Tôn Giáo
Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016
II. Tôn giáo.
Chủ
nhật, ngày 12 tháng 3 năm 2000, tại thánh đường Phero - Roma, Đức giáo hoàng
John Paul II, đại diện cho Giáo hội công giáo La Mã với gần một tỷ tín đồ, đã
đưa ra lời xưng thú “7 núi tội lỗi”.
1. Xưng
thú “tội lỗi chung”.
2. Xưng
thú tội lỗi trong khi phục vụ “chân lý”.
3. Xưng
thú tội lỗi đưa đến sự chia rẽ giữa các tín đồ Ki Tô.
4. Xưng
thú tội lỗi trong sách lược bách hại dân Do Thái.
5. Xưng
thú tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù
nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn
giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển.
6.
Xưng thú tội lỗi trong sự kỳ thị phái nữ, coi thường phẩm giá phụ nữ.
7.
Xưng thú tội lỗi trong việc “Vi phạm những quyền căn bản của con người”.
Lời
xưng tội của giáo hội Công giáo được đưa ra nhằm xin nhân loại tha thứ cho
những hành động làm phương hại đến hòa bình thế giới và quyền con
người. Những hành động qua gần 20 thế kỷ đã đưa đến những thảm họa to lớn
cho nhân loại như Thánh Chiến, Tòa Hình Án Xử Dị Giáo, kỳ thị phái nữ, xâm lăng
văn hóa, ý đồ thống trị và thái độ thù nghịch đối với những tôn giáo khác, bách
hại dân Do Thái, gây chia rẽ trong cộng đồng Ki Tô, liên kết với những thế lực
thực dân, phát xít,…
Sự
thành thật và việc làm quả cảm của Đức giáo hoàng John Paul II thật đáng khâm
phục! Điều này cho thấy khi dùng sự hiểu biết chân chánh và sự thành thật con
người sẽ bước qua nỗi sợ của bản thân, lịch sử dám nhìn thẳng, nói thật về
những điều mình rõ biết. Tôi thật sự khâm phục Đức giáo hoàng John Paul II!
Việc
làm của Đức giáo hoàng khẳng định một sự thật “Con người không thể chỉ sống
bằng niềm tin và hy vọng. Con người cần sống có hiểu biết để nhận ra giá trị
của chính mình”.
Lời
chân thành gửi đến Đức Giáo hoàng và Giáo chủ của tất cả các tôn giáo đương
đại. Hãy mang sự hiểu biết đến cho các tín đồ thuần thành. Họ tin tưởng bạn vì
thế bạn hãy xứng đáng với niềm tin của họ.
Sự
hiểu biết về thế giới tâm linh có ở đâu? Tất cả có đầy đủ trong Tam tạng kinh
của Phật Thích Ca, có trong tâm của mỗi người khi con người thật sống.
Phải
chăng tôi đang cố đồng hóa những tôn giáo khác quy thuận về đạo Phật?
Không
ích gì, trong tôi đạo Phật vốn chẳng thật có. Công giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo,
Phật giáo, Do Thái giáo,… tất cả được gọi là tôn giáo. Tôn giáo là gì? Nếu dùng
ngôi ngữ giả lập để nói về tôn giáo thì tôn giáo chỉ có thể tạm gọi là “Ngôi
nhà tâm linh”.
Lời
nói gửi đến Đức Đạt lai lạt ma. Ngài đã phải sống lưu vong để đòi lại quyền lợi
cho người dân Tây Tạng. Ngài hãy xét lại việc làm đó có đáng không? Máu, nước
mắt, tiền của, sức lực, nỗi đau khổ, sự hận thù,… ngày càng thêm chồng chất và
con đường Ngài đang đi có chứa đựng sự vô vọng. Đạo Phật là bất tranh, bất bạo
động. Đạo Phật là sự hiểu biết để thương yêu. Ngài đã có sự hiểu biết và niềm
tin của nhân loại. Phải chăng ngài nên dùng sự hiểu biết để hóa giải hận thù,
chiến tranh và đau khổ ở con người?
Đại quốc giả hạ lưu, thiên hạ chi
giao, thiên hạ chi tẫn.
Tẫn thường dĩ tĩnh thắng mẫu, dĩ tĩnh
vi hạ. Cố đại quốc dĩ hạ tiểu quốc tắc thủ tiểu quốc. Tiểu quốc dĩ hạ đại quốc
tắc thủ đại quốc.
Cố hoặc hạ dĩ thủ. Hoặc hạ nhi thủ.
Đại quốc bất quá dục kiêm súc nhân. Tiểu quốc bất quá dục nhập sự nhân.
Phù lưỡng giả các đắc sở dục, đại giả
nghi hạ.
Nước
lớn thì như là vùng nước thấp, vùng nước thấp thường là chỗ quy tụ nước của tất
cả sông ngòi, kênh rạch,… vì thế vùng nước thấp giống như là mẹ của các sông
ngòi, kênh lạch,… Vì nước lớn như là vùng nước thấp nên sẽ là nơi quy tụ của
các nước nhỏ, giống như là mẹ của các nước nhỏ. Nếu nhà cầm quyền hiểu rõ lẽ
đạo này thì khi đó sẽ có cách ứng xử với các nước nhỏ như tấm lòng của người mẹ
đối với con cái, phải có sự yêu quý, tôn trọng chủ quyền các nước nhỏ.
Nước
lớn mà tôn trọng nước nhỏ thì nước nhỏ sẽ tự thuần phục, không chống đối. Ngược
lại, nước nhỏ mà tôn trọng nước lớn thì nước lớn sẽ che chở, giúp đỡ.
Khi
nước lớn và nước nhỏ cùng khiêm hạ, tôn trọng lẫn nhau thì thiên hạ sẽ thái
bình, không xảy ra chiến tranh loạn lạc. Vì bởi nước lớn sở dĩ muốn gồm thâu
nước nhỏ cũng chỉ vì muốn bảo hộ, xây dựng. Nước nhỏ sở dĩ chống đối lại cũng
chỉ vì muốn tự chủ, không bị lệ thuộc vào nước lớn.
Nếu
cả nước lớn và nước nhỏ đều hiểu tận cùng đạo lý, cùng khiêm hạ thì cùng đạt
được mục đích, sở cầu của mỗi nước. Nhưng điều cốt yếu trước nhất - đó là nước
lớn phải khiêm hạ, phải như là vùng nước thấp.
Nhân đây, tôi cũng gửi lời nhắn đến Thiền sư
Thích Nhất Hạnh “Đường xưa mây trắng đã viết lại con đường của Phật Thích Ca đi
rất đẹp và chân thật”. Lời chúc sức khỏe xin được gửi đến Thiền sư. Tôi cám ơn
Thiền sư rất nhiều!
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét