Bọt Biển (P.1)
Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017
I. Bọt Biển
Đã nhiều đêm tôi trăn trở về
những điều mình đang làm rồi chợt nghĩ “Ta rất đơn độc nên chăng dừng lại?”.
Ôi! Những giấc ngủ chập chờn
khiến ta mất đi sự tập trung cần thiết.
Hôm nay, tôi lại phải đi sắp
xếp, định hình mọi việc nhằm hoàn tất việc cần làm. Ngồi lên chiếc xe máy tôi
chạy trên đường với bộn bề những suy tư.
Ra đường, tôi mới biết “Có
thật nhiều khẩu hiệu được con người bày trí khắp mọi nơi”.
Khẩu hiệu cho căn bệnh thế
kỷ HIV là “Hướng đến mục tiêu không có người nhiễm HIV mới”, “Hướng đến mục
tiêu thế hệ không có người nhiễm HIV”,…
Giá trị của những khẩu hiệu
này là gì?
Có thực tế, có khả dụng
không?
Đến bao giờ những khẩu hiệu
đó đạt được giá trị thực tiễn trong lối sống hưởng thụ thực dụng ngày nay?
…
Tôi lại bắt gặp một bảng
khẩu hiệu được trình bày trang nhã “Mỗi ngày trái đất nặng thêm 100 tấn do bụi
vũ trụ”.
Có thật không?
Sao tôi lại nhận được một
nguồn thông tin trái chiều là “Sự thực trái đất nhẹ đi 50.000 tấn mỗi năm”?
Lẽ nào con người muốn nói
thì cứ mặc tình nói mà không có sự chuẩn mực gì?
Giá trị của thông tin trái
đất nặng lên hay nhẹ đi là gì?
Thật không có sự chuẩn xác,
sáng rõ, khách quan.
Hôm trước, tôi ghé nhà người
quen để biết rằng “Người đó được yêu cầu bỏ tiền ra nhằm mục đích làm một tờ
giấy chứng nhận là gia đình văn hóa”. Người đó lại hỏi “Việc bỏ tiền ra làm tờ
giấy đó có khác gì bỏ tiền ra mua 2 chữ văn hóa”, giá trị của văn hóa là gì?”.
Lại nhớ vài năm trước tôi
bắt gặp những khẩu hiệu về văn hóa mà trong lòng tự dưng có nỗi buồn trầm lặng
- “Gia đình văn hóa là gia đình không có con em bỏ học”, “Gia đình văn hóa là
gia đình chỉ có 1 đến 2 con”…
Ôi! Tuyên truyền mà thế này
thì thật là tội cho ông bà, các cụ ngày xưa. Nếu các cụ đọc được nội dung của
khẩu hiệu thì không khéo các cụ sẽ bật khóc và nói “Già đẻ chúng ra mà nay
chúng lại nói già không có văn hóa”.
Và gì nữa… trên những con
đường đã đi qua có không ít nơi tôi bắt gặp tấm bảng to rộng với hàng chữ “Ấp
văn hóa, xã văn hóa”. Nhưng chỉ cách đó vài mét tôi lại thấy biển báo “Chú ý
khu vực thường xảy ra nạn cướp xe” đi thêm vài trăm mét mắt tôi đã ghi nhận
thêm vài biển cảnh báo với nội dung tương tự.
Lại nhớ đến những chương
trình quảng cáo, trò chơi truyền hình, báo chí,… Thời đại công nghệ thông tin
con người đã dối lừa nhau bằng đủ mọi hình thức, thủ đoạn,… những trò chơi rủi
may, dự đoán kết quả bóng đá, bình chọn diễn viên yêu thích, tư vấn chọn số đề,
kết quả xổ số, các dịch vụ “lừa người, dối mình”, tỷ lệ cá cược bóng đá được
cập nhật và khích lệ mọi người cùng tham gia,…
Phải chăng đây là những
“biến tướng” của những trò đỏ đen, cá độ, tệ nạn xã hội?
Vậy mà những phương tiện
thông tin đại chúng và ngành văn hóa lại “tiếp tay” cho những việc làm sai
trái, những việc góp phần làm cho xã hội rối ren, lòng người đảo điên, bấn
loạn,…
Thêm nữa, thời gian gần đây
nhất, điện thoại của tôi lại nhận được tin nhắn với nội dung “Bầu chọn Vịnh Hạ
Long trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới chỉ với một tin
nhắn”.
Ừ thì nhắn tin vì niềm tự
hào của một người dân Việt. Nhắn tin rồi, tôi mới nhận ra mình dại.
