Vạn pháp quy tâm
Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2017
II. Vạn pháp quy tâm
Vũ trụ vạn hữu hay nói một cách khác là mọi sự vật, hiện
tượng tồn tại trong vũ trụ từ những vật
vô tri như gỗ, đá, mưa, gió,… đến những vật hữu tri như chim cá, muôn thú và
loài người,…
Những sự vật, hiện tượng có thể nhận biết bằng mắt thường như sấm chớp,
băng tan, sự sinh trụ dị diệt của vạn vật,… cho đến những sự vật, hiện tượng
không thể dùng mắt mà phân định được như không khí, chân không và các cõi vô
hình,…
Chúng đều hiện diện trước ngôn ngữ mà loài người dùng để giao tiếp. Chúng
có trước cả loài người. Thế nên trước khi loài người có sự hiểu biết và dùng
tiếng nói giao tiếp thì chẳng có bất kì loài gì, vật gì có tên gọi.
Đến khi con người có chút hiểu biết, biết phân biệt so sánh thì loài người
mới tiến hành đặt tên cho muôn vật. Sự phân định, đặt tên này ban đầu hoàn toàn
là ngẫu nhiên và khách quan.
Bởi lẽ khi chưa có ngôn ngữ thì con vật nào cũng không có tên nên việc đặt
cho con vật đó là con hổ hay con bò đều không có sự khác biệt. Việc đặt tên mọi
vật vì thế rất lộn xộn, tùy tiện và trùng lập.
Về sau những người có hiểu biết nhận thấy sự rối rắm đó đã đề xuất ý kiến “Đưa
ra những quy ước chung để đặt tên các sự vật, các giống loài,…”.
Việc làm đúng đắn, cần thiết này được loài người chấp nhận và tất cả các sự
vật, hiện tượng mà con người nhận biết về sau đều có được tên gọi.
Ban đầu, việc đặt tên muôn vật rất khách quan. Lâu về sau, việc đặt tên có
phần mang tính chủ quan nhằm chia nhóm các sự vật, hiện tượng, muôn loài và
muôn vật,…
Qua những điều tôi trình bày ở trên cho thấy. Cùng với sự hiểu biết ngày
càng cao, con người đã dùng tâm ý, ý thức phân biệt để đặt tên vạn vật có trong
vũ trụ. Những việc làm đó của con người được gói gọn vào cụm từ “Vạn pháp quy
tâm” - Vạn vật có trong vũ trụ nhờ tâm phân biệt và ngôn ngữ của con người mà
thành hình và có tên gọi.
Như tôi đã từng khẳng định về sự hiện hữu của thế giới tâm linh tồn tại
song hành với thế giới vật chất. Thế giới vật chất hữu hình thì bạn đã rõ biết,
tôi chỉ trình bày thêm về thế giới tâm linh vô hình.
Tuy nhiên, muốn trình bày về thế giới vô hình thì tôi vẫn phải chia nhóm và
đặt tên gọi cho từng nhóm. Tôi đã nói trước đó việc đặt tên về sau là do sự chủ
quan của con người, hoặc dựa vào số đông, hoặc dựa vào việc đặt tên của người
đi trước,…
Cõi giới vô hình lại không thể nhìn thấy được. Chúng chỉ do tâm ý mà sinh
ra những rung cảm thăng hoa, vui tươi, sầu khổ, hoảng loạn, dè dặt, hạnh phúc,
chán chường, nặng nề,…
Dựa vào những rung cảm khác nhau đó, những người có sự hiểu biết về thế
giới vô hình mới phân định ra cõi Thiên đàng, cõi Địa ngục, cõi Ma quỷ,…
Tùy sự hiểu biết mà họ có những sự phân định khác nhau. Nhiều người đã dùng
sự hiểu biết này trở thành giáo chủ những tôn giáo và thế hệ đi sau tiếp nối
thế hệ đi trước xây dựng tôn giáo dựa trên giáo lý, kinh điển được truyền thừa.
Tuy nhiên, không phải vị giáo chủ nào cũng có sự hiểu biết rành rẽ về cõi
vô hình nên giáo lý, kinh điển cũng có ít nhiều khiếm khuyết.
Thêm nữa, mãi về sau tư dục của con người khiến cho giáo lý, kinh điển càng
thêm mai một, mất dần sự thật.
Phật Thích Ca ra đời. Trong quá trình tìm đạo, hành đạo, Người tham cứu,
học hỏi phần lớn các giáo lý, kinh điển các tôn giáo khác nhau. Người không thể
phân định được tôn giáo nào cao tột. Người cũng không quá quan tâm về sự phân
chia đó vì lẽ người đang chú tâm đi tìm con đường xa lìa sự khổ cho loài người.
Đến ngày thành đạo, Phật nhìn rõ vạn pháp là hư huyễn, không thật có cũng
không thật không, biến chuyển liên tục. Nhìn lại chính mình, Phật nhìn rõ xác
thân này rồi cũng tàn hoại, sự vui buồn, được mất, hơn thua, cũng biến chuyển,…
Phật nhận ra đó chỉ là ý, là vọng tâm lưu xuất ra từ bản tâm vắng lặng, tĩnh
tại của người. Bởi vì Phật nhận biết Người đang dùng bản tâm vắng lặng để nhìn rõ
sự luân chuyển của vạn pháp.
Khi nhận biết rõ sự lý vô thường của vạn pháp, của xác thân,… Phật không
còn tham đắm, dính mắc và Người đạt được sự an lạc, tự tại và giải thoát.
Tuy nhiên, Người vẫn nhớ bi nguyện cứu khổ loài người và muôn vật. Người đã
từng quán chiếu thế giới tâm linh vô hình và thế giới vạn hữu nhận ra sự luân
chuyển lên xuống, qua lại của muôn loài.
Nhằm giúp con người dễ lĩnh hội, nắm bắt về sự hiểu biết, giác ngộ và sự
giải thoát, Phật nhận biết Người cần có phương pháp truyền đạt hiệu quả.
Vì thế Phật đã gọi muôn vật - Những chủng loài có sự sống luân chuyển giữa
hai phần hữu hình và vô hình với cùng cái tên chung là chúng sinh.
- Phần hữu hình, Phật chia ra hai nhóm gồm loài người và súc sinh.
- Phần vô hình, Phật dựa vào tâm thức rung cảm của những chúng sinh tồn tại
trong phần vô hình chia ra làm bốn nẻo gồm Trời, Atula, Ngạ quỷ, Địa ngục.
Phật đã không áp đặt tính chủ quan vào việc phân chia 3 cõi vì lẽ Phật đã
đạt bản tâm vắng lặng, tịch diệt, rõ biết vạn pháp đều là tướng hư vọng.
Việc dùng ngôn ngữ phân chia 3 cõi chỉ là phương tiện nhằm truyền đạt giáo
lý về con đường giải thoát mầu nhiệm cho chúng sinh trong 6 nẻo được thuận
tiện, hiệu quả.
Thế nên việc Phật chia thế giới vô hình và hữu hình ra làm 3 cõi 6 đường là
tùy thuận vào nhận thức, sự hiểu biết của con người thời Phật tại thế - Vạn
pháp quy tâm.
Chữ tâm trong vạn pháp quy tâm chứa hàm ý là tâm phân biệt của con người.
Bài liên quan
- Chánh pháp thất truyền của Phật Thích Ca (P.3)
- Chánh pháp thất truyền của Phật Thích Ca (P.2)
- Chánh pháp thất truyền của Phật Thích Ca (P.1)
- Cảnh do tâm sinh - Dấu vết của luân hồi
- Buổi trò chuyện với Binladen
- Vô Ưu tranh cử vai trò Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
- Câu chuyện về luân hồi ở góc nhìn khoa học và hơn thế nữa…
- Giết chết Đấng quyền năng sinh ra loài người và vạn vật. Đập tan thuyết “Tự nhiên sinh” của giới khoa học
- Câu chuyện về ngày tận thế - Một sự dối gạt, gian trá của những người truyền giáo không chân chính
- Vì sao chủ nghĩa duy vật xóa bỏ chủ nghĩa duy tâm?
- Bát nhã tâm kinh mộc giải
- Điều kì diệu ở mặt trái của cuộc sống - Hãy mơ một giấc mơ đẹp
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét