Chim thiên nga lại trúng tên
Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015
II. Chim thiên
nga lại trúng tên.
Ngày mai
trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo
chồng bỏ cuộc chơi.
Rời đất Hà Thành, tôi lại ghé miền Trung. Tôi đã trình bày ý định viết một
quyển sách nói về những lầm lạc của Phật
giáo đương đại với một Phật tử.
Người Phật tử nói:
- Cần gì phải ra đến miền Bắc mới thấy những điều trái tai gai mắt đó. Ở
đây những sự việc đó xảy ra thường ngày. Thế nên, những cư sĩ tại gia đi chùa
lễ Phật, gặp sư thì họ cũng chắp tay búp sen vái chào nhưng có mấy ai tin vào
đạo hạnh của sư. Gia đình nào có người mất thì cũng mời sư và đạo tràng về cúng
lễ, hộ niệm,… chỉ nhằm an lòng người sống, người chết thôi và cũng mất không ít
tiền để làm những việc đó.
Người Phật tử nói thêm:
- Vừa rồi, cậu có đi viếng chùa gặp hôm chùa tổ chức giới đàn. Cậu gặp một
Phật tử có thâm niên về Phật học. Người đó nói với cậu “Anh có thấy các Tăng
sinh của chùa đẹp không?”. Cậu phải thừa nhận “Đúng là Tăng sinh người nào cũng
cao ráo, đẹp trai, da dẻ trắng trẻo, hồng hào, tươi nhuận,…”. Người Phật tử kia
tiếp lời “Để có được những Tăng sinh kia là bao nhiêu tiền của xã hội. Sau khi
tốt nghiệp các Tăng sinh sẽ được phân bổ về các chùa. Có không ít Tăng sinh bị
các cô, các bà “bắt ra” khỏi chùa, hoàn tục lập gia đình, sinh con đẻ cái. Thật
đáng tiếc!”.
Những điều tôi được nghe ở mảnh đất miền Trung cũng không có gì mới lạ.
Không chỉ riêng gì miền Bắc, miền Trung. Phật giáo miền Nam cũng có khác gì. Về
hiện tượng biểu hiện thì có những sai khác nhưng về bản chất thì là như nhau -
Phật giáo suy vi, mập mờ và hỗn độn. Sự hỗn độn không chỉ ở trong hàng ngũ Tăng
đoàn mà cả ở những người cư sĩ tại gia. Phần lớn những người cư sĩ một khi
vướng vào kiến chấp lấy giáo lý kinh điển Phật làm cái hiểu của họ thì họ mang
giáo lý ra tranh luận hơn thua, hay dở giữa các tông giáo và cả những việc ở
đời thường. Những lúc đuối lý thì họ cương quyết chống chế “Sắc tức thị không,
không tức thị sắc”. Họ tự che mờ mắt rồi nhận đó là chân lý.
Thật đáng thương xót! Vì thực sự không sống được với sự thật nên khi gặp
những cảnh trái ý nghịch lòng thì sẽ phơi bày ra sự tham lam, sân hận, si mê,
hoài nghi và kiêu mạn. Thậm chí sự biểu hiện còn mãnh liệt hơn cả những người
không có sự hiểu biết về đạo Phật. Đó là kết quả của quá trình gượng ép, đè nén
chứ không phải là quá trình dùng trí tuệ bát nhã để thấy rõ thật tánh của vạn pháp nhằm hóa
giải những u mê, lầm lạc, nghịch cảnh,…
Người ở đời và trong đạo một khi rơi vào kiến chấp “Ngũ thập tri thiên
mệnh” - Con người đến năm mươi tuổi là sự hiểu biết đã tròn đầy, biết cả việc
trời. Do vướng vào kiến chấp nên họ không nhận ra “Nếu chỉ biết việc trời thì chưa đủ điều kiện
thể nhập vào cõi Phật”. Họ tự cho rằng việc họ làm là đúng, chuẩn xác nhất và
khi gặp những người không đồng thuận sẽ dẫn đến tranh luận, chống trái. Từ đó
sân hận, si mê nổi lên gây ra bao điều phiền muộn. Kết quả người tranh hơn lẫn
kẻ chịu thiệt đều rơi vào khổ não, đánh mất an lạc.
Đến với đạo Phật là buông bỏ cái tôi. Bỏ cái tôi đi thì có cái gì gọi là ta
biết, ta hiểu. Không có cái ta biết thì làm gì có sự tranh luận gây não hại,
buồn khổ nhau.
Nếu bạn vẫn cố chấp giữ cái ta biết thì cứ hãy giữ lấy muộn phiền và đau
khổ.
Đến khi đặt thân xuống dưới ba tấc đất thì bạn hãy xem lại cái ta biết, ta
hiểu đó còn không?
Nếu bạn không học cách buông bỏ thì hiển nhiên cái tôi đó vẫn tồn tại tại
tùy theo nghiệp quả mà trôi lăn trong 3 cõi. Nếu bạn vẫn chấp giữ những muộn
phiền thì những nẻo giới kiếp sau cũng sẽ chứa đựng nhiều đau khổ.
Hiện trạng Phật giáo mập mờ, hỗn độn không phải chỉ biểu hiện ở một vài
quốc gia mà là cả trên thế giới.
Cụ thể việc tranh chấp về ngôi đền giữa Thái Lan và Campuchia cho thấy Phật
giáo chỉ còn là một “Cái bánh vẽ”. Cả hai quốc gia này đều có tín đồ Phật giáo
đông đảo nhưng thật sự họ đã không sống được trong đạo nên mới xảy ra những
tranh chấp không cần thiết.
Vì lẽ người sống trong đạo Phật là cho đi, là buông bỏ chứ không phải là
tranh chấp, giành giật tài vật mang về bất kể mạng sống. Thêm nữa, Thái Lan
liên tục xảy ra những bất ổn chính trị trong khoảng thời gian gần đây dẫn đến
mất mát, đau khổ cho con người là trái với đạo Phật. Đạo Phật là bất tranh, bất
bạo động.
Ngay tại Ấn Độ, đạo Phật cũng chỉ còn là những di tích văn hóa, những thắng
cảnh du lịch. Đạo Phật hiện tại tựa như là một chiếc bình cổ quý giá có nắp đậy
kín với hoa văn đẹp, trang nhã bên ngoài và dường như thiếu đi cái cốt lõi tinh
túy ở bên trong. Nhân loại có thể không còn nhận biết hoặc đang hoài nghi giá
trị của chiếc bình cổ. Nhân loại đã đặt ra những câu hỏi:
- Chiếc bình cổ kia có chứa đựng món hàng có giá trị nào không?
- Làm cách nào để mở nắp chiếc bình cổ quý giá?
- Và … nếu trống rỗng bên trong thì chúng ta dùng để chứa món hàng gì?
- Hay là nhân loại nên thừa nhận đây là một chiếc bình cổ quý giá?
...
Cuối cùng, nhân loại thừa nhận “Đây là chiếc bình cổ quý giá”.
Có lẽ đạo Phật trở thành cái bình quý giá là vì đó là chiếc bình cổ và vì
nhân loại không rõ biết Phật Thích Ca đã tạo ra chiếc bình kia nhằm chứa đựng
vật gì ?
Thật vậy, sau nhiều cuộc vận động “Lợi mình, lợi người”, đạo Phật được công
nhận là tài sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét