Làm thân Phật chảy máu - Phá hòa hợp Tăng
Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015
Tương truyền
trong giáo lý đạo Phật có 5 lỗi bị khép vào tội Ngũ nghịch, người học Phật phạm
tội Ngũ nghịch sẽ bị đọa đày ở địa ngục vô gián vĩnh viễn không biết đến việc
siêu sinh. Tội Ngũ nghịch gồm:
1.
Giết mẹ.
2.
Giết cha.
3.
Giết A la hán.
4.
Làm thân Phật chảy máu.
5.
Phá hòa hợp Tăng.
Thời Phật Thích
Ca còn tại thế, Tăng đoàn đã từng xảy ra ít nhất hai lần bị chia rẽ nghiêm
trọng. Sự chia rẽ Tăng đoàn kỳ thực chính là việc làm thân Phật chảy máu, là
việc phá hòa hợp Tăng.
Lần phá hòa hợp
Tăng thứ nhất là do Đề bà đạt đa khởi xướng. Đề bà đạt đa là một người em chú
bác của Phật Thích Ca, song người anh em thân tộc này thường có sự ganh đua, đố
kỵ với những thành tựu mà Phật Thích Ca đạt được. Sau khi thành đạo Phật Thích
Ca trở về cố hương - Vương quốc Thích Ca, trong những buổi pháp thoại của Phật,
Đề bà đạt đa cảm nhận được sự mầu nhiệm, vi diệu của đạo lý giác ngộ giải thoát
hoàn toàn. Nỗi khao khát giải tỏa tâm linh được nhen nhóm trong tâm thức Đề bà
đạt đa do vậy Đề bà đạt đa đã cùng một số vị hoàng thân, quốc thích đến quy y
Phật. Vì Đề bà đạt đa là một người thông minh, mẫn tiệp nên Đề bà đạt đa mau
chóng nắm bắt diệu lý của đạo giác ngộ giải thoát, Đề bà đạt đa sớm trở thành môn
đồ ưu tú của Phật Thích Ca.
Tuy nhiên, việc
học Phật của Đề bà đạt đa chưa được hoàn mãn, pháp Phật chưa thông nhưng nội
tâm của Đề bà đạt đa sớm dấy khởi tâm ngã mạn. Bởi do mầm móng đố kỵ Phật Thích
Ca không được điều phục rốt ráo nên Đề bà đạt đa bộc lộ tư tưởng muốn tranh
giành vị trí dẫn dắt Tăng đoàn. Vì rõ biết Đề bà đạt đa chưa thật triệt ngộ, chưa
chứng đắc hoàn mãn pháp vô sanh nên Phật Thích Ca đã khiển trách.
Đề bà đạt đa bị
Phật khiển trách giữa đại chúng, trong lòng sinh hận, bản ngã liền đó tăng
trưởng lẫy lừng. Đề bà đạt đa trù tính kế hoạch quyết ý gây chia rẽ Tăng đoàn,
mục đích của việc gây chia rẽ Tăng đoàn sẽ góp phần hiện thực hóa việc trở thành
một vị Giáo chủ Tông giáo ở Đề bà đạt đa. Với ngôn thuyết không kém phần sắc
bén và được sự hậu thuẫn của vua A Xà Thế, Đề bà đạt đa đã lôi kéo được một
lượng không ít người học Phật theo về. Tăng đoàn của đạo Phật do vậy mà có sự
chia rẽ, viên ngọc sáng rỡ chánh pháp vì thế có ít nhiều hoen ố, điều này chứng
thực rằng người học Phật muốn phá ngã trở về vô ngã, hoàn nguyên tự tánh đồng với
vạn pháp là điều không hề dễ dàng. Nếu không sáng rõ hoàn toàn chánh pháp thì
người học Phật sẽ dễ dàng bị Tham sân si mạn nghi nhấn chìm trở lại trong khổ
não luân hồi - Vô minh hoàn vô minh .
Đề bà đạt đa
vướng mắc nơi đại ngã nên chẳng thông pháp Phật. Về sau, ngài Xá lợi phất cùng
ngài Mục Kiền Liên đã vì sự toàn bích của chánh pháp mà ra sức hợp nhất lại
Tăng đoàn. Được học hỏi chánh pháp đúng mực từ ngài Xá lợi phất những người học
Phật từng theo giáo đoàn của Đề bà đạt đa đã tỉnh giác, nhận ra giá trị sáng rõ
của chánh pháp, họ lần trở về Tăng đoàn khất sĩ theo đúng bổn nguyện tự tánh
Như Lai.
Đề bà đạt đa bởi
do tâm hạ liệt, đố kỵ, ganh tỵ - Tâm bệnh sinh ra thân bệnh, điều này đã khiến đời
sống vật chất lẫn tâm linh của Đề bà đạt đa trở nên rất cơ khổ, khốn cùng. Lúc
bấy giờ, Đề bà đạt đa mới tỉnh ngộ, trực nhận lý vô thường khổ không vô ngã. Do
được hàm dưỡng giáo lý giác ngộ giải thoát vi diệu Đề bà đạt đa đã “Hồi quang phản
chiếu” mà chứng ngộ vô sanh pháp nhẫn. Nhớ nghĩ đại ơn bất khả tư nghị của Phật
Thích Ca, khất sĩ Đề bà đạt đa đã chí thành sám hối, tạ tội trước Phật Thích Ca.
Lần chia rẽ Tăng
đoàn thứ hai ở đạo Phật phát khởi từ một xung đột nhỏ giữa hai Tăng bảo - một
vị Luận sư và một Luật sư. Bởi do chấp ngã ở các vị Tăng bảo rất lớn nên phạm
vi chia rẽ ngày càng lớn, việc lôi kéo người ủng hộ sự đúng sai ở hai vị Tăng
bảo đã gây sự chia rẽ Tăng đoàn trầm trọng. Dù Phật đã mở lời hóa giải song
người học Phật trong lưới vô minh với bản ngã lẫy lừng đã bỏ ngoài tai lời
khuyên răn của vị Giác giả Thích Ca. Những Tăng bảo vô minh đã yêu cầu Phật hãy
đứng ngoài cuộc tranh chấp, Giác giả Thích Ca biết rằng khi người học Phật còn
chấp ngã và tràn đầy Tham sân si mạn nghi thì cách hành xử chẳng khác gì người
đời, thậm chí việc làm lắm khi còn tác tệ hơn. Biết rằng nhất thời sẽ chẳng thể
hóa giải được cuộc tranh chấp Phật Thích Ca một mình, một bát rời khỏi Tăng
đoàn với một thoáng ưu tư.
Điểm chung của
hai lần chia rẽ Tăng đoàn thời Phật Thích Ca còn tại thế đều do bởi người học
Phật còn trong lưới vô minh, rơi vào đại ngã với đầy đủ Tham sân si mạn nghi.
Đó cũng là nguyên nhân chính yếu của việc làm thân Phật chảy máu - Sự phá hòa
hợp Tăng từ xưa đến nay.
Cũng như lần gây
chia rẽ Tăng đoàn thứ nhất, uy tín của Tăng đoàn Phật học bị suy giảm nghiêm
trọng, viên ngọc sáng chánh pháp thêm một lần nữa hằn lên một vết hoen ố, phai
màu. Phật Thích Ca rời đi, người học Phật tại gia - những vị đại bồ tát lúc bấy
giờ thấy cảnh “nồi da xáo thịt” trong nội bộ Tăng đoàn, những cư sĩ tại gia -
những vị đại bồ tát nhận biết sự sai quấy là ở các vị Tăng bảo chứ không do đạo
lý giác ngộ có điều khiếm khuyết vì thế họ đã hạn chế việc cúng dường vật phẩm
cho Tăng đoàn, chỉ cúng dường cho những Tăng bảo sống đời phạm hạnh đúng mực,
biết giữ gìn Thân Khẩu Ý.
Thời gian và việc
eo hẹp, thiếu thốn vật thực khiến các vị Tăng bảo gây ra điều thị phi, làm chia
rẽ Tăng đoàn thức tỉnh dần nhận ra lỗi lầm đã tạo tác. Biết rằng đã sai nên những
vị Tăng bảo gây ra việc phá hòa hợp Tăng đã chí thành sám hối trước đại chúng
và mong mỏi được Phật Thích Ca, vị thầy giác ngộ đáng kính bỏ lỗi. Nhờ vào sự
phản tỉnh hồi đầu của các vị Tăng bảo có cách hành xử sai lạc, không đúng mực
mà Tăng đoàn khất sĩ có lại sự hòa hợp.
Về sau, Phật
khép việc phá hòa hợp Tăng - gây chia rẽ Tăng đoàn là một trong năm đại trọng
tội của người học Phật. Do vậy người học Phật đúng mực, người học Phật không
còn trong lưới vô minh sẽ tuyệt đối không phạm vào một trong năm đại trọng tội.
Vì sao việc phá
hòa hợp Tăng - gây chia rẽ Tăng đoàn bị quy vào năm đại trọng tội?
Vì việc gây chia
rẽ Tăng đoàn sẽ làm lu mờ giá trị đúng mực của chánh pháp, là việc khiến pháp
Phật rơi vào biên kiến nhị nguyên đúng sai, hay dở, hơn thua,… Điều này sẽ chia
chẽ giáo lý đạo giác ngộ giải thoát, chánh pháp vì thế sẽ không còn được toàn
bích, vẹn nguyên. Và khi rơi vào biên kiến, nhị nguyên thì con đường giác ngộ
giải thoát hoàn toàn sẽ bị nghẽn lối; Việc phá ngã trở về vô ngã sẽ bị giới hạn
dẫn đến việc triệt ngộ, chứng ngộ pháp vô sanh ở hành giả gặp chướng ngại lớn.
Do vậy mà Phật
Thích Ca đã khép việc gây chia rẽ Tăng đoàn là một trong năm đại trọng tội mà
người học Phật nhất thiết không vi phạm.
Bài liên quan
- Diệu ý Như Lai
- Phác họa chân dung Giác giả Thích Ca
- “Khai quan điểm nhãn” (P.4)
- “Khai quan điểm nhãn” (P.3)
- “Khai quan điểm nhãn” (P.2)
- “Khai quan điểm nhãn” (P.1)
- Chọn lựa tích cực của Phật Thích Ca ngay sau ngày thành đạo…
- Giác giả Thích Ca ra đời là điều tất yếu
- Chân kinh - Ngụy kinh, những điều cần biết (P.3)
- Chân kinh - Ngụy kinh, những điều cần biết (P.2)
- Chân kinh - Ngụy kinh, những điều cần biết! (P.1)
- Tri kiến mê lầm ở các hệ phái đạo Phật xưa nay
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét