Sự nổi loạn nội tại trong bạn
Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015
III. Sự nổi loạn nội tại trong bạn
Đã có bao giờ bạn tự hỏi “Bạn đang sống vì điều gì?” và thành thật trả lời câu hỏi đó. Hẳn là không có nhiều người làm việc làm dường như ngớ ngẩn nhưng thật sự cần thiết đó. Bởi lẽ việc làm thiết thực đó sẽ giúp bạn định hướng được con đường bạn đi xuyên suốt cuộc đời.
Đã có bao giờ bạn tự hỏi “Bạn đang sống vì điều gì?” và thành thật trả lời câu hỏi đó. Hẳn là không có nhiều người làm việc làm dường như ngớ ngẩn nhưng thật sự cần thiết đó. Bởi lẽ việc làm thiết thực đó sẽ giúp bạn định hướng được con đường bạn đi xuyên suốt cuộc đời.
Đã từ lâu nhân loại đã hình thành ý thức hệ định hướng dựa trên thói
quen hay nói khác đi là dựa vào truyền thống. Con người sinh ra, lớn lên, lập
gia đình. Việc di truyền nòi giống dòng tộc nhằm duy trì hương khói ông bà tổ
tiên.
Lạ một điều là con người không thật sự rõ biết việc làm trở thành truyền
thống trên có ý nghĩa gì?
Do vậy con người khi lớn lên sẽ tự ý thức ổn định công việc và xây dựng gia
đình nhưng lại không tích lũy được lượng kiến thức, trạng thái tâm lý tinh thần
cần thiết cho việc tạo dựng một gia đình cân bằng hài hòa, hạnh phúc. Vì lẽ lấy
việc ổn định gia đình, công việc làm định mức và do không thật xác định được
“Thế nào là hạnh phúc?”, con người đã không thực sự xác định được mục đích sống
của tự thân một cách rõ ràng. Yếu tố nội tâm con người vì thế đã không được hàm
dưỡng đúng mực.
Chủ nghĩa thực dụng ra đời và sự thiếu sự cân bằng nội tâm con
người ngày nay đã sống lối sống đam mê hưởng thụ. Sự nổi loạn nội tại không
định hướng dẫn đến sự tha hóa nhân cách, giá trị con người.
Bởi do không xác định mục đích sống con người đã lao
vào những tệ nạn xã hội - mại dâm, ma tuý, bia rượu, cờ bạc, trộm cướp,… nhằm
giải tỏa sự rối loạn nội tâm, phóng thích những ham muốn, đam mê về vật chất,
thể xác và tinh thần. Vì mải mê với việc giành phần hơn về mình và sự đánh mất
giá trị tự thân những con người đắm chìm trong tệ nạn xã hội nên không còn sáng
suốt nhận ra “Để thọ hưởng những đam mê, sự phấn khích, niềm vui cuồng loạn,…
họ đã lấy đi tài sản, nước mắt, sự hạnh phúc, ấm êm của người khác - Có thể họ
lấy đi mọi thứ của người thua cuộc hoặc là của chính gia đình, người thân và cả
bản thân”. Do không hiểu biết đúng mực con người đã lấy tiền bạc, tài sản, sự
hạnh phúc,… và đổi về sự mất mát, đau khổ, nước mắt của con người, người thân,
đổ vỡ gia đình,… để hưởng thụ những phút giây vui thú ngắn ngủi, giả tạm. Mọi
việc chỉ khởi nguồn từ những trò chơi tiêu khiển khuây khỏa, giết thời gian
nhàn rỗi. Sau cùng là sự túng quẩn, ly tán, đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Điều đáng
tiếc là xã hội con người đang rơi ngày càng sâu vào vũng lầy tăm tối mà không
có được sự cảnh tỉnh từ các chuyên gia, các nhà tư tưởng định hướng xã hội.
Hiển nhiên là không có giải pháp khả thi nào được đưa ra, nhân loại sẽ đi
về đâu?
Sự nổi loạn nội tại trong mỗi con người đang tiến lên mức cuồng loạn.
Giá trị sống, nhân cách đảo lộn trong cuộc mưu sinh của mỗi cá nhân
kéo theo sự mong manh, dễ đổ vỡ ở mỗi gia đình. Các nhà tư tưởng, chuyên
gia tư vấn tâm lý hôn nhân và gia đình,… trói trong nỗi lo “Cơm áo gạo tiền”,
địa vị, danh vọng, tiền bạc,… đã không nhận biết sáng rõ, không đưa ra những
định hướng cụ thể cho việc phát triển một gia đình hài hòa, hạnh phúc.
Việc tăng dân số vượt mức đã buộc nhân loại đưa ra định mức
“Mỗi gia đình chỉ được sinh từ 1 đến 2 con”. Việc kế hoạch hóa gia đình dựa
trên hiện tượng của sự việc - việc gia tăng dân số mà không dựa vào bản chất
của sự việc - ý thức, nhận thức, tư duy và sự hiểu biết ở con người đã hình
thành một lỗ hổng sâu rộng ở gia đình trong xã hội.
Nhằm tiện cho việc trình bày tôi sẽ đưa ra một giả định cụ thể. Hiện tại,
luật hôn nhân gia đình cho phép người nữ được kết hôn ở tuổi 18, người nam tuổi
20. Điều này đồng nghĩa với việc 25 năm sau hai người con đã trưởng thành. Cứ
cho rằng gia đình này đã nuôi dạy con tốt, ở độ tuổi trên dưới 45 đầy sung mãn,
trách nhiệm đối với con cái và gia tộc đã hoàn mãn. Nhất là khi gia đình không
gắn kết bằng tình thương yêu và sự hiểu biết mà chính bằng trách nhiệm truyền
thống thì sự nổi loạn nội tại của cả vợ lẫn chồng sẽ xé nát mái gia đình nhằm
tìm kiếm cái mới lạ ở một con người khác - một gia đình tan vỡ, tạo ra hai hay
nhiều gia đình khác mong manh hơn. Chủ nghĩa thực dụng là sống trong ham muốn,
đam mê và hưởng thụ.
Điều tôi vừa trình bày phải chăng là một câu chuyện viễn vông, không thực
tế?
Không chỉ vậy, tác nhân góp phần làm cho gia đình mong manh,
dễ ly tán mang tên là “Phong trào bình đẳng cho nữ giới - Nam nữ bình
quyền”. Việc giao thoa hai nền văn hóa Đông Tây đã du nhập hòa trộn các tư tưởng,
các truyền thống văn hóa vào lẫn nhau. Đôi khi con người ngộ nhận, lầm lẫn
không đủ sáng suốt nhận ra “Thế nào là đúng, là hợp lý”.
Người phụ nữ phương Đông có thật sự phải cần vùng lên mạnh mẽ để
giành lấy quyền bình đẳng? Phải chăng người phụ nữ phương Đông đang bị chèn ép
sống trong cảnh khốn cùng?
Có lẽ đã lâu lắm rồi, người phương Đông nhận biết rõ
thật “Phía sau người đàn ông thành đạt luôn có bóng dáng của một người đàn bà”.
Điều này không có nghĩa là vai trò người phụ nữ thấp kém hơn người đàn ông mà
là phải có hậu phương vững chắc thì mới có được sự thắng lợi từ tiền tuyến.
Thật ra đã có sự dung hòa cân đối vai trò của người phụ nữ và người đàn ông
trong xã hội phương Đông. Vấn đề bạo lực gia đình vẫn có tồn tại nhưng đó chỉ
là hiện tượng chứ không là bản chất ở nét văn hóa của gia đình phương Đông.
Thực tế là vấn đề bạo lực gia đình vẫn tồn tại trong xã hội phương Tây với
triết lý “Nam nữ bình quyền” - được cho là văn minh, tiến bộ. Thậm chí mức độ
bạo lực gia đình ở phương Tây cao hơn hẳn ở phương Đông. Vì thế mà “Phong trào
đòi quyền bình đẳng cho người nữ” mới ra đời ở phương Tây. Do không có sự hiểu
biết sáng rõ các nhà tư tưởng, nhà văn hóa phương Đông đã ra sức tuyên truyền
cho phong trào bình đẳng nam nữ. Việc làm thiếu sáng suốt này đã phá vỡ sự cân
bằng vốn có ở các gia đình phương Đông, làm gia tăng bạo lực gia đình, tăng tỉ
lệ ly hôn ở xã hội phương Đông. Do không đứng ở góc nhìn tổng thể, khách quan
việc sửa sai dựa vào hiện tượng sự việc mà không dựa vào bản chất vấn đề thì
con người càng sửa sẽ càng thêm sai.
Do sự vùng lên mà thiếu sự hiểu biết sáng rõ, người phụ nữ phương Đông
đã không tiên liệu được “Điều gì sẽ xảy ra?”. Kết quả của việc vùng lên
mạnh mẽ của người phụ nữ phương Đông là hôn nhân tan vỡ, con cái vắng cha,
thiếu mẹ, thiếu tình thương yêu, xã hội rơi vào hỗn loạn. Lối sống hưởng thụ
“Ông ăn chả, bà ăn nem” đã làm biến đổi gia đình. Lẽ ra gia đình là một mái ấm
hạnh phúc, yên vui lại trở thành “Nấm mồ” chôn vùi tình yêu thương con người,
là nơi chứa đựng đau khổ, tư thù và nước mắt.
Những đứa trẻ lớn lên thiếu tình thương yêu. Việc sớm dấn thân vào đời
và dễ dàng tiếp cận tệ nạn xã hội, phim ảnh dung tục, ngoài luồng. Những “Gia
đình trẻ con” được xây dựng tạm bợ ra đời. Điều gì đảm bảo cho “Gia đình trẻ
con” bền vững?
Những năm gần đây, tỷ lệ ly hôn không ngừng tăng nhanh và độ tuổi ly hôn
giảm dần qua từng năm chứng thực cho hôn nhân gia đình không thật sự ấm êm,
hạnh phúc. Nhận biết được sự thật đó, một thành phần không ít giới trẻ hiện nay
đã có xu hướng không thiết tha đến việc lập gia đình. Họ hoài nghi giá trị của
mái ấm hạnh phúc, nghi ngại khả năng tìm được nửa còn lại hòa hợp, sợ nạn bạo
lực gia đình, e dè tệ nạn ma túy, cờ bạc, rượu, người thứ ba,… Và hiện tượng
sống thử, giới trẻ có xu hướng tạo ra những đứa trẻ mà không trói buộc vào việc
kết hôn cũng như xây dựng một mái gia đình. Xu hướng này đã hình thành và lan
tỏa trong xã hội loài người. Đây cũng kết quả của việc du nhập, giao thoa giữa
các nền văn hóa.
Phải chăng mô hình “Gia đình kiểu mới” sẽ thống trị xã hội trong tương lai
không xa? Việc gắn kết giữa người với người, giữa các thế hệ lấy gì làm nền
tảng?
Tại sao độ tuổi ly hôn ở gia đình giảm dần?
Khi con người sống dựa trên cơ sở nhân cách đạo đức, tình yêu thương. Ở
thời điểm cuộc sống còn nhiều khó khăn, gia đình đông con thì việc nuôi dạy,
việc mưu sinh đã chiếm hết thời gian cũng như tâm trí của con người. Tình
thương và trách nhiệm nuôi dạy con đã gắn kết gia đình. Cho đến khi con cái
trưởng thành, cuộc sống ổn định, đầy đủ. Lúc bấy giờ, người cha mẹ đã có độ
tuổi 55 - 60, việc nổi loạn nội tại và những mâu thuẫn vốn có từ trước không
ngừng nảy sinh. Người cha, người mẹ dần thoát ra những ràng buộc nuôi dạy con
đã thể hiện cái tôi lấn át người còn lại. Nếu những mâu thuẫn mới phát sinh
không được dung hòa sẽ dẫn đến việc đổ vỡ gia đình.
Thực trạng gia đình hiện nay chỉ chăm lo một đến hai người con
thì trách nhiệm nuôi dạy con có phần nhẹ nhàng hơn. Nhất
là khi con người sống hưởng thụ, xem nhẹ tình thương yêu, cả trách
nhiệm thì việc độ tuổi ly hôn giảm dần và tỷ lệ ly hôn tăng nhanh là điều không
khó để lý giải.
Hôn nhân gia đình là nơi gắn kết những người biết sống yêu thương lẫn nhau,
là duyên nợ nhiều đời. Bạn hãy trân trọng giữ gìn hạnh phúc gia đình vì đó là
hạnh phúc của bạn và những người thân yêu.
“Mắt con trai, tai con gái” là câu nói thật sự có giá trị của người xưa.
Trên thực tế trí thông minh, sự hiểu biết của người nam và người nữ là không có
sự chênh lệch.
Vậy tại sao bạn dễ dàng nhận thấy người nam lại xử lý điều hành mọi việc có
phần tốt, nhanh gọn và hiệu quả hơn người nữ? Điều gì đã tạo ra sự khác biệt
đó?
Đó là vấn đề tầm nhìn, góc nhìn. Người nam thường nhìn nhận, đánh giá mọi
vấn đề ở góc nhìn tổng thể, khách quan nên sáng rõ. Người nữ có tính phân biệt
cao, đánh giá sự việc ở mức độ tỉ mỉ, gần sát nên thiếu sự sáng rõ, tổng thể.
Chỉ đạt độ tinh tế cao ở từng bộ phận, từng khía cạnh. Vì vậy việc làm của
người nữ có sự dính mắc, có tính sở hữu cao và đôi khi đánh mất sự khách quan.
Mọi vấn đề đều đã được tích lũy từ lâu xa, trở thành thói quen, truyền thống và
trở thành đặc trưng riêng cho mỗi giới. Khởi nguồn của sự khác biệt là do bởi
người nữ dính mắc, trói buộc vào tình yêu mẫu tử thiêng liêng dần dần nuôi lớn
tính ích kỷ, tính chiếm hữu, tính phân biệt so sánh.
“Mắt con trai” vốn đã có sự khiếm khuyết. Người nam chỉ mải nhìn đôi khi
quên mất việc lắng nghe. Vì không chú ý lắng nghe người nam đã không thật sự
thấu hiểu. Không hiểu nỗi lòng của người bạn đời, người thân về những vất vả
của việc làm mẹ, nuôi con và quán xuyến việc gia đình. Thiếu sự cảm thông, quan
tâm đến người bạn đời là đầu mối của việc “Đánh mất” hạnh phúc gia đình.
“Tai con gái” vẫn có điều không ổn. Người nữ mải lắng nghe nên quên mất
việc nhìn. Không nhìn thấy được những khó khăn của người nam trong cuộc mưu
sinh, người nam lại rất ít khi nói về công việc. Người nam sợ người bạn đời lo
lắng, muốn thể hiện sự bản lĩnh, điểm tựa vững chắc của gia đình. Sự không
thông hiểu giữa hai người bạn đời dẫn đến sự sai khác về lối sống, quan
điểm,... tạo ra việc “Cơm không lành, canh không ngọt”. Nếu những bất ổn không
được dung hòa, “Đất không chịu trời, trời không chịu đất” kết hợp với lối sống
thực dụng thì ly hôn là giải pháp thường thấy được con người chọn lựa. Đúng
thật là không hiểu biết thì không thể thương yêu.
Mọi giải pháp sửa sai dựa trên góc nhìn, tư duy hạn hẹp, lệch lạc,… nhằm
làm thay đổi hiện tượng sự việc đều sẽ không thể tạo ra những kết quả tốt cho
những vấn đề gây ra sự rối ren cho xã hội hiện nay.
Hãy giải quyết mọi việc dựa vào bản chất và góc nhìn tổng thể, khách quan,
có sự hiểu biết sáng rõ. Bản chất của vấn đề là ở nội tại của mỗi người. Thế
nên giải pháp cho mọi vấn đề là dùng sự hiểu biết sáng rõ, đúng thật nhằm giúp
con người thay đổi nhận thức, ý thức, tư duy, giá trị của tự thân.
Mỗi người hãy tự đổi thay để cho cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc, tươi vui
hơn. Tại sao cứ phải chờ đợi sự thay đổi ở người khác, nơi khác mà không bắt
đầu việc “Làm mới” ngay nội tại của bản thân. Hãy đổi mới ý thức, nhận thức, tư
duy và giải phóng phép màu kỳ diệu mà mỗi người đang cất giữ. Nền văn minh mới
khởi nguồn từ nụ cười vào mỗi sớm mai.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét