Gương vỡ lại lành
Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016
Chương
III
Gương
Vỡ Lại Lành
Có không ít tín đồ đạo
Phật sẽ bất bình khi tôi trình bày về Phật Thích Ca và kinh Phật theo khuynh
hướng mộc mạc, gần gũi và chân thật. Với họ, Phật và kinh Phật là tôn quý, là
bất khả xâm phạm. Vô hình chung tôi trở thành một kẻ phá đạo. Một số người học
Phật khác lại cho rằng - Đối với những người học Phật làm việc sai trái, không
đúng với chánh pháp thì sau này nghiệp quả họ sẽ phải tự nhận lấy. Tôi là người
học Phật sơ cơ chưa phải là Tăng bảo thì không đủ điều kiện nói lên những sai
phạm của những người xuất gia.
Thật ra, tôi cũng không
muốn nói ra những lầm lạc của người học Phật nhưng tôi không lên tiếng thì nhân
loại lại ngộ nhận chân giá trị của Tam tạng kinh, quên bỏ chánh pháp.
Mặt khác, tôi cũng nhận
biết những người học Phật vì không rõ biết chánh pháp và thiếu chân sư chỉ dẫn
nên nỗi lạc vào lối rẽ.
Khi rõ biết người khác
lạc lối lẽ nào tôi không thể vì họ mà mở lời. Dường như họ đáng thương hơn là
đáng trách. Bởi vì một trong muôn kiếp người họ có duyên may biết đến Phật
pháp. Lẽ ra họ phải chuyển kinh Phật trở về bản tâm nhằm tự thân thoát khỏi
luân hồi và giúp người khác thoát ra mọi khổ não. Chẳng may do thiếu sự hiểu
biết sáng rõ người học Phật lại bị kinh Phật chuyển. Điều này khiến người học
Phật sống chơi vơi giữa đời và đạo.
Do vội khoác lên người
y áo cà sa họ đã không thể tùy tiện ăn thịt, uống rượu,…
Nhưng bản thân người
học Phật lại không thể nhận biết con đường họ đang đi sẽ dẫn họ đi về đâu?
Bao nhiêu kiếp người
nữa thì họ mới được giải thoát hoàn toàn?
Cuộc sống thì lại đầy
dẫy những cám dỗ, lợi dưỡng, lợi danh,… Khi không rõ biết con đường chánh pháp
việc người học Phật sa ngã là điều không dễ tránh khỏi và họ trở thành kẻ tội
đồ của đạo Phật, là kẻ phạm giới, phá đạo. Thậm chí, cánh cửa vào địa ngục cũng
rộng mở hơn đón họ quay về.
Phải chăng đây là điều
đáng tiếc?
Một kết quả không mong
muốn đối với những người học Phật.
Hơn nữa, tôi không nói
thì cũng có người khác đưa ra những nhận định phiến diện, thiếu khách quan.
Thậm chí sẽ có người đưa ra những nhận xét nhằm mục đích cá nhân. Cụ thể là họ
có thể sẽ vì tín ngưỡng tâm linh của bản thân hoặc là vì vai trò, vị trí, lợi
dưỡng, lợi danh,… mà tìm cách xóa bỏ và bài bác chánh pháp.
Với cách nhìn chủ quan,
bảo thủ sẽ có người nghĩ rằng - Tôi đang là người phá hoại đạo Phật. Nhưng ở
góc nhìn tổng thể, khách quan bạn sẽ nhận ra tôi đang nâng ngọn đuốc chánh pháp
bằng sự chân thành và kính trọng.
Hơn 2500 năm trước Phật
đã vì nhân loại bước những bước chân tự tại trên đường hành đạo và đã rộng
truyền chánh pháp cứu khổ và giúp vô số chúng sinh trong 3 cõi 6 đường được
giải thoát hoàn toàn.
Rồi hơn 2500 năm sau,
chánh pháp vẫn được duy trì nhưng lại không đưa được những chúng sinh mê lầm
qua đến bờ giải thoát. Tăng bảo không chứng ngộ được bản tâm rơi vào lợi dưỡng,
lợi danh,… Người học Phật thì mê mờ lý sự. Chánh pháp vì thế mà trở nên xa lạ,
đánh mất giá trị thực tiễn. Quả thật, nếu người học Phật đời sau đã thực sự
chứng ngộ bản tâm thì chánh pháp đã không bị tách rời khỏi đời trở thành Phật
giáo.
Dù vậy việc giáo lý
kinh điển vẫn còn được lưu truyền cho thấy Tăng bảo đã có nhiều cố gắng trong
việc lưu giữ và truyền trao Pháp bảo.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét