Nhân quả chẳng lầm
Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015
Hỏi:
- Các thầy hay
dạy rằng người hiện nay giàu có, đẹp đẽ, làm quan... là nhờ phước báu đời
trước...
- Các thầy hay
dạy rằng hôm nay những người đến được đạo tràng tu học Phật pháp cũng là nhờ
nhiều kiếp vun bồi tu hành mới có được.
Song cũng là
phước báu tu hành vun trồng nhiều kiếp trước mà có người lại không giàu, thậm
chí đói nghèo dù rằng rất quyết tâm tu hành đến đạo quả (hành đúng pháp)
Lại những người
hiện đời làm quan, giàu có… thì hầu hết là do làm điều xấu ác mới có được. Vậy
có trái với cái gọi là tiếp nối dòng tâm thức không?
- Việc tiếp nối
dòng tâm thức ở những vị chứng 1 trong 4 Tứ quả diễn ra như thế nào?
Đáp:
Đây là những câu
hỏi thuộc về nhân quả chẳng lầm.
Các vị thầy
thường thuyết giảng rằng những người ở hiện đời này giàu có, đẹp đẽ, làm quan…
là do phước báo đời trước và những người ngày nay có điều kiện đến đạo tràng để
học Phật, kính tin Phật là những người đã vun bồi việc tu hành từ nhiều đời
kiếp trước, đây là những lời nói đúng cùng chẳng đúng.
Tại sao lại có việc
đúng cùng chẳng đúng?
Đúng là vì những
lời nói trên tựa nơi y kinh mà đúng, song do chỉ tựa nơi y kinh mà chỗ hiểu
biết của các vị thốt ra những lời trên khó thể tường tận cội nguồn của lý nhân
quả vì thế nên những lời nói ấy tự có điều chẳng đúng. Kỳ thực họ nói ra những
lời nói trên là dựa vào tín tâm, vào kinh sách mà chẳng thể tường tận chỗ chẳng
lầm nhân quả. Cứ tin là vậy rồi gieo vào lòng người cứ tin là vậy, vô hình
chung việc làm thành lệ trên đã khỏa lấp, che giấu sự vô minh, tăm tối của cái
biết tự thân. Nếu họ chỉ tựa vào y kinh diễn nói thì quả thật là họ chưa minh
tâm, kiến tánh, chưa giác ngộ hoàn toàn để có thể đáo nhập niết bàn.
Cụ thể là nơi
những dẫn chứng liền kề của bạn đã có chút biểu hiện của nhân quả chẳng đồng.
Việc có những người tu hành quyết tâm đạt đến đạo quả (hành đúng pháp) lại có
quả báo không giàu thậm chí đói nghèo, thân suy, hình bại; ngược lại có lắm kẻ
làm điều xấu ác, nham hiểm, tệ bạc lại rất đổi giàu có, quyền thế lẫy lừng.
…
Đúng thật là
dòng tâm thức sẽ được tiếp nối từ đời này sang đời khác nhưng nó không là một
dòng chảy chuyển động đều, xen lẫn những đoạn dòng chảy gấp rút, quyết liệt có
những dòng chảy tựa chừng như gián đoạn và có cả những dòng chảy êm ả, lặng lờ.
Muốn sáng rõ con
đường giải thoát sinh tử, quy luật nhân quả luân hồi thì người học Phật không
thể đọc kinh sách cho nhiều rồi chấp lấy cái hiểu đó rồi dương dương tự đắc ta
biết, ta hiểu, ta đã vun bồi công đức, trí tuệ, ta sẽ được Phật đoái thương và
có được một cái “vé tốt” ở đời sau.
Cái bè của Phật
Thích Ca để lại cho nhân loại không phải là nhằm vào việc khiến người đời sau
mang vác nặng oằn nơi vô minh sinh tử, kinh sách không là kiến thủ để che lấp
sự hiểu biết khách quan, sáng rõ ở người học Phật.
Người học Phật
cần dùng trí tuệ của mình để quán chiếu những điều chưa rõ, chưa biết cho đến
khi thông tỏ vạn pháp, quy luật luân hồi nhân quả thì mới có thể chặt đứt lưới
vô minh, cứu cánh niết bàn mới hiển lộ. Đọc kinh sách cho nhiều rồi vọng chấp
ta tự đầy đủ, ta tự viên dung dần dà sinh tâm kiêu mạn, dưới mắt không người
xem thường người hậu học thì khi vô thường gọi khó tránh khỏi việc tâm kinh,
lòng loạn, các nẻo xấu ác nơi hậu kiếp khó thể lìa xa.
Muốn quán chiếu
tường tận việc nhân quả chẳng lầm người học Phật hãy mở lòng ra nhìn và quán
chiếu quy luật luân hồi của dòng tộc, của xã hội loài người trải qua nhiều đời
kiếp, trong một khoảng thời gian lâu xa và trên diện rộng.
Phải chăng chỉ
cần khách quan, đúng mực thì người quán chiếu sẽ dễ dàng nhận ra đó tựa như là
quy luật của những dòng sông với các con nước lớn ròng?
Và không có con
nước lớn ròng nào giống với con nước lớn ròng nào cả.
Vì sao lại như
vậy?
Vì bối cảnh xã
hội luôn biến dịch và sự hiểu biết nhận thức, mỗi dòng tộc, mỗi thế hệ, mỗi
thời kì là luôn có sự sai khác. Tuy nhiên, ở những điều khác biệt đó thì điểm
chung nhất đó chính là quy luât con nước lớn ròng luôn có nơi dòng tộc bất kỳ
cũng như nơi xã hội loài người. Quy luật con nước lớn ròng, đây là quy luật bất
biến của xã hội loài người, nó thể hiện việc chẳng lầm nhân quả.
Khi đã sáng rõ
quy luật luân hồi của dòng tộc, của xã hội loài người thì người quán chiếu hãy
mở lòng quay về nơi tự kỷ xét lại, dòng chảy quy luật luân hồi bản thân trải
qua vô số hà sa kiếp sống luân chuyển lên sống nơi 3 cõi 6 đường.
Phải chăng quy
luật luân hồi của mỗi bản thể sống cũng tựa thể một dòng sông dường như bất
tuyệt với vô vàn con nước lớn ròng đan xen giữa địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh,
người, Atula và cõi Trời?
Quả thật đúng là
vậy. Đó chính là việc chẳng lầm nhân quả chứ không phải giết một con gà đền
mạng một kiếp gà. Theo quy luật con nước lớn ròng mà mà mỗi chúng sinh (nói
chung), mỗi người (nói riêng) thọ nhận trả quả cho những nhân tốt xấu mà tự
thân huân tập từ nhiều đời kiếp trước, việc thọ nhận nhân quả đó Phật Thích Ca
dùng ngôn từ giả lập gọi rằng là nghiệp. Dòng chảy luân hồi ngỡ như là bất
tuyệt đó sẽ cuốn mỗi người vào việc tử sinh, khổ não chỉ dừng lại khi người đó
minh tâm, kiến tánh rõ biết quy luật sinh tử luân hồi, vượt thoát khỏi sinh tử,
chấm dứt sự vô minh vì cái tôi thường tại của tự thân.
Vậy nên những
việc mà trưởng bối đặt ra với tiêu đề có lầm nhân quả sẽ được lý giải rõ ràng
bằng quy luật con nước lớn ròng cùng yếu tố duyên bất định.
Cụ thể là ngày
nay có một lượng lớn người nghèo khổ tìm đến đạo Phật để nương náu với một tâm
hồn loạn động, bất an. Và không phải mọi người tìm đến đạo Phật ngày nay đều
mong mỏi sự thoát khổ, ra khỏi luân hồi; có không ít kẻ trốn đời vào đạo hoặc
mượn đạo tạo đời với danh tiếng, lợi dưỡng và sự kính trọng.
Cũng lại như vậy
trong số những người học Phật tìm đến đạo Phật vì thấy việc tụ tập thành nhóm
có sự đông vui, số khác là những người nghèo khó tìm đến đạo Phật vì đinh ninh
rằng việc đọc kinh nhiều phước báo sẽ quay về.
Những người học
Phật với tâm ý như thế thì đâu cần gì đến việc liễu nghĩa kinh sách, cứ đến giờ
thì trả bài cho Phật 3 thời nghe; việc điều phục chế ngự Tham sân si mạn nghi ở
họ là khái niệm trừu tượng, siêu hình hoặc vốn không có trong tâm thức. Do tâm
ý móng cầu phước báo, sự giàu sang nên họ dễ dàng vượt qua nỗi mặc cảm tự ti
thân phận nghèo hèn, họ lân la thân cận với những Phật tử giàu có quyền thế.
Trong số những Phật tử giàu có quyền thế lại có những người tìm đến đạo Phật là
nhằm vào việc đặt “vé tốt” cho đời sau, việc liễu kinh họ chẳng màng. Trong sự
hiểu biết vô minh họ cả nghĩ tiền là tất cả, tiền có thể mua được phước báo ở
đời sau; việc liễu nghĩa kinh, tháo gỡ vô minh cũng là điều họ không cần đến.
Những người học Phật nghèo khó vì muốn thân cận người quyền quý, giàu sang nên
lời nói theo đó cũng có sự bợ đỡ, tâng bốc; người nghe thấy cũng lọt tai lâu
ngày dài tháng hai tâm ý trên có chung cùng tần số tương hợp ở một mức độ nào
đó.
Không chỉ vậy!
Những người học Phật nghèo khó đâu chỉ thân cận với một người giàu có tìm đến
đạo Phật. Khi vô thường gọi người nghèo khó chết đi vẫn mang theo tâm ý giàu
sang, quyền thế và những khuôn mặt, nơi ở của những người học Phật giàu có được
tái hiện, họ quyến luyến người nào thì tâm tưởng họ sẽ theo người đó.
Và nếu đủ duyên
một bào thai nơi dòng tộc giàu có tượng hình, thần thức của người học Phật
nghèo khó cũng sẽ có cơ may giàu có, quyền thế như lòng họ mong mỏi. Song do
nơi tiền kiếp của người học Phật này không rèn giũa tâm tánh nên thói quen bủn
xỉn, keo kiệt, hạ tiện khi nghèo khó sẽ được bảo lưu và phát tiết khi trưởng
thành, điều này đánh dấu cho sự thoái trào của một dòng tộc, con nước ròng. Đây
là quy luật nhân quả chẳng lầm khách quan, đúng mực.
Ngược lại, với
những người học Phật giàu có, quyền thế vọng tưởng cúng dường Tam bảo trọng hậu
ngõ hầu níu giữ phước báo, che giấu những hành vi ám muội làm giàu bất chính,
song nếu chẳng may gặp phải duyên vô thường, cơ chế xã hội đổi thay khiến gia
tộc họ sa sút (ví như là thời kỳ đánh tư sản ngày trước) thế là họ trở mặt coi
thường nhân quả, bất mãn Tam bảo, tiếp tục dấn thân huân tập những đức tính xấu
ác, tệ hại. Tất cả nghiệp quả xấu tốt đều do nơi vô minh mà ra.
Về việc người
học Phật hành đúng pháp mà đói nghèo, khốn khổ. Thật chẳng lầm nhân quả. Thế
nào là hành đúng pháp? Giữ giới, trì kinh, hành thập thiện chăng? Hay là việc
gieo nhân không chờ phước báo quay về?
Một điều dễ nhận
thấy là các nước Phương Tây ít chịu ảnh hưởng của đạo Phật nhưng sự văn minh,
tiến bộ họ hơn hẳn các nước Phương Đông với chiếc nôi của nền minh triết cùng
đạo Phật. Vì tham cứu kinh mà không liễu nghĩa nên người học Phật tự trói mình
vào nhân quả ngắn đoản, giới luật mê mờ,… không chỉ trói mình mà còn trói người
rồi ngồi chờ phước báo, không làm mà mong có của ăn, của để, giàu có, quyền quý
thì khó tránh khỏi quả nghèo đói. Đây là quả của xem kinh không liễu nghĩa, là
vô minh vậy.
Khi quán chiếu
quy luật nhân quả luân hồi ở mỗi chúng sinh sáng rõ với quy luật con nước lớn
ròng lúc gấp rút, sôi sục, lúc lặng lờ, lắm lúc dường như gián đoạn bởi do tâm
thức trôi nổi vào các nẻo giới sai biệt thì quy luật nhân quả chẳng lầm sẽ thể
hiện rõ ở sự khách quan, đúng mực và thông suốt. Và cho đến khi đoạn dứt vô minh
thì mỗi chúng sinh sẽ tự chấm dứt vòng luân hồi, giải thoát khỏi sinh tử.
Về việc tiếp nối
dòng tâm thức ở các vị chứng đắc Tu đà hoàn, đó là một dòng chảy tiếp nối sự
giải thoát hoàn toàn có sự liền mạch. Việc tiếp nối dòng tâm thức ở các vị
chứng Tu đà hoàn được liền mạch ở những kiếp liền kề là do những vị này đã nhàm
chán sinh tử, khổ não, họ đã điều phục gần như rốt ráo tham sân si mạn nghi… họ
đã miên mật hành trì việc buông bỏ ở tiền kiếp song họ chưa kịp phá ngã trước
khi vô thường gọi nên vẫn còn níu giữ cái tôi ngỡ rằng thường tại. Do tâm định nên
họ sẽ trở lại kiếp người, ở những kiếp người trở lại (kiếp người tái sinh) các
vị chứng đắc Tu đà hoàn thường có sự biểu hiện dửng dưng với lẽ hơn thua, được
mất; họ lặng lẽ sống và nếu có duyên may tiếp cận đến chánh pháp đúng mực, sáng
rõ thì pháp hành họ sẽ liền mạch, họ sẽ sớm đáo nhập niết bàn. Nếu không có
được duyên lành chạm đến chánh pháp thì cuộc đời họ chỉ là một vệt mơ hồ nơi
cuộc sống, họ lại mất đi và tìm duyên lành ở kiếp sau.
Tu đà hoàn còn
gọi là Dự lưu, có người gọi là Thất lai, một số người học Phật quy ước rằng Tu
đà hoàn - Thất lai nên sẽ phải trở lại nẻo người 7 kiếp rồi mới giải thoát hoàn
toàn. Lời nói này chỉ là cách nói giả lập, người học Phật đừng chấp rằng thật
mà lại lọt vào lưới vô minh, tà kiến.
Vì lẽ ngài A Nan khi Phật còn tại thế chỉ có thể đắc quả Tu đà hoàn, thế nên về lý ngài A Nan phải mất đến vài kiếp tái lai. Phật nhập diệt ngài A Nan bị ngài Ca Diếp khiển trách sinh tâm tàm quý liền đó đắc A la hán, về sau nghiễm nhiên thành Nhị Tổ.
Vì lẽ ngài A Nan khi Phật còn tại thế chỉ có thể đắc quả Tu đà hoàn, thế nên về lý ngài A Nan phải mất đến vài kiếp tái lai. Phật nhập diệt ngài A Nan bị ngài Ca Diếp khiển trách sinh tâm tàm quý liền đó đắc A la hán, về sau nghiễm nhiên thành Nhị Tổ.
Rất cảm ơn những
câu hỏi ích mình, lợi người của bạn! Nếu câu trả lời của latuan chưa thông đạt
rất mong được bạn chỉ thẳng chỗ không thông, hoặc những điểm mà latuan trả lời
chưa hết ý.
Bài liên quan
- Luận bàn về việc sát sinh ở Đạo Phật
- Hỏi đáp cùng người em về việc "cắt ái, ly gia, học Phật" (P.1)
- Trả lời câu hỏi của một người bạn...
- Mở cửa tâm linh
- Vì Sao Tăng Bảo Ngày Càng Đổ Đốn Đến Tệ?
- Vì Sao Giới Tăng Bảo Ngày Nay Phơi Bày Hiện Tướng Khuyết Tật, Bệnh Hoạn?
- Vì Sao Tăng Đoàn Trực Thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Rúng Động, Hoảng Loạn...?
- Chiết Giải Trực Luận Phật Đà
- Lý Giải Hiện Trạng Các Lão Thiền Sư Bị Đột Quỵ… (P.1)
- Rác Rưởi Phật Môn – Thiền Tông Tân Diệu
- Phật A Di Đà sẽ độ sinh ở những đâu khi Phật Di Lặc hạ sinh?
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét