Chạm đến cõi vô hình
Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017
Dùng nhị
nguyên luận cổ, giải kim (P.4)
2. Chạm đến cõi vô hình
Tại sao có người tiếp xúc
được cõi giới vô hình?
Bên cạnh đó, lại có người dù
rằng rất mong mỏi nhưng không thể chạm đến cõi giới vô hình?
Thật ra, việc chạm đến thế
giới vô hình là việc không nên làm, không đáng làm và không cần làm.
Người tiếp xúc cõi vô hình
có rất nhiều hạng nhưng tạm chia làm hai nhóm.
Nhóm không chủ động gồm có
hai hạng:
- Hạng thứ nhất là những
người thần trí loạn động, tâm thức mê mờ, không thường sống nơi thế giới hữu
hình, vô ý rời khỏi thân xác và bị chúng sinh nẻo không thân quấy phá.
- Hạng thứ hai là những
người hành trì thiền định, việc giữ bản tâm lặng yên khiến thần thức dễ dàng
rời khỏi thân xác và do sự tịnh tâm mà có thể tiếp xúc chúng sinh nẻo không
thân.
Nhưng nhìn chung những người
thiền định ít chủ động gặp cõi giới vô hình chỉ do chúng sinh nẻo vô hình nhận
biết mà tìm gặp với nhiều mục đích khác nhau như quấy phá, não loạn, tham bái
và thử thách,…
Nhóm chủ động là những người
chủ động tiếp xúc với cõi giới vô hình. Họ là những người luyện bùa ngãi, chú
thuật,…
Nhưng việc tiếp xúc cõi vô
hình của thành phần này thì lại diễn ra có sự khác nhau. Việc nhận biết sự tiếp
xúc nẻo vô hình của nhóm người này có thể dựa vào kết quả việc làm hoặc là dựa
vào sự hỗ trợ bởi một lực lượng vô hình,… mà người đó thu thập được. Dù vậy,
đây không thật là chánh pháp, không hẳn là việc đáng làm. Vì việc làm đó thường
dẫn đến việc xen vào quy luật nhân quả khách quan của sự sống và chính người
tham gia việc làm đó phải ít nhiều gánh lấy phần trách nhiệm của quy luật
nghiệp quả luân hồi.
Những người mong mỏi tìm
gặp, chạm đến cõi vô hình mà không tiếp xúc được là vì họ không có phương pháp
rõ ràng, đúng đắn hoặc hành trì sai phương pháp.
Cũng là thiền định mà có
người gặp, người không là vì khác tần sóng dò tìm. Sở dĩ tôi dùng đến từ “tần
sóng” vì bởi những tín hiệu mà chúng sinh nẻo vô hình phát ra cũng như tiếp
nhận được chỉ là những xung động, rung động do nơi tâm ý. Những dao động này có
tính chất tựa như tính chất của sóng âm thanh, sóng điện từ,… Vì vậy, những tín
hiệu xung động tâm ý cũng có sự sai khác về bước sóng, tần sóng,…
Tôi cũng nhắc lại những
người thiền định đúng chánh pháp ít khi tìm cách tiếp cận chúng sinh nẻo không
thân vì đó không là cứu cánh của sự giải thoát hoàn toàn. Chỉ do việc dừng lặng
của họ mà chúng sinh nẻo không thân dò đúng tần sóng và tìm đến. Nếu tôi chỉ
trình bày đến đây thì hẳn bạn vẫn hoài nghi.
Vậy nên tôi sẽ dùng nơi pháp
thế gian mà tỏ bày tường tận.
Sự thật là nếu tình cờ bạn
bắt gặp trên đường một người xa lạ, bạn có thường cất tiếng gọi, tâm sự, chuyện
trò không?
Phần lớn là không, chúng
sinh nơi nẻo không thân cũng thế. Thêm nữa, một người nói tiếng Nhật tình cờ
gặp một người Âu Mỹ, cả hai đều nhìn thấy nhau, quan sát, đánh giá rồi “đường
ai, nấy đi” vì dù có lên tiếng thì cũng không ai hiểu ai, không biết người còn
lại nói gì.
Nếu bạn vẫn cố chấp “Ít ra
cũng phải nghe tiếng hoặc thấy hình chứ.” thì tôi lại trình bày thêm một vấn
đề.
Một con dơi khi bay luôn phát ra sóng siêu âm để xác định đường đi, con
mồi, những vật cản,... Trên đường di chuyển, sóng siêu âm của dơi chạm phải
bạn, con dơi biết rằng có vật cản phía trước và chuyển hướng bay. Con dơi dùng
sóng siêu âm chạm đến và nhận biết bạn.
Còn bạn có nhận ra làn sóng
siêu âm của dơi chạm đến thân người không?
Nếu bạn lại cố chấp “Tôi
thấy được con dơi” thì bạn lại quên mất rằng “Bạn đang muốn tiếp xúc với cõi vô
hình”.
Nơi cõi vô hình mà bạn mong
mỏi dùng đôi mắt thịt để nhận biết màu sắc, âm thanh, hình dáng,… của nẻo không
thân thì không có lẽ đó.
Tôi đã trình bày về cõi vô
hình để bạn trực nhận, thừa nhận. Việc về sau là tùy bạn định liệu nhưng tôi
cũng không quên nhắc lại “Việc tiếp xúc cõi giới vô hình mà không có chánh
định, định tâm là một việc là nguy hiểm, không thật sáng suốt”.
…
Lại nói thêm về những người
tìm đến tôn giáo trong sự bấn loạn nội tâm và thiếu sự hiểu biết sáng rõ về thế
giới tâm linh hiện nay.
Những con người đã mệt mỏi,
chán chường nơi cuộc sống hiện tại hoặc hy vọng sau khi chết sẽ tìm về được một
nơi ở mới tốt đẹp, trường cửu mãi mãi hoặc là một cuộc sống ở đời sau giàu có,
phú túc, xinh đẹp hơn,... Điều này cho thấy con người tìm đến các tôn giáo cũng
vì tham mà đến và không ít người tìm cách bỏ tiền ra để hy vọng mua được một
“chỗ đến” tốt đẹp, an toàn (Tôi không có
ý nói đến những người vì tâm từ bi, bác ái,… lòng chân thành gom góp tiền của
giúp người. Vì tôi rất trân trọng, thầm biết ơn những người làm công việc thánh
thiện, đáng làm đó).
…
Lẽ ra, người học Phật không
nên có chung cùng ý nghĩ Tham cầu như vậy vì đó không là chánh pháp của Như
Lai. Tột cùng của chánh pháp là buông bỏ, là từ bi hỷ xả. Người học Phật mà cầu
có nơi ở tốt để về sau khi chết, cuộc sống đời sau sung túc, giàu sang,…
Nếu sống theo thập thiện thì
việc đạt những ước nguyện này là không khó nhưng rồi sẽ lại trôi lăn.
Xét lại những mong cầu chính
đáng ở nơi người học Phật trên ta sẽ nhận biết được người đó còn tham thân,
tham nơi ở tốt và trên cả là việc tham sống. Đã muốn là sẽ được, đi rồi sẽ đến,
sinh rồi sẽ có tử. Đó là gốc của luân hồi.
Người học Phật chân chính
một lòng cầu giải thoát ra khỏi biển khổ sinh tử, mong mỏi hành trì đạt pháp vô
sanh. Muốn đạt được pháp vô sanh thì người học Phật phải dùng sự hiểu biết phá
tan nơi ngã thành vô ngã, thường sống với bản tâm vắng lặng, không dính mắc. Đó
cũng chính là tâm yếu của đạo giải thoát. Tâm thông muôn pháp thông. Liễu thoát
sinh tử, diệt tham sân si mạn nghi, diệt mà không diệt.
Nhân loại khi tin nhận sống
tùy thuận chánh pháp thì xã hội con người tự an ổn, thái bình, nhân loại phát
triển từng bước đến văn minh, hiện đại, tự do và tiến bộ. Đó cũng là pháp môn
không hai, không thể nghĩ bàn của Như Lai. Pháp xuất thế gian chẳng lìa pháp
thế gian mà đơn lẻ tồn tại.
Nhìn chùa to, Phật lớn, giáo
đường cao rộng, trang hoàng, nguy nga,… tôi lại nhớ một bài kệ của người học
Phật xưa:
Người ơi, “chùa rách, Phật vàng”
Sao người lại muốn phụ phàng cảnh xưa?
Am dù nóc cũ, vách thưa,
Nhưng còn che nắng, che mưa lắm ngày.
Nay người cất lại chi đây?
Vì ngôi thất mới thêm rày mối lo.
Vào pháp môn không hai tôi
lại luận bài kệ này, người học Phật lại lo lắng việc phải phụng sự Tam bảo và
trốn tránh trao truyền chánh pháp thì hẳn là chỉ cầu pháp xuất thế gian giải
thoát hoàn toàn cho tự thân, rõ thật là cầu 1 trong 4 quả vị Thánh. Đây là
người học Phật hàng Thanh Văn, làm việc tùy thuận, hoằng pháp tùy duyên.
Xét lại người học Phật này
chưa thật tỏ ngộ chánh pháp, cần học hỏi, hành trì thêm nhằm thấu rõ bản tâm.
Ngày nay, “chùa to, Phật
lớn” thời nhiều có còn “chùa rách, Phật vàng” nữa không?
Có lẽ nào chánh pháp đang
tỏa sáng, người phát tâm đại thừa thời nhiều.
Nhưng sao nội tâm con người
lại càng bấn loạn, không tìm ra được lối thoát cho tư tưởng, tâm hồn, khổ đau
cứ đè nặng trong lòng?
Người học Phật đang vì góp
phần làm chánh pháp sống lại, sáng rõ trong nhân loại hay đang vì lợi dưỡng,
lợi danh, tham đắm,…?
Với những người học Phật mà
vì chánh pháp phát tâm đại thừa thì tôi xin kính cẩn vọng bái. Nhược bằng vì
tham đắm tài vật, u mê chánh pháp,… mà dối truyền nối pháp Phật thì tôi xin gửi
đến một lời nhắn nhủ chân thành “Chánh pháp còn bỏ huống hồ là phi pháp”, nên
tự nhận biết “Niết bàn, thiên đàng và địa ngục vốn không hai”. Đó cũng chính là
pháp môn không hai, không thể nghĩ bàn của chư Như Lai ở cả 3 thời - Quá khứ,
hiện tại, vị lai.
Pháp Phật không thể nghĩ bàn
là bởi vì qua lời nói đã diễn giải đến cùng tột nơi nhị nguyên, đến không còn
gì để nói thời không nói nữa chứ không dừng lại ở sự không thể nghĩ bàn là
không thể nói, không dùng lời nói. Đó là pháp môn không hai của Như Lai vậy!
Bài liên quan
- Đôi Mắt (P.3)
- Đôi Mắt (P.2)
- Đôi Mắt (P.1)
- Bọt Biển (P.2)
- Bọt Biển (P.1)
- CHẲNG LÌA PHÁP THẾ GIAN
- Lưới vô minh
- Dùng nhị nguyên luận cổ, giải kim (P.2)
- Dùng nhị nguyên luận cổ, giải kim (P.1)
- Thấy Gì Qua Cọng Tóc Thiêng Được Thỉnh Về Ngự Ở Chùa Ba Vàng? (Phần 3)
- Thấy Gì Qua Cọng Tóc Thiêng Được Thỉnh Về Ngự Ở Chùa Ba Vàng? (Phần 2)
- Thấy Gì Qua Cọng Tóc Thiêng Được Thỉnh Về Ngự Ở Chùa Ba Vàng? (Phần 1)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét