Kinh tế và…
Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017
V. Kinh tế và…
Sơ khởi chỉ là việc trao đổi qua lại những món hàng hóa giữa những người
cùng chung một cộng đồng như là việc đổi con cá lấy trái cây, đổi con gà lấy
cái bàn, cái ghế,… Việc trao đổi có phần tùy tiện, không dựa vào giá trị của
vật trao đổi mà chỉ dựa vào nhu cầu của mỗi người.
Về sau con người mới đặt vấn đề giá trị tương đương và quy ước lấy vàng,
bạc, tiền,… dùng làm vật quy đổi. Ngành kinh tế bắt đầu từ nhu cầu cần thiết,
là việc trao đổi qua lại các vật dụng giữa người với người trong cuộc sống hàng
ngày.
Ban đầu, ngành kinh tế chỉ đóng vai trò trao đổi nên giá trị vật trao đổi
gần như là tương đương với giá trị số bạc, số tiền quy đổi. Về sau ngành kinh
tế chuyển sang buôn bán thì đã có sự khác biệt giá trị vật trao đổi đã thấp hơn
giá trị số tiền quy đổi.
Cụ thể, người thợ mộc đóng một cái bàn với giá trị công sức, nguyên liệu
tạo ra cái bàn là 50.000đ. Một người đến mua cái bàn trên với giá 55.000đ và
mang về bán lại cho người khác với giá 60.000đ. Sự chênh lệch giá này là chấp
nhận được. Cho đến khi ngành kinh tế phát triển thành nền kinh tế hàng hóa thì
phát sinh thêm ngành thương mại dịch vụ và quảng cáo thì mọi việc trở nên đảo
lộn.
Trên thực tế, giá trị hàng hóa không tăng lên trong quá trình “nhào nặn”
của nền kinh tế nhưng giá trị số tiền quy đổi đã vượt giới hạn khi đến tay
người tiêu dùng đôi khi cao đến mức không tưởng. Ví như cái bàn kia nếu được
phân phối trên kênh bán hàng của các công ty bán hàng đa cấp thì người tiêu
dùng sẽ phải mua với giá có thể lên đến 1.500.000đ hoặc hơn nữa.
Còn đối với các kênh mua bán của nền kinh tế hàng hóa thị trường thì giá
của cái bàn trên vào khoảng 100.000 - 150.000đ.
Điều này đồng nghĩa với việc một lúc nào đó. Khi cần cái bàn, người thợ mộc
sẽ phải mua lại cái bàn do mình đóng - cái bàn trị giá 50.000đ bằng một số tiền
lớn hơn gấp rất nhiều lần vào khoảng từ 100.000 - 1.500.000đ.
Vấn đề này cho thấy ngành kinh tế đã không còn đóng vai trò trao đổi hàng
hóa mà đã là việc mua bán với giá trị chênh lệch cực lớn. Phần giá trị chênh
lệch này sẽ nằm trong tay các thành phần kinh tế. Điều này không có lợi cho
việc phát triển một nền kinh tế bền vững.
Sự thực dụng khiến ngành kinh tế vấp thêm sai lầm khác. Tận dụng vai trò là
ngành quyết định sự ổn định kinh tế - xã hội - chính trị, các ngành kinh tế độc
quyền, được bảo hộ chèn ép ngược lại ngành chính trị, gia tăng sức bóc lột
người lao động, bước vào cuộc đua cạnh tranh giá không lành mạnh,…
Việc này sẽ tạo ra những bất ổn xã hội khó quản lý và kiểm soát hậu quả.
Việc chênh lệch giàu nghèo quá lớn là mối họa góp phần làm cho xã hội rối ren.
Ngành kinh tế đã lường trước rủi ro thành lập những tập đoàn, những công ty
đa quốc gia nhằm thoát ly khỏi sự quản lý, giám sát của ngành chính trị và có
đường lui khi xã hội có rối loạn, chính biến.
Việc làm ngỡ thông minh của giới kinh tế hóa ra lại là sự cạn nghĩ vì khi
xã hội đại loạn thì có nơi nào được yên ổn. Khi loạn lạc chiến tranh, đói
nghèo xảy ra thì “Cướp của người giàu”
là giải pháp thường thấy của những người khốn cùng.
Chiến thuật “Vắt chanh bỏ vỏ” của ngành kinh tế sẽ hại lại chính ngành kinh
tế vì con cá nào rời khỏi mặt nước thì con cá đó sẽ phải chết. Lòng tham của
những người làm kinh tế đã chối bỏ nguồn gốc của ngành kinh tế và vướng vào sai
lầm chung của nhân loại.
Ngành nông nghiệp, công nghiệp vẫn lầm lũi làm việc sản xuất ra của cải,
vật chất cho xã hội, là ngành đóng vai trò rất lớn cho sự tồn tại, phát triển
kinh tế, chính trị, xã hội loài người. Nhân loại đã không nhìn nhận đúng mức
giá trị sức lao động của ngành sản xuất. Điều này tiềm ẩn nguy cơ bùng phát rối
loạn xã hội loài người.
Ngành thương mại, dịch vụ, quảng cáo, thể thao, văn hóa,… chỉ là những
ngành phụ trợ phục vụ nhu cầu giải trí
cho con người lại được đầu tư phát triển quá mức. Trên thực tế các ngành này
không sản xuất ra vật chất phục vụ nhu cầu ăn uống, tiêu dùng hàng ngày của con
người nhưng lại chiếm dụng phần lớn giá trị tài sản, vật chất mà ngành sản xuất
làm ra. Điều này chứa đựng một nghịch lý.
Trong khi lực lượng sản xuất hàng hóa gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống
thì các thành phần gần như không sản xuất ra được hàng hóa, vật chất thiết yếu
cho xã hội lại có mức sống cao.
Quân đội là lực lượng bảo vệ đất nước, bảo vệ dân tộc nhưng nhân loại lầm
lạc đang dùng quân đội như là một công cụ chiến tranh, quân giết người.
Trong thế giới vật chất, bạn rõ biết nợ máu phải trả bằng máu. Trong cõi vô
hình, sự luân hồi sẽ ghi nhận việc làm của bạn. Bạn sẽ nhận lấy nghiệp quả mà
bạn đã tạo ra. Đó là một quy luật rất khách quan và công bằng.
Xã hội loài người hiện đang xây dựng, phát triển trên con đường không có sự
định hướng hoặc là sự định hướng lầm lạc.
Cụ thể việc phát triển lệch lạc các ngành nghề trong xã hội sẽ kéo theo sự
lầm lạc về nhận thức của con người. Sự thực dụng sẽ kéo phần lớn lực lượng lao
động vào làm trong các ngành nghề không sản xuất ra của cải phục vụ nhu cầu
sống và tồn tại của xã hội.
Cho đến một lúc nào đó, khi lượng hàng hóa không đủ phục vụ xã hội thì sẽ
lại có việc xáo trộn các thành phần lao động trong xã hội. Con nước ròng rồi
con nước lớn.
Bao giờ xã hội con người mới có sự cân bằng và ổn định tương đối?
Thêm nữa, ngành giáo dục bị thương mại hóa đang dạy loạn. Đủ loại hình
thức, đủ loại bằng cấp, tay nghề khác nhau. Việc nâng cao dân trí được định
hướng lệch lạc. Nhân loại đã nhận thức, định hướng sai lầm đưa ra quy ước “Bạn
sẽ có vị trí, chỗ đứng cao trong xã hội nếu bạn có nhiều bằng cấp”.
Hậu quả của việc làm sai lầm này đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh.
Nạn học giả, bằng cấp giả, mua bán bằng cấp, mua bán vị trí trong xã hội,…
Khi tất cả mọi thứ đều được che đậy, ngụy tạo, sự gian trá lọc lừa, nhân
cách của con người chỉ còn là “Cái bánh vẽ” mà hiển nhiên là không thể nhìn
“Cái bánh vẽ” mà con người có thể no bụng được.
Hơn nữa, xã hội sẽ ra sao khi tất cả mọi người đều là kỹ sư, bác sĩ, kiến
trúc sư, nhà kinh tế, nhà chính trị, nhà xã hội, luật sư, sĩ quan,… không có
lấy một người dân thường, người nông dân, công nhân,…?
Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi nói nhân loại đang định hướng xóa bỏ
những con người biết trồng lúa, lúa mì, lúa mạch, hoa màu và nông sản,…
Bài liên quan
- Chánh pháp thất truyền của Phật Thích Ca (P.1)
- Cảnh do tâm sinh - Dấu vết của luân hồi
- Vạn pháp quy tâm
- Buổi trò chuyện với Binladen
- Vô Ưu tranh cử vai trò Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
- Câu chuyện về luân hồi ở góc nhìn khoa học và hơn thế nữa…
- Giết chết Đấng quyền năng sinh ra loài người và vạn vật. Đập tan thuyết “Tự nhiên sinh” của giới khoa học
- Câu chuyện về ngày tận thế - Một sự dối gạt, gian trá của những người truyền giáo không chân chính
- Vì sao chủ nghĩa duy vật xóa bỏ chủ nghĩa duy tâm?
- Bát nhã tâm kinh mộc giải
- Điều kì diệu ở mặt trái của cuộc sống - Hãy mơ một giấc mơ đẹp
- Lý Lẽ Đi Trong Phi Đạo
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét