Dấu vết tàn tro - Ngược dòng lịch sử loài người
Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016
Chương III
Dấu Vết Tàn
Tro
I.Ngược
dòng lịch sử loài người.
Con người sơ khai, người nguyên thủy sinh sống chủ yếu bằng
việc săn bắt và hái lượm. Lúc bấy giờ, thức ăn chưa nhiều, có phần
thiếu thốn. Loài người sống chung cùng, mọi thứ đều được phân chia
đồng đều. Mối quan hệ của các thành viên trong cộng đồng người là bình đẳng. Tổ hợp người sống cùng với nhau
được gọi là thị tộc. Tập hợp nhiều thị tộc gọi là bộ lạc. Chế độ tồn tại ở xã
hội nguyên thủy khởi nguồn là mẫu hệ. Người nữ đứng đầu trong cộng đồng thị
tộc. Mọi thành viên trong thị tộc đều lắng nghe sự chỉ đạo, tổ chức phân công
của người nữ đứng đầu thị tộc.
Vì sao chế độ mẫu hệ gắn liền với sự khởi nguồn của
loài người? Tại sao người nữ lại điều hành xã hội loài người thời sơ khai và con
cái lấy họ mẹ?
Nguyên do là tính bình đẳng trong xã hội nguyên thủy
và do loài người hiểu biết chưa cao, chưa có sự phân biệt
rõ ràng. Mọi việc thuận theo lẽ tự nhiên. Thế hệ trẻ tôn trọng thế hệ lớn
tuổi. Ông bà, cha mẹ chăm lo, bảo bọc con cháu. Những đứa bé ra đời mặc nhiên
quyến luyến người đã sinh ra chúng. Tính phân biệt chưa cao, những đứa trẻ đôi
khi chẳng cần biết “Ai là cha?”. Người nữ đã đứng đầu thị tộc, bộ lạc dựa vào
chính vai trò, vị trí sinh sản ra con người đảm bảo sự di truyền giống nòi, sự
tồn tại thị tộc, dòng họ. Tổ chức xã hội thời nguyên thủy giống như là tổ chức
của một tổ ong, tổ mối,… hoàn chỉnh. Trong tổ ong,… gồm có ong chúa, ong đực,
ong thợ, ong con,… Đứng đầu tổ chức sống hoàn chỉnh là con ong chúa; ong chúa
luôn luôn là ong cái, là con ong duy nhất có khả năng sinh sản nhằm đảm bảo cho
tổ ong tồn tại và phát triển.
Con người dần tinh khôn hơn, sự hiểu biết hình thành nên sự phân biệt so
sánh. Xã hội loài người đã đông đúc, sản phẩm tạo ra ngày càng nhiều dẫn đến
việc tư hữu trong xã hội con người. Những người đứng đầu trong cộng đồng người
đã biết đến việc tích lũy riêng cho cá nhân, dòng tộc. Tình thương yêu đã có sự
phân biệt rạch ròi. Sự gian xảo, mưu tính đã nảy sinh trong trí óc của người
tinh khôn.
Tính phân biệt, sự hiểu biết,… đã nảy sinh vấn đề cướp bóc, xâm lấn giữa
các bộ lạc. Những bộ lạc có tính cách hiền lành, nhu hòa thường bị các bộ lạc
hung hãn chiếm lấy nơi ở tốt cũng như của cải tài sản.
Nguyên nhân nào khiến những bộ lạc hiền hòa phải rời
bỏ nơi ở tốt mà không phản kháng, chống đối lại bộ tộc xâm lược?
Đó là kết quả ở sự ích kỷ trong tình thương yêu của người nữ. Những
người đứng đầu bộ lạc vốn là người nữ đã vì tình thương yêu con cháu, dòng tộc.
Họ không muốn xảy ra xung đột gây chết chóc người của bộ lạc nên rời đi. Sự nhu
nhược của người đứng đầu bộ tộc đã khiến bộ lạc hiền hòa chịu nhiều thiệt thòi.
Nhưng bộ lạc hung hãn vẫn chèn ép cho đến khi những người đàn ông trưởng thành
trong bộ lạc hiền hòa vùng lên đòi lại những gì đã bị cướp đi. Sau nhiều cuộc
vùng lên mạnh mẽ; sự hiểu biết nâng lên, người đàn ông trong bộ tộc nhận ra sức
mạnh của bản thân và từng bước xóa bỏ chế độ mẫu hệ trong bộ lạc. Chế độ phụ hệ
ra đời dựa trên cơ sở sức mạnh cơ bắp của người đàn ông và vai trò đảm bảo sự
tồn tại giống dòng của người nữ không còn là vấn đề sống còn của bộ lạc. Nguyên
do số người trong bộ lạc đã đông đúc, người nữ cũng không còn nhớ được vai trò,
vị trí tối quan trọng của tự thân ở trong bộ lạc. Hơn nữa, với sức mạnh cơ bắp
người đàn ông đã dập tắt ý chí tự chủ cũng như khả năng phản kháng của người
nữ. Chế độ phụ hệ ra đời đã không còn tùy thuận theo tự nhiên mà do sự hiểu
biết, tính phân biệt và lòng tham có ở con người.
Từ đó, nhân loại đã phát triển xây dựng con người theo con
đường trái với tự nhiên, không thuận theo đạo.
Xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến,… con người đã
xây dựng chế độ phụ hệ chuyên chính, tước đoạt tất cả vai trò, vị trí, quyền
lợi,… của người nữ. Nhằm nắm vững vai trò, vị trí xã hội người đàn ông cùng với
việc tham đắm dục vọng, chế độ đa thê ra đời và lan rộng ra khắp nhân loại. Đã
có thời gian sức mạnh, quyền hạn, sự thành đạt,… của người đàn ông được dựa
trên cơ sở số người nữ mà người đàn ông chiếm hữu. Các bậc vua chúa, vương
hầu,... lập ra “Tam cung, lục viện” nhằm thể hiện sức mạnh quyền lực và bản
lĩnh đàn ông để nhiếp phục thiên hạ quần hùng. Về sau, do việc tham đắm nữ sắc
các vị vua đã sa đọa, trụy lạc. Kết quả của việc làm trái đạo là các hôn quân
sớm chết kéo theo một hệ lụy - Người dân rơi vào cảnh khốn cùng, lầm than. Xã
hội loạn lạc, chiến tranh triền miên. Ngày nay, không ít người vì tham đắm thú
vui xác thịt và việc thiếu sự hiểu biết về cân bằng âm dương nội tại ở cơ thể
người dẫn đến tinh lực suy, khí lực cạn, hỏa khí vượng,... đốt cháy “tâm can tỳ
phế thận” tạo ra hàng loạt căn bệnh xã hội quái ác, khó trị. Căn bệnh thế kỷ
HIV là một trong số những căn bệnh nguy hiểm mà nguyên nhân phần nhiều là do
hành vi trái đạo của con người mang lại,...
Việc dùng quyền hạn, sức mạnh áp chế của người đàn ông kéo dài trải qua rất
nhiều thế hệ đã làm thay đổi nhận thức, ý thức, tư duy của toàn nhân loại. Nhân
loại mặc nhiên thừa nhận “Người nữ là phái yếu, người nam là phái mạnh” và trói
sự hiểu biết nhân loại vào quan điểm lầm lạc đó. Từ việc dùng sức mạnh cơ bắp
để tước đoạt vai trò lãnh đạo và xây dựng xã hội dựa trên tham dục của người
đàn ông mà xã hội mặc nhiên thừa nhận “Người đàn ông mạnh mẽ ở tất cả mọi
phương diện”. Nhưng điều đó không là sự thật, khi dùng sự hiểu biết tổng thể,
khách quan nhân loại sẽ nhận ra “Sự thật dường như trái ngược hoàn toàn”.
Bài liên quan
em xin phép anh em có thể copy chia sẻ bài của trang được không ạ.
Trả lờiXóaBạn cứ chia sẻ tự do. Cảm ơn bạn vì sự đồng cảm kết nối! Chúc bạn cùng gia đình luôn tươi vui, hạnh phúc!
Xóa