Giáo dục - Khoa học
Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017
II. Giáo dục.
Nguồn gốc sơ khai của ngành giáo dục là việc con người học hỏi, tìm hiểu tự
nhiên, tích lũy những hiểu biết bổ ích trong tự nhiên nhằm có cuộc sống tốt
hơn. Việc góp nhặt, tìm tòi tạo thành những kinh nghiệm cho con người, về sau
con người truyền dạy trao đổi cùng nhau và tiếp tục học hỏi mọi thứ có trong tự
nhiên.
Vì học hỏi tự nhiên nên việc làm của con người tùy thuận theo tự nhiên.
Việc học hỏi không ngừng và học tất cả những gì con người thấy có lợi cho cuộc
sống.
Càng về sau con người tích lũy nhiều hiểu biết, họ đã chia ra nhiều ngành
học khác nhau và việc học được gọi là giáo dục. Nhưng khi hiểu biết được nâng
cao, con người lại tách rời, không còn gần gũi, tùy thuận tự nhiên như trước.
Việc giáo dục chủ yếu ở nhà trường, lớp học,… vì con người lầm lạc nghĩ
rằng chỉ học ở trường là đủ dẫn đến việc giáo dục, răn dạy ở nhà ít dần và gần
như mất hẳn. Điều này vấp phải một sai lầm tai hại.
Việc dạy và học của ngành giáo dục chịu áp lực và sự chi phối của sự phát
triển kinh tế, xã hội,… khiến ngành giáo dục chỉ chú trọng đến việc đào tạo
nhân tài qua việc nhồi nhét một dung lượng kiến thức khổng lồ, không ngừng tăng
lên vào bộ nhớ của thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ lặn ngụp trong khối kiến thức đồ sộ
và do không được sự quan tâm của người lớn nên đã không trao dồi, luyện rèn
nhân cách đạo đức.
Hơn nữa, chúng mệt mỏi với nhiều môn học quan trọng mà chúng không biết học
để làm gì?
Thậm chí ngay cả những người đứng đầu ngành giáo dục cũng quên mất việc dạy
những môn học đó cho thế hệ trẻ nhằm mục đích gì?
Đơn cử như môn giáo dục công dân, môn đạo đức những cô cậu học sinh học
chúng để làm gì?
Phải chăng học để rèn luyện nhân cách đạo đức làm người?
Hai môn học này có còn giá trị thực tiễn hay chỉ là môn học hình thức?
Vì lẽ những người học sinh không tập và làm theo được. Trong cuộc sống
người lớn dạy chúng khác hẳn và thực tế hơn. Người lớn không làm đúng với những
điều mà thế hệ trẻ đã được học.
Sống phải thực dụng, phải biết cách thu gom danh lợi, tiền tài,… khi cần
thiết có thể dùng bất cứ thủ đoạn miễn sao đạt được mục đích cá nhân. Đó là
những gì thế hệ trẻ học được ở người lớn, ở ngành văn hóa, giải trí phim ảnh,…
Lối sống thực dụng. Thế nên với những đứa trẻ chăm ngoan đến một lúc nào đó
chúng sẽ bị mất phương hướng, cảm thấy lạc hậu, chậm tiến hơn bạn bè.
Một số đứa trẻ trở nên mất tự tin, nhút nhát, yếu đuối. Số khác nổi loạn
đến mức người lớn mất khả năng kiểm soát,… Bạn đừng cho rằng tôi phô trương,
phóng đại quá mức vấn đề.
Có chăng là tôi đã lên tiếng có phần quá chậm trễ, muộn màng?
Môn sử học được truyền dạy với mục đích gì?
Ai sẽ nhận trách nhiệm trả lời câu hỏi này?
Kiến thức lịch sử loài người được cập nhật từng năm, ai đủ trí tuệ để nhận
biết tất cả?
Thế hệ trẻ cần biết đến thế chiến thứ nhất, thế chiến thứ hai, lịch sử Liên
Bang Xô Viết, nền dân chủ Mỹ, sự phát triển của Nhật sau thế chiến thứ hai,… để
làm gì?
Phải chăng học sinh học chỉ để biết, để thi tốt nghiệp rồi quên lãng?
Giá trị thực sự của môn sử học phải chăng là…?
Lịch sử loài người được ghi nhận lại để nhân loại nhận biết những sai lầm
mà con người đã vấp phải xuyên suốt quá trình phát triển nhằm rút ra những bài
học kinh nghiệm, tránh vấp phải những sai lầm tương tự.
Lịch sử nhắc cho nhân loại nhớ chiến tranh, thù hận là máu và nước mắt của
loài người. Chiến tranh không có giá trị gì đối với sự phát triển, tiến bộ của
loài người nhưng nhân loại đã nhầm lẫn chỉ lưu giữ lịch sử với mục đích dạy,
học và quên đi.
Vì không nhận biết rõ mục đích của việc lưu giữ lịch sử nên nhân loại đang
chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh mới, nhằm giảm bớt dân số thế giới bằng các
cuộc xung đột, tranh chấp, giao tranh, gây hấn giữa các nước trong khu vực và
trên thế giới.
Và còn bao nhiêu môn học có trong ngành giáo dục mà nhân loại không rõ biết
giá trị thực tiễn?
Phải chăng đã đến lúc ngành giáo dục chú trọng việc rèn luyện tài đức cho
thế hệ trẻ?
Xã hội sẽ ra sao nếu thế hệ tương lai chỉ là một lực lượng người tài và rất
nhiều thành phần bất hảo,… còn những người có nhân cách đạo đức thì gần như
không tồn tại?
Khoa học có cùng nguồn gốc sơ khai với giáo dục. Về sau được tách ra, ngành
khoa học được xây dựng và phát triển theo hướng tìm tòi, nghiên cứu, phát minh
ra những cái mới mà tự nhiên chưa có nhằm phục vụ cho đời sống con người ngày
một tốt hơn.
Khoa học đã rất thành công trong việc đóng góp cho sự tiến bộ của loài
người.
Khoa học đạt được những thành tựu công nghệ vượt bậc góp phần nâng cao đời
sống con người. Chính do việc sống vùi trong thành tựu đã khiến tri thức nhân
loại có những dấu hiệu tự mãn và ảo tưởng.
Đại diện tri thức nhân loại đã cho rằng sự hiểu biết của khoa học là cùng tột. Chối bỏ nguồn gốc tự nhiên nhưng vội quên mọi
thành tựu phát minh khoa học đều dựa vào tự nhiên, có nguồn gốc của tự nhiên.
Tách rời tự nhiên thì sẽ không có một phát minh khoa học nào tồn tại.
Lẽ ra tri thức khoa học phải rõ biết điều đó, dập tắt sự cao ngạo không cần
thiết đối với một người làm khoa học chân chính.
Tri thức nhân loại cũng nên hiểu rõ câu nói rất thật của hai nhà khoa học
tài ba Newton và Einstein khi họ được khen ngợi vì phát minh ra những thành tựu
khoa học vĩ đại cho nhân loại. Câu nói rất chân chất “Tôi chỉ như một em nhỏ
may mắn tìm được một hòn cuội trên bờ một đại dương”.
Như tôi đã trình bày ở những phần trước khoa học đã sai khi làm một công cụ
phục vụ cho tham vọng và tư dục của con người.
Khoa học hãy nên sớm định hướng lại sự phát triển của tri thức nhân loại
theo hướng bền vững, có hiểu biết và đặt trên cái nhìn tổng thể, khách quan.
Bài liên quan
- Chánh pháp thất truyền của Phật Thích Ca (P.2)
- Chánh pháp thất truyền của Phật Thích Ca (P.1)
- Cảnh do tâm sinh - Dấu vết của luân hồi
- Vạn pháp quy tâm
- Buổi trò chuyện với Binladen
- Vô Ưu tranh cử vai trò Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
- Câu chuyện về luân hồi ở góc nhìn khoa học và hơn thế nữa…
- Giết chết Đấng quyền năng sinh ra loài người và vạn vật. Đập tan thuyết “Tự nhiên sinh” của giới khoa học
- Câu chuyện về ngày tận thế - Một sự dối gạt, gian trá của những người truyền giáo không chân chính
- Vì sao chủ nghĩa duy vật xóa bỏ chủ nghĩa duy tâm?
- Bát nhã tâm kinh mộc giải
- Điều kì diệu ở mặt trái của cuộc sống - Hãy mơ một giấc mơ đẹp
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét