Chân kinh - Ngụy kinh, những điều cần biết! (P.1)
Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016
Chân
kinh - Ngụy kinh, những điều cần biết! (P.1)
Để trình bày vấn
đề chân kinh - ngụy kinh tôi sẽ kể cho mọi người nghe về những buổi trao đổi
Phật học giữa tôi và một vài người bạn, những cuộc trao đổi là cuộc chia sẻ của
nhiều người song tôi sẽ trình bày cuộc đối thoại giữa tôi và 3 người bạn - Tin
Tin, N.C, VQ ở một diễn đàn Phật học.
Sơ khởi Tin Tin
vấn hỏi về việc Phật Thích Ca có từng niệm Phật không?
Tin Tin đặt vấn
đề:
- Xin chào các
vị quý hữu thiện tri thức!
- Đã lâu Tin Tin
mới có dịp ghé lại diễn đàn. Tin Tin nhận thấy diễn đàn này cùng quý thiện tri
thức ở mọi nơi chia sẻ pháp môn niệm Phật rất nhiệt huyết. Tin Tin chợt thấy
mình trở nên hồ đồ về pháp môn tu học đang thọ trì. Hiện nay, Thiền - Tịnh -
Mật, mỗi mỗi đều ra sức thể hiện sự thù thắng vượt trội. Thời mạt pháp theo
giáo lý kinh điển thì pháp môn niệm Phật là pháp môn còn lại sau cùng của đạo
Phật. Tin Tin không rõ theo pháp môn niệm Phật sẽ thành tựu phước báu hay công
đức?
- Thêm nữa, Tin
Tin cũng muốn biết Thái tử Tất đạt đa trước khi thành Phật có từng niệm Phật
tam muội hay không?
Tôi đáp:
- Về việc học
Phật sẽ thành tựu phước báu hay công đức?
Không chỉ riêng
pháp môn niệm Phật mà là với mọi pháp môn tu học (nói chung) thì việc tựu thành
công đức hay phước báu là tùy tâm của người thọ trì. Bạn nên rõ câu “Vạn pháp
duy tâm, Tam giới duy thức” do vậy nên tâm người tu học gieo nhân thì sẽ nhận
quả tương ưng. Nếu là người học Phật đúng mực thì họ sẽ không dính mắc vào quả
phước báo hay công đức mà là việc thoát khổ hiện đời và việc liễu thoát sinh tử
luân hồi.
- Còn về Phật
Thích Ca có từng niệm Phật không thì tôi có thể xác quyết với bạn rằng Thái tử
Tất đạt đa đã từng niệm Phật mà thành Phật.
Tin Tin nói:
- Thái tử Tất
đạt đa nhờ niệm Phật mà thành Phật. Thật vi diệu! Vậy Thái tử Tất đạt đa niệm
“Nam mô A di đà Phật” đến nhất tâm mà thành Phật? Pháp môn niệm Phật thật thù
thắng nhưng dựa vào đâu mà quý hữu khẳng định Phật Thích Ca từng niệm Phật mà
thành Phật?
Tôi đáp:
- Tin Tin này!
Tôi khẳng định Thái tử Tất đạt đa từng niệm Phật mà thành Phật chứ không có nói
Thái tử Tất đạt đa niệm Nam mô A di đà Phật mà thành Phật. Sao Tin Tin lại
“cưỡng từ, đoạt lý”, trói cột tôi vào những điều tôi chưa từng nói?
Tin Tin vấn hỏi:
- Nếu Thái tử
Tất đạt đa không niệm Phật A di đà thì theo lời bạn Thái tử sẽ niệm Phật nào?
Có phải là niệm hồng danh 7 vị cổ Phật không?
Tôi đáp:
- Khi Phật chưa
thành đạo thì trong nhân loại làm gì có cái gọi là đạo Phật. Đã không có cái
gọi là đạo Phật thì làm gì có 7 vị Cổ Phật cũng như các vị Phật A di đà, Tỳ lô
xá na, Đại Nhật Như Lai, Nhiên Đăng Phật, hay Đương lai hạ sanh Di Lặc Phật,...
Sao Tin Tin lại lấy nặng làm nhẹ, lấy giả làm chân mà mê lầm trong rừng tà kiến
của ngoại đạo, tín tâm ngụy kinh?
Nếu tín tâm Tam
Tạng giáo điển thì người học Phật sẽ rõ đương lai ở cõi Ta Bà có Phật Di Lặc
với thiên bá ức hóa thân nhập thế. Nếu rõ biết Phật Di Lặc với vô vàn hóa thân
sẽ ra đời ngõ hầu thắp sáng ngọn đuốc chánh pháp ở phạm vi nhân loại thì sao
người học Phật ngày nay lại sa vào tà kiến, vọng cầu Tây Phương cực lạc, những
mong đầu quân dưới trướng Phật A Di Đà? Lẽ nào nguyện lực của Phật Thích Ca hay
những vị Phật tương lai (nếu có) ở cõi Ta Bà đều hẹp kém hơn so với Phật A di
đà ở cõi giới Tây Phương huyễn hóa, xa xăm?
Tin Tin tham cứu
kinh Phật đã bao lâu mà mắt huệ chẳng mở, chỉ trơ đôi mắt thịt có công dụng đọc
tụng kinh sách như là việc nhai gạo nhằm sống qua ngày?
Tin Tin hãy nhớ
cho rằng kinh Phật được ví như là ngón tay chỉ mặt trăng chứ kinh Phật nào phải
là mặt trăng. Kinh Phật như là gạo trắng do vậy nếu bạn là người vô não thì tôi
chẳng cần nói nhiều với bạn làm gì. Nhược bằng Tin Tin là người có chút trí
tuệ, có chút hiểu biết thì khắc rõ gạo kia muốn ăn được - kinh Phật muốn chuyển
hóa, thâm nhập, lĩnh hội được thì phải qua công đoạn nấu chín, giai đoạn này
cần đến chút nhận thức, tư duy của người học Phật. Nay Tin Tin chỉ biết cuồng
tâm tín thọ thì công hạnh đó có khác gì tín đồ ngoại đạo Công giáo, Hồi giáo,
Bà la môn giáo,...
Nếu đôi mắt thịt
kia quá thô lậu thì Tin Tin hãy móc bỏ đi, kẻo không bạn sẽ cô phụ chính bạn về
việc liễu sinh, thoát tử.
Nếu bạn còn kham
nhẫn lắng nghe thì hãy móc con mắt trần tục bỏ đi và dẹp đi cái tri kiến mê lầm
đã dẫn bạn trôi lăn trong sinh tử vô định bấy lâu hà sa kiếp.
Lắng lòng nghe
đây. Nay tôi sẽ vì bạn mà nói.
Trước khi Phật
Thích Ca thành đạo thì 62 kiến chấp ngoại đạo trói chặt chúng sinh vào trong
luân hồi 3 cõi 6 đường. Thái tử Tất đạt đa vì muốn thoát khỏi khổ não, việc
luân hồi mà nương cậy vào giáo lý của ngoại đạo. Đã nương tựa tất sẽ phải tín
tâm do vậy Thái tử Tất đạt đa sẽ trì chú, tọa thiền theo pháp tu ngoại đạo. Điều
này là sự thật hiển nhiên, không thể khác được, là như thị vậy.
Việc trì chú
ngoại đạo, tọa thiền ngoại đạo miên mật chẳng mang lại sự Thường an lạc tịnh
cho Thái tử Tất đạt đa vì khi xuất định khổ não tâm thức vẫn còn đó, Thái tử
Tất đạt đa không có chiếc chìa khóa để mở lối cho sự giác ngộ giải thoát hoàn
toàn. Thái tử Tất đạt đa ngoài việc thọ trì tọa thiền, trì chú của ngoại đạo
thì tâm thức luôn giữ chặt niệm niệm Phật đệ nhất chân nghĩa đế.
Niệm Phật đệ
nhất chân nghĩa đế là gì? Muốn rõ điều đó bạn hãy xét lại chỗ hiểu biết của bạn
"Phật là gì?".
Phật chẳng phải
là người giác ngộ giải thoát hoàn toàn thì là gì? Ngoài nghĩa đó ra thì những
nghĩa khác diễn giải về Phật đều là tà kiến, là lời hư vọng cả.
Thế nên niệm
Phật đệ nhất chân nghĩa đế chính là niệm giác ngộ giải thoát hoàn toàn mà Thái
tử Tất đạt đa bảo nhậm trong suốt quá trình tầm đạo của mình. Đó là Thái tử Tất
đạt đa niệm Phật tam muội mà thành Phật, ngoài nghĩa đó không thể khác vậy.
Nếu không niệm
Phật tam muội được như thế mà niệm hồng danh Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật
vị lai - A di đà Phật, Dược Sư Phật, Di Lặc Phật... thì đều là tà niệm, chẳng
phải chánh niệm của Như Lai tạng.
Tà niệm là đường
tà, lối hẹp, ngã rẽ chứ không là đường lớn chánh pháp. Tin Tin hãy khéo hay
phân biệt mà rõ việc niệm Phật chẳng chánh là trợ duyên của Đạo Phật, đó chỉ là
pháp cột muôn niệm trở về nhất tâm. Sau khi đạt sự nhất tâm người học Phật lại
phải phá chỗ nhất tâm ấy trở về vô niệm. Song ngay nơi vô niệm này phải ưng vô
sở trụ nhi sinh kỳ tâm. Pháp môn niệm Phật A di đà rõ thật là đường vòng, chẳng
phải là đường thẳng, đường chánh của chánh pháp. Tin Tin, nếu là người trí hãy
tự suy xét chớ lầm tin tôi.
Người học Phật
chớ xem thường trí tuệ bản thân mà dựa dẫm bạn đạo vô minh, kinh sách bất liễu
nghĩa. Hãy tự đốt đuốc mà đi, lời của tôi quả thật rất hư vọng. Vậy nên bạn
cũng chớ dính mắc mà lập nên tri kiến lập tri.
Tin Tin lại hỏi:
- Về các cõi
Phật, Tin Tin được nghe “Người nói có, người nói không”, điều này khiến Tin Tin
không biết nên hiểu thế nào cho phải.
- Người học Phật
ngày nay theo pháp môn niệm Phật A di đà rất nhiều, pháp môn niệm Phật được chư
Tổ, sư thầy xiểng dương thì đâu thể không bằng, không chứng mà phủ nhận. Chư
Phật mười phương đều được nói đến trong kinh sách sao quý hữu bảo là ngụy kinh,
tà kiến?
- Tin Tin không
rõ nên muốn hỏi cho rõ hoàn toàn không có ý tranh luận.
Tôi đáp:
Thưa cùng Tin
Tin! Nếu Tin Tin muốn theo về số đông thì nên chọn Hồi giáo hay Công giáo hoặc
Ấn giáo chứ không nhất thiết phải theo pháp môn niệm Phật A di đà.
Chư Tổ nào xiểng
dương pháp môn niệm Phật A di đà, Tin Tin chớ có nói càn. Kinh Phật nào nói nên
về pháp môn niệm Phật A di đà là pháp môn thù thắng thời mạt pháp Tin Tin biện
ra cho đại chúng rõ biết. Cây có cội, nước có nguồn. Nếu thật là kinh Phật thì
phải có bản gốc ở đất Phật, Tin Tin chớ lấy ngụy kinh, ngụy thư có gốc tích
Trung Hoa, Tây Tạng… len lõi trong chánh kinh mà làm chánh kinh, điều này sẽ
khiến việc học Phật của Tin Tin ngưng trệ, là việc làm “Tổn mình, hại người”.
Tin Tin nên rõ
biết dân tộc tính của người Trung Hoa, Tây Tạng, Việt Nam… (nói riêng) hay của
mọi quốc gia (nói chung) là lòng tự tôn dân tộc. Dân tộc Trung Hoa, Tây Tạng,
Việt Nam,… đều có đủ khả năng làm hàng giả, hàng nhái chất lượng nào cũng có.
Kinh Phật cũng không ngoại lệ, một câu thoại "Như thị ngã văn hay lục
chủng chứng tín ai ngụy tạo mà chẳng được".
Chư Phật mười
phương? Phật đến một phương cũng chẳng lập há có đến Phật mười phương.
“Phật tức tâm,
tâm tức Phật”. Phật lại thuyết "Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm hiện tại bất
khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc". Vậy tôi hỏi bạn "Phật có quá khứ,
có hiện tại, có vị lai không?".
Tam giới hư
huyễn há có Phật để thành, há có Phật mười phương để bạn vọng cầu tham đắm. Vì
có chúng sinh vô minh nên Giác giả mới gượng nói có Phật - Người giác ngộ vạn
pháp, chứng đạt pháp vô sanh, người đã vượt thoát khỏi luân hồi sinh tử. Vì có
chúng sinh vô minh nên mới nói có Phật, nếu chúng sinh đã sáng rõ chánh pháp
thì đâu cần giữ lấy ngôn từ Phật giả lập để tự cột trói tri kiến nhân loại.
Tin Tin này! Lời
nào thật, lời nào giả, kinh nào chánh, kinh nào ngụy tạo xem ra bạn phải tự mở
mắt huệ mà nhận biết. Câu hỏi Phật có từng niệm Phật của Tin Tin, tôi đã nói
nhiều lời nên chăng khép lại chủ đề này?
Cuộc thảo luận
về chủ đề “Phật Thích Ca có từng niệm Phật không?” tưởng chừng khép lại thì có
một vị học Phật khác là N.C tiếp tục trao đổi.
N.C vấn hỏi:
- Tu học muốn
thành tựu thì chúng ta phải có trí huệ Bát nhã, nếu chỉ niệm câu danh hiệu A di
đà mà không thực hành bố thí, trì giới, nhẫn nhịn, tinh tấn, thiền định, trí
tuệ thì vẫn không được thành tựu. Chúng ta có gieo hạt giống trí tuệ Ba la mật
thì trước khi xả bỏ báo thân này mới được về cõi Cực Lạc và ngược lại. Nên việc
chuyên tâm niệm Phật phải đi đôi với hành lời Phật dạy thì mọi việc mới viên mãn
…
- Thời gian gần
đây N.C tự nhiên thấy có nhiều ý kiến bác bỏ chuyện niệm Phật A di đà của người
tu pháp môn Tịnh độ. Trường hợp này bạn có ý kiến gì?
Tôi giải nghi:
Điều này nếu có
trách thì N.C hãy trách người truyền pháp và cả người học Phật ở pháp môn Tịnh
độ. Tôi không quơ đũa cả nắm mà chỉ nói đến những vị không dùng trí tuệ khách
quan, đúng mực, sáng rõ để mà quán chiếu thực tướng pháp môn tu học của chính
mình.
Theo như cách
nói của N.C "Tu học muốn thành tựu thì chúng ta phải có trí huệ Bát nhã,
nếu chỉ niệm câu danh hiệu A di đà mà không thực hành bố thí, trì giới, nhẫn
nhịn, tinh tấn, thiền định, trí tuệ thì vẫn không được thành tựu. Chúng ta có
gieo hạt giống trí tuệ Ba la mật thì trước khi xả bỏ báo thân này mới được về
cõi Cực Lạc và ngược lại. Nên việc chuyên tâm niệm Phật phải đi đôi với hành
lời Phật dạy thì mọi việc mới viên mãn".
Các thầy bên
Tịnh độ liệu có được mấy người thuyết pháp cho người học Phật ở pháp môn niệm
Phật rốt ráo được như lời N.C nói. Điều này tôi có cưỡng từ đoạt lý nói hay
không thì N.C cứ tùy duyên tham vấn những người học Phật ở pháp môn niệm Phật
bất kỳ ắt sẽ rõ.
Theo chỗ tôi
được biết thì không chỉ những người già, tri thức kém tu học theo pháp môn niệm
Phật có sự không rõ ràng về những điều mà N.C bối lập luận ở bên trên mà ngay
đến cả những người học Phật trẻ tuổi, trí thức cao cũng mụ mẫm về pháp môn tu
niệm Phật A di đà.
Họ cứ trói vào
đời mạt pháp chỉ còn pháp môn niệm Phật A di đà thù thắng phù hợp mọi căn tánh
chúng sinh là thường trụ. Đời mạt pháp kinh sách sẽ không còn, nếu còn giấy thì
cũng sẽ không có chữ viết; Đạo Phật chỉ còn lại pháp môn niệm Phật A di đà giúp
người học Phật vãng sinh cực lạc.
…
Hỏi: Ai nói vậy?
Đáp: Sư thầy,
Tổ, Phật nói vậy. Kinh sách viết vậy.
Hỏi: Kinh nào
viết vậy?
Đáp: Kinh Vô lượng
thọ, kinh Quán vô lượng thọ, kinh Bát nhã, kinh A di đà,…
Tôi phản vấn:
Sư thầy có chứng
ngộ sẽ không nói vậy. Nếu là chân Tổ sẽ không nói vậy vì người đạt đạo sẽ rất
khéo dùng Tam pháp ấn - Không, Vô tướng, Vô tác. Họ thuyết xong hoặc viết ra
giấy trắng mực đen thì liền đó dùng pháp "bôi bảng" ngay.
Phật Thích Ca
từng nói "Người nào dùng sắc, dùng âm thanh cầu Ta. Người ấy hành đạo Tà,
ắt chẳng thấy Như Lai"; "49 năm Ta không từng nói một lời
nào"... Vậy sao lại nói rằng Phật thuyết như thế? Phật không dùng pháp để
trói người chỉ do người vô minh mà thành sự hư vọng.
Dựa vào Tam pháp
ấn sẽ sáng rõ đâu là chánh kinh, đâu là ngụy thư, đâu là ngụy thư trong chánh
kinh. Ví như bộ kinh Hoa Nghiêm là ngụy kinh bởi do bộ kinh này vốn không do
Phật Thích Ca thuyết và đây là trò vẽ vời của giả danh bồ tát mang tên Long
Thọ, yếu tố Không - Vô tướng - Vô tác không có ở bộ kinh này. Vậy nên có thể
nói bộ kinh này là ngụy kinh. Kinh Vu Lan, kinh Địa Tạng, kinh A di đà, kinh
Thiên địa bát dương… là những bộ kinh có dấu vết Trung Quốc rõ nét.
...
Bài liên quan
- Làm thân Phật chảy máu - Phá hòa hợp Tăng
- Phương Đông hủy diệt đạo Phật
- Phương Tây khám phá đạo Phật
- Giải mã đạo Phật
- Chọn lựa của nhân loại
- Đơn nghiệp - Cộng Nghiệp
- Bồ tát - Thanh văn
- Huyền môn và đạo Phật
- Một nguyên nhân khác khiến cho đạo Phật bị lu mờ
- Hóa giải thâm cừu, đại hận giữa các hệ phái đạo Phật
- Tam Tạng kinh do ai thuyết?
- Diệu ý Như Lai
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét