Bọt Biển (P.2)
Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018
...
Tôi sẽ vay tiền để xuất bản
bộ sách. Xét lại nội dung bộ sách, tôi nhận ra “Cơ hồ còn thiếu một điều gì
đó?”. Rồi tôi nhận ra “Còn thiếu ngọn gió đông”.
Có lẽ tôi lại phải viết thêm
vài quyển sách nữa để tạo ra “ngọn gió đông” góp phần giúp bộ sách lan truyền
nhanh, rộng và toàn diện.
Sau cùng, tôi quyết định
chuyển bộ sách 5 quyển thành ra 6 quyển, kết hợp chung cùng 2 quyển sách được
viết bổ sung và hoàn chỉnh bộ sách “Sự hiểu biết làm thay đổi nhận thức, giá
trị con người”. Nhằm giúp bộ sách dễ dàng hơn trong việc xin giấy phép xuất
bản, đề tựa của vài quyển sách đã có sự thay đổi. Cụ thể, đề tựa của bộ sách 8
quyển gồm:
- Hãy là đường xưa mây trắng
bay…
- Đạo đức kinh thậm giải.
- Dứt phàm thành thánh.
- Tùy bút luận xưa nay - Tập
1.
- Tùy bút luận xưa nay - Tập
2.
- Tùy bút luận xưa nay - Tập
3.
- Cánh cửa cuối đường hầm.
- Tìm em giữa bóng đêm.
Khác với cách viết bằng tâm
huyết, sự phóng khoáng, mạch lạc của những quyển sách trước, quyển Tùy bút luận
xưa nay - Tập 3 được tôi định hình với 1 chút chán chường, mệt mỏi,… Điều này
được thể hiện qua những đề mục và cách hành văn, tôi biết rằng “Mình dường như
đã không còn viết bằng tâm huyết như ban đầu, tôi đang viết bằng trách nhiệm,
bằng việc thể hiện ra những vấn đề mà nhân loại, người học Phật đang cần tháo
gỡ, những gút mắc.
Tuy nhiên, tiếng khóc của bé
gái sơ sinh đã giúp tôi từng chút một gỡ bỏ những bước chân nặng nề trong nội
dung quyển sách sau cùng.
Có lẽ với nguồn kiến thức
được bổ sung trong bộ sách, mọi người sẽ ít nhiều tin nhận. Sự tin nhận đó chỉ
dừng lại nơi niềm tin. Vì thế nhân loại cũng không thể sống theo sự chuẩn mực
của chánh pháp. Vậy tôi sẽ chuyển niềm tin thành sự thật nhằm giúp nhân loại
sáng rõ sự chân thật và hằng sống nơi chánh pháp, giải trừ đau khổ, hận thù,…
mang lại niềm an lạc, giải thoát hoàn toàn ngay trong hiện kiếp nơi con người.
Vì sự thật đó tôi sẽ bước
qua sinh tử bằng một giấc ngủ sâu mãi mãi mà không dựa vào sự tác động bên
ngoài, tôi sẽ đi qua cõi vô hình bằng việc hành trì rời bỏ xác thân. Đây là
việc làm cuối cùng mà tôi sẽ chứng thực cho nhân loại. Chỉ mong chánh pháp về
sau tỏa rạng giúp con người và chúng sinh trong 3 cõi dứt trừ khổ đau, thù hận,
cùng sự hiểu biết không sáng rõ - vô minh.
Rồi thì tôi cũng được cầm
trên tay một khoản tiền vay 30 triệu đồng, là khoản chi phí dự tính cho việc in
ấn 2 quyển sách đầu tiên. Xem ra những quyển sách sẽ được sớm đến tay người
đọc. Nhìn lại những tờ giấy bạc được xếp ngay ngắn, đẹp đẽ chợt tôi lại nhớ đến
những đồng tiền bẩn, ngón tay thối, người đẹp lộ hàng,...
Sao lại có khái niệm đồng
tiền bẩn? Ngón tay thối? Là ngón tay của người sống mà sao lại trở thành ngón
tay thối? Người đẹp lộ hàng? Con người sao lại trở nên là món đồ vật?... Ngôn
ngữ phải chăng đã bị con người bóp méo, làm biến dạng đi tính thuần khiết,
trong sáng và khách quan?
Tại sao nơi con người bán rẻ
nhân cách, phẩm giá đạo đức,… bằng những hành vi hư xấu, không hay thì những
ngôn từ quy ước đơn thuần mô tả một sự vật, hiện tượng lại bị bẩn dơ, ô nhiễm?
Ai đã làm cho ngôn ngữ trở
nên bẩn dơ, nhiễm ô?
Lẽ nào con người ngày nay vì
đắm mê thể hiện cái tôi mà bất chấp mọi hành vi, thủ đoạn những mong tạo được
tên tuổi, người người ngưỡng mộ.
Việc làm thiếu chuẩn mực của
những người đẹp, siêu mẫu, giới thượng lưu,… là thể hiện sự phóng túng, cuồng
ngông, tha hóa nhân cách,… hay chỉ là một tai nạn, rủi ro nghề nghiệp?
Thực ra người tạo những
scandan hay người viết lời bình cho những sự kiện trên mới là người nên “xét
lại” giá trị của chính mình?
Hay những việc làm đó dựa
trên lòng mong mỏi của nhiều người?
Từ một sự việc không chuẩn
mực, qua quá trình nhào nặn, làm biến dạng ngôn từ tạo ra hàng loạt những sai
lầm trong tư duy, nhận thức ở mỗi con người, dẫn đến giá trị, nhân cách con
người trở nên méo mó, đảo lộn.
Những người tạo nên những sự
kiện không minh bạch, scandan sẽ được gì?
Báo chí, người đọc chỉ
trích, lên án hay thật ra đang cố “đánh bóng” tên tuổi của “nạn nhân” và làm
giảm đi nhân cách của chính mình.
…
Những tờ giấy bạc mỏng manh
lại chứa đựng đầy đủ những sắc thái biểu cảm nơi con người. Nào những tham lam,
sân hận, si mê, tranh giành, vui buồn, được mất, đố kỵ, ganh ghét, sự cao
thượng, tình yêu thương, sự chân thành, bác ái, tính hèn hạ, thói ích kỷ, bần
tiện,…
Không chỉ vậy, những tờ giấy
bạc chứa đựng cả giá trị nhân cách con người, sự giả tạo gượng ép, sự tha hóa
suy đồi, sự trụy lạc, phóng túng, sự trơ trẽn, ngông nghênh, sự thánh thiện,
một bàn tay nắm lấy một bạn tay, một ánh mắt sẻ chia, một tấm lòng đồng điệu,…
Khi tôi cầm trên tay một khoản tiền vay. Một thoáng mông lung, bất chợt
tôi không nhận biết "Tôi là tiền hay tiền là tôi nữa?”. Cuộc sống bây giờ
quả thật đảo điên. Con người có thể dùng tiền mua cả mạng sống người khác. Nếu
điều đó xảy ra với tôi thì rõ thật "Tôi là tiền hay tiền là tôi?”. Tôi có
thể tạo ra được tiền nhưng tôi cũng có thể vì những đồng tiền mà bị mất mạng.
Đồng tiền bẩn. Quái lạ! Đồng tiền cớ sao lại bẩn, bị rơi rớt ở nơi sình
lầy, cáu bẩn chăng? Ồ không! Đồng tiền bẩn là do nơi cách thức con người tìm
kiếm ra chúng. Vậy lòng người bẩn cớ sao lại bảo “đồng tiền bẩn”?
Tôi đã xem xét kỹ lưỡng lại đồng tiền. Ồ, tôi thấy mồ hôi của cha, nước
mắt của mẹ, có cả máu của rất nhiều người: những người lao động chân chính, của
bà bán vé số, của em bé đánh giày, cả những tên cướp, quân lính và máu của
tôi,...
Ôi, đồng tiền có sự tham lam, ích kỷ, bội bạc nhưng lại cũng có sự thủy
chung, chia sẻ, cảm thông,... Đồng tiền sao giống tôi đến thế cũng gian trá,
lọc lừa, cũng miệng lưỡi chua ngoa,... lại cũng có tình yêu, sự chân thật, bình
yên, an lạc, bình thản,...
Tôi có tham không?
Nếu ngày mai tôi bước trên đường mà nhìn thấy 2000, 5000 đồng tôi sẽ
bình thản bước đi. Nếu 20.000, 50.000 đồng tôi sẽ mua vài tờ vé số, tìm sự rủi
may và niềm vui ở một bà lão già nua. Nếu 5.000.000, 10.000.000, 20.000.000
đồng người đánh rơi có cơ may nhận lại. Nhưng nếu 100.000.000 - 1.000.000.000
đồng tôi e rằng sẽ không ai nhìn thấy và biết rằng “Tôi là người đã nhặt lấy
rồi chiếm hữu số tiền bị đánh rơi”.
Ôi! Sao lòng tôi cũng chứa đầy những gian trá, đổi thay
Vì tôi cũng chỉ là một đồng tiền
bạc tình, bạc nghĩa!
Quả thật, đồng tiền, địa vị,
danh vọng, của báu,… chứa đựng cám dỗ, lòng tham, máu, nước mắt, thù hận, khổ
đau,… và giá trị con người. Nếu con người không rõ biết giá trị đồng tiền thì
con người sẽ sa ngã và làm nô lệ của đồng tiền. Khi đó, con người sẽ sống với
đầy dẫy mưu mô, thủ đoạn, toan tính,... Cuộc sống của những con người làm nô lệ
cho đồng tiền cũng dần dần đánh mất sự ấm êm, bình yên, hạnh phúc.
Khi con người không đủ sáng
suốt làm chủ đồng tiền thì nơi đồng tiền có chứa đựng sự tha hóa nhân cách đạo
đức, sự suy đồi, ích kỷ, tội lỗi xấu xa,…
Trong cuộc sống hiện nay có
rất nhiều người giàu có, tài sản kết xù,… nhưng họ lại không nhận biết đồng
tiền chỉ là phương tiện giúp họ có đời sống no đủ, hạnh phúc. Thế nên, những
con người đó đã chọn lựa “làm nô lệ đồng tiền”. Họ mải mê, tham đắm kiếm thêm
thật nhiều tiền mà không rõ biết “Họ đang kiếm tiền nhằm mục đích gì?”.
Do không xác định rõ cách
thức dùng tiền, họ đã ném tiền vào những cuộc ăn chơi trác táng, trụy lạc, sa
đọa, tự bán rẻ nhân cách với việc “bán mua” tình dục, ma túy, người tình,…
Do mải mê hưởng thụ, họ
không nhận ra “Họ đã đánh mất đời sống hạnh phúc”. Con cái, vợ chồng, người
thân,… giờ đã là những con nghiện, những kẻ giết người, trộm cướp,… đang kéo lê
những tháng ngày dài sau song sắt của nhà tù và tâm hồn họ đang tự đọa đày với
những khổ đau, ân hận dằn xé.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét