Quy Luật, Nguyên Tắc, Bản Chất Của Đạo Và Cuộc Sống (P.1)
Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016
Quy Luật, Nguyên
Tắc, Bản Chất Của Đạo Và Cuộc Sống (P.1)
40
Phản giả đạo chi động, nhược giả đạo chi dụng. Thiên
địa vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư vô.
Luật vận hành
của đạo là trở lại lúc đầu - trở về gốc, tính diệu dụng của đạo là khiêm nhu,
uyển chuyển, biến hóa sáng tạo,... Vạn vật và cả trời đất được sinh ra nên gọi
là có, mà có lại từ không tạo ra.
16
Trí hư cực, thủ tĩnh đốc, vạn vật tịnh tác, ngô dĩ
quan phục.
Phù vật vân vân, các phục qui kì căn. Qui căn viết
tĩnh, thị vị phục mệnh. Phục mệnh viết thường. Tri thường viết minh, bất tri
thường vọng tác hung.
Tri thường dung; Dung nãi công; Công nãi toàn; Toàn
nãi thiên; Thiên nãi đạo; Đạo nãi cửu, một thân bất đãi.
Khi con người
giữ cho tâm trí được rỗng không, tĩnh lặng rồi quan sát, tìm hiểu vạn vật sinh
trưởng ta thấy được quy luật phản phục của đạo - quy luật quay trở về nguồn của
vạn vật.
Vạn vật sinh
trưởng, phát triển đến cực thịnh đều trở về căn nguyên, về gốc của chúng - tức
là trở về đạo. Trở về gốc thì tĩnh, trở về tĩnh còn gọi là trở về mệnh. Trở về
mệnh là bản chất chung nhất, thường còn của vạn vật; Cho nên trở về mệnh là quy
luật bất biến, không thể thay đổi của vạn vật. Biết và thuận theo quy luật bất
biến thì sáng suốt. Không biết hoặc làm trái lại quy luật bất biến thì sẽ gây
họa, hỏng việc,...
Biết luật bất
biến thì bao dung; Bao dung thì công bình; Công bình thì toàn vẹn; Toàn vẹn thì
phù hợp với tự nhiên; Phù hợp với tự nhiên thì phù hợp với đạo; Hợp với đạo thì
trường cửu, lâu dài và suốt đời sẽ an toàn, ít gặp hiểm nguy.
52
(52-1)Thiên hạ hữu thủy, dĩ vi thiên hạ mẫu. Kí đắc
kì mẫu, dĩ tri kì tử, kí tri kì tử, phúc thủ kì mẫu, một thân bất đãi.
(52-3)Kiến
tiểu viết minh; Thủ nhu viết cường. Dụng kì quang, phục qui kì minh, vô di thân
ương. Thị vi tập thường.
Vạn vật có nguồn
gốc đạo, đạo là mẹ của vạn vật. Nắm được
mẹ - hiểu được đạo thì sẽ biết được con - tức là vạn vật, đã biết được con mà lại giữ được mẹ thì suốt
đời không nguy.
Thấy cái ẩn vi
của đạo thì gọi là sáng suốt; Giữ được nhu nhuyễn, uyển chuyển của đạo thì gọi
là bền vững. Sống được với sự sáng suốt của đạo, nắm giữ được sự hiểu biết
tường tận về vạn vật thì sẽ không bị tai họa. Như vậy thì sẽ được xem là trường
cửu, dài lâu.
14
(14-2)Chấp cổ chi đạo, dĩ ngự kim chi hữu; Năng tri
cổ thủy, thị vị đạo kỉ.
Người giữ được
cái đạo từ xưa thì có thể nhận biết được mọi sự vật ngày nay; Biết được cái
khởi nguồn - khởi thủy của vạn vật tức là nắm được giềng mối, quy luật của đạo.
9
Trì
nhi doanh chi, bất như kì dĩ; Sủy nhi nhuệ chi, bất khả trường bảo.
Kim ngọc mãn đường, mạc chi năng thủ; Phú quý nhi
kiêu, tự di kì cữu.
Công thành thân thoái; Thiên chi đạo.
Giữ chậu đầy
nước hoài, chẳng bằng lấy nước sử dụng, dùng chậu làm việc cần làm khác; Mài
dao cho thật sắc bén thì độ sắc bén đó sẽ khó thể bền lâu.
Vàng ngọc đầy
nhà, làm sao có thể giữ nổi; Giàu sang mà phô trương, khoe khoang là tự rước
lấy họa vào thân.
Người sống theo
đạo thành toàn mọi việc rồi thì nên lui về - không làm chủ mọi việc, không kể
công,… Việc làm đó sẽ hợp với đạo.
[Quả thật vàng bạc đầy nhà làm sao giữ nổi vì khơi
gợi lòng tham người khác, là việc làm mang lại nguy hại đến thân mạng. Nhà lắm
bạc, nhiều tiền con cái và người thân dễ sinh hư đốn, trụy lạc,… Con người
không phải là kẻ giữ kho, cũng không phải là nô lệ của tiền tài, vàng bạc. Giữ
chậu đầy hoài chi bằng thôi đi vì lẽ đó là việc làm không nhiều lợi ích; Chẳng
bằng lấy nước sử dụng, dùng chậu làm việc cần làm khác. Giữ chậu đầy hoài chi
bằng thôi đi còn có hàm nghĩa sâu sắc khác - Đó là mỗi con người được sinh ra
và lớn lên thường học hỏi sự hiểu biết sẵn có trong cuộc sống. Cho đến một lúc
nào đó cái tôi của mỗi con người tự cho rằng mình đã trưởng thành, từng trải,
đủ thông minh hơn người khác. Sự tự phụ về sự hiểu biết hơn người khiến cho mỗi
người không thể tiến bộ thêm vì người đó sẽ không học hỏi thêm những điều mới
lạ khác như là một cái chậu đầy nước không thể đổ được nước vào thêm. Chỉ khi
người đó dứt trừ sự tự phụ hơn người, biết khiêm tốn hạ mình, lắng nghe người
khác, học hỏi thêm thì sự hiểu biết của người đó mới không ngừng tăng trưởng,
tiến bộ thêm.]
11
Tam thập phúc, cộng nhất cốc, đương kì vô, hữu xa
chi dụng. Duyên thực dĩ vi khí, đương kì vô, hữu khí chi dụng.
Tạc hộ dũ dĩ vi thất, đương kì vô, hữu thất chi
dụng. Cố hữu chi dĩ vi lợi, vô chi dĩ vi dụng.
Ba mươi tay hoa
cùng chụm lại nơi cái vành xe, nhưng chính nhờ khoảng trống không ở cái vành xe
mà bánh xe mới dùng được. Nhồi đất sét để làm chén bát, nhưng chính nhờ khoảng
trống ở trong mà chén bát mới dùng được. Đục cửa và cửa sổ để làm nhà, chính
nhờ khoảng trống không đó mà ngôi nhà mới dùng được.
Vậy ra con người
cứ tưởng cái có - vành xe, chén bát, nhà cửa,… mang lại lợi ích cho con người
nhưng thực ra chính nhờ cái không mà cái có trở nên hữu ích, mới dùng được.
[Con người thường xem
trọng cái có, cái được,… Coi nhẹ cái không, cái mất,... Lão Tử đã dùng hình ảnh
cái bánh xe, chén bát, nhà cửa,… để cảnh tỉnh nhận thức sai lạc của con người.
Vì bản thân cái có - bánh xe, chén bát, nhà cửa,… khi không có cái không -
khoảng trống không bên trong các món đồ vật thì cái có - nhà cửa, chén bát,
bánh xe,… sẽ không thể sử dụng được; Thực sự cái có nhờ cái không mới phát huy
được giá trị, công dụng, làm cho đồ vật trở nên hữu dụng, có ích lợi cho con
người.]
45
Đại thành nhược khuyết, kì dụng bất tệ; Đại doanh
nhược xung, kì dụng bất cùng; Đại trực nhược khuất; Đại xảo nhược chuyết; Đại
biện nhược nột.
Tĩnh thắng táo; Hàn thắng nhiệt; Thanh tĩnh vi thiên
hạ chính.
Cái gì hoàn hảo
thì như là khiếm khuyết mà công dụng lại không cùng tận; Cái gì cực đầy thì
dường như là rỗng không mà công dụng lại vô cùng; Cái gì cực thẳng thì dường như
là cong; Làm việc cực khéo thì dường như là vụng về; Người ăn nói cực hay thì
dường như là ấp úng.
Sự lặng yên sẽ
hơn hẳn sự vọng động, huyên náo; Nhiệt độ lạnh sẽ trấn áp được nhiệt độ nóng
bức; Sự lặng yên, tĩnh tại sẽ làm chủ được mọi việc trong thiên hạ.
54
Thiện kiến giả bất bạt, thiện bão giả bất thoát.
Tu chi ư thân, kì đức nãi chân; Tu chi ư gia, kì đức
nãi dư; Tu chi ư hương, kì đức nãi trường; Tu chi ư bang, kì đức nãi phong; Tu
chi ư thiên hạ, kì đức nãi phổ.
Cố dĩ thân quan thân; Dĩ gia quan gia; Dĩ hương quan
hương; Dĩ bang quan bang; Dĩ thiên hạ quan thiên hạ. Ngô hà dĩ tri thiên hạ
nhiên tai? Dĩ thử.
Khéo dựng thì
không thể nhổ lên được, khéo nắm giữ thì không thể thoát ra được.
Lấy đạo mà tu
thân thì đức sẽ tự đầy đủ; Lấy đạo mà lo việc nhà thì đức sẽ có dư; Lấy đạo mà
lo việc làng xóm thì đức sẽ lớn ra; Lấy đạo mà lo việc nước thì đức sẽ trùm
khắp; Lấy đạo mà lo việc thiên hạ thì mọi người sẽ tùy thuận giữ đạo, dưỡng
đức.
Lấy thân mình mà
xét thân người; Nhà mình mà xét nhà người; Làng mình mà xét làng khác; Nước
mình mà xét nước khác; Thiên hạ ngày nay mà xét thiên hạ thời xưa và thời sau.
Làm sao ta biết được việc của thiên hạ thế này hay thế khác? Chính là do dùng
lý lẽ, phương cách đó.
24
Xí giả bất lập, khóa giả bất hành. Tự hiện giả bất
minh, tự thị giả bất chương, tự phạt giả bất công, tự khoa giả bất trường. Kì ư
đạo dã viết: Dư thực chuế hành, vật hoặc ố chi, cố hữu đạo giả bất xử.
Người nào đứng
nhón chân thì sẽ không đứng vững, người nào bước xoạc cẳng thì sẽ không đi được
lâu. Người tự biểu hiện thì sẽ không sáng tỏ, kẻ tự cho là phải thì không thật
đúng đắn, kẻ tự kể công thì không còn công trạng, kẻ tự phụ thì không thể tồn
tại lâu bền. Đối với đạo thì những thái độ đó là những đồ ăn thừa, những cục
bướu, ai cũng ghét. Cho nên người hiểu đạo sẽ không làm như vậy.
71
Tri bất tri thượng; Bất tri tri bệnh. Thánh nhân bất
bệnh, dĩ kì bệnh bệnh. Phù duy bệnh bệnh, thị dĩ bất bệnh.
Biết mà làm ra
vẻ ngu tối là người cao minh; Không biết mà làm ra vẻ biết tất cả, hiểu thông
suốt là sai lầm. Người đạt đạo sở dĩ không có tật sai lầm đó vì nhận biết cái
lỗi đó là tật hư, là thói xấu. Cho rằng cái tật hư đó là sai lầm, là thói xấu
cho nên mới không phạm phải sai lầm đó.
…
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét