Hiển bày sự chân thật con đường Phật đi
Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016
Tóm lược lại con đường tìm đạo và hành đạo của Đức Phật Thích Ca:
Sau khi nhận biết vòng tròn sinh lão bệnh tử của một đời người và sự hiểu
biết về luân hồi có trong bộ kinh Vệ Đà thuộc đạo Bà La Môn, thái tử Tất đạt đa
nhận ra sự vô lý khi chúng sinh trong 3 cõi phải lăn lên, lộn xuống trong 6
đường chịu muôn điều khổ não.
Đấng quyền năng là ai?
Tại sao phải trói buộc con người trong cái vòng lẩn quẩn không có lối ra?
...
Người nhận định hẳn là phải có một con đường nào đó để con người thoát ra
khỏi vòng quay luân hồi. Người học hỏi, tham cứu phần lớn giáo lý, kinh điển
các tôn giáo khác nhưng vẫn không tìm thấy lối thoát. Người đã thật sự bất an.
Tại sao con người phải sống trong tám sự khổ - Sinh khổ, bệnh khổ, già khổ,
chết khổ, khổ vì yêu thương nhau mà phải chia lìa, khổ vì ghét nhau mà phải
sống chung cùng, khổ vì cầu mong mà không được, khổ vì ngũ ấm - sắc thọ tưởng
hành thức xung đột, chống trái lẫn nhau trong thân tâm gây bệnh tật, phiền muộn
và khổ đau?
Con người phải chăng chết là hết?
Sự bất an nung nấu mãnh liệt trong tâm thái tử Tất đạt đa. Người nghĩ Người cần phải tìm cho
ra con đường giải thoát cho bản thân và cho nhân loại. Nhưng Người chưa thể đi
tìm đạo vì nàng Da du đà la đang mang thai đứa con của chàng. Người nhận ra
Người rất yêu thương vợ và cả đứa con còn nằm trong bụng. Người mơ hồ nhận ra
chính tình yêu thương đã trói chân Người và có thể chính tình yêu thương đã
trói con người vào luân hồi.
Ngày Da du đà la hạ sinh La hầu la, trái tim Người như muốn vỡ tung. Người
thật sự cảm nhận được sự mong manh của một đời người. Người đã tự nghĩ “Cái
chết có thể đến với con chàng, vợ chàng và ngay cả chàng bất cứ lúc nào”.
Sở dĩ Thái tử Tất đạt đa có những ý nghĩ “đáng sợ” như vậy bởi vì ngày xưa
vì sinh chàng mà mẹ chàng đã phải chết.
Từ những hình ảnh, những suy nghĩ đó,… có một sự thôi thúc mãnh liệt Người
hiểu rằng “Đã đến lúc Người phải ra đi”.
Sự rời bỏ hoàng cung ra đi cho thấy thái tử là một con người bình thường.
Sự từ bỏ gia đình thể hiện sự ích kỷ của
thái tử. Thái tử mong muốn được thoát ra
khỏi quy luật sinh lão bệnh tử, thoát ra mọi khổ đau trong cuộc sống. Thái tử
có niềm tin rằng “Người sẽ tìm ra con đường giải thoát hoàn toàn cho chính
mình”.
Với niềm tin, định lực hùng mạnh, Người đã dũng mãnh xuất ly và tìm đến học
hỏi những vị thầy danh tiếng.
Sau khi tham cứu giáo lý, Người hành trì thiền định tinh tấn và mau chóng
đạt được trạng thái thiền vô sở hữu xứ và phi tưởng phi phi tưởng xứ. Người đạt
được trạng thái an lạc, tự tại khi nhập thiền.
Trong quá trình hành trì, những trạng thái thiền định giúp Người biết rằng
“Con người không phải chết là hết”.
Khi xả thiền, Người vẫn thấy tâm không an vì Người vẫn nghĩ, vẫn nhớ, vẫn
lo lắng cho những người thân và Người vẫn chưa có giải pháp đối trị những phiền
não đó. Người cũng nhận biết “Người sẽ không học được gì thêm ở những người
thầy”.
Người quyết định ra đi, Người ra đi nhưng lại không biết là sẽ đi về đâu?
Người hoài nghi chính sự hiểu biết của tự thân vì điều đó không giúp Người
thoát ra những khổ não.
Kết quả của sự hoài nghi đã khiến Người thực hành pháp tu khổ hạnh với ý
nghĩ “Việc chối bỏ sự tồn tại của xác thân, giải thoát khỏi xác thân có thể sẽ
giúp con người giải thoát khỏi tinh thần, tâm linh”.
Sự sai lầm về nhận thức khiến Người phải trả giá bằng xác thân gầy ốm, tàn
hoại và suýt chết. Thoát chết sau khi thực hành pháp tu khổ hạnh giúp Người
nhận định rõ vấn đề - Sẽ không có việc giải thoát hoàn toàn tâm ý bằng việc hủy
hoại thân thể. Một tấm thân tàn hoại khó thể chứa đựng tâm trạng an lạc, tự
tại.
Người từ bỏ việc tu khổ hạnh và Người nhớ đã không ít lần Người đạt được sự
an lạc, tự tại. Đó là những lúc Người dừng lặng, buông bỏ mọi vướng bận,… Người
nhận ra có một tia hy vọng. Dường như đây là cánh cửa của sự giải thoát. Người
tìm đến cội bồ đề để thiền định.
Sau khi giữ tâm tĩnh lặng một thời gian dài lâu, tất cả những sự hiểu biết
về cuộc sống, giáo lý kinh điển các tôn giáo, mục đích của việc rời bỏ gia
đình,… lần lượt tái hiện trong tâm trí của thái tử.
Những câu hỏi lớn được đặt ra và nhanh chóng có câu trả lời hợp lý.
Đấng quyền năng là ai?
Có thật sự con người phải cầu nguyện họ thì mới có được đời sống ấm no,
hạnh phúc?
Phải chăng con người là một món đồ chơi, là con rối của các Đấng quyền
năng?
Việc buồn vui, được mất của con người là nguồn vui của Đấng quyền năng. Nếu
điều đó là đúng thì Đấng quyền năng thật sự rất tầm thường.
Đấng quyền năng phán quyết tội phước của con người thì ai sẽ là người phán
quyết những việc đúng sai của các Đấng quyền năng?
Nếu không có loài người thì ai sẽ lễ lạy, cúng bái, nguyện cầu,… các Đấng
quyền năng?
Phải chăng con người không còn thì các Đấng quyền năng diệt mất?
Thật sự việc cầu nguyện có giúp ích được con người không?
Người rõ biết Người đã cầu nguyện các Đấng quyền năng với mong muốn được
thoát khổ, tìm được con đường giải thoát hoàn toàn.
Nhưng thực tế những khổ đau vẫn đeo đuổi tâm trí Người, Người đã hóa giải
chúng bằng những phương pháp đối trị, bằng niềm tin sẽ tìm ra được con đường
giải thoát hoàn toàn.
Qua quá trình quán chiếu Người nhận ra các Đấng quyền năng không thể tạo ra
loài người và vạn vật. Khi con người diệt mất thì cũng sẽ không còn ai thừa
nhận sự tồn tại của các Đấng quyền năng. Điều này cho thấy sự tồn tại mối quan
hệ nhân duyên chằng chịt giữa các sự vật hiện tượng là tiền đề cho thuyết duyên
sinh. Niềm tin kiên định và sự hiểu biết giúp Người nhận ra “Người đã tìm được
chiếc chìa khóa dùng để mở cánh cửa giải thoát”.
Người tiếp tục quán chiếu và nhận ra mọi sự vật hiện tượng đều do muôn
duyên hợp và biến chuyển liên tục. Nền móng cho sự tồn tại của vạn vật là do
bốn đại - đất nước gió lửa hợp thành.
Không có bất kỳ sự vật nào rời bốn đại mà có mặt được. Xác thân của chính
Người cũng có từ bốn đại và sự luân chuyển bốn đại trong thân thể chưa bao giờ
dừng nghỉ. Người thấy xác thân có trong đất nước gió lửa, có trong hoa sen, cây
sứ, trong chiếc lá bồ đề và trong vạn vật. Không dừng lại, Người tiếp tục quán
chiếu:
- Tại sao con người phải luân hồi trong sinh tử?
- Tại sao từ nền tảng đất nước gió lửa lại tạo ra vạn vật với muôn ngàn sai
khác?
- Cái gì đã kết hợp bốn đại thành muôn vật và con người?
- Có phải cái thấy nghe hay biết đã kết hợp bốn đại?”...
Những câu hỏi trên làm tiền đề cho thuyết Thập nhị nhân duyên.
Qua công trình quán chiếu vĩ đại Người đã nhận rõ cái thấy nghe hay biết
không hình không tướng đã tạo nên sự khác biệt giữa sự sống và xác chết, trạng
thái dừng lặng của tâm và thể của Không đại là không khác nhau.
Cái thấy nghe hay biết chính là nguyên nhân hình thành nên cái tôi trong
con người và mọi loài, là hạt nhân khiến mọi chúng sinh luân hồi trong 3 cõi.
Người nhận rõ được sự không hai của bản tâm và Không đại. Phật hòa vào
Không đại và bốn đại để nhận biết tiền kiếp, hiện kiếp và hậu kiếp. Tất cả là
một, một là tất cả. Ngay đó Người đạt được sự giải thoát hoàn toàn. Cùng với sự
hiểu biết được khai mở cao tột Người thành Phật. Là người giác ngộ giải thoát
hoàn toàn, thoát ra khỏi mọi khổ não.
Vì Phật không giam hãm bản tâm trong cái tôi nhỏ bé và tấm thân máu thịt
nên Người thành Phật.
Còn sở dĩ con người vẫn là chúng sinh vì bởi vọng tưởng về cái tôi có trong
tấm thân máu thịt, nhốt bản tâm vào cái tôi không thật nên chìm nổi trong luân
hồi.
Con đường tìm đạo giải thoát của các vị Phật từ quá khứ, hiện tại và tương
lai đều khởi nguồn từ ý định thoát ly, xa rời sự khổ.
Vì thế bất kỳ một vị Phật nào cũng đều phải trải qua cuộc sống của con
người bình thường để nhận rõ sự khổ hiện diện ở mọi chúng sinh trong 3 cõi 6
đường. Từ đó vị Bồ tát mới dũng mãnh thoát ly, tinh tấn hành trì theo chánh pháp
mà đạt được sự tỏ ngộ.
Muốn đạt được quả vị Phật đòi hỏi người tu học phải có sự hiểu biết sâu
rộng và không vướng vào cái biết đó. Cả ba thời quá khứ, hiện tại và tương lai
không bao giờ có sự xuất hiện hai vị Phật cùng một lúc. Bởi vì những bậc giác ngộ
giải thoát hoàn toàn đã thoát khỏi sự ràng buộc của lợi danh, hơn thua, được
mất,... Một khi đã có người tỏ ngộ về sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn và đang
rộng truyền chánh pháp thì người giác ngộ còn lại sẽ tùy thuận sống an lạc, tự
tại giữa đời thường.
Những người đạt được sự giác ngộ, giải thoát hoàn toàn sẽ không bao giờ vì
chứng tỏ sự hiểu biết cùng tột và danh vị giáo chủ, Thánh, Phật mà nhập thế
thuyết pháp.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét