Phẩm Cõi Nước Phật Thích Ca
Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015
Chính tôi từng tham dự buổi pháp thoại này.
Một dịp, ở thành Tỳ da ly, nơi vườn cây Am
La, Phật Thích Ca cùng tám ngàn đại tỳ kheo và ba vạn hai ngàn vị Bồ tát. Những
vị này đều là đã thành tựu trí tuệ, hạnh nguyện viên mãn. Do nương theo trí tuệ
Phật họ ra sức hộ trì Tam bảo, rộng truyền chánh pháp, họ cất tiếng thuyết pháp
như tiếng gầm của sư tử chúa, danh tiếng họ vang vọng khắp gần xa. Dù người đời
không cầu thỉnh nhưng họ thường giúp sự an lành, lợi lạc. Họ là những vị thiện
tri thức đảm nhiệm việc hộ trì Tam bảo, việc làm của họ là nhằm duy trì mạng
mạch Phật pháp, không để đoạn dứt chánh pháp, họ giúp mọi người hàng phục tất
cả chúng ma phiền não, chế phục các tà thuyết ngoại đạo, giúp người đạt thân
tâm thanh tịnh, xa lìa ngũ dục và những sự ràng buộc, dính mắc. Tâm họ thường
an trụ nơi lý vô ngại giải thoát với niệm, định, tổng trì, biện tài vô ngại.
Các hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ cùng với
những pháp phương tiện khéo lợi mình lợi người, tất cả thảy đều tự đầy đủ. Họ
thông đạt pháp vô sở đắc nên tâm không sinh khởi các pháp, việc làm tùy thuận,
do vậy họ không còn rơi vào vòng xoay luân hồi. Họ thấu triệt tự tánh vạn pháp,
việc thuyết pháp tùy thuận theo căn cơ, tánh hạnh của chúng sinh. Ở giữa đại
chúng, họ diễn nói pháp tự tại, vô ngại bởi do công đức, trí tuệ đã viên dung,
thông suốt.
Những vị đã đắc trí tuệ bát nhã thường tự
trang nghiêm thân tâm thanh tịnh, do đã xả ly các pháp thế gian, pháp xuất thế
gian nên dáng vẻ thong dong, an tịnh, dung mạo tươi nhuận, từ hòa. Thế nên,
danh tiếng của họ vươn xa vượt hẳn núi Tu Di, lòng tin chánh pháp của họ vững
chắc tựa như kim cương bất hoại, họ đem Pháp bảo soi sáng thế gian như là trận
mưa lớn mang nước ngọt rải đều khắp muôn phương nơi quả địa cầu, họ diễn nói
những pháp âm vi diệu đệ nhất đến với đại chúng. Do đã thấu triệt lý duyên khởi
nên họ đã đoạn dứt mọi tà kiến hữu biên - vô biên vì thế họ diễn nói các pháp
một cách rốt ráo, không sợ sệt, pháp âm của họ uy mãnh như tiếng gầm sư tử.
Những cuộc thuyết pháp của họ vang dội như tiếng sấm nổ, thật không có hạn
lượng, vượt qua mọi hạn lượng, tất cả những lời họ thuyết điều là Pháp bảo, họ
như là những vị thuyền trưởng hướng dẫn mọi người đang đi trên biển. Họ thông
suốt diệu nghĩa vạn pháp một cách sâu xa, đúng thật. Họ nhận ra chỗ đến đi của
mọi chúng sinh, biết rõ những nơi ấy do tâm tánh của chúng sinh mà biến hiện.
Do thâm nhập trí tuệ Phật nên họ có trí tuệ
bát nhã tròn đầy, tự tại, vô ngại. Họ đã đoạn dứt nghiệp quả ở các nẻo xấu, họ
ứng hiện nơi Tam giới nhằm giáo hóa mọi chúng sinh. Họ như là vị thầy thuốc
giỏi khéo trị lành tất cả bệnh, họ tùy bệnh của chúng sinh mà cho thuốc nên
việc điều trị bệnh rất hữu hiệu. Họ thành tựu vô lượng công đức, họ dùng công
đức trang nghiêm cho vô lượng cõi Phật thanh tịnh. Người nào được nghe danh
tiếng của họ đều đạt được sự lợi ích. Những việc làm của họ đều không uổng phí.
Thật sự là công đức của những vị này đã hoàn toàn viên mãn.
Danh hiệu các vị Bồ tát là Đẳng Quán Bồ tát,
Bất Đẳng Quán Bồ tát, Đẳng Bất Đẳng Quán Bồ tát, Định Tự Tại Vương Bồ tát, Pháp
Tự Tại Vương Bồ tát, Pháp Tướng Bồ tát, Quang Tướng Bồ tát, Quang Nghiêm Bồ
tát, Đại Nghiêm Bồ tát, Bảo Tích Bồ tát, Biện Tích Bồ tát, Bảo Thủ Bồ tát, Bảo
Ấn Bồ tát, Thường Cử Thủ Bồ tát, Thường Hạ Thủ Bồ tát, Thường Thảm Bồ tát, Hỷ
Căn Bồ tát, Hỷ Vương Bồ tát, Biện âm Bồ tát, Hư Không Tạng Bồ tát, Chấp Bảo Cự
Bồ tát, Bảo Dõng Bồ tát, Bảo Kiến Bồ tát, Đế Võng Bồ tát, Minh Võng Bồ tát, Vô
Duyên Quán Bồ tát, Huệ Tích Bồ tát, Bảo Thắng Bồ tát, Thiên Vương Bồ tát, Hoại
Ma Bồ tát, Điển Đức Bồ tát, Tự Tại Vương Bồ tát, Công Đức Tướng Nghiêm Bồ tát,
Sư Tử Hống Bồ tát, Lôi Âm Bồ tát, Sơn Tướng Kích Âm Bồ tát, Hương Tượng Bồ tát,
Bạch Hương Tượng Bồ tát, Thường Tinh Tấn Bồ tát, Bất Hưu Tức Bồ tát, Diệu Sinh Bồ
tát, Hoa Nghiêm Bồ tát, Quán Thế Âm Bồ tát, Đắc Đại Thế Bồ tát, Phạm Võng Bồ
tát, Bảo Trượng Bồ tát, Vô Thắng Bồ tát, Nghiêm Độ Bồ tát, Kim Kế Bồ tát, Châu
Kế Bồ tát, Di Lặc Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử Bồ tát, tất cả gồm đủ ba
vạn hai ngàn Bồ tát.
Lại có một vạn vị Trời Thi khí từ bốn phương
đến chỗ Phật nghe Pháp. Lại có một vạn hai ngàn vị Thiên đế cũng từ bốn phương
đến dự pháp hội. Ngoài ra còn có các chư Thiên oai lực lớn cùng Long thần, Dạ
xoa, Càn thát bà, A tu la, Khẩn na la, Ma hầu la đà,… đều đến trong pháp hội.
Lại có các vị Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di cũng đến trong Pháp hội.
Bấy giờ, Phật ngồi giữa vô lượng trăm ngàn
đại chúng cung kính vây quanh, họ cùng đến để nghe Phật thuyết pháp, Phật như
núi Tu Di vững vàng nơi bể cả. Dáng Phật an tịnh như ngồi trên tòa sư tử, uy
nghiêm giữa đại chúng.
Khi ấy, trong thành Tỳ da ly có chàng trai
trẻ thuộc dòng dõi trưởng giả giàu có bậc nhất, chàng tên là Bảo Tích, chàng
thanh niên này cùng với 500 chàng trai trẻ khác thảy đều thuộc dòng dõi trưởng
giả giàu có, họ cầm lọng bảy báu đi đến chỗ Phật cung kính đảnh lễ đầu mặt tiếp
đất, rồi cùng đem lọng báu cúng dường Phật. Do thần lực của Phật nên các lọng
báu ấy hợp thành một cây lọng lớn trùm khắp cõi Tam thiên đại thiên thế thế
giới, dù vậy mà tướng rộng dài của Tam thiên đại thiên thế giới vẫn tròn đầy,
vẹn nguyên.
Thêm nữa, không chỉ cõi Tam thiên đại thiên
thế giới mà cả đến các núi Tu Di, Mục chân lân đà , Đại mục chân lân đà, Tuyết
sơn, Hương sơn, Bảo sơn, Kim sơn, Hắc sơn, Thiết vi, Đại thiết vi bể lớn, sông
ngòi, kênh rạch, suối khe, cùng với mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, Thiên
cung, Long cung và cùng các vị Thần nơi cõi Tam thiên đại thiên thế giới, nhẫn
đến chư Phật muôn phương, chư Phật đang nói pháp,… cũng đều hiện trong lọng bảy
báu.
Khi đó, đại chúng thấy thần lực của Phật đều
khen ngợi chưa từng có, họ đều chắp tay lễ bái, rồi mãi ngắm nhìn dáng vẻ uy
nghi của Phật đến mắt không hề nháy. Bảo Tích liền ở trước Phật đọc bài kệ khen
rằng:
Mắt trong, dài rộng như sen xanh
Tâm sạch đã tột các thiền định
Lâu
chứa tịnh nghiệp nói không cùng
Dùng
tịch độ chúng nên lễ bái
Đã
thấy Thế Tôn hiện thần biến
Bày
khắp mười phương không lường cõi
Nơi
đấy chư Phật diễn nói pháp
Ở
đây tất cả đều thấy nghe
Pháp
lực của Phật vượt quần sinh
Thường
dùng Pháp tài thí tất cả
Hay
khéo phân biệt các Pháp tướng
Đối
đệ nhất nghĩa mà không động
Đã
được tự tại cùng các Pháp
Cho
nên cúi đầu lễ Pháp vương
Nói
Pháp chẳng có cũng chẳng không
Vì do
nhân duyên các Pháp sinh
Không
ta, không tạo, không thọ giả
Những
việc lành dữ cũng chẳng mất
Trước
hàng ma nơi cội bồ đề
Đắc
pháp vô sanh thành Giác giả
Rõ
không tâm ý, không nghiệp báo
Mà
xô dẹp hết các tà thuyết
Ba
lần chuyển Pháp cõi Tam thiên
Pháp
ấy lâu nay thường thanh tịnh
Trời
người đắc đạo tạm gọi chứng
Tam
bảo vì thế hiện trong đời
Dùng
pháp phương tiện độ chúng sinh
Đắc
pháp không rời, thường vắng lặng
Vượt
già bệnh chết Đấng y vương
Cúi
lạy Như Lai, đức không lường
Khen
chê chẳng động như Tu Di
Bình
đẳng thương xót kẻ lành dữ
Tâm
hạnh lặng lẽ như hư không
Thầy
của Trời - Người, rất tôn quý
Khi dâng
Thế Tôn lọng mọn này
Tam
thiên thế giới liền hiện bày
Thiên
cung, Long thần đều vào đấy
Càn
thát cả thảy với Dạ xoa.
Mọi
vật trong đời đều thấy rõ
Vì chúng
sinh Phật hiện thần biến
Thấy
việc hy hữu đại chúng khen
Nay
con lạy Đấng Tam giới tôn
Là
chỗ nương tựa của mọi loài
Lòng
con thanh tịnh nên hoan hỷ
Được
thấy Thế Tôn hiện thần biến
Là
thần lực của Pháp bất cộng
Phật
dùng một tiếng diễn nói Pháp
Chúng
sinh tùy loại thảy đều hiểu
Đều ngỡ
lời Phật giống tiếng mình
Đó
là thần lực Pháp bất cộng
Phật
dùng phương tiện diễn nói Pháp
Chúng
sinh chỗ hiểu tùy căn tánh
Những
nơi thọ trì đều lợi ích
Đó
là thần lực Pháp bất cộng
Phật
dùng phương tiện diễn nói Pháp
Có
người kinh sợ hoặc vui mừng
Có
kẻ dứt nghi hoặc nhàm chán
Đó
là thần lực Pháp bất cộng
Lạy
Đấng Thập lực đại tinh tấn
Lạy
Đấng đã đặng không chỗ sợ
Lạy
Đấng trụ nơi Pháp bất cộng
Lạy
Đấng đạo sư của muôn loài
Lạy
Đấng dứt sạch mọi ràng buộc
Lạy
Đấng đã đến nơi bờ kia
Lạy
Đấng vượt qua các cõi giới
Lạy
Đấng trọn lìa đường sinh tử
Biết
hết chúng sinh tướng đến lui
Khéo
nói các Pháp giúp giải thoát
Như
hoa sen trong bùn chẳng nhiễm
Thường
khéo vào nơi hạnh không tịch
Sau khi đọc bài kệ tán thán, Bảo Tích bạch
Phật rằng:
- Thưa Thế Tôn! Năm trăm vị con nhà trưởng
giả này đều đã phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, họ nguyện vâng làm
những việc để thành tựu cõi Ta Bà trở thành cõi nước thanh tịnh, nay cúi mong
Phật chỉ bày những việc mà vị Bồ tát nên làm để cõi nước được thanh tịnh.
Phật bảo:
- Lành thay, Bảo Tích! Ông đã vì các vị Bồ
tát mà thường hỏi Như Lai những việc để cõi nước Ta Bà đây được thanh tịnh. Hãy
lắng nghe! Ta sẽ vì tâm niệm của tất cả mà diễn nói.
Lúc bấy giờ, Bảo Tích cùng năm trăm người
bạn, thảy đều im lặng, lắng nghe.
Phật nói:
- Này Bảo Tích! Giáo hóa, chỉ bày tất cả
chúng sinh về chánh pháp là việc làm của Bồ tát để cõi nước Ta Bà được thanh
tịnh. Vì sao? Vì Bồ tát tùy chỗ giáo hóa chúng sinh nơi Bồ tát ở mà thành tựu
cõi nước thanh tịnh. Bồ tát tùy chỗ điều phục chúng sinh mà kiến lập trang
nghiêm cõi Phật. Do vậy Bồ tát sẽ tùy thuộc theo chúng sinh ở mọi cõi nước khác
nhau mà hành Bồ tát đạo, là việc xây dựng cho cõi nước ấy thành cõi Phật thanh
tịnh. Bồ tát tùy theo nơi chúng sinh phát khởi tâm Bồ đề mà kiến tạo lấy cõi
Phật. Vì sao thế? Vì Bồ tát muốn cõi nước thanh tịnh đều là vì muốn lợi ích cho
tất cả mọi chúng sinh, do vậy nên muốn xây dựng cõi Phật thanh tịnh thì Bồ tát
phải tùy thuận theo căn tánh chúng sinh mà thành tựu. Ví như có người muốn dựng
nhà ở khoảng đất trống thì tùy ý sẽ được, vì xây nhà ở khoảng đất trống thì
không có sự chướng ngại. Nhưng nếu muốn dựng nhà ở giữa hư không, điều này
quyết không thể được. Hạnh Bồ tát cũng vậy, vì sự thành tựu cho mọi loài chúng
sinh nên Bồ tát phải nhận lấy cõi nước đang ở mà xây dựng thành Phật quốc. Muốn
xây dựng cõi Phật thanh tịnh mang lại điều lợi ích cho muôn loại chúng sinh Bồ
tát chẳng thể kiến tạo ở những rỗng không; Đó là điều mà vị Bồ tát phát tâm vô
thượng chánh đẳng chánh giác nên rõ biết.
- Này Bảo Tích! Muốn làm được vậy thì tâm Bồ
tát phải ngay thẳng, chánh trực, đây là cõi nước thanh tịnh của Bồ tát, khi Bồ
tát thành Phật, chúng sinh không dua vạy sẽ nguyện theo về. Cũng lại như vậy, lòng
tin kiên cố, vững chắc là cõi nước thanh tịnh của Bồ tát, khi Bồ tát thành Phật,
chúng sinh đầy đủ công đức sẽ theo về. Bồ đề tâm là cõi nước thanh tịnh của Bồ
tát, khi Bồ tát thành Phật, chúng sinh có tâm đại thừa sẽ theo về. Bố thí là
cõi nước thanh tịnh của Bồ tát, khi Bồ tát thành Phật, chúng sinh hay bố thí sẽ
theo về. Trì giới là cõi nước thanh tịnh của Bồ tát, khi Bồ tát thành Phật,
chúng sinh hành mười điều lành, hạnh nguyện tròn đầy sẽ theo về. Nhẫn nhục là
cõi nước thanh tịnh của Bồ tát, khi Bồ tát thành Phật, chúng sinh đủ 32 tướng
tốt sẽ theo về. Tinh tấn là cõi nước thanh tịnh của Bồ tát, khi Bồ tát thành
Phật, chúng sinh chuyên cần hành công đức sẽ theo theo về. Thiền định là cõi
nước thanh tịnh của Bồ tát, khi Bồ tát thành Phật, chúng sinh biết thu thúc,
giữ tâm ý chẳng loạn sẽ theo về. Trí tuệ là cõi nước thanh tịnh của Bồ tát, khi
Bồ tát thành Phật, chúng sinh có được chánh định sẽ theo về . Tứ vô lượng tâm -
Từ bi hỷ xả là cõi nước thanh tịnh của Bồ tát, khi Bồ tát thành Phật, chúng
sinh thành tựu từ bi hỷ xả sẽ theo về. Tứ nhiếp pháp - Bố thí nhiếp, Ái ngữ
nhiếp, Lợi hành nhiếp, Đồng sự nhiếp - là cõi nước thanh tịnh của Bồ tát, khi
Bồ tát thành Phật, chúng sinh được sự giải thoát hoàn toàn sẽ theo về. Phương
tiện là cõi nước thanh tịnh của Bồ tát, khi Bồ tát thành Phật, chúng sinh khéo
dùng các pháp phương tiện mà không bị ngăn ngại ở các pháp sẽ theo về. Ba mươi
bảy phẩm trợ đạo là cõi nước thanh tịnh của Bồ tát, khi Bồ tát thành Phật chúng
sinh đầy đủ niệm xứ, chánh cần, thần túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, bát
chánh đạo sẽ theo về. Hồi hướng tâm là cõi nước thanh tịnh của Bồ tát, khi Bồ
tát thành Phật thì cõi nước đó có đầy đủ tất cả công đức. Diễn nói pháp trừ tám
nạn là cõi nước thanh tịnh của Bồ tát, khi Bồ tát thành Phật cõi nước đó sẽ
không có ba đường ác và tám nạn. Tự mình giữ giới hạnh không chê chỗ kém khuyết
của người khác là cõi nước thanh tịnh của Bồ tát, khi Bồ tát thành Phật, cõi
nước đó không có việc phạm giới cấm. Mười điều lành là cõi nước thanh tịnh của
Bồ tát, khi Bồ tát thành Phật, chúng sinh thọ mạng dài lâu, giàu có, sống đời
phạm hạnh, lời nói đúng thật, thường dùng lời dịu dàng, không xa lìa quyến
thuộc, khéo hóa giải việc ganh đua, lời nói có lợi ích, không ghét không giận, có
sự thấy biết chân chính sẽ theo về.
- Đúng như vậy đấy, Bảo Tích! Bồ tát tùy chỗ
tâm ngay thẳng mà hay phát hạnh, tùy chỗ phát hạnh mà được lòng tin kiên cố,
tùy chỗ lòng tin kiên cố mà tánh ý được điều phục, tùy chỗ tánh ý được điều
phục mà làm được như lời nói, tùy chỗ làm được như lời nói mà hay hồi hướng,
tùy chỗ hồi hướng mà có phương tiện, tùy chỗ có phương tiện mà thành tựu chúng
sinh, tùy chỗ thành tựu chúng sinh mà cõi nước được thanh tịnh, tùy chỗ cõi
nước thanh tịnh mà nói pháp được thanh tịnh, tùy chỗ nói Pháp thanh tịnh mà trí
tuệ được thanh tịnh, tùy chỗ trí tuệ thanh tịnh mà tâm thanh tịnh, tùy chỗ tâm
thanh tịnh mà tất cả công đức đều thanh tịnh.
- Vậy nên, Bảo Tích! Nếu Bồ tát muốn điều
phục, giáo hóa chúng sinh để cõi nước đang ở được thanh tịnh thì hãy làm cho
tâm thanh tịnh, tùy chỗ tâm thanh tịnh mà cõi nước điều phục sẽ được thanh
tịnh.
Nghe Phật nói thế, ngài Xá lợi phất động niệm
suy lường “Khi tâm Bồ tát thanh tịnh thì cõi nước Bồ tát đang ở sẽ thanh tịnh.
Vậy lẽ nào khi Phật còn hành Bồ tát đạo tâm ý của Người không thanh tịnh cho
nên cõi Phật ngày nay chẳng được thanh tịnh”.
Phật biết ý niệm của ngài Xá lợi phất nên nói
rằng:
- Này Xá lợi phất! Ý ông nghĩ sao? Mặt trời,
mặt trăng có sự tối tăm, không sáng rõ chăng? Thế sao người mù không trông
thấy?
Ngài Xá lợi phất liền đáp:
- Thưa Thế Tôn! Không phải thế. Đó là do mắt
của người bị mù không thể nhìn thấy chứ không phải mặt trời, mặt trăng có sự
tối tăm, không sáng rõ.
Phật nói:
- Này Xá lợi phất! Cũng như thế, bởi do chúng
sinh tự chướng ngại nên không thấy được cõi nước Như Lai thanh tịnh, chứ không
phải lỗi ở Như Lai. Này Xá lợi phất! Cõi nước Ta Bà này vẫn thanh tịnh, chỉ do
ông không tự nhận ra mà thôi.
Bấy giờ, Loa Kế Phạm vương mới thưa với Xá
lợi phất:
- Thưa ngài Xá lợi phất! Ngài đừng nghĩ như
thế mà cho rằng cõi Phật đây là không thanh tịnh. Vì sao? Vì tôi thấy cõi nước
của Phật Thích Ca thanh tịnh như cung trời Tự Tại.
Ngài Xá lợi phất nói:
- Sao tôi thấy cõi này toàn gò nỗng, hầm hố,
chông gai, sỏi sạn, đất đá, núi non,… và việc xấu ác đầy dẫy?
Ngài Loa Kế Phạm vương liền thưa:
- Đấy là do tâm của ngài có sự phân biệt cao
thấp, thiện ác… Do ngài không nương theo trí tuệ Phật nên mới thấy cõi nước này
không thanh tịnh. Thưa ngài Xá lợi phất! Bồ tát đối với tất cả chúng sinh thảy
đều bình đẳng, lòng tin kiên cố đúng với trí tuệ Phật thì mới thấy được cõi
Phật đây thanh tịnh.
Ngay lúc đó, Phật ấn ngón chân xuống đất, lập
tức cõi Tam thiên đại thiên thế giới liền hiện ra bao nhiêu trăm ngàn thứ trân
bảo trang nghiêm rực rỡ,… Cõi Ta Bà hiện ra như cõi Vô Lượng Công Đức Bảo Trang
Nghiêm của Phật Bảo Trang Nghiêm. Tất cả đại chúng đồng ngợi khen sự việc này
chưa từng có và cả thảy đều thấy mình ngồi trên tòa sen báu.
Phật hỏi ngài Xá lợi phất:
- Xá lợi phất này! Ông hãy nhìn xem cõi Phật
đây có trang nghiêm thanh tịnh không?
Ngài Xá lợi phất đáp:
- Thưa Thế Tôn! Từ trước đến giờ con chưa
từng thấy, chưa từng nghe. Nay cõi nước của Phật đều hiện rõ sự trang nghiêm
thanh tịnh.
Phật nói:
- Này Xá lợi phất! Cõi nước này thường thanh
tịnh như thế. Nhưng do căn tánh chúng sinh lợi độn chẳng đồng nên đã bày ra nơi
cõi nước này đầy những xấu xa, bất tịnh nhơ sạch. Ví như ở cõi trời chư Thiên
đều dùng một thứ bát bằng ngọc báu để ăn nhưng tùy phước đức của mỗi vị mà sắc
cơm có khác. Cũng như thế, Xá lợi phất! Nếu tâm người nào thanh tịnh thì người
đó sẽ thấy cõi nước này được công đức trang nghiêm thanh tịnh.
Ngay khi Phật hiện ra cõi nước trang nghiêm
thanh tịnh, 500 vị con nhà trưởng giả do Bảo Tích dẫn đến đều chứng được pháp
vô sanh, lại có tám vạn bốn ngàn vị trời và người phát tâm vô thượng chánh đẳng
chánh giác.
Bấy giờ, Phật thâu nhiếp thần túc, cõi nước Ta
Bà trở lại như cũ. Ba vạn hai ngàn vị trời và người cầu Thanh văn thừa đều nhận
rõ các pháp hữu vi là vô thường, đồng xa lìa trần cấu đặng pháp nhãn thanh
tịnh, tám ngàn vị Tỳ kheo không còn chấp thọ các pháp, ràng buộc đã hết, tâm ý
được giải thoát.
Tinh
yếu lược giải:
Phẩm cõi nước Phật Thích Ca kỳ thực chính là phẩm
đặt vấn đề nói rõ nhân duyên vị Giác giả thuyết kinh Bất khả tư nghị giải
thoát.
Nhân duyên Giác giả thuyết kinh Duy ma cật sở
thuyết là dựa vào kinh điển nguyên thủy vị Giác giả đời thứ hai nhận ra những
vị đại đệ tử của Phật Thích Ca đều có sự giới hạn chứng ngộ, họ đắc pháp vô
sanh, thành tựu A la hán nhưng sự hiểu biết không chạm đến trí tuệ bát nhã.
Nguyên nhân dẫn đến sự chứng ngộ không viên mãn là do đa số người học Phật đều
chọn lối tu Thanh văn thừa. Lối tu Thanh văn thừa dựa trên nền tảng nghe, tin
hiểu, thọ trì, đọc tụng và làm theo, ở lối tu này người học Phật dễ thường giải
đãi, thiếu đi sự tinh tấn quyết liễu quán chiếu, thâm nhập vạn pháp.
Nhìn vào chúng đại đệ tử của Phật Thích Ca
thảy đều theo lối tu Thanh văn thừa, nhẫn đến bậc đại trí Xá lợi phất cũng chỉ
là người nghe hiểu, thọ trì chính vì vậy mà trí tuệ của bậc đại trí Thanh văn
này cũng không thật sự thông đạt. Thông qua kinh điển nguyên thủy, ngài Xá lợi
phất được phác họa rõ nét ở sự nghe hiểu, tin nhận lời Phật Thích Ca mà không
đạt đến mức liễu ngộ tự tánh vạn pháp.
Chính do nhân duyên đó vị Giác giả thứ hai đã
phác họa lại ngài Xá lợi phất động niệm khi Phật thuyết “Tâm Bồ tát thanh tịnh
thì cõi nước Bồ tát giáo hóa sẽ thanh tịnh” và ứng hỏi “Sao tôi thấy cõi này
toàn gò nỗng, hầm hố, chông gai, sỏi sạn, đất đá, núi non,… và việc xấu ác đầy
dẫy?”. Dựa vào đó mà Phật mới thị hiện cõi Ta Bà thanh tịnh trang nghiêm, bước
đầu bày ra pháp môn không hai. Người học Phật nên thông đạt “Vạn pháp hư huyễn,
chẳng thật có cũng chẳng thật không; Thân như hòn bọt, tâm như huyễn” thì sẽ tự
rõ biết cõi Ta Bà vốn như như, gò nỗng, hầm hố, việc xấu xa đầy dẫy và thanh
tịnh vốn không hai đâu cần đến Phật điểm ngón chân xuống đất hiện thần biến để
cõi Ta Bà hiện cảnh thanh tịnh, cảnh thanh tịnh này cũng chỉ có những chúng
sinh được độ là được chứng ngộ mà thôi.
Vì sao đa số các vị đại đệ tử của Phật Thích
Ca đều tu học theo lối Thanh văn thừa?
Vì giáo lý giải thoát đã sẵn có, lại được một
Đấng giác ngộ hoàn toàn dìu dắt nên tâm hạnh đại thừa ở người học Phật có sự
chướng ngại nhất định. Sự tinh tấn, dũng mãnh tìm đến sự giác ngộ hoàn toàn vì
thế có sự giới hạn, điều này cũng không hẳn rất khó hiểu. Ví như nương theo ánh
sáng của mặt trăng nên ánh sáng của những vì sao chẳng thể tỏa sáng rạng ngời.
Do vậy Giác giả nói “Không bao giờ có việc hai vị Phật ra đời ở cùng một thời
điểm”.
Cũng chính do mầm móng Thanh văn thừa có từ
nơi các Tổ đời thứ nhất, đời thứ hai,… mà về sau người triệt ngộ nơi đạo Phật
không có dẫn đến đạo pháp suy vi. Vì thế nên vị Giác giả thứ hai đã khéo léo
bày ra phương tiện chỉ yếu điểm thường tại nơi giới học Phật Thanh văn thừa,
những người học Phật rơi vào biên kiến chủ quan.
Thông qua Phẩm cõi nước Phật Thích Ca, vị
Giác giả thứ hai tán dương tánh hạnh, công đức của người học Phật có pháp khí
đại thừa, ra sức hành Bồ tát đạo. Đây là những vị Bồ tát rất tôn quý, chánh
pháp nhãn tạng Như Lai rất cần đến những người học Phật có pháp khí đại thừa để
giữ gìn mạng mạch chánh pháp.
Qua Phẩm cõi nước Phật Thích Ca, vị Giác giả
thứ hai cũng chỉ bày những việc mà một vị Bồ tát muốn làm cõi nước nước đang ở
được trang nghiêm thanh tịnh, tất cả chúng sinh ở cùng cõi nước nhờ đó được
nhiều lợi lạc, thấm nhuần sự thanh tịnh. Vị Giác giả thứ hai cũng không quên
công đức gìn giữ, lưu truyền giáo lý Như Lai ở những vị đại đệ tử Phật Thích Ca
cũng như những Tăng bảo xưa nay. Thật ra ở mỗi người học Phật đều thường tại cả
hai tánh hạnh Thanh văn và Bồ tát, tùy thời mà tánh hạnh nào được lưu xuất ra
bên ngoài. Do vậy nên nơi lối tu Thanh văn thừa là sẵn có pháp khí đại thừa,
tánh hạnh Bồ tát. Đó cũng là tánh không hai nơi người học Phật chân chính.
Vị Giác giả thứ hai trong Phẩm cõi nước Phật
Thích Ca đã hóa thân làm chàng thanh niên Bảo Tích, vị Giác giả thứ hai thật sự
rất kính ngưỡng vị Giác giả Thích Ca. Qua hóa thân chàng thanh niên Bảo Tích,
vị Giác giả thứ hai kính cẩn lễ bái Đấng Toàn Giác Thích Ca. Điều này thể hiện qua
một bài kệ vị Giác giả thứ hai đã tán thán công đức bất khả tư nghị của vị Giác
giả vĩ đại của nhân loại, Phật Thích Ca. Thật đáng kính ngưỡng những vị Giác
giả thông tuệ của nhân loại! Vô Ưu nhất mực cung kính lễ bái trước pháp thân
những Đấng Toàn Giác.
Kính lễ!
Bài liên quan
- Phẩm Nói Với Chúng Học Trò Thanh Văn (P.1)
- Phẩm Pháp Phương Tiện - Sự Quyền Biến
- Liễu giải kinh Duy ma cật sở thuyết
- Phẩm Căn Dặn
- Phẩm Pháp Cúng Dường
- Phẩm Được Thấy Phật A Súc
- Phẩm Hạnh Bồ Tát
- Phẩm Phật Hương Tích
- Phẩm Pháp môn không hai
- Phẩm Con Đường Phật Đi
- Phẩm Quán Chiếu Căn Tánh Chúng Sinh
- Phẩm Bất Khả Tư Nghị Giải Thoát
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét