Đôi Mắt (P.4)
Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018
4. Sự sống.
Sự sống nơi vạn vật và con
người là vô số những biến chuyển, đổi thay,...
Vạn vật thì cứ loanh quanh
vòng tròn sinh trụ dị diệt, thành trụ hoại không. Còn con người và muôn loài
thì lẩn quẩn trong vòng luân hồi sinh lão bệnh tử.
Sự sống thật vô thường.
Chính nơi vô thường mà sự sống thường tại. Vạn vật có trong sự sống luôn biến
chuyển, đổi thay, sinh diệt. Chỉ có không gian và đất nước gió lửa chứa đựng sự
đổi thay vô thường là thường tại.
Nhằm giúp cho việc nhìn nhận
tình chất vô thường và thường tại ở nơi sự sống được sáng rõ, tôi sẽ “xét lại”
sự sống ở nơi con người.
Bạn hãy dừng lặng lại để
quán sát mọi sự vật, hiện tượng đều vô thường, biến chuyển. Từ lâu rồi bạn đã
bị cuốn vào dòng chảy của sự sống. Do mãi lặn ngụp trong vòng xoáy của không
gian, thời gian mà bạn quên mất việc dừng lặng, chiêm nghiệm lại sự hiểu biết,
nhìn nhận lại những quãng đời đã qua.
Bây giờ, bạn hãy nhìn lại
gia đình của những người quanh nơi bạn sống. Những đứa bé đã lớn, những ông
già, bà cụ đã không còn, một số gia đình đã chuyển nhà đi nơi khác… Có những
gia đình giàu sang, danh tiếng ngày xưa giờ đã lụn bại, con cháu lưu lạc, đứa
nghiện hút, đứa tù tội. Những người già một thời danh giá, giàu sang giờ không
dám ngẩng mặt nhìn mọi người, họ đang kéo dài quãng đời lê thê, khắc khổ chỉ để
chăm nom đứa cháu trai nằm liệt giường sau một tai nạn đua xe.
Ôi! Những con người đã một
thời quyền quý, nhìn đời bằng ánh mắt kẻ cả, vênh váo, miệt thị những người
xung quanh.
Cũng lại có những gia đình
nghèo khó đã vươn lên cuộc sống ấm no, đủ đầy. Con cháu họ đã đến trường học, chúng
miệt mài học cả ngày đêm. Có những tuổi thơ đã bị đánh cắp. Lại có những gia
đình sống hài hòa, ấm êm và hạnh phúc,…
…
Cuộc sống với hàng loạt
những biến chuyển vô thường và bạn hãy nhìn lại chính mình. Ngày nào bạn mãi
thả diều, bắt bướm, giờ bạn đã là một chàng trai, một cô gái,… Không. Tóc bạn
đã hoa râm còn đâu nữa mái đầu xanh, sức khỏe rắn rỏi của tuổi xuân 18,...
Chỉ dừng lại thôi bạn sẽ
nhận ra và rõ biết rất nhiều điều.
Vòng xoáy cơm áo gạo tiền
khiến bạn lãng quên và đánh mất rất nhiều thứ.
Một khoảng trống nội tâm, sự
bất an trong tinh thần, khoảng cách dường như vô tận giữa hai thế hệ,… Rồi sẽ
có lúc, bạn tự nhủ “Ta đã già, rồi ta sẽ phải chết. Chết ta sẽ về đâu?”.
Nếu bạn không hàm dưỡng nội
tâm, tinh thần,… thì bạn sẽ rất hoang mang, lo sợ.
Khi đó, hơn ai hết bạn sẽ
biết rằng “Ta không muốn già yếu. Ta không muốn chết, ta muốn tiếp tục sống”.
Bạn đã vội quên rằng “Con người được sinh ra, được sống thì sẽ phải chết. Đó là
quy luật bất di, bất dịch không thể thay đổi của một chu trình sống bất kỳ”. Sự
sống quả thật rất vô thường.
Bạn hãy thận trọng quán
chiếu, nhìn nhận lại mọi vấn đề. Đừng vội bàng quan, thờ ơ “Chuyện của người
ta” vì bạn thật sự đang nhìn nhận và viết lại cuộc đời của bạn cùng gia đình
dòng tộc.
Tuy nhiên, cũng có người nhận
ra cuộc sống rất ngắn ngủi và họ nghĩ rằng “Chết là hết” hoặc là những người u
mê, vội quên quy luật sinh lão bệnh tử của một đời người. Vì thế những con
người ấy đã sống trong tham đắm, hưởng thụ bất chấp mọi luân lý, dùng mọi thủ
đoạn nhằm đoạt về những thứ mà họ ham muốn, đam mê.
Kết quả của việc giành giật
là tạo ra thù hận, khổ đau trong nhân loại và họ sẽ sớm chết do những hành vi
trái đạo. Dù rằng họ cố gắng che đậy những việc làm xấu xa nhưng họ chỉ có thể
“lừa người” chứ không thể “gạt chính mình”. Với những tối tăm, gian trá trong
tâm hồn họ sẽ sớm chết.
Chết - Họ sẽ về đâu?
Sự sống của một kiếp người
thật không thường tại.
…
Xã hội ngày nay phát sinh ra
nhiều hiện tượng xã hội mới lạ. Đồng tính nữ, đồng tính nam, mại dâm nữ, mại
dâm nam,…
Vì sao?
Cuộc sống hưởng thụ si mê,
lối sống thực dụng, ích kỷ, việc bình đẳng giới sai lạc làm người nữ bộc lộ bản
tính mạnh mẽ và khiến cho người nam trở nên yếu đuối hơn,… Lối sống sai lầm
phát khởi từ tư duy, nhận thức lệch lạc ở nơi con người.
Bạn thấy sự khác biệt gì nơi
thế giới muôn loài trong tự nhiên và con người?
Khi xét trên phương diện
tổng thể, dựa vào đa số giống loài dường như có một sự phát triển sai quy luật
tự nhiên đã âm thầm tồn tại trong nhân loại. Phần lớn chủng loài trong tự nhiên
có giống đực thường đẹp rực rỡ hơn giống cái.
Thêm nữa, tỷ lệ đực cái ở
các giống loài tự nhiên vẫn thường không cân bằng, giống đực ít hơn giống cái
rất nhiều lần.
Dù vậy giống đực vẫn phải ve
vãn, làm dáng,… về vũ điệu, màu sắc, tiếng kêu,… để thu hút, quyến rũ bạn tình.
Nhưng ở loài người thì lại
khác có lẽ do tâm ý phân biệt và sự hiểu biết không ngừng được nâng cấp mà con
người đã có sự xây dựng, phát triển loài người theo khuynh hướng trái với tự
nhiên.
Thực tế là giống cái loài
người thời tiền sử và ở những dân tộc ít người không hề có hình thể đẹp hơn
giống đực. Nhưng ở thời người hiện đại thì lại khác, giống cái được mặc định là
người đẹp.
Tại sao lại có sự sai khác
giữa loài người với phần lớn chủng loài sinh vật có trong tự nhiên?
Nguyên nhân là do từ thời xa
xưa khi chuyển từ xã hội loài người ở chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ. Người
đàn ông trong xã hội loài người đã dùng sức mạnh giành lấy quyền lực.
Nhằm thỏa mãn dục tính và
với vai trò thống trị người đàn ông đã thừa nhận quyền chiếm hữu nhiều người nữ,
lập ra “Tam cung, lục viện” với vô số cung tần, mỹ nữ để hưởng dục.
Do tính phân biệt cao ở con
người mà việc chọn lựa những người con gái tiến cung được dựa trên những tiêu
chuẩn đẹp chung nhất và khái niệm người nữ là người đẹp ra đời.
Trải qua thời gian dài thừa
nhận thì người nữ được mặc nhiên xem là người đẹp ở loài người. Nhân loại đã
phát triển tiêu chí người đẹp dựa trên tâm ý của con người và phát xuất từ lòng
tham dục của người đàn ông, lòng tham sắc của người nữ.
Người nữ đã dựa trên tâm ý
phân biệt về những tiêu chuẩn đẹp được xã hội thừa nhận nhằm tạo ra vóc dáng,
hình thể, làn da và khuôn mặt.
Việc này được tích lũy dần
qua nhiều thế hệ, nhiều đời,… dựa vào tàng thức của con người sau khi chết đi
và luân hồi trở lại nẻo Người.
Một câu hỏi đúng sai lại
được nhân loại đặt ra.
Thôi! Bạn hãy nhìn nhận xem
có phải vóc dáng, hình thể, vẻ đẹp của con người ngày càng đẹp hơn không?
Điều gì đã tạo ra điều khác
biệt đó?
Hẳn không là do nơi khoa học
đã giữ lại những gen chứa vẻ đẹp cho loài người, cũng không do nơi phẫu thuật
mà con người ngày càng đẹp xinh hơn. Bởi do tôi đang trình bày vấn đề vẻ đẹp
con người đang tiến hóa theo quy luật tự nhiên có sự chi phối của tâm ý chứ
không gói gọn vẻ đẹp con người qua việc nhào nặn của dao kéo và khoa học.
Tuy nhiên, do nơi tâm ý phân
biệt người nữ ngày nay tạo ra vẻ đẹp lại không hoàn toàn nhằm đáp ứng theo nhu
cầu, tham dục của người đàn ông mà một phần nhằm thể hiện sự ham muốn bộc lộ
cái tôi nơi bản thân.
Có một sự ích kỷ từ ngàn xưa
len lõi trong tâm thức của giới nữ, họ chỉ muốn giữ vẻ đẹp cho riêng mình, thể
hiện sự vượt trội về sắc đẹp hơn những người cùng giới và chỉ tạo ra sự ham
muốn nơi người nam nhưng sẽ không có sự chiếm hữu. Nhưng hiện tượng trên chỉ
chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong lòng nhân loại. Cuối cùng thì phần lớn người nữ cũng
tìm về một bến đỗ gia đình, tựa vào bờ vai của người đàn ông.
Không chỉ vậy. Sự phát triển
con người dựa trên tâm ý phân biệt lại có một sai lầm khác. Trong tự nhiên, ở
các loài khác giống đực thường phải ve vãn, tán tỉnh thu hút giống cái nhưng ở
loài người dường như đang diễn ra quá trình ngược lại.
Dù rằng trên bình diện và số
đông nhân loại vẫn lầm lạc tin rằng người nam thường chủ động tìm hiểu, tán
tỉnh,… người nữ.
Nhưng thật ra là đã có một
sự thay đổi, biến chuyển âm thầm. Dường như người nam ngày một mất dần thế chủ
động trong tình yêu ở một xã hội đang nâng tầm vị thế người nữ cùng với phong
trào bình đẳng giới.
Nếu khách quan, tổng thể
nhìn nhận thì nhân loại sẽ không thể “lừa mình, dối người” cho rằng “Tôi đã
trình bày sai về vấn đề này”.
Tại sao lại có chuyện người
nữ ngày càng chủ động tìm đến nửa còn lại hơn?
Vì họ cần có một mái ấm gia
đình, cần có một người chồng cùng sống hết quãng đời còn lại. Trong khi đó số
lượng người nam trong xã hội luôn ít hơn số lượng người nữ. Phong trào bình
đẳng giới khiến người nữ tự tin trong việc chọn lựa hơn là chờ đợi.
Có một điều chắc chắn rằng
“Nếu mãi chờ đợi thì người nữ sẽ dễ rơi vào tình trạng sống cô độc suốt đời
hoặc làm thân phận người thứ ba, vợ bé, tình hờ,…
Thêm nữa, lối sống thực dụng
khiến con người đam mê hưởng thụ, phóng túng,… Bản chất người nữ chứa đựng sự
mạnh mẽ và cũng là con người nên vẫn có những đam mê, tham đắm,…
Phong trào bình đẳng giới ra
đời đã giải phóng tâm ý, lối sống bị trói buộc từ ngàn xưa và “Điều gì đến sẽ
phải đến”.
Tại sao tỷ lệ người nam vẫn
thường ít hơn người nữ?
Vì lẽ cũng giống như phần
lớn giống loài có trong tự nhiên. Tỷ lệ giống đực vẫn thường ít hơn giống cái.
Giới khoa học đã từng đưa ra nhận định về tỷ lệ nam/nữ ở loài người là 1/1. Theo
giới khoa học, sở dĩ có sự chênh lệch về tỷ lệ nam nữ trên thế giới là do người
nam phải tham gia chiến tranh, việc bia rượu, thuốc lá, các tệ nạn xã hội,…
khiến người nam sớm chết và làm sai lệch tỷ lệ 1/1. Đây là một nhận định chủ
quan, phiến diện và không dựa trên một cơ sở vững chắc, chuẩn mực.
Xét lại tỷ lệ đực cái ở các
giống loài trong tự nhiên bạn sẽ nhận thấy giống cái thường có số lượng nhiều
hơn giống đực.
Tại sao lại có hiện tượng
sai khác về tỷ lệ đực cái ở giống loài trong tự nhiên?
Vì lẽ giống cái là thành
phần có ý nghĩa hơn trong việc duy trì giống nòi. Thiên nhiên lại rất khắc
nghiệt và tàn khốc. Vì thế tâm ý sự sống đơn giản nơi tự nhiên đã chọn lựa tạo
ra nhiều giống cái hơn nhằm đảm bảo sự an toàn, duy trì nòi giống. Tâm ý sự
sống nơi tự nhiên thừa nhận một cá thể đực được quần cư cùng nhiều cá thể cái
mà ít thừa nhận điều ngược lại.
Tại sao?
Tại vì bản năng chiếm hữu
của chủng loài là luôn có trong tự nhiên, giống đực luôn thể hiện sức mạnh bằng
việc cắn giết, tàn hại lẫn nhau,... Rõ biết như thế tâm ý sự sống của giống
loài đã chủ động điều chỉnh cho tỷ lệ đực cái có sự sai khác nhằm tạo ra sự cân
bằng, ổn định tương đối trong tự nhiên, không tạo ra những cuộc giết chóc không
cần thiết.
Một con sư tử đực trưởng thành đến một lúc nào đó sẽ tranh giành lãnh
địa và quần thể sư tử cái với con sư tử đực đầu đàn. Do trẻ khỏe nên con sư tử
đực mới trưởng thành đã đánh đuổi con sư tử đực già nua ra khỏi lãnh địa và
cướp lấy bầy sư tử cái. Việc tiếp theo mà con sư tử đực cướp quyền thực hiện là
cắn chết tất cả sư tử con trong bầy đàn. Việc làm đó nhằm tạo ra một bầy đàn sư
tử con của vị lãnh chúa mới.
Với trí tuệ của loài sư tử
việc làm hiếu sát đó không có gì là tội lỗi, là đúng, là sai. Con sư tử đực đó
chỉ muốn di truyền giống nòi. Cũng lại như vậy con sư tử cũng không quá thông
minh và đủ sự hiểu biết để nhận ra rằng “Có một ngày nó bị đánh đuổi, thừa
sống, thiếu chết cùng với việc đàn con nó sẽ bị giết”. Vì thế nó không hề có sự
đau khổ, tiếc thương,… cho số phận những con sư tử khác. Hiện tại con sư tử đực
trẻ rất mạnh mẽ, hưởng thụ và không nghĩ ngợi nhiều. Con sư tử cũng không cần
biết đến tiền kiếp, hậu kiếp, nhân quả luân hồi. Nhưng điều đó không đồng nghĩa
với việc loài vật sẽ thoát khỏi luân hồi vì chúng cũng có sự tham đắm, u mê và
hưởng thụ.
Thế nên, tâm ý các loài
trong tự nhiên ở mức độ nào đó có chứa đựng chút sai lầm, sự hiếu chiến và khát
máu.
Con người cũng là sự phát
triển của tâm ý sự sống nên luôn mang trong tâm thức chút sai lầm đó. Nhưng nơi
tâm ý phân biệt, dính mắc, nhận thức, tư duy ở cấp cao với những việc làm tàn
độc con người sẽ tạo ra hận thù, đau khổ cho người khác và cũng là nhân gây ra
sự đau khổ, lo sợ, hoang mang,… khi con người không còn trẻ khỏe, thần trí
không còn minh mẫn,…
…
Quay lại vấn đề tỷ lệ nam nữ
ở loài người. Có phải nơi tâm ý sự sống đơn giản của thiên nhiên sẽ hoạch định
tỷ lệ nam nữ ở con người?
Đã có chút thay đổi, với sự
hiểu biết về nhận thức, tư duy được nâng cao con người dần thoát ra sự chi phối
của tâm ý sự sống cấp thấp nơi tự nhiên. Quyết định cho tỷ lệ nam nữ ở loài
người do chính tâm ý con người quyết định. Ngày nay, dưới sự can thiệp của khoa
học con người đã chủ động hơn trong việc chọn lựa giới tính cho trẻ. Đã có
nhiều thai nhi mang giới tính nữ bị giết bởi do yêu cầu của cha mẹ chúng. Thật
đáng sợ nơi tâm phân biệt ở con người!
Sự can thiệp của khoa học đã
làm sai lệch sự cân bằng tương đối về giới tính của tự nhiên. Nhưng đây không
phải là việc làm chuẩn mực. Đã có giai đoạn số lượng người nam nhiều hơn người
nữ, là dấu hiệu cho thấy sự rối ren, bấn loạn nơi xã hội con người ở tương lai
không xa.
Trên thực tế, số lượng thai
nhi mang giới tính nữ luôn cao hơn giới tính nam. Nếu xét trên cơ sở khách
quan, tổng thể và dựa trên số bào thai nữ bị sát hại thì tỷ lệ người nữ luôn
chiếm đa số.
Tại sao?
Vì lẽ dù rằng người cha,
người mẹ rất ham muốn có cậu con trai nhưng trong tâm thức của cả hai luôn nghĩ
về bóng dáng của người nữ xinh đẹp, quyến rũ.
Phần lớn nhân loại ngày nay
khi sống đều chất chứa trong tâm thức hình hài thân nữ. Thế nên, con người khi
chết đi, thần thức rời khỏi xác thân vẫn mãi giữ tâm ý về giới tính nữ. Vì thế
khi nhập thai ở kiếp người, tâm ý của thần thức đã tạo ra giới tính nữ nơi bào
thai có tỷ lệ cao hơn giới tính nam.
Thật là rất hoang đường,
huyễn hoặc! Cho dù tri thức nhân loại có thừa nhận hay không thừa nhận thì sẽ
không thể thay đổi sự thật đó.
Nhằm giúp bạn dễ dàng tin
nhận về sự tồn tại của tâm ý chúng sinh trong 3 cõi tôi sẽ giúp bạn kiểm tra
lại một việc. Bạn hãy đi khảo sát lại một việc trong xã hội hiện tại.
Có phải một người đàn ông
rất đứng đắn dù đã lập gia đình thì trong cuộc sống người đàn ông đó vẫn thường
“để mắt” đến nhiều người khác giới khác ngoài người vợ chính thức?
Không chỉ vậy, những người
nữ dù đã mang thân nữ vẫn có sự chú tâm, dò xét vóc dáng, vẻ đẹp, cách ăn mặc
của những người cùng giới nhằm mục đích điểm tô, trao chuốt lại nhan sắc của
chính mình. Việc chăm chút cho nhan sắc cá nhân và chú tâm đến vẻ đẹp người
cùng giới cũng được ghi nhận rõ trong tâm thức của người nữ. Đó cũng là nguyên
nhân góp phần tạo ra giới tính nữ ở thai nhi.
Thêm nữa, nếu bạn đặt ra một
câu hỏi với những người mang giới tính nữ “Nếu quả thật có kiếp sau và bạn được
luân hồi ở nẻo người thì bạn sẽ chọn giới tính gì?”. Hiện nay, tôi tin chắc
rằng tỷ lệ người nữ mong mỏi vẫn mang thân nữ sẽ chiếm nhiều hơn.
Con người đang can thiệp vào
quy luật tự nhiên không đúng mực, làm sai lệch tỷ lệ nam nữ thì tâm ý tạo ra
thân nữ ngày càng nhiều hơn.
Vì lẽ đó, tôi không lấy làm
ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều đứa bé không được chào đời vì mang giới tính
nữ. Bởi lẽ ba mẹ chúng mong mỏi cậu con trai mà trong lòng lại mơ về một cô gái
trẻ trung, xinh đẹp.
Thật đáng thương cho những
thiên thần nhỏ bé! Ôi! Những em bé thơ ngây, hồn nhiên và vô tội.
Không chỉ khách quan mà tâm
ý con người tạo ra nhiều người nữ. Hiện nay, những hình ảnh quảng cáo được đăng
tải nơi báo chí, truyền hình phần lớn đều là hình ảnh những cô gái trẻ đẹp, ăn
mặc gợi cảm, ngực nở, eo thon,…
Những hình ảnh này sẽ được
lưu lại đậm sâu trong tâm thức của con người. Đó cũng là nguyên do khiến mai
này hình hài con người sẽ lại đẹp hơn và người nữ vẫn chiếm phần hơn.
Với những hình ảnh gợi cảm
vây quanh người nam sẽ mất dần nam tính, bản lĩnh đàn ông cũng yếu kém dần. Về
sau, sẽ có rất nhiều người đàn ông rơi vào căn bệnh vô sinh. Mọi sai lầm đều có
gốc nơi tâm ý của con người. Tôi sẽ đưa ra dẫn chứng lý giải cho mọi vấn đề đã
đặt ra.
Giả định có một hòn đảo nhỏ với dân số trên đảo toàn là người nữ vào
khoảng 150 người. Có một chiếc thuyền nhỏ bị đắm trôi dạt vào bờ và có khoảng
10 người đàn ông được cứu sống. Trường hợp, con người biết tiết chế, điều độ
trong sinh hoạt tình dục, có việc giữ “khoảng cách an toàn” giữa người đàn ông
và người nữ thì dân số trên đảo tăng dần với số lượng những bé trai ra đời sẽ
nhiều hơn bé nữ. Vì lẽ với 150 người nữ, họ thấy hình thể người nam khỏe mạnh,
sung mãn và là “hàng hiếm”. Họ thích vóc dáng người đàn ông vì thế sẽ có nhiều
bé trai ra đời. Trải qua rất nhiều đời số lượng người đàn ông trên đảo đã cao
hơn số người nữ thì sẽ diễn ra quá trình cân bằng giới tính trở lại.
Trường hợp khác, khi những người đàn ông “túng dục, khát ái” cứ “quanh
quẩn” với 150 người nữ thì họ sẽ mau chóng đánh mất “bản lĩnh đàn ông”. Nếu
không sớm “cách ly” thì những người đàn ông sẽ bị ức chế về tinh thần, ức chế
vì sự “no đủ” và họ sớm bị bệnh vô sinh.
Do việc người đàn ông ngày
nay bị trói trong những hình ảnh các cô gái chân dài khêu gợi, nóng bỏng,… cũng
sẽ tạo ra sự ức chế hoặc là “no đủ” nơi người đàn ông mà lượng tinh dịch ở
người đàn ông bị suy giảm nghiêm trọng.
Những điều tôi trình bày
trong sách dường như rất hoang đường, không dựa trên cơ sở khoa học nhưng thật
ra lại có sự chuẩn mực vì những nhận định đó dựa trên thực tiễn của cuộc sống.
Xét lại sự già đi về dân số ở các nước phương Tây,
tôi sẽ giúp bạn nhận ra rất nhiều điều.
Tại sao dân số phương Tây
già đi mà không có thế hệ trẻ thay thế?
- Nguyên nhân thứ nhất là do
sự an toàn về đời sống. Mọi thứ trong cuộc sống của người phương Tây đều được
xã hội bảo trợ, già bệnh chết đã có phúc lợi xã hội lo chu toàn. Cho nên việc
có hay không có con trở thành là việc thứ yếu, không thật cần thiết. Do có quan
niệm như thế người phương Tây đã không tổ chức, xây dựng thế hệ kế thừa.
- Nguyên nhân thứ hai là kể
từ lâu xa lối sống phóng túng, tự do tình dục ở giới trẻ được xã hội thừa nhận,
đã góp phần xây dựng lối sống hưởng thụ tình dục vô độ, quá mức.
Với hiện tượng phát dục ngày
càng trẻ hóa cùng với lối sống hưởng thụ đã ăn sâu vào tâm ý giới trẻ ngày nay
thì trước một người con gái 14, 15 tuổi, hơ hớ xuân thì, ăn mặc quần áo trống
trước hụt sau đến như một người đàn ông từng trải 55, 60 tuổi còn phải ngây
ngất, động lòng. Thử hỏi làm sao bé trai 13, 14 tuổi cưỡng lại sự cám dỗ, sự
thỏa mãn ham muốn xác thịt của đối phương cho được.
Nhất là khi con người trói
vào quan niệm “Chết là hết”, “Có mất gì đâu”,… ở chủ nghĩa thực dụng. Nguồn
sinh lực trai trẻ, non nớt mau chóng bị vắt kiệt, mầm móng của căn bệnh vô sinh
lộ rõ. Mọi việc được lưu lại trong tâm ý những thế hệ sau ngày càng suy yếu về
khả năng sinh sản.
Tuy nhiên, con người vẫn
luôn muốn được hưởng thụ và tình dục cũng không là ngoại lệ. Nhằm khôi phục và
tạo ra bản lĩnh đàn ông đã héo mòn những loại thuốc hỗ trợ tình dục được nghiên
cứu, tìm tòi,…
Việc lạm dụng thuốc của thế
hệ trước càng khiến cho căn bệnh vô sinh ở thế hệ sau thêm khó điều trị.
- Nguyên nhân thứ ba phải kể
đến là sự ích kỷ có nơi người cha, người mẹ. Sinh con sẽ làm mất đi vẻ đẹp, vóc
hình,… Lại bận chăm nom, không có thời gian làm việc, rong chơi, có con trẻ
thật là vướng bận.
Chắc rằng người phương Tây
đã cố công tìm hiểu nhằm xây dựng, tổ chức lại thế hệ trẻ. Nhưng do mò mẫm, dò
tìm nơi xác thân vật chất mà giới khoa học phương Tây chưa tìm ra lối thoát cho
thế hệ tương lai.
Chỉ khi nào người phương Tây
rõ biết những sai lầm thì mới mong có những thay đổi, cải cách phù hợp cho xã
hội người phương Tây ở ngày mai.
Xét ở phương diện tổng thể,
khách quan tâm ý con người vẫn luôn chịu sự chi phối của tâm ý sự sống.
Tại sao người phương Tây có
tỷ lệ sinh thấp?
Là vì đã có sự an toàn về
mặt đời sống, con người không cần nương tựa ở thế hệ trẻ, tâm ý không sinh con
được thành hình trong tư duy, nhận thức của người phương Tây. Nhận thức này
được tích lũy trong tâm ý của người phương Tây, trải qua thời gian lâu xa,
nhiều kiếp người cộng với việc tiêu hao nguồn năng lượng tình dục quá mức dẫn
đến sự chuyển hóa cơ sở vật chất di truyền nơi cơ thể người, làm tụt giảm khả
năng sinh sản ở người phương Tây.
Việc này tương ưng với khả
năng di truyền nòi giống ở các giống loài trong tự nhiên. Nếu môi trường sống
thích hợp, ổn định thì việc sinh sản của các giống loài trong tự nhiên sẽ có sự
định mức vừa phải, hợp lý. Nhưng khi môi trường có phần khắc nghiệt lâu dài thì
sẽ có sự khác biệt. Với tâm ý sự sống ở mức thấp, lệ thuộc vào tự nhiên thì các
giống loài sẽ diễn ra hai quá trình.
Ban đầu, khi môi trường trở
nên khắc nghiệt thì số lượng trứng hoặc cá thể con sẽ tụt giảm so với định mức
sinh sản ổn định của giống loài nhằm đảm bảo sự sinh tồn giống loài khi nguồn
thức ăn không còn dồi dào, phong phú,...
Đến khi môi trường khắc
nghiệt hơn và kéo dài thì tâm ý sự sống sẽ điều tiết số cá thể được sinh sản
tăng lên gấp nhiều lần nhằm tạo sự an toàn về việc duy trì giống loài. Ở đây
tâm lý sự sống chấp nhận sự cạnh tranh trong nội tại của giống loài về thức ăn,
lãnh thổ, đặc quyền sinh sản. Ngoài ra, số lượng cá thể tăng cao nhằm chấp nhận
rủi ro về hao hụt số lượng khi trong tự nhiên có nhiều kẻ thù, thú ăn thịt,…
Cụ thể, xét ở một khu rừng
tự nhiên có môi trường xanh tốt, có nhiều cỏ non. Khu rừng này có một đàn thỏ
và chúng phát triển rất nhanh vì khu rừng có ít sói. Khi mật độ thỏ ở khu rừng
đạt đến mức bảo hòa thì khả năng sinh sản của đàn thỏ sẽ bị chững lại và giảm
xuống. Do lượng thức ăn ở môi trường tự nhiên là có giới hạn. Vì thế lượng thức
ăn có trong tự nhiên không thể đáp ứng đủ cho một đàn thỏ đông đúc và gia tăng
không ngừng về số lượng, tâm ý sự sống có ở đàn thỏ sẽ làm giảm lượng thỏ con ở
mỗi lần sinh sản cùng việc kéo giãn chu kỳ phát dục, chu kỳ sinh sản ở đàn thỏ
kèm theo những dịch bệnh phát sinh. Khi lượng thịt thỏ dồi dào thì số lượng con
sói sẽ tăng nhanh do tâm ý sự sống có nơi đàn sói chi phối. Sự xuất hiện của
đàn sói sẽ làm tụt giảm số lượng cá thể thỏ trong khu rừng. Quá trình tồn tại
đàn sói nơi khu rừng trong thời gian dài, tâm ý sự sống ở đàn thỏ sẽ tạo ra sự
tăng lên về mặt số lượng cá thể thỏ con cho một lần sinh và chu kỳ phát dục có
phần ngắn lại. Tuy nhiên, do số lượng sói nhiều nên mật độ thỏ trong khu rừng
liên tiếp tụt giảm và có nguy cơ diệt vong. Mất đi lượng thức ăn đảm bảo sự
sống, đàn sói tranh giành thức ăn, cắn giết lẫn nhau, việc tâm ý sự sống lại
điều tiết lượng cá thể sói sinh sản dẫn đến sự tụt giảm số lượng sói có nơi khu
rừng. Quá trình tăng đàn của thỏ lại bắt đầu cho một vòng tăng trưởng mới. Khác
với sự điều tiết có phần vụng về, mắc nhiều sai lầm ở tâm ý con người, tâm ý sự
sống trong tự nhiên có sự điều tiết hài hòa, cân đối, chuẩn mực. Vì thế ở mức
độ tương đối sự điều tiết của tâm ý sự sống ít khi dẫn đến sự diệt vong giống
loài tự nhiên nếu không có sự can thiệp vụng về do con người gây ra.
Thêm nữa, khi loài vịt sống
trong tự nhiên, chúng sẽ sinh sản, ấp trứng và nuôi giữ con nên số lượng trứng
ít nhằm đảm bảo cho con vịt mẹ chăm sóc, nuôi đàn con phát triển. Đến khi con
người thuần hóa đàn vịt thì con vịt dần đánh mất khả năng, ấp trứng và số lượng
trứng tăng lên nhằm đảm bảo sự an toàn về việc di truyền giống nòi. Lẽ dĩ nhiên
là con vịt không biết con người sẽ mang trứng vịt đi ấp, tạo ra một đàn vịt con
đông đúc. Nếu rõ biết có lẽ tâm ý sự sống đã làm giảm lượng trứng vịt được tạo
ra,...
Khi xét mọi việc ở góc nhìn
tổng thể thì nhân loại sẽ phải thừa nhận tâm ý của sự sống vẫn luôn chi phối
đời sống con người.
Những can thiệp chủ quan nơi
tâm ý hạn hẹp của con người thường chỉ mang đến sự khổ đau, hận thù trong lòng
nhân loại. Việc tham lam, sân hận, si mê,… chỉ khiến con người khốn cùng trong
vòng luân hồi nghiệt ngã nhằm đảm bảo sự khách quan, công bằng nơi sự sống.
…
Lại xét về vấn đề dân số ở các nước phương Đông.
Xã hội phương Đông phát
triển khoa học, kinh tế, kỹ thuật chậm hơn các nước phương Tây. Quỹ phúc lợi và
bảo hiểm xã hội chưa bảo trợ kín kẽ cho đời sống con người. Đây là sự khác biệt
rõ rệt giữa hai nền văn hóa phương Tây và phương Đông.
Người phương Đông không có
chỗ dựa vững chắc nơi quỹ phúc lợi xã hội, họ chưa được an toàn.
Từ lâu xa tâm ý người phương
Đông đã dựa vào con cháu phụng dưỡng khi tuổi già, sức yếu và chết có người an
táng. Vì cuộc sống khó khăn, nạn chiến tranh, việc đói ăn, bệnh tật và nhằm đảm
bảo tính an toàn mà người phương Đông xưa có rất nhiều con cháu. Không chỉ vậy,
người phương Đông cổ xưa đã trói người nữ vào “Tam tòng, tứ đức”, việc ăn mặc
phải kín đáo, việc hạn chế tham gia công tác xã hội, ít tiếp xúc với người khác
giới. Điều này góp phần đảm bảo nguồn sinh khí, tinh lực ở người đàn ông.
Phương pháp giáo dục của
người phương Đông xưa lại răn dạy con người biết tiết chế, điều độ mọi vấn đề
và vấn đề tình dục cũng không ngoại lệ. Người phương Đông xưa cũng không trói
con người vào việc học sớm khi tuổi còn rất nhỏ. Con người chỉ thật sự bắt đầu
học khi họ có nhận biết “Việc học là cần thiết”.
Do vậy khi đã xác định lấy
việc học làm con đường tiến thân thì người học trò rất trân quý, tôn trọng
những người truyền dạy kiến thức, sự hiểu biết.
Vì thế người phương Đông xưa
mới xem trọng những người thầy được diễn đạt qua các câu “ Không thầy đố mày
làm nên”, “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, “Muốn sang phải bắt cầu
kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”,…
Việc học của người phương
Đông xưa rất chú trọng rèn luyện đức. Khi người học trò hàm dưỡng đức tốt thì
họ chuyển tiếp rèn luyện tài nhưng việc học cũng không xa rời đức. Do xuất phát
điểm chậm nên người học trò xưa thành tựu việc học có phần muộn nhưng vẫn đảm
bảo đủ tài đức phục vụ cho triều đình, cho xã hội. Phần lớn người học trò xưa
tạo lập công danh, sự nghiệp sau khi đã lập gia đình.
Sở dĩ việc lập gia đình
không khiến người học trò xưa từ bỏ việc học là vì họ đã có định hướng cho việc
học rõ ràng, lấy sự học làm con đường tiến thân.
Thêm nữa, người phương Đông
xưa có sự hàm dưỡng tu thân nghiêm cẩn, biết tiết chế, điều độ ở cuộc sống cũng
như vấn đề sinh hoạt vợ chồng. Thế nên căn bệnh vô sinh ở người xưa không chiếm
đại đa số trong xã hội.
Ngày nay, kinh tế - xã hội -
khoa học - đời sống phát triển, người phương Đông đang đứng trước những biến
chuyển, đổi thay rất lớn lao.
Có những mối nguy tiềm ẩn
sau sự hào nhoáng của văn minh và hiện đại. Những sự thử thách nghiệt ngã, khốn
cùng. Lối sống hưởng thụ ích kỷ, chủ nghĩa thực dụng man trá đã tích lũy vào
trong tâm ý người phương Đông.
Chỉ trong một thời gian rất
ngắn lượng hàng hóa vật chất được tạo ra rất nhiều, giá trị thặng dư tăng nhanh
nhưng lại không có sự phân chia công bằng, bình đẳng.
Người thì choáng ngợp với
lượng tiền của, tài sản dồi dào. Kẻ thì mệt nhoài, bương chải với chén cơm,
manh áo. Lối sống hưởng thụ và nhiều lo nghĩ.
Có lẽ không cần đến sự tuyên
truyền kế hoạch hóa gia đình thì dân số ở các nước phương Đông cũng sẽ tự tụt
giảm.
Tuy nhiên, sự tụt giảm đó sẽ
diễn tiến chậm và ổn định hơn. Thực tế là gia đình người phương Đông bây giờ
không thể sinh “con đàn, cháu đống” như trước. Chỉ có 1, 2 đứa con mà một gia
đình có mức sống trung bình phải mệt nhoài với việc nuôi ăn học cho hai đứa
trẻ. Còn ở những gia đình sang giàu, họ cần có nhiều thời gian hơn cho việc
hưởng thụ, làm ăn và rong chơi. Chỉ 1, 2 đứa con đã là quá đủ. Chỉ có những gia
đình đói nghèo, lam lủ mới tạo ra một đàn con. Có lẽ nơi gia đình đông con đó
sẽ có một số người không lập gia đình. Số khác lập gia đình nhưng họ sợ lắm rồi
“một đàn con nheo nhóc, đói ăn, không được đến trường”.
Do ảnh hưởng lối sống phương
Tây, phong trào bình đẳng giới, quyền phụ nữ - trẻ em,… được “thổi phồng” mà
thiếu đi sự đánh giá khách quan,… người phương Đông rơi vào vô số việc làm sai
lầm.
Việc tự do tình dục, lối
sống mở đã cởi trói người phụ nữ ra khỏi “Tam tòng, tứ đức”, được tham gia công
tác xã hội nhiều hơn, được tiếp xúc người khác giới dễ dàng,… Việc ăn mặc phóng
khoáng, cởi mở,… mà không có sự chuẩn mực. Vẻ đẹp thân xác trước kia được giữ
gìn kín kẽ, giờ đây được phơi bày lộ liễu, trân tráo. Vẻ đẹp tâm hồn sâu kín,
đáng quý có nơi người phụ nữ thời xa xưa cũng đã phai lạt, hời hợt,… bởi do
ngày nay con người chạy theo chủ nghĩa thực dụng, ích kỷ, lối sống hưởng
thụ,...
Dường như tư duy, nhận thức
con người đang bị trói vào ngôn ngữ và vấn đề này cũng được tích lũy trong tâm
thức con người.
Cụ thể là khi nói đến chân
dài thì ống quần ngày càng ngắn lại. Khi nói đến ngực nở, eo thon, mông đầy
đặn, thân hình gợi cảm,… thì quần áo bó sát thân người, cổ áo khoét rộng, mỏng
manh. Khi nói đến bình đẳng giới thì người phụ nữ ngày càng mạnh mẽ và người
đàn ông thì lại trở nên “yếu đuối”. Khi nói đến lộ hàng thì “hàng” con người bị
lộ nhiều hơn. Khi nói đến tội ác thì tội ác ngày càng táo tợn, manh động, nguy
hại hơn,...
Đó phải chăng là lỗ hổng về
nhân cách, đạo đức của con người khi con người trói vào quan niệm sai lầm “Chết
là hết”?
Phải chăng đó là sai lầm của
tri thức nhân loại khi trói con người vào chế tài, hình luật, các biện pháp
trừng phạt được không ngừng bổ sung theo thời gian mà không dựa vào việc giáo
dục ý thức, nhận thức, tư duy, giá trị phần người ở con người?
…
Quay lại vấn đề trước, xã
hội con người luôn có những bước chân giẫm đạp lẫn nhau. Lối sống phóng túng,
tự do tình dục, khát ái,.. đã tiêm nhiễm vào mọi ngóc ngách của xã hội phương
Đông. Những thế hệ về sau dần mất đi khả năng di truyền nòi giống bởi do sớm có
những quan hệ xác thân vô độ.
Thời tiết nóng bức kết hợp
với tâm ý hưởng thụ, tham đắm được tích lũy nhiều đời dẫn đến tuổi dậy thì con
người ngày càng trẻ hóa hơn. Do sự thể hiện cá tính, việc tham dục sớm, việc
ham mê bộc lộ vẻ đẹp xác thân,… những chiếc áo ngày càng trở nên mỏng manh, áo
hai dây,… ưỡm ờ bộ ngực căng đầy. Những chiếc quần được cắt ngắn nhằm phơi bày
đôi chân dài, trắng trẻo.
Quả thật rất lôi cuốn, những
bộ ảnh chụp bikini, nội y, những bộ phim trần trụi,… tinh lực, sức mạnh nội tại
nơi người đàn ông bị hủy hoại do lối sống sai lầm. Những viên thuốc cường dương
chỉ có thể mang lại những phút giây hưởng thụ ngắn ngủi, là dấu chấm hết của
bản lĩnh người đàn ông. Cuộc sống hưởng thụ, tham đắm, đam mê và kết hợp với
nhiều sự sai lầm khác ở con người sẽ mau chóng khiến người phương Đông rơi vào
căn bệnh vô sinh.
Ở một mức độ nào đó sự sống
vẫn giữ vai trò điều tiết dân số của loài người đảm bảo giữ sự cân bằng, không
vượt mức giới hạn.
Chỉ thấy khổ đau, buồn tủi,
tiếc nuối, hận thù,… nơi những con người tham đắm, si mê.
Sống để làm gì?
Kéo lê thê quãng đời trên
những bước chân buồn bã, đơn côi lủi thủi với tuổi già.
