Giải mã đạo Phật
Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015
Dẫn nhập
Phật giáo là một
tôn giáo hay triết lý?
Đó là câu hỏi
được giới học giả phương Tây đặt ra khi tiếp cận với đạo Phật. Với sự mặc định
tri thức phương Tây luôn vượt trội hơn phương Đông các nhà nghiên cứu Phật học
phương Tây sẽ vĩnh viễn không thể chạm đến giá trị thật có nơi giáo lý đạo Phật.
Do vậy người phương Tây sẽ không dễ nhận biết về chánh pháp, con đường giác ngộ
giải thoát hoàn toàn, chiếc chìa khóa giúp loài người và mọi chúng sinh thoát
khỏi quy luật sinh tử luân hồi quẩn quanh.
Để có câu trả
lời “Phật giáo là một tôn giáo hay triết lý?” các học giả phương Tây đã thông
qua giáo lý, kinh điển đạo Phật cùng việc tiếp cận với các học giả Phật học cũng
như các vị hành giả danh tiếng phương Đông nhằm thâm nhập, lĩnh hội giáo lý, pháp
hành và giá trị thật sự của đạo Phật. Song việc ra sức nghiên cứu đạo Phật bằng
các phương cách trên khó thể chạm đến giá trị cốt lõi, đúng mực ẩn tàng trong
pho Tam Tạng giáo điển.
Dẫu rằng Tam
Tạng giáo điển vẫn còn vẹn nguyên giá trị chánh pháp. Tuy nhiên, việc “Tam sao,
thất bản” trải qua một khoảng thời gian lâu xa truyền giữ nên bản gốc Tam Tạng
kinh khó tránh khỏi việc rơi vào tình cảnh dị bản cùng sự xen tạp giáo lý ngoại
đạo - Bà la môn giáo, Ấn Độ giáo, Lão giáo, Công giáo… Bên cạnh đó, do chịu sự
ảnh hưởng từ các nền văn hóa tâm linh bản địa những yếu tố lai căng tín ngưỡng truyền
thống được thêm thắt vào giáo điển đạo Phật.
Một yếu tố quan
trọng khác khiến cho giáo lý Tam Tạng kinh có sự khiếm khuyết so với lời Phật
Thích Ca thuyết đó là “Giấy không thể gói được lửa”.
Tại sao tôi lại nói
đến yếu tố “Giấy không thể gói được lửa”?
Đây chỉ là một
cách nói hàm ngôn. Lửa mà tôi nói với hàm nghĩa lời Phật Thích Ca thuyết là lời
nói của bậc Giác giả hoàn toàn; Giấy với hàm nghĩa Tam Tạng giáo điển do người
học Phật về sau kết tập. Thực tế là sau khi Phật Thích Ca nhập diệt Tam Tạng
giáo điển mới được gom góp, tích tụ lại. Việc cho ra đời pho Tam Tạng kinh đầu
tiên được các vị Tổ Ca Diếp, A Nan cùng các bậc chứng đắc A la hán, đệ tử đời
thứ nhất của Phật Thích Ca đúc kết từ nguồn tri kiến của đại chúng học Phật
đương thời. Và lẽ dĩ nhiên là tri thức tích lũy giáo pháp ở các vị học trò lớn
của Phật Thích Ca sẽ là nền tảng chính yếu của pho Tam Tạng giáo điển. Tuy vậy,
dù gắng sức hoàn chỉnh pho Tam Tạng kinh nhằm lưu truyền hậu thế nhưng có thể
khẳng định chuẩn mực rằng các vị đệ tử được tiếng chứng ngộ quả vị A la hán như
ngài Ca Diếp, A Nan,… khó thể kết tập đúng mực, sáng rõ, hoàn hảo những lời Phật
Thích Ca từng nói.
Vì sao lại như
vậy? Vì sao lại có sự khiếm khuyết, tì vết nơi bộ Tam Tạng kinh ở lần kết tập thứ
nhất?
Vì lời Phật
Thích Ca thuyết lưu xuất từ trung đạo còn việc trùng tuyên, kết tập thành pho
Tam Tạng kinh ở các Tổ thì sự đã khác. Giáo điển Tam Tạng kinh sẽ rơi vào biên
kiến hoặc nhị nguyên, lý trung đạo đã mất, trong khi đó Phật pháp là pháp bất
nhị.
Cụ thể là những
người ra sức kết tập bộ Tam Tạng kinh lần thứ nhất chỉ chứng ngộ ở cấp bậc A la
hán Thanh văn - ngài A Nan, tiểu thừa - ngài Ca Diếp... Dẫu rằng Nhị Tổ A Nan
là người đa văn, trí nhớ siêu việt nhưng lời của Giác giả và cách hành văn của
bậc chứng A la hán Thanh văn đương nhiên sẽ có sự sai biệt muôn trùng. Do vậy
ngôn từ, ý tứ lời Phật thuyết nếu có được giữ lại trọn vẹn đi chăng nữa thì sự
tinh túy, diệu dụng của pháp tùy bệnh cho thuốc ở Giác giả Thích Ca đã bị mai
một ít nhiều.
Bởi do lời Phật
Thích Ca thuyết là các pháp phương tiện nhằm chỉ bày giúp loài người thoát khổ và
rốt ráo là việc giải thoát hoàn toàn cho những chúng sinh đã nhàm mỏi việc sinh
tử luân hồi. Đây là việc làm có tính khế hợp, tùy duyên, Phật Thích Ca còn được
xem là một bậc đại y vương, do vậy nên tùy căn tánh, trình độ của người cầu
pháp mà Phật dùng pháp phương tiện xảo hợp đúng người, đúng bệnh, đúng thời.
Pháp của Phật là những pháp phương tiện thiện xảo có diệu dụng độ người, độ
mình nên là bất định pháp, là pháp bất nhị, là pháp bất khả tư nghị.
Trong khi đó, cái
biết của những môn đồ học Phật chỉ là sự góp nhặt, tích lũy với tư kiến, định
kiến hạn cuộc, thế nên việc trùng tuyên Tam Tạng kinh của các đời Tổ thật sự khó
tránh khỏi sự thiếu xót, lỗi lầm. Bởi do pháp bất định ở lời Giác giả nói đã
trở thành định pháp biên kiến hoặc nhị nguyên; Pháp bất nhị thù thắng, vi diệu
đã rơi vào nhị pháp đối đãi nơi tâm phân biệt, dính mắc của người viết, người
đọc, người thuyết, người nghe.
Sự giác ngộ của
bậc A la hán so với cái biết của Giác giả có thể xem như là ánh sáng của con
đom đóm với ánh sáng của vầng trăng tròn đầy. Vậy nên làm sao Sơ Tổ, Nhị Tổ
cùng chư vị A la hán có thể trình bày toàn bích, trọn vẹn những lời Giác giả
Thích Ca thuyết đúng theo tâm Phật.
Việc kết tập
kinh điển Tam Tạng ngày nào có chút nét tương đồng với việc các nghiên cứu
sinh, sinh viên đại học ngày nay góp nhặt, sao chép lại tài liệu của các vị
Tiến sĩ, Bác học thực học, thực nghiệm.
Phải chăng sự
hiểu biết của các sinh viên, Nghiên cứu sinh sẽ tự có sự giới hạn cùng với ít
nhiều sai lạc tri thức so với kiến thức của tiền nhân, những người có sự thực
nghiệm kiểm chứng đúng mực?
Về sau, khi
những vị Tổ lần lượt nhập niết bàn thì Tam Tạng kinh lại được trải qua vài lần
kết tập bổ khuyết. Bản gốc Tam Tạng kinh đầu tiên do các bậc A la hán kết tập
vốn đã chứa đựng sự thiếu sót lại trải qua thêm vài lần hiệu chỉnh bởi các vị
học Phật đã xa thời chánh pháp, do vậy nên giáo lý đạo Phật về sau thì càng bổ
sẽ càng khuyết, càng mất dần hay nói đúng hơn là càng nhạt nhòa giá trị đúng
mực chân phương, nguyên thủy.
Tất nhiên là
không hẳn việc kết tập, trùng tuyên nhiều lần Tam Tạng kinh đều gây ra sự tổn
hại, khiếm khuyết cho giáo lý chánh pháp mà thực ra là có rất nhiều điểm sáng rõ
qua mỗi lần kết tập. Song cũng có một điều đáng tiếc là qua mỗi lần kết tập thì
giáo lý Tam Tạng kinh sẽ có sự len lõi ít nhiều giáo lý của ngoại đạo tiêm
nhiễm, xen lẫn. Nguyên nhân là do sự vô minh của người học Phật mà ra những sự
bổ khuyết sai lầm tai hại.
Về sau, Tam Tạng
kinh được dịch giải ra nhiều thứ tiếng và được người học Phật diễn giải bằng
vào sự hiểu biết cá nhân, việc làm này quả thật là khó tránh khỏi tính chủ
quan, biên kiến, phiến diện; Học giả dịch giải khác, hành giả diễn nghĩa khác.
Thế là từ một bản gốc Tam Tạng kinh đã cho ra đời rất nhiều dị bản Tam Tạng
kinh. Qua mỗi thời kỳ lịch sử Phật giáo khác nhau và chịu sự chi phối tri thức
của người dịch giải kinh Phật mà nội dung ở những dị bản Tam Tạng kinh có ít
nhiều sự sai khác rõ rệt.
Thời may yếu tố
giác ngộ giải thoát hoàn toàn nơi Tam Tạng kinh đã không bị lược giải hoàn
toàn, Tam Tạng kinh một khi hãy còn cụm từ giác ngộ giải thoát hoàn toàn thì
giá trị chánh pháp của đạo Phật hãy còn vẹn nguyên.
Sự giác ngộ giải
thoát hoàn toàn có nơi giáo lý Tam Tạng kinh tựa như là đốm lửa nhỏ giữa đống
tàn tro - Tri kiến nhân loại. Vậy nên cho đến khi đủ duyên thì ngọn lửa chánh
pháp sẽ bùng cháy soi sáng, đẩy lùi sự vô minh, tăm tối nơi tri thức nhân loại.
Sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn sẽ giúp nhân loại chạm đến việc thoát khổ và
liễu thoát sinh tử khi loài người cần đến sự hiểu biết đúng mực, khách quan,
sáng rõ cội về cội nguồn sự sống.
…
Tương tự như
việc “Giấy không gói được lửa” ở pho Tam Tạng giáo điển việc hỏi đáp, chia sẻ
thông tin giữa các nhà nghiên cứu phương Tây với giới học giả, hành giả phương
Đông cũng chỉ là việc làm kém đúng mực, khách quan. Đây quả thật lại là việc
làm khó tránh khỏi sự thiếu xót, sai lầm.
Học giả Phật học
và hành giả phương Đông nào phải đâu là Giác giả.
- Học giả phương
Đông cũng chỉ là những người mò mẫm giá trị Tam Tạng kinh qua ngôn từ, giáo lý
với cả một bầu tri thức có phần tự phụ hiểu biết hơn người cùng với bên cạnh là
nỗi hoài nghi về sự tồn tại của con đường giải thoát hoàn toàn vượt khỏi quy
luật sinh tử luân hồi. Việc “cởi ngựa xem hoa” ở giới học giả phương Đông hiển
nhiên chỉ có thể chạm đến góc nhìn hiện tượng, thật không thể chạm đến bản chất
tinh hoa cùng tột thật có ở đạo Phật. Tựu trung lại thì giới học giả nghiên cứu
Phật học Đông Tây cũng chỉ là những người mò mẫm giá trị Tam Tạng kinh dựa trên
xác thịt đạo Phật.
- Hành giả
phương Đông, những người học và hành trì theo giáo lý đạo Phật hãy còn là những
người học Phật ở trong lưới vô minh. Thế nên, sự hiểu biết của họ cũng không dễ
chạm đến sự đúng mực, sáng rõ của đạo Phật. Dẫu rằng sau những nỗ lực hành trì miên
mật cùng với yếu tố duyên đã có một vài
vị hành giả chân tu đạt được sự tỏ ngộ nhất định nhưng chỉ là sự chứng ngộ tiểu
phần, sự chứng ngộ tiểu phần về sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn đó hãy còn kém
xa cái biết không cùng của một Giác giả.
Vậy nên dù các
học giả phương Tây, phương Đông cùng các hành giả danh tiếng có ngồi lại trao
đổi chia sẻ sự hiểu biết về đạo Phật một cách thẳng thắn, chân thành, khách
quan, cởi mở thì việc làm đó nào khác gì việc làm của những gã mù sờ voi. Hơn
nữa, đã có bao giờ hai nền tri thức Đông Tây thật sự cùng nhau trao đổi một
cách chân thành, không vụ lợi, không giữ kẽ, không giam mình trong định kiến
hơn người. Dường như… có vẻ đó là điều chưa bao giờ xảy ra khi con người còn
trong sự vô minh sai lạc - Cái biết không sáng rõ, đúng mực.
Thực tế là người
phương Tây, người phương Đông mà nhất là các vị học giả, các nhà nghiên cứu
Phật học, họ thật sự chẳng thể rủ bỏ, đặt xuống cái biết giới hạn của tư kiến
cá nhân. Do vậy việc tham cứu, điều nghiên Tam Tạng kinh ở giới trí giả khó
mong chạm đến sự tinh túy, cùng tột. Đây chỉ việc làm thiển cận, ấu trĩ và mông
muội ở các bậc trí giả, hành giả khi nhân loại tựa nơi góc nhìn tổng thể, khách
quan nhận diện, xét lại vấn đề.
Đạo Phật không
là một loại hình tôn giáo và cũng không là một hệ thống triết lý sâu xa - Trường
phái triết học. Giáo lý Phật Thích Ca tuyên thuyết chỉ nhằm mở ra cái nhìn đúng
thật về tự tánh vạn pháp, việc luân hồi, thuyết duyên sinh, quy luật nhân quả
khách quan và sự giải thoát hoàn toàn. Song những điều Phật Thích Ca thuyết cũng
không tựu thành chân lý vì chân lý vốn mang tính cố định, hoặc Thường kiến hoặc
Đoạn kiến, việc sa vào lưới biên kiến nhị nguyên đối đãi.
Giáo lý chánh
pháp mà Phật Thích Ca trao truyền nơi nhân loại thật sự không phải là một hệ
thống triết lý suy lường, phán đoán theo đường lối triết học cổ đại - hiện đại
Đông Tây. Con đường giác ngộ giải thoát hoàn toàn là kết quả của một công trình
thâm nhập, quán chiếu đến cùng lý, tận tánh bản thể vạn pháp gồm vũ trụ, sự
sống, cái chết của mỗi loài và cả muôn loài hay nói cách khác đó là kết quả của
một sự thực chứng giác ngộ tổng thể, toàn diện. Đó là sự hiểu biết không có sự
giới hạn bởi tư duy, nhận thức chủ quan, cục bộ, cực đoan - Sự hiểu biết rơi
vào nhị nguyên, biên kiến đối đãi.
Thế nên, từ xưa
đến nay việc dùng trí năng giới hạn, sự hiểu biết hãy còn hẹp kém,… con người,
các học giả, những nhà nghiên cứu Phật học Đông Tây, giới trí thức… nhằm ra sức
xét đoán, đánh giá Tam Tạng kinh, đạo Phật thì quả thật đây là một việc làm ngớ
ngẩn, ấu trĩ, mê lầm. Việc xem giáo lý đạo Phật như là một loại hình tôn giáo
hoặc một hệ thống triết lý rồi dùng tư tưởng, tri kiến ở các trường phái triết học
cổ đại, hiện đại Đông Tây như là một lăng kính đối chiếu, thẩm định giá trị của
giáo lý đạo giác ngộ giải thoát đã làm sai lạc giá trị thường tại thật có ở
những lời Phật Thích Ca từng nói.
Việc làm chứa
yếu tố chủ quan, sai lầm của giới học giả Đông Tây đã làm lu mờ, nhòa nhạt sự
sáng rõ, đúng mực ở nguồn tri thức ẩn tàng nơi Tam Tạng kinh. Việc làm ấu trĩ,
thiển cận đó cũng đã góp phần gây ra sự khuất lối con đường giác ngộ giải thoát
hoàn toàn khỏi sinh tử luân hồi có thật nơi nhân loại.
Giáo lý chánh
pháp Phật Thích Ca trao truyền vốn không nhằm vào việc tạo dựng nên một hệ
thống tôn giáo mới trong lòng nhân loại. Nơi giáo lý chánh pháp là một chuỗi
các pháp phương tiện giúp người thoát khổ, hướng dẫn chỉ bày con người cách
thức vượt khỏi quy luật sinh tử luân hồi lẩn quẩn.
Phải chăng khổ
não, muộn phiền do Tham sân si mạn nghi gây ra cho loài người đã trải đều, rộng
khắp nơi nhân loại từ xưa đến nay và mãi mai sau?
Với tính logic
biện chứng thì rõ thật giáo lý chánh pháp có nơi lời Phật Thích Ca là dành cho
toàn nhân loại chứ nào phải của riêng người học Phật. Việc nhốt giáo lý chánh
pháp vào tôn giáo - đạo Phật hoặc trường phái triết học để rồi sinh khởi định
kiến suy lường về mục đích, sự giới hạn cũng như việc chia chẻ giáo lý chánh
pháp ra thành nhiều mảnh vụn là sai lầm của tri thức nhân loại (nói chung) và
người học Phật vô minh (nói riêng).
Bài liên quan
- “Khai quan điểm nhãn” (P.2)
- “Khai quan điểm nhãn” (P.1)
- Chọn lựa tích cực của Phật Thích Ca ngay sau ngày thành đạo…
- Giác giả Thích Ca ra đời là điều tất yếu
- Chân kinh - Ngụy kinh, những điều cần biết (P.3)
- Chân kinh - Ngụy kinh, những điều cần biết (P.2)
- Chân kinh - Ngụy kinh, những điều cần biết! (P.1)
- Tri kiến mê lầm ở các hệ phái đạo Phật xưa nay
- Luận tội các vị Tổ khai Tông ở các Tông giáo có gốc tích đạo Phật
- Làm thân Phật chảy máu - Phá hòa hợp Tăng
- Phương Đông hủy diệt đạo Phật
- Phương Tây khám phá đạo Phật
LA TUAN CO PHẢI SINH NGÀY 9/7/1985 KHÔNG. BẠN ĐÃ GIÁC NGỘ ?
Trả lờiXóaChào bạn! Sinh ngày 09/07 nhưng không phải năm 1985. Chỉ là thấu suốt tự tánh. Chúc bạn thân tâm an lạc. Kiên cố bồ đề tâm. Phát khởi pháp khí đại thừa.
XóaBẠN CÓ BIẾT ANH KHANG MINH RSE Ở BÌNH DƯƠNG KHÔNG. BẠN LÀM TÔI THẬT NGƯỠNG MỘ VA KHÂM PHỤC TRÍ TUÊ SIÊU PHÀM
Trả lờiXóaChào Hoàng Phương! Latuan không biết anh Khang Minh RSE. Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Chỉ là biết sao nói vậy thôi.
XóaChúc bạn vui khỏe, an lành!