Phương Tây khám phá đạo Phật
Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015
Giới học giả,
nhà nghiên cứu Phật học phương Tây bởi do dính mắc lòng tự phụ tri thức vượt
trội tựa nơi khoa học thực nghiệm cùng phương pháp biện chứng duy vật. Tuy
nhiên, có một điều đáng tiếc rằng đại diện cho tri thức nhân loại với khoa học
thực nghiệm và phương pháp biện chứng duy vật hiện nay chỉ đạt ở giới hạn định
mức nửa vời. Chính vì vậy giới trí giả phương Tây chỉ dùng lý trí suy lường và cái
biết giới hạn để xét đoán, luận giải, phân tích giá trị Tam Tạng kinh. Việc
khám phá, tìm hiểu, phán đoán vụng về, nông nổi của giới học giả phương Tây về
đạo Phật vô hình chung đã khiến việc nghiên cứu Phật học trên danh nghĩa khách
quan, đúng mực trở thành việc khám nghiệm tử thi của đạo Phật - việc mò mẫm
trên câu chữ của Tam Tạng kinh cùng những nghi thức tế lễ, thờ cúng… hằn sâu
dấu tích của ngoại đạo. Việc làm không sáng suốt của giới học giả phương Tây ở
một thời điểm nào đó đã góp phần phá hoại giáo lý chánh pháp theo đúng nghĩa.
Sơ khởi giới học
giả phương Tây đã kiêu mạn, chủ quan xét đoán, gán ghép Phật giáo cũng chỉ là
một hệ thống tôn giáo thông dụng, một nền văn hóa tín ngưỡng tâm linh cổ điển phương
Đông. Thật vậy, bởi do xuất phát điểm việc nghiên cứu Phật giáo phương Đông của
người phương Tây mang tính tự phát, ban đầu chỉ là việc du hành tìm hiểu các
nền văn hóa khác nhau ở phương Đông, vì thế người phương Tây đã dễ dàng tiếp
cận các loại hình nghi thức, tụng niệm, lễ
bái, cầu nguyện có tính bản địa - những yếu tố lai căng của ngoại đạo tiêm
nhiễm vào đạo Phật. Vì không tường tận gốc ngọn, sự chân ngụy của chánh pháp có
nơi đạo Phật nên giới nghiên cứu Phật học phương Tây sớm phát sinh định kiến “Đạo
Phật cũng chỉ là một hệ thống tín ngưỡng tâm linh đậm chất mê tín dị đoan”. Bởi
do sớm sinh khởi định kiến sai lầm giới học giả Phật học phương Tây đã vô hình
chung đánh mất đi sự khách quan, đúng mực khi tham cứu, tìm hiểu giáo lý đạo
Phật.
Mãi lâu về sau
khi tiếp cận sâu sát hơn đạo Phật giới học giả phương Tây mới dần nhận ra sự
sâu sắc, đúng mực có ở hệ thống giáo lý pho Tam Tạng kinh. Sau khi nhận diện
tính minh triết có nơi kinh điển Phật giáo giới học giả phương Tây lại thêm một
lần nữa phạm phải sai lầm. Các nhà nghiên cứu Phật học phương Tây lại suy lường
đạo Phật là một trường phái triết lý cổ đại phương Đông. Thế là họ, giới học
giả phương Tây lại dựa trên nên tảng triết học phương Tây để đánh giá tính minh
triết có ở giáo lý đạo Phật.
Giới học giả
phương Tây đã triển khai rất nhiều cuộc nghiên cứu, khảo sát đạo Phật với nhiều
hệ quy chiếu triết học, tôn giáo, duy vật biện chứng và cả việc dùng khoa học
thực nghiệm để kiểm chứng tính xác thực, sự khả dụng của đạo Phật. Tuy nhiên,
do dựa vào sự suy lường lý tính và tư duy logic nửa vời nên đại diện cho trí
tuệ phương Tây đã không thể chạm đến giá trị chân thật vốn có ở đạo Phật. Sau
cùng người phương Tây thừa nhận đạo Phật như là một tôn giáo có tính minh triết
sâu sắc, đạo Phật là một hệ thống triết lý sâu sắc, uyên bác, là nguồn tri thức
quý giá rất đáng được nhân loại gìn giữ, lưu truyền. Chỉ thế thôi.
Với tính thực
dụng hàng đầu giới học giả phương Tây tiếp cận, học hỏi giáo lý minh triết cùng
với các phương pháp thiền định có ở đạo Phật, Ấn Độ giáo… rồi mang về phương
Tây áp dụng. Giới học giả phương Tây cải biến những gì đã góp nhặt được từ
phương Đông nhằm tạo thành một công cụ hữu ích ngõ hầu mang lại những lợi lạc
tâm linh, sự tĩnh tâm cho người dân các nước phương Tây. Đó là tất cả những gì
người phương Tây tìm thấy, góp nhặt được từ nơi đạo Phật.
Những câu hỏi
“Con người đến từ đâu, chết sẽ về đâu?” đã thêm một lần lỗi hẹn trong sự hiểu
biết của nhân loại. Giới học giả phương Tây vì sự tự phụ hiểu biết hơn người nên
đã không thể nhận biết “Ta là ai? Ta đến từ đâu? Và chết ta sẽ về đâu?”…
Những mảng tối,
những khiếm khuyết về giáo lý của nền Công giáo - tôn giáo được trọng vọng hàng đầu ở phương
Tây hoặc “điểm yếu” tồn tại ở giáo lý các hệ thống tôn giáo khác đã bị lờ đi
hay giới học giả phương Tây “sớm” lãng quên. Nếu giới học giả phương Tây có sự
khách quan, đúng mực khi thừa nhận đạo Phật là một tôn giáo có tính minh triết thì
đồng thời giới học giả phương Tây phải vạch ra những hạn chế, những khiếm
khuyết hiện có ở giáo lý các hệ thống tôn giáo khác, đây là việc làm nhằm giúp
cho người phương Tây và nhân loại có được sự sáng rõ, minh bạch hơn về vấn đề
tâm linh. Đó là việc giới học giả phương Tây nên làm, cần làm, đây là việc làm nhằm
giúp cho tín đồ thuần thành của các hệ thống tôn giáo (nói riêng) và nhân loại
(nói chung) tránh rơi vào trạng thái cực đoan cuồng tín, cả tin, là chiếc chìa
khóa để tháo gỡ những xung đột tôn giáo, chiến tranh sắc tộc đã đang và sẽ diễn
ra triền miên trong lòng nhân loại. Nếu giới học giả phương Tây làm được điều
đó thì khả dĩ việc nghiên cứu đạo Phật còn có chút ý nghĩa mang lại giá trị thiết
thực, hữu ích.
Song người
phương Tây với tính thực dụng và tư duy biện chứng logic nửa vời đã không làm
được điều cần làm, nên làm; Giới học giả, những nhà nghiên cứu Phật học phương
Tây quả thật đã phạm không ít lỗi lầm khi tìm hiểu đạo Phật. Kết quả là việc
nghiên cứu về tâm linh của người phương Tây thảy đều rơi vào ngõ cụt vì những
cuộc tham cứu, tìm hiểu giá trị của đạo Phật cũng như những hệ thống tôn giáo
Đông Tây chỉ mang tính nửa vời. Gần như giá trị của việc nghiên cứu về tâm linh
của giới học giả phương Tây từ lâu xa đã không mang lại được nhiều giá trị ứng
dụng thực tiễn cho nhân loại.
Có lẽ trải qua
suốt chiều dài lịch sử nhân loại, sự bế tắc tâm thức ở giới học giả phương Tây
cùng tính thực dụng của giới chính trị thì người phương Tây mặc nhiên đồng
thuận hệ thống tôn giáo chỉ là một công cụ hữu dụng để điều tiết xã hội. Chỉ
thế thôi. Tôn giáo ở phương Tây, phương Đông sau rốt chỉ dừng lại ở niềm tin, việc
hy vọng về sự bình yên trong tâm hồn ở loài người.
Chính sự hiểu
biết giới hạn của đại diện tri thức nhân loại, giới học giả phương Tây cùng nền
khoa học tiên tiến với những phương pháp duy vật biện chứng hãy còn mang tính
nửa vời đã khiến tri thức nhân loại thêm một lần nữa lỗi hẹn việc tìm ra câu
trả lời về nguồn gốc sự sống, con người với “Ta là ai, đến từ đâu và chết về
đâu?”. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến nền triết học cổ đại phương Tây có
chỗ khiếm khuyết so với nền minh triết phương Đông.
Sự thực dụng
phương Tây muốn rõ biết về tất cả mọi thứ về thế giới bên ngoài nhưng chính sự
hụt hẫng, trống vắng nơi nội tâm con người lại bị quên lãng, đó là tính hướng
ngoại ở tư duy, nhận thức của người phương Tây, điều đó đã ít nhiều gây ra sự
nhạt nhòa, tổn hại giá trị chánh pháp cứu cánh có ở đạo Phật.
Giá như giới học
giả phương Tây thả lòng hoặc nâng tầm nhận thức, tư duy, nghiên cứu đạo Phật ở
mức tổng thể, toàn diện, khách quan thì tri thức nhân loại đã có thể chạm đến
sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn. Khi ấy, nhân loại sẽ rõ biết “Nguồn gốc của
sự sống, sự quẩn quanh của loài người và muôn loài trong vòng luân hồi, cách
thức thoát ra khỏi việc sinh tử lẩn quẩn…”.
Chỉ khi sáng rõ
chánh pháp ẩn tàng nơi giáo lý đạo Phật, cội nguồn - gốc tích của sự sống - con
người thì lối sống thực dụng, ích kỷ hiện đang chiếm ưu thế ở loài người mới có
may hóa giải. Hẳn là khi hiểu rõ hơn về nguồn gốc sự sống ở chính mỗi người thì
xã hội loài người sẽ dần thoát ra khỏi sự hỗn độn, rối ren ngày càng vượt mức
đến nghiệt ngã, khốn cùng.
Song tất cả đã chỉ dừng lại ở sự “Giá như”. Có
lẽ đã đến lúc nhân loại (nói chung), người phương Tây, người phương Đông (nói
riêng) cần biết đến sự hiểu biết đúng mực về chính mình - Ta là ai? Chứ không
phải là sự hiểu biết điên đảo, vọng tưởng “Bên ngoài Ta có gì?”.Bài liên quan
- Chân kinh - Ngụy kinh, những điều cần biết (P.2)
- Chân kinh - Ngụy kinh, những điều cần biết! (P.1)
- Tri kiến mê lầm ở các hệ phái đạo Phật xưa nay
- Luận tội các vị Tổ khai Tông ở các Tông giáo có gốc tích đạo Phật
- Làm thân Phật chảy máu - Phá hòa hợp Tăng
- Phương Đông hủy diệt đạo Phật
- Giải mã đạo Phật
- Chọn lựa của nhân loại
- Đơn nghiệp - Cộng Nghiệp
- Bồ tát - Thanh văn
- Huyền môn và đạo Phật
- Một nguyên nhân khác khiến cho đạo Phật bị lu mờ
Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Những quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là những tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” và nhiều quyển sách quý giá khác của dịch giả Vũ Toàn. Vô cùng cảm ơn công sức dịch thuật của dịch giả và sự chia sẻ vô vụ lợi của Ông. Tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” là “ Đối thoại sấm sét, trực chỉ giữa một người ở ngoài Tâm và những người còn quanh quẩn trong Tâm ”. Xin mời các bạn. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi sách đến các bạn
Trả lờiXóaCảm ơn Sinh Nguyễn đã giới thiệu sách và trang web chuabenhdongian.com! Xin mời quý độc giả có nhu cầu tham khảo sách liên hệ với bạn Sinh Nguyễn để có được những bộ sách như ý. Trân trọng!
Xóa