Luận thuyết của Hàn Phi Tử
Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016
Cái khó trong việc du thuyết không phải là ở chỗ biết
những điều cần phải đưa ra nói. Cũng không phải ở chỗ người du thuyết không giỏi biện luận. Cũng không phải ở chỗ không trình bày được rõ
ràng ý nghĩ của mình. Cũng không phải ở chỗ không dám nói ngang, nói dọc cho hết cái ý của mình. Phàm cái khó trong việc
du thuyết chính là ở chỗ làm thế nào biết được cái mong
mỏi ở con người mình muốn
thuyết phục để dùng cái thuyết của mình mà ứng biến, đối phó.
Nếu tính cách của người mà mình muốn thuyết phục chỉ nghĩ đến cái danh cho cao, mà người
du thuyết lại đem cái lợi lớn ra
thuyết với họ thì họ sẽ cho mình là bọn hèn hạ và đối xử người
du thuyết như đối
với bọn ti tiện. Thế thì
rõ thật là không
ổn.
Nếu tính cách của người mà mình muốn thuyết phục chỉ nghĩ đến cái lợi cho lớn, mà người
du thuyết lại đem cái danh cao ra nói với họ thì họ sẽ cho ta không chú ý gì đến thế sự, nói
chuyện viễn vông, không thực tế và họ cũng không tin dùng, xa cách người du thuyết. Đồng nghĩa
với việc thuyết phục bị thất bại.
Nếu tính cách của người mà mình muốn thuyết phục trong bụng nghĩ đến cái lợi cho lớn nhưng bên ngoài làm
ra vẻ muốn cái danh cho cao, mà ta đem chuyện danh cao ra thuyết thì bên ngoài họ làm ra vẻ dung nạp kết
thân với
ta, nhưng thực ra thì đã
bỏ rơi ta.
Nhưng nếu ta đem chuyện lợi lớn ra nói với họ thì trong lòng họ đã thuận theo lời nói của ta, nhưng bên ngoài họ sẽ ra
vẻ xa cách ta. Đó là những
điều mà kẻ sĩ du thuyết không biết không được. Không biết là cầm chắc việc thuyết
phục thất bại vậy.
Phàm việc làm mà thành là do ở
chỗ bí mật. Lời bàn mà thất bại là do chỗ bị tiết lộ. Bản thân mình chưa
chắc đã tiết lộ nhưng chỉ cần nói đến cái mà người ta giấu thì nguy đến thân
rồi. Nhà cầm quyền có điều sai mà người du thuyết lại dùng những lời nói
rõ ràng, xác thực. Dùng cái lý lẽ, biện bác hay, chuẩn mực để biện luận ra những sai trái của nhà cầm quyền thì hẳn là nguy đến thân mạng.
Nếu ta chưa được nhà cầm quyền tin
dùng đến mà lại đem hết những
điều ta biết ra nói thì hoặc là các biện pháp, kế
hoạch, sách lược của ta được áp
dụng và thu được kết quả nhưng ta chẳng được công
trạng. Hoặc là các sách lược cải cách của người thuyết khách không được dùng thì sẽ dẫn đến sự thất bại ở kế hoạch thuyết phục. Thế là người du thuyết bị nghi ngờ, đố kỵ, ganh ghét. Như thế thì thật nguy đến thân.
Phàm nhà cầm quyền tin nhận và vận dụng cái
sách lược, phương pháp của người du thuyết nhưng họ muốn xem đó là công trạng của chính họ, mà người du thuyết lại muốn cùng có
công, thế thì nguy đến thân.
Nếu nhà cầm quyền rõ ràng muốn làm một việc và cho đó là công lao của mình
mà kẻ du thuyết lại cùng biết điều đó thì cũng nguy đến thân. Nếu mình cưỡng ép nhà cầm
quyền, buộc
nhà cầm quyền phải làm những điều mà
nhà cầm
quyền quyết không làm, cố
xóa bỏ những điều nhà cầm quyền quyết không từ bỏ,… thì thật nguy đến thân.
Cho
nên nếu ta đem những người được
việc, hữu dụng trong giới lãnh đạo ra nói với nhà cầm quyền thì nhà cầm quyền sẽ cho là ta ly gián. Nếu ta đem những người thấp hèn ra nói với nhà cầm
quyền thì nhà cầm
quyền sẽ cho rằng
ta muốn thâu
tóm quyền
lực. Ta bàn đến cái nhà cầm
quyền thích thì nhà cầm
quyền sẽ cho là ta xu
nịnh,
a dua. Ta bàn đến cái nhà cầm quyền ghét bỏ thì nhà cầm quyền sẽ cho là ta đang thăm dò, gián điệp.
Nếu ta nói tóm tắt, ít lời thì nhà cầm quyền sẽ cho rằng kiến thức ta kém cỏi nên rẻ
rún, coi khinh. Nếu ta nói mênh
mông, “bàn huyền, nói diệu”, lời lẽ phù phiếm thì nhà cầm quyền sẽ nhận định ta vẽ vời nên chán ghét. Nếu ta cứ trình bày sự việc theo ý muốn nhà cầm
quyền thì nhà cầm
quyền sẽ bảo ta "nhút
nhát, không dám nói
hết sự lý", không có chính kiến. Nếu ta rà soát kín kẽ sự việc rồi nói rộng ra thì nhà cầm quyền lại nói ta "lắm chuyện và ngạo mạn". Tất
cả những điều khó này trong việc du thuyết không thể không biết đến.
Phàm việc thuyết phục là cốt ở chỗ biết tô điểm cho cái
mà nhà cầm quyền coi trọng. Từ bỏ, tránh chạm đến cái mà nhà cầm quyền không
muốn đề cập. Hễ nhà cầm
quyền tự cho cái sách lược, kế hoạch người thuyết khách sai, hoặc không ổn thì ta chớ nói ra chỗ nói sai lầm ở nhận định nhà cầm quyền mà bắt bẻ đến cùng, là việc làm nguy
hại đến thân.
Nếu nhà cầm quyền tự cho mình dũng mãnh ở chỗ quyết đoán một việc gì thì ta
chớ đưa ý của ta ra chống lại mà làm cho nhà cầm quyền nổi giận. Nếu nhà cầm quyền cho rằng quyền lực của họ đủ để làm một việc gì thì ta chớ đem cái khó ra can gián, ngăn cản. Nếu nhà cầm quyền muốn mưu toan việc gì cùng với một người khác, hay khi
khen một người mà nhà cầm
quyền đang cùng bàn mưu với họ thì ta nên tô điểm cho họ và chớ nói những
lời có hại,
không hay đến những người đó. Nếu nhà cầm quyền và người ấy thất bại thì hãy cố gắng tô điểm làm như họ
không tạo ra sai lầm.
Kẻ đại trí không dùng lời lẽ làm trái ý nhà cầm quyền. Lời can gián cũng không cốt đả kích, gạt bỏ ai. Lời can ngăn hợp
lẽ thì thế nào cũng được nghe. Người làm tôi phải biết kiên nhẫn và lựa lời.
Sau đó mới đem cái tài biện luận và cái khôn của mình ra. Như thế cho nên gần
gũi với nhà cầm quyền, không bị nhà cầm quyền ngờ vực, đề phòng, xa cách.
Biết hết cái đạo thờ nhà cầm quyền là rất khó. Phải chờ đến khi nào làm việc
cùng nhau đã đủ
lâu, được công
trạng nhiều. Bày mưu kế sâu mà không bị nghi
nan, mềm
mỏng, tùy thuận, không xung đột trực diện lại ý muốn nhà cầm quyền và không bị gán ghép tội. Lúc bấy giờ mới
bày rõ điều lợi hại. Muốn lập được đại công thì phải nói ra được điều phải, điều trái để cho nhà cầm quyền trọng dụng, tin yêu. Khi nào nhà cầm quyền và mình đối với nhau được như vậy lúc đó là lúc việc du thuyết sẽ
thành công.
Chú Thích:
Hàn
Phi Tử có tên tự là Hàn Phi, là người nước Hàn, sống cuối thời Chiến Quốc, là
nhà chính trị theo tư tưởng Pháp Gia (Là
chính sách trị nước bằng các biện pháp hình luật, chế tài,…).
Lời
Bàn:
Do
ảnh hưởng tư tưởng “Bản chất của con người là mang tính ác” của người thầy là
Tuân Tử nên Hàn Phi đã xây dựng học thuyết mang tính đối trị tính ác của con
người bằng cách biện pháp trừng phạt, cai trị hà khắc, bức ép,… dồn đời sống
con người vào khuôn khổ, nguyên tắc chuyên quyền.
Ban
đầu, chính sách cai trị, quản lý theo Pháp Gia của Hàn Phi cũng giúp Tần Thủy
Hoàng ổn định, thống nhất được đất nước Trung Hoa nhưng sự hà khắc của các biện
pháp cai trị đã khiến người dân túng quẩn, cùng đường, dẫn đến việc coi thường
sự sống chết thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa do Trần Thắng, Ngô Quảng và con
cháu của các nước chư hầu cũ. Kết quả của những cuộc nổi dậy là việc sụp đổ nhà
Tần.
Điểm
qua các tư liệu sách của Hàn Phi viết, ta sẽ nhận thấy sách của Hàn Phi khiến
cho con người trở nên gian ngoan, trí xảo, nhiều toan tính,… Theo cách nói ẩn
trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử, điều này làm cho sự trí trá, quyền biến nơi lòng
người tăng trưởng, dẫn đến sự rối loạn Tam cương - Ngũ thường, con người ngày
càng xa rời đạo, mất đức.
…
Cuối
cùng, chính Hàn Phi đã bị sự trí trá có trong tư tưởng, học thuyết ở sách Hàn
Phi Tử bức hại và chết thảm. Lý Tư, là bạn đồng học của Hàn Phi, tự nhận biết
mình kém cỏi hơn Hàn Phi. Vì sợ Tần Thủy Hoàng trọng dụng Hàn Phi, phế truất
mình nên đã dùng gian kế đẩy Hàn Phi vào chỗ chết. Hàn Phi bị buộc uống thuốc
độc và chết ở trong ngục tối. Có lẽ cho đến khi chết, Hàn Phi vẫn không ngờ rằng
“Sự khôn khéo, gian ngoan, nhiều mưu trí,… có trong học thuyết của chính mình
đã đẩy ông vào chỗ chết”.
Sự trí trá có trong sách Hàn Phi Tử khiến cho
những kẻ cơ hội, gian thần nhận rõ chân tướng, diện mạo của người tài, người
đức và nếu cảm nhận thấy mối nguy bị mất quyền lợi, bị thất sủng,… những mưu sĩ
tiểu nhân, gian thần,… sẽ dùng “mưu sâu, kế độc”, hãm hại người hiền tài, hiền
đức nhằm bảo toàn quyền lợi, địa vị.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét