Luận tội các vị Tổ khai Tông ở các Tông giáo có gốc tích đạo Phật
Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016
Gượng nói Phật
Thích Ca đã từng khép việc gây chia rẽ Tăng đoàn là một trong năm đại trọng tội
của người học Phật, là tội bị đọa địa ngục vô gián.
Vậy mà…
Ai là người tiếp
tục phá hòa hợp Tăng sau khi Phật Thích Ca nhập diệt?
Không ai khác
ngoài người học Phật, nhất là những người học Phật thượng thủ nắm giữ vai trò Tổ,
đặc biệt là những vị Tổ khai sơn ra các Tông giáo có gốc tích, nguyên ủy từ đạo
Phật.
Dựa vào kinh
sách, điển tích có từ nguồn gốc Phật giáo thì việc chia Tông, rẽ giáo ở đạo
Phật bắt nguồn từ những lần kết tập kinh điển về sau. Do không có hành giả
triệt ngộ pháp vô sanh dẫn dắt Tăng đoàn nên lâu về sau đạo Phật bị chia chẽ ra
thành nhiều Tông phái khác nhau. Việc chia chẽ Tông phái xuất phát từ những bất
đồng về giáo lý Tam Tạng kinh do vậy nên mỗi Tông phái sẽ bảo lưu, chấp thủ
giáo lý về đạo Phật khác nhau. Viên ngọc quý chánh pháp bị đập vỡ ra thành
nhiều mảnh, mỗi Tông giáo giữ một vài mảnh và đều ra sức xác quyết rằng mảnh vỡ
của viên ngọc quý chánh pháp mà họ chấp thủ là một viên ngọc chánh pháp toàn
bích, nguyên vẹn.
Việc chia Tông,
rẽ giáo đã dẫn đến việc chia rẽ Tăng đoàn ra thành nhiều Tông phái khác nhau.
Kết hợp với sự vô minh, việc tăng trưởng bản ngã đã bày ra việc giành giật tín
đồ cùng việc sa vào lợi dưỡng, lợi danh. Chánh pháp cứu cánh của đạo giác ngộ
giải thoát đã không mang lại sự chứng ngộ, đắc pháp vô sanh ở những người học
Phật tham đắm.
Do bảo thủ pháp
môn ở người học Phật nơi mỗi Tông phái đã dẫn đến sự tăng trưởng bản ngã và gây
ra sự khiếm khuyết tính viên dung về giá trị đúng mực của chánh pháp.
Các vị Tổ khai
sơn ra các Tông phái là người đã gây ra việc chia rẽ Tăng đoàn, làm thân Phật
chảy máu. Người học Phật mà phạm vào một trong năm tội Ngũ nghịch hiển nhiên
không thể là hành giả chứng ngộ hoàn toàn pháp vô sanh.
Ngày nay, đạo
Phật được chia chẽ ra thành nhiều Tông giáo khác nhau, điển hình là Phật giáo
nguyên thủy, Phật giáo đại thừa - Tịnh độ tông, Thiền tông, Mật tông,… Và ở mỗi
Tông phái riêng rẽ lại là vô vàn những cành nhánh nhỏ vụn, mỗi cành nhánh nhỏ
vụn lại tạo ra những nét đặc thù riêng nhằm thu hút, lôi kéo tín đồ học Phật,
mục đích sau cùng là gồm thâu lợi dưỡng, lợi danh. Đó là dấu vết của đạo Phật
rơi vào thời mạt pháp.
Hiển nhiên là khi
gây ra việc làm thân Phật chảy máu, phá hòa hợp Tăng, tạo ra sự phân tán giáo
lý đạo giác ngộ những người học Phật còn trong lưới vô minh không nhận thức, ý
thức được việc tự thân phạm vào đại tội Ngũ nghịch. Hơn nữa, một số người học
Phật chân chính phạm đại tội Ngũ nghịch không vì lợi dưỡng, lợi danh mà do sự
hiểu biết bị giới hạn, việc không sáng rõ chánh pháp. Một số người học Phật
khác phạm tội Ngũ nghịch vì thuận theo thời cuộc, đại cuộc chia rẽ đạo Phật đã
định và do không triệt ngộ nên họ đành trôi theo con nước xuôi dòng. Chính do
không có Giác giả xuất thế nên đạo Phật bị chia rẽ dài lâu mà đến nay vẫn không
thể hợp nhất lại. Thân Phật vẫn hoài chảy máu, Tăng đoàn đạo Phật vẫn còn đó sự
chia rẽ. Dù rằng theo thời cuộc các Tông phái đạo Phật đã có sự pha trộn vào
nhau nhưng sự hòa hợp như nước với sữa ở đạo Phật hiện nay là điều không từng thật
có.
Bài liên quan
- Tam Tạng kinh do ai thuyết?
- Diệu ý Như Lai
- Phác họa chân dung Giác giả Thích Ca
- “Khai quan điểm nhãn” (P.4)
- “Khai quan điểm nhãn” (P.3)
- “Khai quan điểm nhãn” (P.2)
- “Khai quan điểm nhãn” (P.1)
- Chọn lựa tích cực của Phật Thích Ca ngay sau ngày thành đạo…
- Giác giả Thích Ca ra đời là điều tất yếu
- Chân kinh - Ngụy kinh, những điều cần biết (P.3)
- Chân kinh - Ngụy kinh, những điều cần biết (P.2)
- Chân kinh - Ngụy kinh, những điều cần biết! (P.1)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét