Ván Cờ Trân Long
Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017
Chương VI
Quyển sách rồi cũng đã hoàn tất, làm sao tôi có thể nhanh chóng rộng truyền
cho nhân loại. Tôi sẽ đi tìm những người đồng cảm - Những mạnh thường quân, họ
sẽ hỗ trợ tôi chi phí in sách và họ sẽ giúp tôi truyền sách.
Tôi biết rằng rồi sẽ có người giúp tôi làm việc này.
Nhưng đến bao giờ và nếu đều đó xảy ra thì Vô Ưu thật chỉ là nói mà không
làm?
Tôi sẽ tạo điều kiện cho quyển sách ra đời nhanh hơn. Tôi sẽ đưa quyển sách
đến tay nhân loại bằng một con đường khác. Tôi sẽ đánh Ván Cờ Trân Long.
Đây là một ván cờ rất thú vị. Ván cờ này không có kẻ thắng người thua, cũng
không phải là một ván cờ hòa.
Để chuẩn bị chơi ván cờ tôi sẽ bán sức lao động trong vòng 20 năm với số
tiền 300.000.000đ (Ba trăm triệu đồng).
Tôi sẽ chia số tiền này ra làm hai phần chính. Một phần tôi sẽ in vào
khoảng 5.000 quyển sách, phần còn lại tôi gửi về gia đình và giải quyết một số
việc khác. Việc làm này xem như là trả nợ ân tình, tôi vẫn biết nợ ân tình
không dễ trả hết.
Nhưng tôi lại nợ nhân loại sự hiểu biết và đã đến lúc phải trả lại. Đời
người trung hiếu không phải lúc nào cũng có thể giữ vẹn toàn. Tôi đành cam làm
người con bất hiếu.
Về hợp đồng lao động ban đầu. Người mua sức lao động của tôi sẽ phải chấp
nhận kèm theo một hợp đồng ràng buộc. Tôi sẽ kết thúc hợp đồng ban đầu với mức
giá 500.000.000đ (Năm trăm triệu đồng) tùy thời. Điều này đồng nghĩa với việc ngay
khi tôi mới vừa ký hợp đồng ban đầu mà tôi lại muốn giải phóng hợp đồng thì
phải hoàn trả người mua sức lao động của tôi với số tiền là 500.000.000đ.
Trong suốt quá trình lao động, tôi vẫn có thể chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc
nào nhưng vẫn đảm bảo số tiền 500.000.000đ. Dù thời gian giải phóng hợp đồng
sớm hay muộn 1 năm, 10 năm, 20 năm thì số tiền 500.000.000đ vẫn là không đổi.
Ngoài ra, người chủ mua lao động cũng chấp nhận việc tôi cho đi một lá gan,
một trái thận hay một bộ phận nội tạng nào đó trong suốt quá trình thực hiện
hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, việc hiến tặng nội tạng được giới hạn ở mức độ tôi vẫn có thể
đảm bảo tốt công việc.
Có lẽ người chủ chấp nhận mua sức lao động của tôi sẽ nhận thấy sự thiệt
thòi trong hợp đồng nhưng đổi lại tôi sẽ toàn tâm, toàn ý làm việc, nghiêm túc
và thành thật trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.
Tuy nhiên, giới hạn của công việc là không trái với lòng người. Tôi sẽ cố
làm tốt những công việc được giao dù là việc nặng hay việc nhẹ.
Ván Cờ Trân Long được bắt đầu. Tôi sẽ đi tìm người chi trả 500.000.000đ để
giải phóng tôi ra khỏi hợp đồng. Tôi không cần biết người này thuộc quốc gia,
dân tộc nào, chỉ cần muốn cùng tôi đánh Ván Cờ Trân Long và biết luật chơi của
ván cờ.
Luật chơi của ván cờ là người mua gần như không được gì cả. Vì ngay sau khi
thoát khỏi hợp đồng ban đầu mà người chơi Ván Cờ Trân Long không biết dùng tôi
vào việc gì hoặc dùng tôi vào những việc có tính chất cá nhân. Khi đó, có thể
tôi sẽ tự kết thúc hợp đồng bằng việc hiến tặng đôi mắt, trái tim cho những
người cần. Có thể tôi thực hiện giấc ngủ sâu không trở lại. Có thể tôi đi đến ở
những vùng bất ổn và sẽ bỏ mạng ở đó… Vì thế người chơi Ván Cờ Trân Long phải
lĩnh hội được nội dung quyển sách “Hãy là đường xưa mây trắng bay…”. Là người
đã sống được với từ bi hỷ xả, dứt trừ được tham đắm, sân hận, si mê, hoài nghi
và kiêu mạn. Chấp nhận đánh một ván cờ có phần thua thiệt.
Thật ra tôi đánh Ván Cờ Trân Long với hai mục đích. Một là để quyển sách
“Hãy là đường xưa mây trắng bay…” sớm truyền đến những nơi cần đến. Hai là tôi
sẽ nhận biết được “Tôi sẽ là người giữ đạo hay là người phải đi hiển bày sự
thật đến với nhân loại.
Nhưng dù hiện diện trong vai trò nào thì tôi
cũng không chú tâm đến việc làm. Việc nào cần làm thì tùy thuận làm và như tôi
đã nói bạn có thể đến để nhận lại trái tim, đôi mắt, quả thận, lá gan,… bất cứ
thời điểm nào mà bạn cảm thấy cần đến lấy.
III. Hồi kết của Ván Cờ Trân Long.
Tôi vẫn biết người đời có thể bỏ hàng tỷ đồng để mua nụ cười một cô gái đẹp
nhưng không hẳn đã bỏ ra 100.000đ để cho một gã ăn mày.
Với số tiền 500.000.000đ, tôi thật không là gã ăn mày nên vấn đề sẽ có phần
khó giải. Nhưng tôi vẫn đánh ván cờ này, tôi có toan tính riêng. Tôi đi tìm
chân tâm trong loài người.
Vạn nhất tôi tìm không gặp được chân tâm. Điều này đồng nghĩa quyển sách
tôi viết là phế vật đáng bỏ đi. Người viết quyển sách cũng là phế vật đáng bỏ
đi. Vậy thì tôi ôm mộng giữ đạo, cố tỏ ra vẻ cao thượng.
Tôi vẫn nhận biết có rất nhiều người thật lòng muốn giúp tôi thoát khỏi hợp
đồng ban đầu nhưng họ không đủ sức. Vậy thôi không đủ sức thời đừng cố sức, tôi
trân quý tình cảm của bạn.
Nhưng điều tôi cần không phải là giải phóng khỏi hợp đồng mà là tôi sẽ làm
được gì sau khi thoát ra khỏi hợp đồng ràng buộc?
Còn những ai giàu sang hợm hĩnh, cố tạo ra sự cao thượng giả tạo, những kẻ
hám danh,… muốn mua tôi ra khỏi hợp đồng ban đầu nhằm mục đích tư lợi cá nhân
thì hãy thôi đi. Đó là một ý tưởng sai lầm và ngu ngốc.
Bạn có thể tự lừa gạt, tự che mắt mình chứ không thể dối lừa nhân loại và
khi tôi nhận ra tư lợi của bạn thì bạn sẽ mất tất cả. Tôi sẽ mất và danh tiếng
bạn cũng khó thể vẹn nguyên.
Bài liên quan
- Đạo, đời và tôn giáo (P.2)
- Đạo, đời và tôn giáo (P.1)
- Kinh tế và…
- Chính trị
- Giáo dục - Khoa học
- Viết lại sự hiểu biết của nhân loại
- Chánh pháp thất truyền của Phật Thích Ca (P.3)
- Chánh pháp thất truyền của Phật Thích Ca (P.2)
- Chánh pháp thất truyền của Phật Thích Ca (P.1)
- Cảnh do tâm sinh - Dấu vết của luân hồi
- Vạn pháp quy tâm
- Buổi trò chuyện với Binladen
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét