Giải mã cái được gọi là hiện tượng Thích Thông Lạc (Phần 1)
Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018
Thư ngỏ của BBT Thư viện Hoa sen
Hoa Kỳ ngày 16-6-2003
Kính gửi quý Cư sĩ Phật tử,
Kính thưa quý vị,
Trong những tháng vừa qua Phật tử cũng như không là Phật tử Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới đã được tiếp cận với đạo Phật qua các bài thuyết giảng của Hoà Thượng Thích Thông Lạc, Viện chủ Tu Viện Chơn Như ở Trảng Bàng, Tây Ninh, Việt Nam trên mạng lưới điện toán toàn cầu và qua các sách in ấn của Tu Viện Chơn Như. Một số đông đã thư về cho ban biên tập chúng tôi hỏi ý kiến về pháp tu cũng như đường hướng hoằng pháp của Hoà Thượng Thích Thông Lạc. Họ bầy tỏ niềm hoang mang trước những lời giảng rất khác thường của Hoà Thượng, bởi vì Hoà Thượng Thông Lạc là một trong mười đệ tử đầu tiên của Hoà Thượng Thích Thanh Từ, mà HT. Thanh Từ lại chính là một đại Thiền sư của Phật Giáo Việt Nam, người hiện đang hoằng dương Đại Thừa Thiền Tông, rất nổi tiếng trên khắp thế giới. Ngoài ra, chính HT. Thông Lạc cũng tự xưng mình đã chứng Tứ Thiền, đắc Tam Minh và đã được Hòa Thượng Thanh Từ ấn chứng, đồng thời còn yêu cầu HT. Thông Lạc trụ thế, như sau:
“…Hòa Thượng Thanh Từ sau khi đã ấn chứng Thầy chứng quả Thiền Tông, yêu cầu Thầy trụ thế, và duyệt lại kinh sách để cùng Hòa Thượng CHẤN HƯNG THIỀN TÔNG. ..” [TL-0]
Vì sự trường tồn của Phật Giáo và trước những hoang mang của Phật tử, nên chúng tôi trân trọng kính gửi thư này xin quý vị từ bi hoan hỷ cho biết tôn ý về việc Hoà Thượng Thông Lạc cho rằng từ các kinh điển Đại Thừa như các kinh Pháp Hoa, kinh Kim Cang, kinh Viên Giác, kinh Bát Nhã, kinh Phạm Võng, kinh Duy Ma Cật; tới chư vị Tổ Sư như các Ngài Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân, Mã Minh, Bồ Đề Đạt Ma, Huệ Khả, Tổ Vĩnh Minh Diên Thọ v.v. [TL-8] của các truyền thống Đại Thừa, Thiền Tông, Mật Tông, và Tịnh Độ là ngoại đạo, là Bà La Môn giáo, trà trộn vào Phật giáo để đánh phá đạo Phật, biến Phật Giáo thành một thứ tà giáo ngoại đạo. [ĐVXP-T2] Hoà Thượng Thông Lạc cho biết Hoà Thượng đã bị chư Tổ lừa gạt và lầm lạc pháp môn ngoại đạo (Đại Thừa, Thiền Tông, Mật Tông, Tịnh Độ Tông) và khuyên các Phật tử không nên đi vào con đường tu lầm lạc đó. [ĐVXP-T5]
Trước những cáo giác Phật Giáo Đại Thừa và chư Tổ Phật giáo từ Tây Trúc đến Việt Nam là tà giáo ngoại đạo, ban biên tập Thư Viện Hoa Sen và Nguyệt San Liên Hoa Điện Tử do chúng tôi chủ trương đã thận trọng và âm thầm tìm hiểu xem từ nguyên nhân nào mà bỗng nhiên lại có hiện tượng một vị sư phát biểu như thế, nhưng vẫn chưa tìm ra được manh mối một cách rõ ràng. Trong khi chờ đợi, chúng tôi đã không phổ biến các tài liệu diễn giảng của Hoà Thượng Thích Thông Lạc. Tuy nhiên, trước những lời mạ lỵ quá nặng nề của Hòa Thượng dành cho kinh điển và chư Tổ Phật Giáo Đại Thừa, nhiều đạo hữu đã gửi tới chúng tôi những tài liệu mà chúng tôi xin đính kèm sau đây, trích trong một số bài giảng tiêu biểu của Hoà Thượng Thông Lạc để quý vị tham khảo.
Chúng tôi rất mong quí vị hoan hỷ góp ý kiến vì đối với một tôn giáo thì vấn đề kinh điển và nhân cách của chư vị Tổ Sư truyền giáo là vấn đề lớn, cần phải được chiếu rọi cho rõ ràng, tránh cho Phật tử bị rơi vào tình trạng hoang mang.
`Xin quý vị thư về cho ban biên tập chúng tôi.
Trân trọng kính chào và kính chúc quý ngài vạn sự cát tường.
Kính thư,
Ban Biên Tập
Tâm Diệu
Trong một dịp tình cờ tôi đọc được bài viết Về sư Thông Lạc, GHPGVN im lặng mới là “Hiện tượng” của Minh Quân và bài viết Thư ngỏ của BBT Thư Viện Hoa Sen do Tâm Diệu viết thể hiện sự quan tâm về hiện tượng hành giả Thích Thông Lạc. Tôi nhận ra sự mong mỏi có tính cầu thị, bi thiết nơi những bài viết, cùng với những chia sẻ bên dưới mỗi bài viết đã thể hiện người học Phật chân chính đang những mong có được câu trả lời thích đáng, đúng mực, hợp lý cho hiện tượng Thích Thông Lạc ở những người viết và mọi người. Do nhân duyên đó hôm nay tôi sẽ viết bài viết Giải mã cái được gọi là hiện tượng Thích Thông Lạc dựa trên cái biết đúng thật, khách quan. Có lẽ cái đúng này không là của riêng tôi mà đó là cái đúng trong lòng mọi người.
Thông qua bài viết của Minh Quân tôi được biết thầy Thích Đức Thắng có bài viết liên quan đến thầy Thích Thông Lạc nhưng nghe chừng bài viết rời rã, thiếu tính thuyết phục. Lại thấy bài viết của thầy Toàn Không tôi có ghé qua xem phần bài 1 nhưng xem chừng cũng chỉ là những câu chữ được xếp hình. Vì lẽ đó tôi không xem tiếp và bắt đầu cho bài viết Giải mã cái được gọi là hiện tượng Thích Thông Lạc.
Trước hết, tôi sẽ trả lời cái ý thể hiện nơi bài viết của Minh Quân “Tại sao GHPGVN lại im lặng trước hiện tượng Thích Thông Lạc?” hay nói theo cách của người viết là “Sự im lặng của GHPGVN mới thật là hiện tượng”.
Thầy Thích Thông Lạc vốn là một vị hành giả có hành trì, có sự chứng ngộ nhất định nên thật không dễ phản bác lại những phát ngôn có tính quyết liệt và có phần cực đoan, bảo thủ ở sư Thích Thông Lạc. Bên cạnh đó, GHPGVN phần nhiều là những học giả Phật giáo, số ít có sự chứng ngộ chưa đạt mức liễu nghĩa Tam Tạng kinh. Thế nên, sự hiểu biết của những sư thầy đại diện cho GHPGVN là không đủ sức để tranh biện cùng sư Thông Lạc ngõ hầu làm sáng rõ vấn đề, sáng rõ chánh pháp, sáng rõ đạo Phật. Do vậy GHPGVN đành chọn sự “im hơi, lặng tiếng” để đứng ngoài cuộc chơi nhằm mục đích “Tránh voi không xấu mặt nào”. Tuy nhiên, họ không thể nghĩ, không thể ngờ cũng không dám thừa nhận sư Thích Thông Lạc vốn là một bậc Long Tượng của đạo Phật.
Thực tế là GHPGVN không đủ tầm để phản biện, chất vấn sư Thích Thông Lạc, họ bị cột trói nơi mớ giáo lý có phần hỗn độn, không liễu nghĩa nơi kinh sách, có rất nhiều điều liên quan đến đạo Phật nằm ngoài tầm nhận thức, tư duy và cả sự hiểu biết của họ. Chính do có sự không sáng rõ giáo lý Tam Tạng kinh, những gốc khuất hiện có nơi đạo Phật cũng như ưu khuyết điểm của thầy Thích Thông Lạc mà GHPGVN đành thúc thủ trước hiện tượng Thích Thông Lạc. Đứng trước chọn lựa tranh biện với thầy Thích Thông Lạc nhằm bảo vệ cái đúng dựa trên cái biết không chắc chắn, không rõ ràng thì sự im lặng đã được chọn.
GHPGVN im lặng không phải vì “Im lặng là vàng”, im lặng là vì “Ta đúng hơn” mà là vì “Tự biết không thể đối đầu thầy Thích Thông Lạc”.
Và cho dù GHPGVN có phản biện, chất vấn lại thầy Thích Thông Lạc thì vấn đề cũng sẽ chẳng đi đến đâu, chánh pháp cũng chẳng thể sáng rõ hơn.
Vì sao?
Vì cả hai - Thầy Thích Thông Lạc và GHPGVN - đều không sáng rõ chánh pháp, không tường tận vấn đề. Khi tranh biện xảy ra ai cũng sẽ bảo vệ kiến chấp của mình để khẳng định tôi đúng nhất để rồi cả hai đều có không ít điểm sai.
Vì Minh Quân có ý mong rằng người đóng góp bài viết cho hiện tượng Thích Thông Lạc nên có những lập luận chuẩn xác, đúng mực dựa trên kinh Nikaya nên tôi sẽ nói thêm ý này góp ý cùng Minh Quân và cả mọi người. Thực ra chánh pháp không là kinh Nikaya, thế nên những lập luận có tính đúng mực, logic, hợp lý dựa trên cơ sở biện chứng khách quan, sáng rõ hợp lòng người, đúng chánh pháp là được, là ổn, không cứ gì phải dựa vào kinh điển nhiều dễ gây rườm rà, rối mắt người đọc.
Nhân tiện, tôi cũng trình với mọi người. Nếu đạo Phật là chánh pháp thì những gì liên quan đến đạo Phật cần phải sáng rõ, khách quan, đúng mực và không có góc khuất. Thế mới là chánh pháp. Chánh pháp thì không thể mê tâm, cuồng tín. Cho dù là trình bày vấn đề ở hữu hình hay vô hình thì vấn đề cũng phải được trình bày rõ ràng, minh bạch và tường tận. Nếu thỏa những điều kiện đó thì đạo Phật mới thật sự là chánh pháp, đáng để người đời tham học và gìn giữ.
Tiếp đến, tôi sẽ xét lại vị trí của thấy Thích Thông Lạc, mức độ chứng ngộ của thầy Thích Thông Lạc ở các tầng bậc thiền.
Thầy Thích Thông Lạc là một vị hành giả là sự thật. Thầy đạt được sự chứng ngộ nhất định cũng là một sự thật. Tuy nhiên, thầy chưa đạt đến quả vị A la hán cũng là một sự thật. Có thể nói thầy Thích Thông Lạc đạt tầm mức chứng ngộ cao hơn các vị thầy đương thời thông qua sự “ra đi” có phần tự tại của thầy. Dù không rõ trình độ học vấn của thầy nhưng tôi tin rằng thầy không là người học cao, hiểu rộng (Trước khi xuất gia, trước lúc chứng ngộ). Sau khi có dịp tham cứu Tam Tạng kinh cùng việc ngồi thiền thầy đạt được sự chứng ngộ nhất định kèm với khả năng rút thần thức ra khỏi xác thân vật chất. Từ đó, thầy nhận ra sự khác biệt của cá nhân với cách tu học của những người đồng tu cùng sư thầy Thích Thanh Từ, thầy nhận ra phương pháp thầy đang hành có sự sai khác với tôn sư và có khả năng pháp hành cá nhân có chỗ vượt trội, nhanh chóng chứng đắc hơn pháp hành của thầy Thích Thanh Từ.
Có lẽ đã có những trao đổi có tính chất thẳng thắn, quyết liệt giữa thầy và thầy Thích Thanh Từ. Kết quả là thầy Thích Thanh Từ không đồng thuận với những pháp hành mang tính cá nhân của thầy Thích Thông Lạc. Ngược lại, thầy Thích Thông Lạc cũng không tán đồng cách thức xây dựng thiền tông theo đường hướng của thầy Thích Thanh Từ, những cách biện giải của thầy Thích Thanh Từ đã không còn lấy được niềm tin, sự kỳ vọng của thầy Thích Thông Lạc. Đất không chịu trời, trời không chịu đất nên thầy Thích Thông Lạc rời khỏi dòng thiền do thầy Thích Thanh Từ khơi nguồn trở lại. Về sau thầy Thích Thông Lạc tự lập thiền phái và môn quy mà thầy cả nghĩ rằng đúng mực hơn.
Nếu đứng trên góc độ tổng thể, khách quan để xét về yếu tố tự lập thiền môn, viết sách bày tỏ sự không đúng của dòng thiền do vị thầy tiền bối Thích Thanh Từ dày công xây dựng đủ thấy thầy Thích Thông Lạc có sự chứng ngộ nhưng chưa phá ngã thành công, có dấu vết của sự phản kháng mang tính cá nhân. Do quá tự tin vào sự hiểu biết cá nhân (sau khi được khai mở) thầy đã cả nghĩ cái biết của thầy là đúng nhất, khác với cái biết của thầy là sai cả, ngã kiến thật sự rất lớn, từ đó thầy Thích Thông Lạc đã viết nên cái được gọi là hiện tượng Thích Thông Lạc.
Dựa vào tư tưởng có nơi sách cùng những bài viết của thầy Thích Thông Lạc ta dễ dàng nhận ra thầy có những thiên kiến, phiến diện, chủ quan rõ rệt trong cách hành văn, lập luận cũng như dẫn chứng. Có một sự cứng nhắc, cực đoan, bảo thủ và cả sự mâu thuẫn mơ hồ nơi lập luận của thầy. Thầy đặc biệt thiên lệch về dòng tu nguyên thủy, cũng như kinh điển Tiểu thừa - Nikaya, sự vướng chấp này đã khiến thầy bị cái tôi - ngã trói cho đến tận cuối cùng. Thật sự thầy chưa liễu ngộ chánh pháp, chưa thông suốt Tam Tạng kinh.
Lấy giới làm thầy cũng có thể xem là một sai lầm của thầy Thích Thông Lạc. Bởi lẽ giới chỉ là trợ pháp cho sự thành tựu chứng ngộ chứ không phải là cứu cánh của đạo Phật. Đạo Phật là đạo giác ngộ, mà giác ngộ chính thật là sự hiểu biết sáng rõ, khách quan, đúng mực. Thế nên, đến với đạo Phật là đến với sự hiểu biết minh bạch, cùng tận, tổng thể chứ không hẳn chỉ dùng giới làm thầy mà có thể thành Phật, thành Tổ.
Có lẽ chính do giới hạn tri thức căn bản cùng việc rơi vào đại ngã mà thầy Thích Thông Lạc không thể tránh khỏi việc cực đoan, quá khích khi phơi bày cũng như chỉ trích các pháp môn tu khác mang danh nghĩa đạo Phật. Có thể nói khi theo thầy Thích Thanh Từ học thiền thầy Thích Thông Lạc có niềm tin rất lớn nơi thầy Thích Thanh Từ nhưng về sau khi thầy chứng ngộ thì sự hiểu biết của thầy Thích Thanh Từ đã không còn đủ sức để dung chứa, hóa giải những mối nghi cũng như sự hiểu biết tâm linh mới mẻ trong lòng thầy Thích Thông Lạc. Những mâu thuẫn nội tâm cũng như những xung đột tư tưởng tế nhị thầy Thích Thông Lạc rời thầy Thích Thanh Từ và từ đó “con ngựa bất kham” đã không còn có người đủ sức cầm cương. Ngã kiến ngày càng lớn do ta luôn đúng nên dần dà thầy Thích Thông Lạc ra sức “vạch lá, tìm sâu” ở các tôn giáo thuộc đạo Phật đương đại.
Do là người có sự chứng ngộ thật sự nên thầy Thích Thông Lạc đã dũng cảm chỉ ra những cái đúng, cái sai của đạo Phật đương đại mà thầy nhận diện được. Thầy đã không ngần ngại “Chỉ mặt, đặt tên” những chỗ không ổn có nơi đạo Phật ngày nay. Từ đó, với những phát ngôn, lập luận mang tính thẳng thắn, quyết liệt thầy đã phần nào chỉ ra những cái sai có thật nơi đạo Phật, sự thẳng thắn, bộc trực xen lẫn tính cực đoan, quá khích thầy Thích Thông Lạc phần nào tạo ra dấu ấn riêng cũng như gây ra sự hoang mang trong lòng người học Phật ngày nay.
Như đã nói ở trên, do giới hạn nền tảng tri thức căn bản ban đầu cùng với ngã kiến sâu nặng nên không phải tất cả những điều thầy Thích Thông Lạc trình bày đều đúng cả. Thật ra đã có những điểm sai lầm then chốt, có những mâu thuẫn nơi các phát ngôn của thầy, đã có sự tiền hậu bất nhất và không thể dung hòa.
Nếu tinh ý ta vẫn có thể tìm thấy dường như có sự mâu thuẫn nhất định giữa các bộ kinh do Phật Thích Ca thuyết. Song kỳ thực đó không là sự mâu thuẫn mà có một sự liên kết có tính tổng thể, đồng nhất nơi các bộ kinh, bộ kinh này góp phần làm sáng rõ bộ kinh kia, rất hài hòa. Trong khi đó, sách mà thầy Thích Thông Lạc trình bày có những sự vướng mắc, không có lối ra. Chung quy lại nếu khônglà sự chỉ trích, phản bác thì cũng chỉ là những “lời hay, ý đẹp” thường có nơi giáo lý của phần lớn tôn giáo. Lối thoát khỏi luân hồi sinh tử không rõ ràng, niết bàn có không chẳng được trình bày sáng tỏ,…
Nếu thầy Thích Thông Lạc thành tựu việc phá ngã thì thầy sẽ sáng rõ một điều là chánh pháp không chỉ có nơi kinh điển Nikaya nguyên thủy. Ngay nơi kinh điển đại thừa cũng có những pháp hành ẩn tàng giúp người liễu nghĩa an lạc, thoát khổ, giải thoát hoàn toàn ngay nơi hiện đời chứ không cần đợi đến chết mới về Niết bàn tịch diệt. Không chỉ vậy! Chánh pháp có ở tất cả mọi nơi, có trong lòng mọi người chứ chánh pháp không hề bị nhốt trong giới hạn kinh Nikaya nguyên thủy.
Nhìn chiếc lá, bông hoa, đám mây, dòng nước,… người học Phật hoàn toàn có thể tìm được chánh pháp, trực nhận được Tam Tạng kinh. Cụ thể ngay nơi chiếc lá, dòng nước,… có sự sinh tử, luân hồi, vô thường, duyên, các pháp… Quán chiếu thâm nhập được tự tánh của chiếc lá, của đám mây,… hành nhân hoàn toàn có thể chứng ngộ pháp vô sinh không sinh, không diệt.
Chỉ bằng những luận chứng bên trên thì hiện tượng Thích Thông Lạc xem như đã được giải mã hoàn toàn.
Tiếp theo, tôi sẽ trình bày thêm sự ưu khuyết, đúng sai nơi những lập luận mang đậm tính cá nhân của thầy Thích Thông Lạc do Tâm Diệu, đại diện BBT Thư viện Hoa Sen trình bày trong thư ngỏ về hiện tượng Thích Thông Lạc.
Trích từ thư ngỏ của Thư viện Hoa Sen do Tâm Diệu trình bày cùng với những giải mã ngắn gọn, đơn giản và hiệu quả.
1.Phật Giáo Đại Thừa không phải là Phật Giáo chánh thống, mà là Phật giáo theo kiểu kiến giải giáo pháp của Bà La Môn. Hay nói cách khác, Phật Giáo Đại Thừa là đạo Bà La Môn lấy tên là Phật Giáo Đại Thừa để lừa đảo tín đồ Phật Giáo. Cho nên nghĩa lý toàn bộ kinh sách Đại Thừa là Giáo pháp của Bà La Môn chính gốc. .(ĐVXP-Tập 8).
Nhận định này không hoàn toàn đúng vì thực tế là nội dung phần lớn Tam Tạng kinh đều có sự liễu nghĩa, thông suốt. Sự thông suốt này thể hiện nội dung kinh điển phải do một Giác giả thực sự chứng ngộ hoàn toàn mới có thể trình bày viên dung, toàn bích đến vậy. Đạo Bà la môn do dính mắc sự tồn tại của đại ngã nên khó thể thông suốt sự giải thoát hoàn toàn, rời xa sinh tử luân hồi.
2. Thiền Đông Độ không phải là của Phật Giáo mà là của Lão Giáo Trung Hoa (Tiên Đạo) Tư tưởng Lão Trang Trung Hoa phát triển, có những điểm tương đồng với tư tưởng kinh sách phát triển Đại Thừa Giáo Ấn Độ. Vì thế, sau này Phật giáo Đại Thừa đồng hóa tư tưởng Lão Giáo lấy tên là Phật Giáo Tối Thượng Thừa" hay còn gọi là "Thiền Tông". Chủ trương của Thiền Tông là kết hợp Lão Giáo và Đại Thừa, nên thường gọi là "Thiền Giáo đồng hành". ...(ĐVXP-Tập 8).
Nhận định này chỉ đúng ở chỗ là đã có sự giao thoa, hòa trộn giữa đạo Phật và đạo Lão nhưng riêng yếu tố giác ngộ, giải thoát hoàn toàn vẫn còn được gìn giữ nơi Thiền tông, yếu tố giác ngộ giải thoát hoàn toàn tư tưởng có nơi đạo Lão - Trang chưa thể chạm đến, do còn sự móng cầu có nơi chốn để về sau khi chết, có việc rèn luyện hình thần, thánh thai để rời khỏi thân xác. Thật ra thầy Thích Thông Lạc cũng hành trì chạm đến xuất thần thức rời thân. Việc dùng ngôn từ có khác nhưng vốn dĩ chỉ là một, nhưng do trói vào định kiến nên thầy Thích Thông Lạc cả nghĩ là khác nên đưa ra lập ngôn có phần không thông.
Về lý thì tên gọi tôn giáo, đạo gì mà chẳng được. Điều quan trọng là giáo lý của tôn giáo đó có đưa đến sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn, có là chánh pháp, chánh đạo hay không…
3..Khi về họp ở Tỉnh Hội Phật Giáo Tây Ninh, ông Trưởng Ban Tỉnh Hội đề nghị tôi biên soạn giáo án Tịnh Độ Tông, Mật Tông, Pháp Hoa Tông và Thiền Tông. Trong buổi họp hôm đó, tôi đưa ra ý kiến và vạch rõ bốn tông phái này không phải của Phật Giáo mà của Bà La Môn Giáo:
a- Tịnh Độ Tông là pháp môn mê tín, lừa đảo giới tín đồ bình dân, biến tu sĩ thành những ông Thầy tụng, Thầy cúng tế làm những điều mê tín, phi đạo đức. Các vị Thầy này phá giới luật Phật tận cùng, có một lối sống giống như người thế tục, có vợ con, làm tất cả các nghề nghiệp để sanh sống.
b- Mật Tông là pháp môn tà thuật, huyễn hoặc lường gạt tín đồ nhẹ dạ, ham mê thần thông, biến ông Thầy thành Thầy phù thủy, Thầy bùa, Thầy pháp, v.v...
c- Pháp Hoa Tông là pháp môn phi đạo đức, ngồi không mà muốn làm giàu, làm ác mà muốn trốn tránh tội lỗi, biến ông Thầy thành một vị Bà La Môn chuyên tế lễ, cúng bái, cầu khẩn van xin v.v... Biến Đạo Phật thành thần giáo. Biến tín đồ mất sức tự chủ, luôn luôn sống trong tha lực, tựa nương vào thần quyền, do thế mới sản xuất ra Quán Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn.
d- Thiền Tông là pháp môn ngã chấp, lý luận có logic, dễ lừa đảo giới trí thức, biến Phật Giáo vô ngã thành Phật Giáo hữu ngã trừu tượng, mơ hồ, biến thiền sư thành giảng sư, luận sư, v.v...
Sau buổi họp đó các Thầy trong Ban Tri Sự Tỉnh Hội báo cáo về Giáo Hội Trung Ương và Thầy tôi tức là Hòa Thượng Thanh Từ. Tôi biết rất rõ điều đó, nhưng tôi không ngại, là vì tôi xác định: Những gì tôi nói là sự thật, vì sự thật thì còn để mọi người suy ngẫm, chứ sự thật mà dối gạt được ai sao? [ĐVXP-Tập 7].
Nhận định này có phần cực đoan, quá khích, tâm phân biệt sâu nặng nhưng lại không đạt được sự khách quan. Nhận định trên không hoàn toàn sai nhưng cũng lại chẳng đúng hoàn toàn.
Về vấn đề này, tôi tạm không lý giải vì thấy cũng không cần đến mức phải lý giải tận cùng. Nếu sau bài viết này mà mọi người vẫn muốn rõ tường tận thì mở lời, tôi sẽ trình bày thêm sau.
(Còn tiếp)
Bài liên quan
Thầy Thích Thông Lạc là một bậc minh triết, một đại đức lớn! nói thầy chấp ngã là không đúng, thầy đang nói về đạo giải thoát, chứ không phải là đạo tạo phước hữu lậu. Con người sống đạo đức để có phước hữu lậu là may rồi. Còn giải thoát được như thầy thông lạc thì cả vài tỉ người, vài trăm năm mới có 1 người thôi!
Trả lờiXóaMới tập tành tu, cũng ngồi thiền, đọc kinh, đọc chú xong nghe đường về xứ phật rồi hoang mang quá luôn, rồi tu như thế nào không biết luôn
Trả lờiXóaNếu bạn có chơi Facebook thì vào nhóm Tương Tác Phật Học Online hoặc trang Nikaya & Đốn Ngộ để có cái nhìn đa chiều về đạo Phật.
XóaNếu bạn có chơi Facebook thì vào nhóm Tương Tác Phật Học Online hoặc trang Nikaya & Đốn Ngộ để có cái nhìn đa chiều về đạo Phật.
XóaPhật giáo trải qua gần 3000, nhiều bản kinh bị thất lạc, số còn lại không ít đã được biên tập lại,mà các vị tu hành thế hệ sau căn cứ vào các bản kinh này cộng thêm cảm ngộ của bản thân phát triển thành nhiều nhánh phật giáo khác nhau. Ai cũng cho mình là đúng với chánh pháp, đã rối lại càng thêm rối. Tôi nghĩ cách tốt nhất hiện nay là mình cứ căn cứ vào những giáo lý căn bản nhất của Đức Phật mà hầu hết các nhánh Phật giáo đều phải công nhận ví dụ như tứ diệu đế, bát chánh đạo, sáu ba la mật... mà tinh tấn tu tập, không nên sa vào những tranh cãi không cần thiết. Những điều cân bản Phật dạy cả đời mình còn làm chưa xong, không bên nghĩ tới những điều xa vời quá khả năng của mình. Bài viết tốt, nhưng tôi xin nói thật trong lịch sử Phật giáo từ xứa cho đến naykê cả trong tương lai chỉ có duy nhất Đức Phật mới có đủ tư cách để ấn chứng kết quả tu tập của một vị tu sĩ nào đó, cũng như nhà sư Long Thọ từng nói cũng chỉ có Đức Phật mói có thể đánh giá sự đúng sai của ngài thôi
Trả lờiXóaPhật dạy hãy tự thắp đuốc mà đi.
XóaTôi đồng ý với Thầy Thông Lạc. Cần phải có những gáo nước lạnh như vậy Chánh Pháp mới được gột rửa. Pháp cũng vô thường, nhưng chúng ta không nên để dính bụi quá nhiều như vậy.
Trả lờiXóaThầy Thông Lạc tu thật, nói thật. Cho nên Thầy bị tà giáo ngoại đạo ghen tức và bôi nhọ, chứ chẳng có gì lạ. Thầy Thông Lạc ăn 1 ngày 1 bữa ngọ giống như Đức Phật Thích Ca, cho nên Thầy gầy ốm. Còn các ông Đại thừa ăn 1 ngày 3 bữa như phàm phu, cho nên to mập như cái lu. Thầy Thông Lạc không có hòm công đức, chỉ bưng bát đi xin cơm ăn. Còn các sư khác thì xe hơi nhà lầu không thiếu, riền bạc rủng rỉnh. Còn xét về giới luật, Thầy Thông Lạc chấp hành rất nghiêm chỉnh. Về thiền định, thì chính Hòa thượng Thích Trí Quảng đã chứng kiến Thầy Thông Lạc nhập định bất động và tịnh chỉ hơi thở trong suốt 49 ngày đêm. Lúc về già Thầy Thông Lạc không ốm đau lọm khọm, không phải đi bệnh viện bác sĩ. Khi qua đời, Thầy còn báo trước ngày giờ, Thầy đi rất thanh thản an lạc, không quằn quại ợ ngáp như phàm phu. Nói vậy đủ thấy, Thầy Thông Lạc mới là chân tu.
Trả lờiXóaTrần Văn Thiên nghĩ những lời thầy Thích Trí Quảng là lời nói thật à? Pháp hữu về Chùa Am hỏi mọi người ở đấy xem sư Thích Trí Quảng có từng đến chùa Am ở lại đấy 7*7 = 49 ngày không? Và nếu bạn là người có bộ óc biết tư duy thì phải hiểu được một điều là nếu thầy Trí Quảng chứng kiến thầy Thông Lạc tỉnh chỉ, nhập định 49 ngày thì trong khoảng thời gian 49 ngày đó thầy Trí Quảng ở suốt bên cạnh thầy Thông Lạc và không chợp mắt phút giây nào.
XóaNếu bạn là người học Phật chân chính thì bạn phải có sự nhận thức, tư duy mọi lẽ chứ không nên nghe một bề như thế. Bạn có từng kề cận bên thầy Thông Lạc không mà biết sư Thông Lạc giữ giới tốt, biết trước ngày mất?
La Tuan nghe được nhiều bề và nhận định bề nào như thật k? La Tuan có kề cận Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật? La Tuan có tu được như Trưởng lão Thích Thông Lạc ?
XóaVì sao phải tu được như vị Trưởng lão - A la hán tự phong Thích Thông Lạc? Tôi đâu từng không kề cận Phật Thích Ca và tôi cũng không từng yêu cầu hay bắt buộc Loại Bằng hãy tin tôi là một vị A la hán. Loại Bằng cứ sống với niềm tin, lòng hy vọng và sự hiểu biết của riêng mình nhé!
XóaChào bạn La Tuan và các bạn khác đã và sẽ chia sẻ thông tin về Phật Pháp trên blog này.
XóaTại sao tôi có mặt và viết lên những suy nghĩ của mình lên đây.Xin thưa đó tất cả là một chữ Duyên đến Phật Pháp và thầy Thông Lạc đã mang tôi đến blog này.Vậy kính mong các bạn đón nhận những chia sẻ của tôi.
Tôi đã trên 40 tuổi,cái tuổi trẻ vừa qua già thì chia tới.Tôi sinh ra trong hoàn cảnh nghèo túng và lớn lên trong khổ đau(thân phụ tôi mất khi tôi còn rất nhỏ).Trải qua rất nhiều thăng trầm cũng như nhiều lần trượt ngã trong đường đời,cuối cùng tôi cũng vượt qua được nghịch cảnh một phần.Người luôn song hành với tôi không biết mệt mỏi và toan tính đó là phụ mẫu tôi.Và tôi biết cả đời này có làm gì bù đắp cũng không hết được ơn sinh thành dưỡng dục của người.
Hiện tại tôi có một cuộc sống tương đối đầy đủ và hạnh phúc bên vợ và các con của mình ở nước ngoài nhưng trong lòng tôi vẫn luôn thấy trống trải một thứ gì đó.
Nói về đạo Phật thì phải chia sẻ chân thành là từ lúc tôi có hiểu biết và nhận thức đến trước khi đại dịch 2020 là tôi chưa bao giờ đặt niềm tin nhiều vào đạo Phật.Tôi thấy ở đó có gì sai sai,một tôn giáo đầu dẫy sự nghi ngờ và không làm cho con người chúng ta tốt hơn.
Rồi đại dịch 2020 tồi tệ xảy ra,chúng ta đều phải trải qua như nhau không phân biệt màu da,dân tộc hay địa vị,giàu nghèo.Tôi may mắn được nhìn nhận và hiểu biết thêm góc nhìn thực tế về đại dịch theo quan niệm của cả phương Đông và phương Tây.
Quãng thời gian 6 tháng giãn cách tại gia đã giúp tôi 'khai mở' được chân lý trong Phật Pháp mà trước đây tôi chưa từng nghe qua từ thầy Thông Lạc.Một vài videos về thầy tôi còn bán tín,bán nghi nhưng rồi khi được thính âm đầy đủ 10 tập Đường Về Xứ Phật và các videos tưởng niệm về Thầy cùng hàng trăm videos sau này.Tôi biết rằng đây là con đường mình cần noi theo.
Tôi bắt đầu thực hành Ngũ Giới của người cư sĩ mà giới đầu tiên Đức Hiếu Sinh chính là chìa khóa để mở toang cánh cửa cho mình vào Phật Pháp là ăn chay trường ngay lập tức và tập yêu thương chúng sinh.Chỉ sau 6 tháng cơ thể có sự thay đổi về thể chất nhất định,tôi đã cảm nhận rõ rệt về tâm sinh lý đã bước sang một giai đoạn hoàn toàn khác.Tất cả những ham muốn dục lạc bất thiện dần dần rời bỏ thân tâm tôi.Xin thưa với các bạn trước đây tôi ăn uống như phàm phu,ăn tươi nuốt sống cái gì cũng có thể ăn được và beer rượu thì ngợp trời.Sau gần 3 năm tôi đã đạt được trạng thái Tâm thanh thản nhất định,thực hành trong đời sống và công việc hàng ngày thông qua các videos của Tu Viện.Mà đến cuối năm 2022 vừa rồi khi giãn cách đã nới lỏng tôi mới được đủ Duyên đặt chân đến Tu Viện và xá trước mộ người Thầy tôi cho là đáng kính với bản thân tôi.Mặc cho nhiều ý kiến trái chiều,tôi không quan tâm thầy có phải là A La Hán hay không.Đối với tôi thầy chỉ dậy cách làm chủ Thân tâm và bệnh tật theo kinh nguyên thủy như vậy là quá đủ với tôi.Xin thưa trước đây khi chưa hành pháp cơ thể tôi đầy dẫy bệnh tật trong đó có cả những bệnh nan y như hen suyễn đã theo tôi từ lúc chào đời đều tan biến chỉ sau gần 3 năm.
Qua đây tôi nhận định rằng,chúng ta có mặt trên cuộc đời này,dưới thân xác này là để tu tập vượt qua khổ đau và thoát khỏi khiếp làm người đầy giẫy những ai oán.Đúng hay sai đều do phước duyên của từng người,tu làm sao để không phải lệ thuộc vào một cá nhân hay thần quyền nào mà chính bằng công sức của mỗi chúng ta thì tôi cho rằng đó là 'chánh pháp'.
Qua đây là chia sẻ của bản thân tôi mong các bạn hoan hỷ đón nhận,hoặc nếu chưa hợp ý các bạn cũng xin hoan hỷ bỏ qua.
Chúc các bạn thân tâm luôn an vui.
thày Thông Lạc tu đúng hướng và gặp may cho nên chứng ngộ
Trả lờiXóacác đệ tử của thày tu đúng pháp, nhưng hiểu sai, cho nên chưa có ai chứng đạt như thày
chỉ cần tu theo tứ chánh cần cho có đạo lực, rồi lên theo tứ niệm xứ là có năng lực tự nhiên giải thoát
nhưng thày buông xả tham sân si thì có an lạc, còn đệ tử buông tham sân si thì đau khổ,.. cho nên vẫn chưa ai có đủ duyên