ĐẠO ĐỨC KINH TÂN BẢN
Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016
Thiên Thượng
Khái niệm Đạo
1
Đạo
khả đạo phi thường đạo; Danh khả danh, phi thường danh.
Vô
danh thiên địa chi thủy; Hữu danh vạn vật chi mẫu.
Cố
thường vô dục dĩ quan kì diệu; Thường hữu dục dĩ quan kì kiếu.
Thử
lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh.
Đồng
vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn.
Đạo mà được đặt tên thì tên gọi đó không
phải là tên gọi không thể thay đổi của đạo; Tên mà có thể đặt ra để gọi một sự
vật, hiện tượng bất kỳ thì không phải là tên không thể thay đổi của sự vật,
hiện tượng đó.
Không là tên gọi của cái khởi thủy (khởi nguồn) của vạn vật; Có là tên gọi
của mẹ sinh ra vạn vật.
Cho nên
thường đặt vào chỗ không là để xét cái thể vi tế, sâu kín tuyệt diệu
của đạo; Thường đặt vào chỗ có là để xét
cái dụng rộng lớn, vô biên trùm khắp của đạo.
Hai cái - không và có - cùng có nguồn gốc từ
đạo mà lại khác tên. Cả không và có đều là huyền diệu.
Từ sự huyền diệu của không và có tạo ra vô
số sự huyền diệu là tất cả vạn vật, trời đất và cả vũ trụ, đó là cửa của mọi
biến hóa kì diệu có từ đạo.
5
(5-2)Thiên
địa chi gian, kì do thác thược hồ! Hư nhi bất khuất, động nhi dũ xuất.
Đạo như là khoảng giữa của trời đất, như là
ống bễ! Rỗng không mà không cùng tận, càng vận hành thì lại càng nhiều biến
hóa, sáng tạo.
6
Cốc
thần bất tử. Thị vị huyền tẫn; Huyền tẫn chi môn, thị vị thiên địa căn.
Miên
miên nhược tồn, dụng chi bất cần.
Đạo giống như là cái hang thần còn mãi,
không bị diệt mất. Đạo còn được gọi là mẹ huyền diệu, nhiệm màu; Mẹ huyền diệu,
nhiệm màu chính là gốc của trời đất và vạn vật. Đạo cứ vận hành mãi như là
không có điểm dừng, tạo thành mọi vật mà lại không dùng đến.
25
(25-1)Hữu
vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh. Tịch hề, liêu hề, độc lập nhi bất cải, chu
hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên địa mẫu. Ngô bất tri kì danh, tự chi viết
đạo, cưỡng vị chi danh viết đại.
Đạo chính là vật hỗn độn và dường như hình
thành trước cả trời đất. Đạo yên lặng (vô thanh), trống không (vô hình), đứng
một mình mà không thay đổi (bất biến), vận hành khắp vũ trụ mà không ngừng, có
thể coi đạo là mẹ của vạn vật và trời đất. Ta không biết đạo tên là gì, tạm đặt
tên gọi là đạo, miễn cưỡng gọi đạo là rộng lớn vô cùng.
41
(41-2)Đại
phương vô ngung; Đại khí vãn thành; Đại âm hi thanh; Đại tượng vô hình, đạo ẩn
vô danh. Phù duy đạo, thiện thải thả thành.
Đạo như là bốn phương - đông tây nam bắc -
rỗng không, không bờ mé, không dễ nhận biết cạnh góc, phương vị, giới hạn; Đạo
như là hư không, không có hình dạng cố định, không có kích thước rõ ràng,…; Đạo
như là thanh âm cực lớn mà con người không thể nghe thấy được; Đạo như là một
vật thể to lớn vô cùng, không thể nhìn thấy toàn vẹn, vì thế không thể nhận
biết được hình tượng, kích cỡ,…; Đạo dường như sâu kín, ẩn khuất, không thể mô
tả, nói rõ, không có tên gọi rõ ràng, cụ thể, cố định. Chỉ có đạo là khéo sinh
và thành toàn vạn vật.
20
(20-4)Hoang
hề kì vị ương tai!
Đạo rất rộng lớn, không thể nói rõ, không
sao diễn tả được!
34
Đại
đạo phiếm hề, kì khả tả hữu. Vạn vật thị chi nhi sinh nhi bất từ, công thành
nhi bất hữu, y dưỡng vạn vật nhi bất chủ. Thường vô dục, khả danh ư tiểu; Vạn
vật qui yên nhi bất chủ, khả danh vi đại. Dĩ kì chung bất tự vi đại, cố năng
thành kì đại.
Đạo lớn lan tràn, rộng khắp mọi nơi, có cả
bên trái lẫn bên phải. Vạn vật nhờ đạo sinh ra nhưng đạo không chia cắt nhỏ vụn
mọi vật, thành toàn mọi việc mà không chiếm làm của mình, nuôi dưỡng mà không
làm chủ vạn vật. Đạo thường không thể hiện, vì thế có thể xem tính chất của đạo
là nhỏ nhẹm, sâu kín - ẩn vi, tinh tế; Vạn vật qui thuận, cùng theo về mà đạo
không làm chủ, vì thế có thể nói là đạo
lớn vô cùng. Và cho đến cùng tận, đạo cũng không tự nhận là lớn cho nên mới
hoàn thành được cái tính vĩ đại không cùng của đạo.
25
(25-2)Đại
viết thệ, thệ viết viễn, viễn viết phản. Cố đạo đại, thiên đại, địa đại, nhân
diệc đại. Vực trung hữu tứ đại, nhi nhân cư kì nhất yên. Nhân pháp địa, địa
pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên.
Lớn vô cùng thì lưu hành không ngừng, lưu
hành không ngừng thì đi xa, đi xa rồi thì quay trở về. Cho nên đạo lớn, trời
lớn, đất lớn, người cũng lớn. Trong vũ trụ có bốn cái lớn, mà người là cái lớn
thứ nhất. Người nương tựa đất, đất nương tựa trời, trời nương tựa đạo, đạo là
tất cả quy luật tự nhiên có trong vũ trụ.
67
(67-1)Thiên
hạ giai vị ngã đạo đại, tự bất tiếu. Phù duy đại, cố tự bất tiếu. Nhược tiếu,
cửu hỹ kì tế dã phù.
Đạo rộng lớn bao la, lan tràn trùm khắp, cơ
hồ không có “vật gì” có thể so sánh được. Vì là đạo lớn vô cùng mà lại không có
“vật gì” so sánh nên mới gọi là cực lớn. Nếu có “vật gì” so sánh, thay thế được
thì đạo đã trở thành nhỏ từ lâu rồi.
4
Đạo
xung, nhi dụng chi hoặc bất doanh; Uyên hề tự vạn vật chi tôn.
Tỏa
kì nhuệ, giải kì phân; Hòa kì quang; Đồng kì trần; Trạm hề tự hoặc tồn.
Ngô
bất tri thùy chi tử; Tượng đế chi tiên.
Đạo có bản thể như là hư không mà công dụng
thì cơ hồ vô cùng; Đạo uyên áo, thâm sâu mà dường như tạo ra vạn vật; Vạn vật
vận hành, luân chuyển trong đạo.
Đạo dường như không để lộ sự tinh nhuệ ra mà
lại khéo hay giải trừ những rối loạn, tranh cạnh,… giữa vạn vật cũng như trời
đất; Đạo thường hay che bớt ánh sáng, sức ảnh hưởng, sự chi phối đến vạn vật; Đạo
hòa đồng với trần tục và vạn vật; Đạo sâu kín, không biểu hiện mà dường như tồn
tại mãi.
Ta không biết đạo là con ai, có nguồn gốc từ
đâu; Có lẽ đạo có trước cả thượng đế.
21
(21-2)Đạo
chi vi vật, duy hoảng duy hốt; Hốt hề hoảng hề, kì trung hữu tượng; Hoảng hề
hốt hề, kì trung hữu vật. Yểu hề minh hề, kì trung hữu tinh; Kì tinh thậm chân,
kì trung hữu tín.
Tự
cổ cập kim, kì danh bất khứ, dĩ duyệt chúng phủ. Ngô hà dĩ tri chúng phủ chi
trạng tai. Dĩ thử.
Đạo là cái gì chỉ mập mờ, thấp thoáng; Thấp
thoáng mập mờ mà ẩn chứa bên trong các hiện tượng; Mập mờ, thấp thoáng mà ẩn
chứa bên trong các sự vật; Đạo thâm viễn, sâu kín mà bên trong chứa đựng cái
tinh túy; Cái tinh túy đó rất xác thực và đáng tin.
Từ xưa đến nay đạo không dừng lại, đạo luôn
sáng tạo vạn vật. Do đâu mà ta biết được bản nguyên của vạn vật? Chính là do
đạo.
14
(14-1)Thị
chi bất kiến danh viết di, thính chi bất văn danh viết hi, bác chi bất đắc danh
viết vi. Thử tam giả bất khả trí cật, cố hỗn nhi vi nhất.
Kì
thượng bất kiểu, kì hạ bất muội, thằng thằng bất khả danh, phục qui ư vô vật.
Thị
vị vô trạng chi trạng, vô vật chi tượng, thị vị hốt hoảng. Nghinh chi bất kiến
kì thủ, tùy chi bất kiến kì hậu.
Đạo nhìn không thể thấy gọi là di - vô sắc,
nghe không thể được gọi là hi - vô thanh, nắm bắt không thể dính gọi là vi - vô
hình. Vì là vô sắc, vô thanh, vô hình nên truy cứu đến cùng cũng không biết là
gì, chỉ thấy trộn lộn, hòa lẫn làm một thôi.
Ở trên không sáng, ở dưới không tối, thâm
viễn bất tuyệt, không thể gọi tên và sau cùng lại trở về cõi vô vật.
Cho nên tạm gọi là cái trạng thái không có
hình trạng, cái hiện tượng không có vật thể là đạo. Đạo thấp thoáng, mập mờ.
Tìm dấu tích đạo thì không thấy điểm khởi nguồn - vô thủy, lần theo đạo thì
không thể nhận biết điểm kết thúc - vô chung.
42
(42-1)Đạo
sinh nhất; Nhất sinh nhị; Nhị sinh tam; Tam sinh vạn vật. Vạn vật phụ âm nhi
bão dương, trùng khí dĩ vi hòa.
Đạo sinh một; Một sinh hai; Hai sinh ba; Ba
sinh ra vạn vật. Vạn vật đều có cả âm dương, âm dương được điều hòa bằng một
loại khí trùng ngưng.
[Theo
quan niệm từ xưa đạo khởi nguồn chỉ từ một vật duy nhất; Do có khái niệm đạo từ
một vật duy nhất mà phát sinh có thêm vật thứ hai; Từ vật thứ hai mà nảy sinh
ra vật tiếp theo - vật thứ ba; Quá trình cứ thế tiếp nối về sau tạo ra vạn vật.
Vạn vật đều có cả âm dương, âm dương trong vạn vật đều được cân bằng tùy thuộc
vào một loại khí trung hòa, là quy luật của đạo.]
[Theo
nguồn tri thức cổ xưa vạn vật có nguồn gốc từ thái cực; Thái cực sinh ra lưỡng
nghi; Lưỡng nghi sinh ra tứ tượng; Tứ tượng sinh ra bát quát; Từ đó hình thành
nên mọi sự vật, hiện tượng có trong trời đất. Ngoài ra, vạn vật đều chứa đựng
âm dương và âm dương luôn được cân bằng tùy
thuộc vào khí trùng ngưng. Kết
hợp với sự hiểu biết của bản thân, Lão Tử đã
giản lược, rút gọn lại nguồn tri
thức của người xưa nhằm mục đích giúp bản thân cùng mọi người nắm bắt, nhận
biết, tìm hiểu, diễn tả,… đạo cũng như là những quy luật của đạo. Lão Tử đã mô
tả đạo, quy luật đạo một cách cô động, súc tích, gãy gọn, dễ hiểu hơn. Trong
đó thái cực chính là nhất; Lưỡng nghi
chính là hai; Tứ tượng chính là ba; Bát quái chính là vạn vật có trong vũ trụ
và khí trùng ngưng chính là những quy luật của đạo.]
51
Đạo
sinh chi, đức súc chi, vật hình chi, thế thành chi. Thị dĩ vạn vật mạc bất tôn
đạo nhi quí đức. Đạo chi tôn, đức chi quí, phù mạc chi mệnh nhi thường tự
nhiên.
Cố
đạo sinh chi, đức súc chi, trưởng chi, dục chi, đình chi, độc chi, dưỡng chi,
phú chi. Sinh nhi bất hữu; Vi nhi bất thị; Trưởng nhi bất tể. Thị vị huyền đức.
Đạo sinh ra vạn vật, đức bao bọc vạn vật,
vạn vật được sinh ra dựa vào tự nhiên - khí hậu, chất đất, nguồn nước,… - mà có
hình dạng, tính chất, chủng loại, công dụng,… sai biệt, khác nhau. Dù vậy mà
đạo và đức không cần vạn vật coi trọng. Chính nhờ vậy mà vạn vật đều tôn trọng
đạo và quí đức. Đạo sở dĩ được tôn trọng, đức sở dĩ được quí là vì đạo và đức
không can thiệp, chi phối vạn vật mà để vạn vật tự nhiên phát triển.
Đạo sinh ra vạn vật, đức bao bọc, bồi dưỡng,
nuôi lớn tới thành hình, che chở vạn vật. Tuy tạo ra và nuôi dưỡng vạn vật mà
không chiếm làm của riêng, giúp vạn vật sinh trưởng, lớn lên mà không ghi nhớ
kể công, không làm chủ, không can thiệp chi phối sự phát triển của vạn vật nhờ
vậy mà đạo có được đức huyền diệu.
32
(32-1)Đạo
thường vô danh, phác, tuy tiểu, thiên hạ mạc năng thần dã.
(32-4)Thủy chế hữu danh, danh diệc kí hữu, phù
diệc tương tri chỉ. Tri sở chỉ khả dĩ bất đãi.
Thí
đạo chi tại thiên hạ, do xuyên cố chi dữ giang hải.
Đạo ban đầu không có tên gọi, tuy chất phác,
nhỏ nhẹm, ẩn vi mà vạn vật không thể coi thường đạo.
Bởi vì đạo có trước vạn vật, trước khi vạn
vật có tên gọi (trước khi có ngôn ngữ).
Sau khi đạo khởi nguồn tạo ra vạn vật và ngôn ngữ rồi thì đạo mới có tên gọi,
khi đã có tên gọi thì đạo đã không làm chủ vạn vật. Vì vậy vạn vật nhận biết
cái đức huyền diệu của đạo nên không thể coi thường đạo.
Đạo đối với trời đất và vạn vật cũng giống
như là sông biển với suối khe.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét