Đạo, đời và tôn giáo (P.3)
Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017
Phật Giáo:
Ở góc nhìn tổng thể, Vô Ưu sẽ có những nhìn nhận khách quan về các tôn giáo
có nguồn gốc Phật giáo.
Mật tông:
Có phần thiên lệch về phần tâm linh, người tu Mật tông
tiếp cận với cõi giới vô hình bằng các chú thuật, nhờ tha lực cõi giới vô hình
mà tin sâu vào sự giác ngộ giải thoát.
Nhìn nhận ở mức độ tương đối Mật tông cơ hồ có nét giống
Hồi giáo.
Tịnh độ tông:
Xây dựng niềm tin cho Phật tử về cõi Tây Phương cực lạc
của Phật A Di Đà. Lập ra kiến giải người tu tịnh độ hành trì tự lực tu hành,
tin sâu lời nguyện của Phật A Di Đà, khi vãng sinh sẽ được tiếp dẫn về cõi Tây
Phương. Điều này đồng nghĩa với việc người tu tịnh độ ngoài tự lực của bản thân
còn được tha lực tiếp dẫn.
Nhìn nhận ở mức độ tương đối Tịnh độ tông cơ hồ có nét
giống Kito giáo.
Thiền tông:
Không cầu tha lực, tự lực hành trì, chú trọng thiền định,
giữ tâm thanh tĩnh.
Nhìn nhận ở mức độ tương đối cơ hồ có nét giống Lão giáo.
Gần đây xuất hiện vài tôn giáo dựa vào kiến giải Phật Di
Lặc sẽ hạ sinh trong tương lai đã khai tông, lập giáo thờ Phật Di Lạc.
Nhìn nhận ở mức độ tương đối cơ hồ có nét giống Kito giáo
thời kỳ buổi đầu lập giáo, dựa vào lời tiên tri của kinh Phật.
Tuy nhiên, tôi nhận định những tôn giáo này có phần trá
ngụy. Có thể việc khai tông, lập giáo chỉ nhằm mục đích lợi dưỡng hoặc có ẩn
chứa mưu đồ khác.
Tôi rất hy vọng bạn nhận thức rõ mục đích của bạn và
chuyển mục tiêu về hành trì theo chánh pháp.
Dù vậy, đã có sự khác biệt của các tôn giáo có nguồn gốc từ Phật giáo với
các tôn giáo thuộc về Thần giáo. Đó là các tôn giáo thuộc về Phật giáo có lưu
giữ Tam Tạng Kinh của Phật Thích Ca.
Trong Tam Tạng Kinh có ẩn chứa sự hiểu biết giác ngộ giúp chúng sinh trong
3 cõi thoát khỏi luân hồi, giải thoát hoàn toàn. Người học Phật nên tự nhận biết
tìm về cõi Phật là dựa vào trí tuệ - Sự hiểu biết về giác ngộ, về sự giải thoát
hoàn toàn.
Nếu người học Phật chỉ dựa vào niềm tin, định lực thì cơ hồ còn thiếu. Vì
thiếu sự hiểu biết về giải thoát hoàn toàn chính là thiếu chánh định. Khi nhận
biết được chánh định thì hãy sống với cái biết đó. Ngay đó chính là cõi Phật.
Lại nói về sự suy vong của Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc:
Ấn Độ:
Sau khi Phật nhập diệt một khoảng thời gian lâu xa thì giáo lý kinh điển
của Phật đã không còn giữ được chân giá trị ngay tại Ấn Độ. Bởi vì tư tưởng của
Phật giáo cũng bất tranh, bất bạo động.
Hơn nữa, những vị Tổ về sau thân phận, sự hiểu biết và đạo pháp không uyên
thâm bằng Phật nên không thể giữ sự hưng thịnh của Phật giáo ngay tại nơi Phật
sinh ra.
Điểm mấu chốt của kinh điển của Phật là phá ngã. Phá tiểu ngã hòa vào đại
ngã, phá đại ngã hòa vào vô ngã. Điều này không phải dễ thực hiện.
Trong khi tư dục, lòng tham của con người thì lại rất lớn, giới thống trị
và giới Bà la môn cùng với các tôn giáo khác ở Ấn Độ thời đó.
Đặc biệt là Hồi Giáo đã triệt hạ Phật giáo để thu gom lợi dưỡng và giành
lấy quyền chi phối tinh thần con người thông qua yếu tố tâm linh.
Phật giáo đã suy vong ngay chính tại nơi được khai sinh.
Thực tế thì đạo Phật đã có sự chia tông, rẽ giáo từ trước đó do tư dục của
con người, do cái tôi trong những người học Phật chưa phá bỏ được. Mỗi mỗi
người học Phật đều cho rằng pháp môn hành trì của bản thân là cao tột, tranh
hơn luận thắng. Gây sự chia rẽ cho người tu học.
Những bậc chân tu, thực học chán ngán sự chia rẽ tông giáo đã bỏ vào những
động đá sâu trên dãy Hymãlạpsơn. Đây là những dấu hiệu của đạo Phật rơi vào
thời kỳ Mạt pháp.
Trung Quốc:
Tổ Bồ Đề Đạt Ma nhận thấy nhân duyên giáo hóa Phật pháp ở tại Ấn Độ đã
không còn tương hợp đã xuống thuyền sang Trung Quốc.
Tổ Bồ Đề gặp vua Lương Võ Đế nhưng không hợp căn cơ, nhận biết người học
Phật ở Trung Hoa rơi vào kiến giải, lạm bàn. Tổ Đạt Ma bỏ vào núi, chín năm ngó
vách.
Sau gặp Nhị Tổ Huệ Khả, căn cơ khế hợp, dùng một câu nói đưa Nhị Tổ đạt
được chánh định. Khai sáng pháp môn tâm truyền tâm.
Trải qua năm đời tổ đến đời Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, Phật giáo được rộng truyền
khắp Trung Quốc nhưng lại mất đi chân giá trị vì người tu học vướng vào kiến
chấp, luận giải mê mờ. Người học Phật lại tranh danh, đoạt lợi, dưới mắt không
người.
Cụ thể, khi Lục Tổ Huệ Năng đền cầu Ngũ Tổ học pháp thì đã bị đồng môn
khinh rẻ vì ông là người hạ liệt, ít học.
Tuy nhiên, đạo giải thoát không quý trình độ học vấn mà là ở tâm và căn cơ
người cầu pháp, Lục Tổ đắc pháp, nhưng khi nhận lấy y bát phải trốn đi cho thấy
đã có sự tranh giành về địa vị trong Phật giáo. Lục Tổ là người ít học, song
lại có pháp khí đại thừa. Lục Tổ Huệ Năng là người làm bừng sáng pháp môn đốn
ngộ.
Về sau thiền tông chia ra làm năm dòng thiền khác nhau, tùy cơ mà dùng pháp
giúp người tu học đạt được sự giác ngộ giải thoát.
Nhưng đây cũng chính là đầu mối họa chia tông, rẽ giáo của Phật giáo. Những
người được truyền thừa về sau không phải ai cũng đắc pháp dẫn đến tranh giành
Phật tử, thu gom lợi dưỡng. Dẫn đến đạo pháp suy vi, người tu học rơi vào kiến
giải, lạm bàn gây ngộ nhận cho người sơ cơ tham học, việc truyền pháp bị lạc
lối - Lấy ngọn bỏ gốc.
Bài liên quan
- Chánh pháp thất truyền của Phật Thích Ca (P.3)
- Chánh pháp thất truyền của Phật Thích Ca (P.2)
- Chánh pháp thất truyền của Phật Thích Ca (P.1)
- Cảnh do tâm sinh - Dấu vết của luân hồi
- Vạn pháp quy tâm
- Buổi trò chuyện với Binladen
- Vô Ưu tranh cử vai trò Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
- Câu chuyện về luân hồi ở góc nhìn khoa học và hơn thế nữa…
- Giết chết Đấng quyền năng sinh ra loài người và vạn vật. Đập tan thuyết “Tự nhiên sinh” của giới khoa học
- Câu chuyện về ngày tận thế - Một sự dối gạt, gian trá của những người truyền giáo không chân chính
- Vì sao chủ nghĩa duy vật xóa bỏ chủ nghĩa duy tâm?
- Bát nhã tâm kinh mộc giải
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét