Mây trắng về đâu?
Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016
Chương III
Ánh trăng tan
Dưới cái nhìn của trí tuệ Bát nhã, Phật Thích Ca Mâu Ni là không từng sinh
ra, là Như Lai không có sự đến đi. Dưới cái nhìn của một người kính ngưỡng Bậc
thầy giác ngộ, tôi sẽ rõ biết Phật là người có tấm lòng cao cả, vĩ đại. Dù Phật
là người yêu phong cảnh thiên nhiên yên bình, trầm mặc,… thích cuộc sống nhàn cư,
tự tại,… thoát ra mọi ràng buộc, đua tranh,… của đời thường. Việc Phật thoát ra
khỏi mọi phiền não, giải thoát khỏi luân hồi giống như là con cá thoát ra khỏi
tấm lưới. Lẽ dĩ nhiên là con cá sẽ không muốn vướng lại tấm lưới một lần nữa. Nếu
có nghĩ về cái ăn, cái mặc,… về những tháng ngày già nua Phật sẽ quay về với những
người thân yêu, cùng sống những ngày tháng êm đềm, hạnh phúc. Nhưng trong bước đường
tìm đạo và quá trình quán chiếu tự tánh của vạn pháp, Phật nhìn rõ chúng sinh
trong 6 đường vì u mê, thiếu hiểu biết đã làm não hại lẫn nhau, rồi đau khổ chất
chồng, chìm nổi trong 3 cõi. Thật đáng thương! Ai sẽ là người chỉ cho con người
con đường về sự giải thoát hoàn toàn? Các vị giáo chủ các tôn giáo khác đều đang
vướng vào những kiến chấp, những chủ thuyết dựa trên cơ sở tư duy, nhận thức lầm
lạc,... Do không dựa trên cơ sở góc nhìn và sự quán chiếu tổng thể, tự thân các
vị giáo chủ còn chưa thoát ra khỏi tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn và hoài
nghi; Chưa thật sự thoát ra khỏi sự khổ não về sinh lão bệnh tử thì làm sao họ
có thể chỉ bày cho nhân loại con đường thoát khỏi khổ não, luân hồi. Phật biết
rằng - Người sẽ phải dấn thân vào xã hội loài người, giúp con người nhận ra
nguyên do họ có mặt trong 3 cõi 6 đường. Đồng thời Người sẽ chỉ bày con đường
giải thoát hoàn toàn cho những ai thật sự muốn thoát khỏi luân hồi sinh tử. Phật
không vì cá nhân, không vì danh vị Phật, Thế Tôn, Như Lai,… mà tạo lập ra đạo
Phật. Thật ra nếu đã có một ai đó đã hiển bày con đường giải thoát hoàn toàn
cho nhân loại thì Phật đã không phải mất 49 năm đi khắp Ấn Độ trao truyền chánh
pháp. Sự hiểu biết cao tột của Phật thể hiện qua việc Người sớm nhận biết người
đời sau sẽ chấp chặt giáo lý kinh điển là chân lý mà không đạt được sự giác ngộ,
giải thoát hoàn toàn. Phật đã nói “Bốn mươi chín năm ta chưa từng nói một lời nào”.
Nhưng rốt cuộc người đời sau vẫn vướng vào giáo lý, bị kinh Phật trói. Tôi cũng
sẽ vì câu nói trên của Đức Phật hiển bày sự chân thật của chánh pháp. Tôi sẽ khẳng
định lại: Kinh Phật không phải là chân lý. Kinh Phật là phương tiện, là ngón
tay chỉ mặt trăng. Kinh Phật chưa bao giờ là mặt trăng cả.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét