bạn, cho người đọc?
Nếu bạn tìm đến đạo Phật bằng nền tảng duy lý thì tin rằng vĩnh viễn bạn sẽ không thể chạm đến sự thật hay điều gì đó đúng mực cả. Duy lý, duy tâm, duy vật, duy ngã... sẽ chẳng đưa bạn đến điều bạn thật sự muốn đi tìm. Và có lẽ bạn vẫn còn chưa rõ bạn đang đi kiếm tìm điều gì chăng? Nếu đã rõ tự thân đang kiếm tìm điều gì bạn có thể cho tôi được biết chăng?
Phật không ban hành điều gì cả và cũng không ai có thể nhét chữ vào miệng Phật vì "49 năm Ta chưa nói một lời nào".
Chủ nghĩa duy vật đã từng khẳng định "Chết là hết" và triệt hạ Chủ nghĩa duy tâm về sau khi tri thức con người nâng cao lên một chút và để thể hiện sự khách quan thì giới khoa học và duy vật ra một đề xuất với thành phần duy tâm là hãy chứng minh thế giới tâm linh, các cõi giới vô hình thực sự có hiện tồn. Giới duy tâm duy lý đã không thể chứng thực điều đó - sự tồn tại của thế giới vô hình bằng kinh sách, bằng chứng thực thể. Nhưng điều này theo bạn phải chăng là các cõi giới vô hình không hề tồn tại và con người, muôn loài sẽ "Chết là hết" đúng với tri thức mà giới khoa học và duy vật thừa nhận.
Bạn nhìn xem kết quả của "Chết là hết" mà tri thức thời thượng của nhân loại là khoa học, duy vật, duy lý xiểng dương đó là xã hội loài người chìm đắm trong lòng tham,sự thực dụng ích kỉ... Và tất nhiên là Phật Thích Ca không truyền trao giáo lý giác ngộ liễu thoát sinh tử luân hồi là sản phẩm lừa mị chúng sinh nơi 3 cõi 6 đường.
Tôi đã từng gặp chúng sinh cõi giới vô hình trò chuyện. Tôi nói điều này liệu bạn có thể tin nhận không? Nếu bạn không tin tôi lấy gì để chứng thực đây? Kinh sách, suy nghiệm của cá nhân tôi hay gì gì đây? Và tôi chứng thực cho bạn tin nhận điều đó để làm gì và được gì?
...
Trân trọng!
À! Có lẽ bạn nên xác định lại mục đích hay con đường mà bạn sẽ tiếp tục dấn thân.
Làm chủ lò mổ giết nhiều heo, sau này chết đi đầu thai làm heo. Làm tướng cướp giết nhiều người khi chết sẽ đầu thai thành ...
Trả lờiXóaGiết người thành người à ?
Trả lờiXóaĐó là sau chết sẽ biết
Còn không sát sinh là sống theo lục tổ Huệ Năng vậy ( ông ta chưa hẳn ngu ngốc nhé)
Vì giết loài vật để ăn không phạm pháp ;
Trả lờiXóaKẻ ngu chỉ ăn thoả thích mà Thánh thì chọn ăn chay để sống ; tuỳ bạn theo ai nhé !
Theo ai là tuỳ bạn nhé !!!
Trả lờiXóa