Vì lẽ nếu Vịnh Hạ Long lọt
vào Top 7 Kỳ Quan Thiên Nhiên Của Thế Giới và chẳng may lại có người hỏi tôi
“Có bầu chọn cho Vịnh Hạ Long không?”. Hiển nhiên là tôi sẽ trả “Có” với một
niềm tự hào. Họ lại hỏi “Tôi có đến Vịnh Hạ Long chưa?”.
Tự nhiên câu hỏi đơn giản đó
lại trở thành câu hỏi khó cho tôi. Giả định với một chút gian dối tôi trả lời
rằng “có”. Nhưng người đó lại hỏi “Tôi đã từng đến những danh thắng khác có
trong danh sách bầu chọn chưa?”. Đến nước này thì tôi chỉ có thể trả lời
“chưa”, họ lại hỏi “Thế tôi dựa vào đâu mà bầu chọn cho Vịnh Hạ Long?”. Đến câu
hỏi này thì tôi đã không thể trả lời. Tôi cũng rõ biết “Việt Nam đã bầu chọn
Vịnh Hạ Long bằng tin nhắn thì ở những quốc gia khác cũng sẽ dùng những phương
cách tương tự nhằm lọt vào Top 7 Kỳ Quan Thiên Nhiên Của Thế Giới”.
Ôi! Khi vướng vào nhị nguyên
con người tạo ra vô số những sai lầm và trói cả tư duy, nhận thức, sự hiểu
biết,… vào trong lưới vô minh dày đặc.
Tôi rõ biết “Nếu con người
muốn sửa sai thì phải xác định rõ nguồn gốc của cái sai thì mới có thể sửa sai
và sẽ không có ai nhận lấy phần trách nhiệm vì đây là sai lầm của tri thức nhân
loại”.
Thực tế là không một ai có
đủ khả năng và tri thức nhận lấy phần trách nhiệm của toàn nhân loại. Thế nên,
tôi phải xem lại một số từ được dùng trong bộ sách mà người biên tập không vừa
ý, họ yêu cầu tôi thay bằng cụm từ khác nhằm nói tránh, nói giảm vấn đề. Việc
thay đổi sẽ góp phần giúp bộ sách được đăng ký xuất bản dễ dàng hơn.
Đáng kể nhất là việc thay
cụm từ “chủ nghĩa duy vật” bằng “chủ nghĩa vô thần”.
Xét lại vấn đề này, tôi nhận
ra “Có điều gì đó không thật ổn”. Chủ nghĩa vô thần chỉ là một phần của chủ
nghĩa duy vật, sai lầm của chủ nghĩa duy vật không thể chỉ trói trách nhiệm nơi
chủ nghĩa vô thần.
Nếu chủ nghĩa duy vật không
thừa nhận sai lầm thì sao có thể sửa sai?
Rõ thật là cũng không có một
ai đủ khả năng nhận lấy trách nhiệm của sai lầm nơi chủ nghĩa duy vật. Chỉ là
tự nhận biết, tự sửa sai. Sau cùng, tôi quyết định giữ lại cụm từ “Chủ nghĩa
duy vật” vì xét đến cùng tận thì việc này không hại ai cả.
Đã đến ngã rẽ, bám theo
người chạy trước tôi rẽ trái nhưng người chạy phía trước đột ngột đổi hướng,
quay lại. Tôi bình thản chạy tiếp, một tiếng còi vang lên, mấy chú cảnh sát
giao thông đề nghị tôi xuất trình giấy tờ. Tôi có đủ cả, dù vậy biên bản vi
phạm giao thông vẫn được viết.
Đến bấy giờ, tôi mới biết
“Tôi phạm luật giao thông, lỗi rẽ vào đường có biển báo cấm rẽ trái…”. Tôi đã
rẽ vào đoạn đường này đã 2, 3 lần đến hôm nay mới bị thổi phạt 1 lần. Xem ra
tôi vẫn còn may chăng?
Những lần trước, tôi vẫn bám
theo những người đi trước. Thật đúng là dân quê, uổng công học luật giao thông,
đúng thật “Có mắt như mù”,… Rồi giấy tờ xe bị giữ lại, chờ ngày đóng phạt.
Sau khi liên lạc công việc xong,
tôi về lại nhà. Tôi nhìn lại biên bản vi phạm giao thông, hàng loạt cảm xúc về
giao thông tái hiện.
Ừ, nhớ để rồi quên! Gần 10
năm trước, do tính chất công việc công ty buộc tôi phải có xe mới được thu
nhận. Gom góp, tôi mua được chiếc xe máy cũ. Nhận việc, tôi được phân công làm
nhân viên thị trường ở khu vực Bến Tre. Sau một thời gian khá lâu, hôm ấy tôi
lại về thị xã công tác. Tôi đang chạy trên đường thì còi báo của mấy chú cảnh
sát vang lên, dừng xe lại tôi xuất trình giấy tờ, tôi không có giấy bảo hiểm xe
máy. Biên bản được lập với lỗi “Thay đổi kết cấu xe và không có giấy bảo hiểm
xe máy”. Xe bị giam gần 1 tháng.
Đáng tội nghiệp cho tôi! Tôi
đã phân bua “Tôi không có thay đổi kết cấu xe, xe mua sao tôi để vậy!”. Câu trả
lời “Nơi giấy đăng ký xe có màu xanh trong khi xe tôi đang sử dụng lại là màu
đen”. Chỉ thế thôi mà xe tôi bị “nhốt” 1 tháng, lấy gì tôi đi làm và tháng đó
tôi đã bị công ty khiển trách đủ điều. Kết quả là tôi bị cho nghỉ việc. Tôi uất
ức đến muốn khóc, lòng nguyền rủa những kẻ gây ra sự khốn đốn cho đời tôi.
Một tháng sau, tôi về Bến
Tre đóng phạt và lấy xe, mức phạt là hơn 1 triệu đồng.
Làm sao lòng tôi không oán
hận?
Kinh tế gia đình đang khó
khăn, những mong làm việc để phụ giúp cha mẹ, lo các em ăn học mà xe thì bị
giữ, bị cho thôi việc, lại mất một khoản tiền không nhỏ để lấy xe về.
Việc về Bến Tre đóng tiền
phạt cũng nhiêu khê không kém. Từ nhà đi hai chặng xe mới về đến Bến Tre. Đến
Bến Tre phải đi xe ôm đến Trụ sở công an giao thông làm giấy tờ đóng phạt. Tiếp
theo, tôi đi xe ôm qua Kho bạc nhà nước đóng tiền, quay lại Trụ sở công an giao
thông nhận giấy tờ lấy xe. Tiếp đến, tôi phải lấy xe ở một nơi khác. Xe đã bị
rút cạn xăng (Vì lý do an toàn cháy nổ),
tôi đẩy bộ một khoảng khá xa mới đến được nơi đổ xăng, người mệt nhoài vừa
buồn, vừa hận. Đổ xăng rồi, tôi đạp mãi xe mới nổ máy. Quãng đường hơn 100 km
trở về nhà thật vất vả, xe cũ bị bỏ lâu ngày nên chạy một lúc lại tắt máy. Bình
xăng cũ nên sau gần 1 tháng khô cạn giờ được bơm xăng vào, giản nở nên rò rỉ
chảy suốt quãng đường dài, ống quần đẫm ướt xăng. Có lẽ xăng ngày đó mà có
nhiều tạp chất thì tôi đã thành “ngọn đuốc sống” trên đường. Tôi đã phải ghé
lại rất nhiều lần trên đường để sửa xe. Với hiện trạng xăng đổ ướt ống quần thì
không ít người sửa xe ái ngại cho tôi. Việc tia lửa phát ra từ bugi, nghĩ lại
“Mạng sống của tôi lúc đó thật mong manh”. Thật đúng là vừa ngu, vừa khờ! Nếu
không vì “Cơm áo gạo tiền” và biết rõ hiện trạng của xe khi nhận lại thì tôi đã
bỏ luôn chiếc xe mà không nhận về.
Kể từ đó, cái nhìn của tôi
với những viên cảnh sát giao thông không còn thiện cảm và một niềm căm hận
trong lòng.
Một thời gian sau, tôi đã
mua chiếc xe khác và tiếp tục làm việc ở Bến Tre. Thời gian khiến tôi nguôi
ngoai việc bị ngành giao thông phạt một số tiền không nhỏ. Rồi một buổi tối
cuối tháng, tiền không còn nhiều, tôi quyết định “ăn bánh mì thay cơm”. Chạy xe
ra nơi bán bánh mì, tôi nhận biết ánh đèn xe làm mọi người lóa mắt, tắt đèn xe.
Sau khi nhận lấy cái bánh mì
tôi bon bon ra đường, lại một tiếng còi cất lên, giấy tờ đầy đủ, tôi vẫn phải
ký vào biên bản vì lỗi không bật đèn chiếu sáng. Dù cho tôi trình bày thế nào
thì giấy đăng ký xe của tôi vẫn bị thu giữ. Thật chẳng ra sao cả! Hôm ấy, tôi
đã phải ăn cái bánh mì trị giá 60.000 đồng.
Phải chăng lòng người đã khô
cạn rồi sự hiểu biết và cảm thông?
Về đến phòng, trong túi chỉ
còn chơ vơ một giấy bảo hiểm xe máy. Một
tờ giấy mà đến giờ tôi vẫn không nhận rõ giá trị thật của nó. Bởi lẽ tôi có
người bạn bị mất do tai nạn giao thông nhưng giấy bảo hiểm xe máy không mang
lại được giá trị tương thích với một mạng người. Tôi nói thế bởi vì tôi không
thể nói rằng giấy bảo hiểm xe máy là không có giá trị.
Dù rằng muốn quên nhưng lòng
tôi không thể không nhớ. Quả thật là tôi có duyên nợ với các chú giao thông.
Tôi bị phạt mãi và mệt nhoài với việc đi đóng phạt. Nói cho cùng, tôi chỉ mắc
những lỗi vi phạm không đâu, chủ yếu việc phạm lỗi là do không chú ý quan sát
biển báo tín hiệu giao thông.
Về sau, có người nói với tôi
rằng “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Lại phạm vài lỗi giao thông giúp
tôi nhận biết rõ thật “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Mất một ít tiền
mà thoát ra khỏi những mệt nhoài, lòng không còn oán hận, bực dọc, tôi nghĩ lại
thấy cũng đáng.
Sau vài lần bị phạt và có
thêm sự hiểu biết về nhị nguyên, tôi nhận ra “Có điều gì đó không thật ổn”.
Đành rằng mình thoát ra khỏi
mệt nhoài, rối việc nhưng các chú cảnh sát giao thông đang làm việc cho ai?
Cho việc ổn định trật tự an
toàn giao thông vì nhà nước, vì mọi người hay vì “cơm áo gạo tiền” cho cá nhân?
Việc sẵn sàng cũng như “gợi
ý” nhận tiền “cho qua”,… của cảnh sát giao thông sẽ có kết quả gì?
Hẳn là có nhiều cung bậc cảm
xúc ở vấn đề này. Buồn vui, oán hận, căm thù, khinh ghét, chán chường, nguyền
rủa,… nơi những viên cảnh sát giao thông. Không chỉ có thế, lòng người đa đoan,
muôn lối,… sẽ có người nhận ra cảnh sát giao thông đang làm việc cho nhà nước.
Việc làm sai trái này không có lý nào những người quản lý, lãnh đạo lại không
biết.
Đã biết mà không ngăn chặn,
loại trừ thì phải chăng là có sự dung dưỡng hay do sự quản lý yếu kém?
Hay là… do chủ trương từ ở
bên trên?
Những thành phần cơ hội,
chống đối,… lại có cơ sở để xuyên tạc, bôi nhọ, đổi trắng thay đen,…
Ôi! Cơm áo gạo tiền. Thôi,
tôi nói để mà quên.
Có lẽ đã đến lúc con người
phải sống với sự hiểu biết cùng trái tim biết yêu thương, biết cảm thông và
chia sẻ?
Việc ra mắt bộ sách “Sự hiểu
biết làm thay đổi nhận thức, giá trị con người” cho người đọc gặp phải không ít
khó khăn khiến lòng tôi không khỏi trăn trở.
Tại sao một bộ sách có tác
dụng phần nào an định nội tâm con người, góp phần đảm bảo sự yên bình xã hội,
ngăn chặn, loại trừ mầm móng những cuộc bạo loạn, chiến tranh giữa các nước
trên thế giới cũng như xoa dịu tình hình căng thẳng, việc tranh chấp giữa Trung
Quốc và các nước ở khu vực biển Đông lại không có được sự hỗ trợ, ủng hộ cần
thiết từ phía mọi người?
Lẽ nào tôi đã ngộ nhận giá
trị của bộ sách hoặc là tôi đang làm sai?
Lẽ ra tôi không nên tập tành
viết sách chăng?
…
Nguyên nhân nào dẫn đến việc
tôi phải viết sách?
Cuộc sống chính là nguyên nhân
khiến tôi phải viết sách. Ban đầu, cuộc sống đã làm tôi ngột ngạt do mãi ngụp
lặn trong nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền, buồn khổ,… với sự nhạy cảm khổ đau, cùng
một niềm đồng cảm với lòng người. Tôi đã từng chán chường, tuyệt vọng mong cầu
một sự giải thoát cho tự thân, thoát ra tất cả.
Tôi đã tìm đến giáo lý nhà
Phật để nhận biết cái hay, sự huyền diệu, nhiệm mầu nơi pháp Phật. Tuy nhiên,
tôi lại không tìm được một phương pháp rõ ràng được trình bày trong kinh sách
cũng như được sự chỉ bày của các vị Thầy. Thế nên, tôi không thể đoạn dứt những
phiền muộn, lo toan, đau khổ. Cuộc sống lại cuốn tôi trôi ra giữa dòng đời với
cơm, áo, gạo, tiền, lo nghĩ,… nhưng tôi đã điềm tĩnh, bình thản hơn.
Tranh danh, đoạt lợi mà làm
gì?
Chỉ hoài đau khổ.
Xét lại tôi rõ biết “Chẳng
ai cho mình cái ăn, cái mặc khi mình không lao động, biếng lười”. Rõ thật là
phải làm thì con người mới có thể sống tốt. Rõ thật là con người chỉ cần sống
tốt, hạnh phúc chứ không cần nơi “nhà cao, cửa rộng, lắm bạc, nhiều tiền,…” mà
chân tình nguội lạnh, bán mua,…
Cuộc sống giúp tôi nhận ra
“Từ lâu tôi tự trói mình vào cuộc sống chứ cuộc sống có bao giờ trói cột một
ai”.
Tôi vẫn đang hiện diện nơi
cuộc sống nhưng cơm, áo, gạo, tiền đã không còn khiến tôi đau khổ mệt nhoài,
tôi an ổn với cuộc sống hiện tại.
Lại nhớ đến lời Phật thuyết
“Chúng sinh 3 cõi 6 đường nương đất mà té và cũng nương đất mà đứng dậy”.
Quả đúng vậy, con người khi
té ngã cũng do nơi đất nếu không có mặt đất con người làm sao té ngã, té ngã
vào nơi đâu?
Cũng lại như vậy, té ngã rồi
con người phải tựa nơi đất mà đứng lên chứ con người không thể “cầm nắm” hư
không mà đứng lên cho đặng.
Kinh điển chỉ là phương
tiện, là ngón tay chỉ mặt trăng chứ không là mặt trăng. Muốn thoát khỏi đau
khổ, giải thoát hoàn toàn con người phải hành trì, sống thật với chánh pháp,
phải bước đi trên đôi chân và dựa vào sự hiểu biết khách quan và sáng rõ của
chính mình.
Việc thiền định, quán chiếu
giúp tôi từng bước hòa vào đại thể, đồng nhất với vạn vật. Khái niệm chết và
sống cơ hồ không còn nữa.
Một chiếc lá vàng cuối thu, ngày mai chiếc lá cuối cùng sẽ rụng. Cũng
như những chiếc lá đã rơi trước đó, lá vàng bình thản, không đau khổ và thân
cây già cũng chẳng chút phiền lo. Đó chỉ là sự luân chuyển của vạn vật, không
là sự sinh ra và mất đi mãi mãi. Vạn pháp luôn trường tồn.
Tôi đã bước vượt qua đau
khổ, lo toan, sinh tử và sống với niềm an lạc, hạnh phúc. Thật thảnh thơi! Tôi
đã sống thảnh thơi như thế sau khi chạm đến đóa vô ưu huyền diệu.
Nhưng tôi vẫn đang sống cùng
với mọi người, họ vẫn ngụp lặn trong lo toan, sầu khổ, cơm áo gạo tiền, danh
lợi,…
Những người học Phật cũng
đang tìm về nguồn cội với những hiểu biết sai lạc, nguyện cầu Phật A Di Đà, bàn
huyền, nói diệu, mong cầu thần thông, huyễn thuật,…
Lẽ nào, tôi cứ lặng thinh.
Tôi đã bắt đầu viết quyển sách đầu tay “Hãy là đường xưa mây trắng bay…” với
tất cả những tâm huyết cùng với sự hiểu biết về cuộc sống và chánh pháp.
Trong quá trình phác thảo và
hoàn thành bộ sách tôi sớm nhận ra “Chính người học Phật lại là những người
vướng vào kiến chấp, định kiến,… nhiều nhất”. Bởi do họ đã trói nhận thức, tư
duy, sự hiểu biết không sáng rõ vào kinh Phật, họ nhận định “Kinh Phật là cao
siêu, cùng tột,… vì thế không có một thể loại sách nào có thể thay thế được
pháp Phật mà họ đang nắm giữ”.
Họ sẽ đúng khi họ chuyển
hóa, lĩnh hội và sống được với chánh pháp có trong giáo lý của Phật Thích Ca.
Nhưng họ đã không làm được điều đó vì tận cùng của chánh pháp là sự buông bỏ
nhưng họ lại đang chấp giữ những kiến chấp sai lệch.
Tuy nhiên, tôi nhận biết “Để
thay đổi những con người đang chấp giữ những định kiến là một điều thật sự
khó”. Tôi hướng đến việc giúp họ công nhận khi nhân loại đã thừa nhận.
Hơn nữa, chánh pháp không
chỉ là “của riêng” người học Phật, nhân loại cũng vẫn từng ấy những mong cầu
“dứt sự khổ đau, xa rời sinh tử, giải thoát hoàn toàn”.
Nội dung quyển sách vì thế
được diễn giải cho mọi thành phần, tầng lớp xã hội. Vì thế khuynh hướng tôi
trình bày nội dung bộ sách chú trọng nhiều đến giới trí thức, có hiểu biết và
thành phần lao động nghèo.
Khi hoàn thành bản thảo, tôi
đã tiến hành đi xin giấy đăng ký xuất bản nhằm hợp thức hóa quyển sách, việc
làm góp phần giúp quyển sách được dễ dàng đến với mọi người.
Sau một thời gian, tôi nhận
được thông tin là họ không thể đăng ký giấy phép cho quyển sách.
Tôi hỏi lý do thì họ bảo
rằng “Nhà xuất bản không thể in thể loại sách mà tôi viết”.
Tôi lại hỏi “Nội dung sách
có vấn đề, sai trái, không đúng chăng?”.
Họ lại bảo “Không phải vậy”.
Tôi xem lại nội dung quyển
sách và trao truyền cho vài người cùng xem, họ nhận định “Nội dung sách không
sai, chỉ là trình bày rất nhiều điều mà nhân loại chưa có cơ sở xác định cũng
như chưa muốn thừa nhận”.
Trong nội dung quyển sách
lại có những vấn đề liên quan đến việc giải tỏa sự căng thẳng trên biển Đông,
việc leo thang chiến tranh ở các nước, việc sản xuất vũ khí hạt nhân, việc
chống biến đổi khí hậu toàn cầu, việc dập tắt tham vọng bá quyền của các nước,…
Lẽ nào, tôi lại truyền trao
sách âm thầm, tôi cũng hiểu rằng “Những vấn đề lớn của nhân loại muốn giải
quyết thỏa đáng, toàn vẹn thì phải được đa số nhân loại đồng lòng lên tiếng”.
Xem ra việc truyền trao sách
âm thầm không thật là giải pháp khả thi. Tôi kiên trì tìm đến cơ quan quản lý
cao hơn nhằm giúp quyển sách được công nhận trước khi sách được công chúng thừa
nhận.
Lại đợi một thời gian, tôi
không có được câu trả lời thỏa đáng nhưng cũng có một ý kiến đóng góp giúp tôi
vạch ra hướng đi mới.
Nội dung của ý kiến đóng góp là “Nội dung quyển sách tôi trình bày khá
nhiều vấn đề, viết rộng,… vì thế rất khó được chấp nhận ngay lập tức. Thế nên,
tôi cần viết thêm vài quyển sách, viết riêng cho từng vấn đề thì khả dĩ sẽ được
xuất bản”.
Với ý kiến đóng góp này, tôi
biết “Người góp ý đã tự thừa nhận nội dung quyển sách là không tệ”, tôi quyết
định viết tiếp 4 quyển sách nhằm mục đích thoát ra khỏi ma trận do chính mình
tạo ra.
Khi đó, tôi định hình bộ
sách gồm 5 quyển:
- Hãy là đường xưa mây trắng
bay…
- Đạo đức kinh thậm giải.
- Dứt phàm thành thánh.
- Xé nát xưa nay - Tập 1.
- Xé nát xưa nay - Tập 2.
Khác với cách viết đầy tâm
huyết của quyển “Hãy là đường xưa mây trắng bay…”. Cách viết của những quyển
sách còn lại có sự phóng khoáng, mạch lạc và chuyên biệt hơn.
Hoàn thành xong bộ sách, tôi
tìm đến nhà xuất bản nhằm xin giấy phép đăng ký xuất bản. Ở một mức độ nhất
định, bộ sách được thừa nhận, tôi lại phải đi tìm người mua bản quyền bộ sách
nhằm giúp bộ sách được phát hành rộng rãi và cũng như là việc đáp ứng đủ kinh
phí để tiến hành việc xuất bản, in ấn, phát hành.
Đáng tiếc! Tôi không tìm
được người đồng cảm. Có một cảm giác chán chường, phiền muộn thoáng qua.
Không sai! Vô Ưu đã hơn một
lần phiền muộn.
Tại sao Vô Ưu mà lại có sự
muộn phiền?
Sau ngày đạt đóa vô ưu, tôi
đã không còn phiền muộn cho đến khi khởi ra việc viết sách. Đã có những trăn
trở trong khi thể hiện, trình bày nội dung quyển sách. Đã có những đêm dài
không ngủ, suy tư “Viết làm sao để cho mọi người dễ dàng thông hiểu, lĩnh hội?
Viết về cõi vô hình như thế nào cho mọi người có cái nhìn đúng thật, tin nhận
sự tồn tại của thế giới tâm linh?”.
Việc quán chiếu chúng sinh
trong 6 đường phải có sự tường tận, sáng rõ,… Viết cho từng vấn đề trong cuộc
sống, giáo dục, khoa học, kinh tế, chính trị, xã hội,… cần sự khách quan, tổng
thể, chuẩn mực.
Bản chất và nguyên nhân sâu
xa của hành động thể hiện “Tham vọng độc chiếm biển Đông”, sự manh động, sự rối
loạn xã hội, tham vọng giành giật vị thế bá chủ ở các nước,… phải trình bày ra
sao cho có sự logic, xác đáng, chân thật?
Viết và trình bày mọi vấn đề
một cách rõ ràng, minh bạch, chuẩn xác đã là một điều khó. Nhưng nếu chỉ là những
lời nói suông thì lấy ai tin nhận, tôi đã ghép mạng sống vào nhằm khẳng định
giá trị, tạo ra tính xác thực, nghiêm túc cho những vấn đề trình bày. Việc làm
đó cũng nhằm vào việc xoa dịu, làm giảm sự hờn giận, oán thừa,… ở những thành
phần, những người mà tôi chạm đến trong quá trình viết sách, thể hiện việc tôi
sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm cho những việc đã làm,…
Vậy mà tôi không có được sự
ủng hộ, hỗ trợ cho việc truyền trao bộ sách, cả về vật chất lẫn tinh thần thì
làm sao tôi không có những phiền muộn?
Nhưng đó chỉ là những phiền
muộn, trăn trở thoáng qua, nhẹ tênh. Nỗi buồn đó chỉ như là nỗi buồn của đứa
trẻ thơ òa khóc vì khát sữa, như khi đứa bé vòi quà mà không được người lớn chú
tâm,… chúng sẽ chóng quên, không chất chứa muộn phiền và oán hận. Dù vậy, tôi
vẫn đi tìm lời giải cho những câu hỏi được nhen nhóm trong lòng.
Tại sao mọi người lại thờ ơ
khi tiếp nhận bộ sách?
Sao mọi người không mở lòng
ra để sống chung cùng với nhịp đập của trái tim nhân loại?
Trái tim nhân loại đang loạn
nhịp và khắc khoải thở dài.
Tại sao con người ngày nay
lại ít biết “Sống vì nhau”?
…
Lại một tấm lưới nhị nguyên
bủa vây. Con người khi nghèo khó, đói ăn thì họ sẽ cố gắng, chăm chỉ làm, có
được cái ăn thì họ tranh thủ ăn cho no bụng. Khi đã thoát ra khổ nghèo, có phần
sung túc thì họ sẽ nhàn nhã hơn trong những lúc làm. Khi có đủ cái ăn họ không
vồ vập như trước kia, họ từ tốn, chậm rải dùng bữa. Đến khi sự giàu có đến tột
cùng thì con người sẽ không làm nữa, họ chỉ hưởng thụ, chỉ ăn những món ăn
ngon, sang trọng và đôi khi “mâm cao, cỗ đầy” dọn bày sẵn trước mắt, họ cũng
chẳng buồn “động đũa” vì thật sự là họ không cảm thấy thèm ăn. Họ cảm nhận đã
no đủ, “an toàn”.
Liên quan đến bộ sách tôi
cũng lại như vậy. Con người đã quen rồi với việc “cơm canh” được dọn sẵn. Thà
rằng dịch thuật, in ấn, tái bản,… những bộ sách cổ xưa hoặc tác phẩm của những
tác giả danh tiếng, đã được nhân loại thừa nhận sẽ “an toàn” hơn việc đứng ra
in ấn một bộ sách mới của một người viết không chút tên tuổi.
Thêm nữa, nội dung của bộ
sách thì lại trình bày nhiều vấn đề mà nhân loại chưa chuẩn bị tri thức thừa
nhận là một việc làm không thật an toàn và ít nhiều mạo hiểm.
…
Tôi đã hiểu “Vì sao con
người không thể vì nhân loại mà sống?”.
Vì bởi họ đã an toàn trong
cái vỏ ốc được họ dày công xây dựng và tạo ra.
Không chỉ vậy! Xung quanh họ
còn có không ít cái vỏ ốc đang cần sự an toàn. Họ nghĩ rằng “Sự an toàn của họ
góp phần cho những cái vỏ ốc gần kề an toàn”. Thật ra, họ có biết “vì nhau mà
sống”, tôi không nên phiền muộn, vội trách họ nhưng dẫu sao tôi cũng có sự chán
chường.
Quả thật là tôi không thể
trách phiền ai cả bởi vì tôi từng sống với một trái tim đã chết, chỉ nghĩ đến
sự bình an, giải thoát cho tự thân,…
Dường như nhân loại có bao
nhiêu cái sai thì tôi cũng có ngần ấy lỗi lầm. Rõ thật là tôi không có quyền
hạn, tư cách mà oán trách người vì tôi vẫn đang từng bước sửa sai, hoàn thiện
lại cá nhân và mọi việc.
Chẳng những vậy! Tôi thật
lòng cảm ơn tất cả mọi người đã giúp tôi bình thản, tự tại đối diện với mọi sắc
thái nơi cuộc sống xã hội.
…
Đã lâu rồi, tôi không xem
truyền hình nữa nhưng tôi vẫn thường được nghe những thông tin như Triều Tiên,
Ấn Độ,… thử nghiệm bắn tên lửa tầm xa, Trung Quốc không ngừng gia tăng sức ép
các nước trong khu vực ở biển Đông về hải phận, Philipin đã lên tiếng thể hiện
rõ lập trường “sống còn” với Trung Quốc, Tàu ngầm hạng nặng của Hoa Kỳ đã tiến
vào biển Đông, người chết do những cuộc đánh bom liều chết không ngừng tăng
lên, Syria và Lybia khắc khoải sống trong thù hận, tang thương, đau khổ,…
Tôi hiểu rằng “Tôi cần phải
sớm rộng truyền bộ sách vào trong nhân loại”. Nếu một mai chiến loạn xảy ra,
khi hận thù nung nấu, khổ đau, nước mắt và máu nhuộm khắp mọi nơi thì việc sửa
sai sẽ lại càng thêm khó.
Nếu điều đó xảy ra thì tôi
đã làm việc không đúng thời và không hết lòng vì bi nguyện của Như Lai cùng với
lòng mong mỏi của nhân loại.
Tôi sẽ truyền trao bộ sách
đến tay nhân loại bằng mọi khả năng mà tôi có. Cho dù phải “vắt cạn” sức lực,
hơi thở,… Cho dù máu của tôi thấm ướt tất cả những nẻo đường mà tôi đã, đang,
sẽ đi qua và giọt máu cuối cùng trong tôi khô cạn,… tôi vẫn hoàn thành việc
trao truyền, trả chánh pháp về cho tri thức nhân loại.
Có lẽ việc làm đó là lẽ sống
và hợp với lòng tôi.
…
Oa, oa, oa,…!
Tiếng khóc của một bé gái
vừa mới chào đời giúp tôi choàng tỉnh. Tình yêu của em bé đối với người mẹ thật
lớn lao, vĩ đại. Vì người mẹ mà em bé đã
phải khóc. Tiếng khóc đó đã giúp trái tim người mẹ sống lại và khe khẽ những
nhịp đập bình yên.
Thật vậy, nếu chào đời mà
những đứa bé không cất tiếng khóc thì có lẽ sẽ có nhiều bà mẹ phải chết và
người cha cũng vạn phần đau khổ. Từ lâu, nhân loại đã quên bỏ điều này. Trái
tim của cha mẹ với con cái là không cùng, là vô tận thì tình yêu thương của
người con cũng không hề nhỏ nhoi, kém cỏi hơn.
Cảm ơn em! Cảm ơn tiếng khóc
của thiên thần nhỏ bé! Em đã giúp tôi tôi nhận ra “Tôi hãy còn đang sống vì nơi
trái tim tôi cũng đang khóc, giọt nước mắt của tình yêu thương”. Em bé nhỏ! Em
đã giúp tôi “Lại một lần được khóc”.
Bài liên quan
- Thấy Gì Qua Cọng Tóc Thiêng Được Thỉnh Về Ngự Ở Chùa Ba Vàng? (Phần 1)
- Xóa Dấu Chim Bay
- LỜI TÂM SỰ CUỐI
- XUA ĐI HUYỀN THOẠI - Đời Thừa
- Giải Công Án Đắc Pháp Của Thiền Sư Đức Sơn
- Vì Chánh Pháp Chặt Lìa Ngón Tay Đệ Tử
- Pháp Phật Không Thể Nghĩ Bàn(P.2)
- Pháp Phật Không Thể Nghĩ Bàn(P.1)
- Lại Vén Áng Mây Chiều
- Hơi Thở
- Trái Tim
- Đôi Mắt (P.5)
Sao bặt tin chẳng thấy tăm hơi đâu cả. vẫn khỏe mạnh bình an chứ.
Trả lờiXóahôm nay đọc lại bài này thấy mà thương xót cho con cháu mai sau, phải sống trong cảnh, đối phó , lọc lừa, oán hận......
Bài viết thật hay, cảm xúc!
Trả lờiXóa