Nơi cuộc sống hưởng thụ, đam
mê, phóng túng, ích kỷ, si mê,… Còn gì nữa?
Việc đồng tính nữ cho bạn
nhận ra “Đó là kết quả của lối sống sai lầm từ tiền kiếp”. Sự ích kỷ vì sợ việc
sinh con làm xấu vẻ đẹp thân hình, sợ sự
đau đớn khi sinh, việc bình đẳng giới khiến người nữ nhận ra nhu cầu sinh lý
mạnh mẽ, dẻo dai của tự thân, sợ tiếng đời đàm tiếu về dục tính, cộng với tâm
lý sợ nạn bạo lực gia đình,... Những nhận thức, ý thức, tư duy sai lạc, tôi quá
mạnh mẽ để làm một người phụ nữ yếu đuối. Lối sống phóng túng, đam mê đã kéo
những người phụ nữ lầm lạc lại gần nhau và thỏa mãn những cơn khát dục tình.
Việc mại dâm nam cho bạn
nhận biết “Sự yếu đuối của người nam trong cuộc sống, sự mạnh mẽ của người nữ
trong việc thỏa mãn đam mê xác thịt”. Tất cả đều bắt nguồn từ lối sống hưởng
thụ và chủ nghĩa thực dụng đang chiếm lĩnh tâm ý con người.
Đồng tính nam cũng thể hiện
sự yếu đuối của người nam trong thời điểm hiện tại. Tôi quá yếu đuối để trở
thành một chàng thanh niên thực thụ. Kết hợp với lối sống từ bỏ lao động, sự
phóng túng, sống buông thả, bệnh hoạn những người đàn ông đã tìm đến nhau tâm
sự và thỏa mãn thú vui xác thịt.
Ôi! Những con người đang đắm
chìm trong lối sống sai lầm, những mảnh đời lầm lạc. Nếu muốn thoát ra những
vũng lầy tăm tối, những nẻo xấu mê mờ có lẽ bạn nên dừng lặng, thu thúc lại
thân tâm nhằm tìm lại sự bình an, định tỉnh nơi nội tâm. Hãy quay về thôi vì
lối đi của bạn đang mở ra những nẻo tối ở đời sau.
Sự yếu đuối của người nam
ngày nay còn do tư duy, nhận thức sai lệch khác. Do sự hiểu biết nâng cao con
người xa rời việc lao động chân tay khiến cho người đàn ông mất dần sức mạnh cơ
bắp.
Không chỉ vậy! Đặc quyền “ăn
trên, ngồi trước” cùng lối sống hưởng thụ khiến người đàn ông đang tự bào mòn
sức lực của bản thân bởi rượu bia, thuốc lá, mại dâm,… Giới trẻ thì đang tiêu
hao sinh lực trong những trò chơi game, sống ảo tưởng. Mọi việc đã tích lũy và
đang thành hình. Người đàn ông không còn chú tâm đến việc quán xuyến gia đình,
chăm lo dạy dỗ con trẻ. Họ đang tự từ bỏ vai trò trụ cột, quên mất vai trò
người chủ gia đình với bia rượu, xác thân người đẹp.
Người phụ nữ buộc phải cáng
đáng trách nhiệm vừa làm mẹ, vừa làm cha. Đến một lúc nào đó họ phải rời bỏ
người bạn đời xem chừng vô dụng, hư thân, mất nết,… Xã hội đồng ý việc làm đó vì
người phụ nữ không hề làm sai.
Việc làm của người phụ nữ là
không sai nhưng việc làm đó bắt nguồn từ sự sai lầm của nhận thức, tư duy của
tri thức nhân loại vì thế đó không là việc làm thật đúng, chuẩn mực.
Việc làm đó sẽ nhấn chìm
tương lai nhân loại. Nhân loại không tồn tại ở xã hội con người mà trở thành
loài người.
Một xã hội không dựa trên cơ
sở gia đình, không tồn tại ở sự yêu thương, loài người đến với nhau do việc lợi
dụng, đam mê thỏa mãn, hưởng thụ, tàn lụi và không còn gì cả.
Khi người đàn ông về già,
sức khỏe, tiền của không còn, gia đình thì tự họ đánh mất. Có lẽ viễn cảnh
người đàn ông “chết bờ, chết bụi” đang là điểm đến của tương lai người phương
Đông. Đó là sự man trá đến tàn khốc của biến thể chủ nghĩa thực dụng phương Tây
ở phương Đông.
Tương phản với sự yếu đuối
của người đàn ông đang bộc lộ thì sự mạnh mẽ của người phụ nữ lại đang tiến
triển không ngừng. Việc được cổ động tham gia các công tác xã hội, việc tham
gia các phong trào thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe ở các sân chơi cộng
đồng người phụ nữ dần dần nhận ra bản chất mạnh mẽ thật sự của nội tại.
Việc bỏ bê trách nhiệm gia
đình ở người đàn ông khiến người phụ nữ của thế kỷ XXI bước vào lao động ở phần
lớn việc làm trong xã hội, việc làm chủ đồng tiền dần tiến đến việc làm chủ gia
đình.
Ngay cả sức mạnh cơ bắp là
điểm mạnh gần như duy nhất của người đàn ông cũng dần bị sức khỏe cơ bắp của
người phụ nữ vượt qua. Người phụ nữ lại ít rơi vào tệ nạn bia rượu, thuốc lá
nên đảm bảo sức khỏe ổn định.
Thêm nữa, cho dù người phụ
nữ rơi vào bia rượu thì họ vẫn mạnh mẽ hơn người đàn ông vì đến bây giờ họ mới
tiêm nhiễm còn người đàn ông thì lại trải qua rất nhiều kiếp. Bia rượu kích
thích khiến người phụ nữ mạnh mẽ hơn trong việc thể hiện ham muốn xác thịt và
với lối sống hưởng thụ người đàn ông sẽ bị cuốn vào cuộc chơi như con thiêu
thân lao vào lửa. Con thiêu thân đó sẽ sớm chết.
Phải chăng việc mạnh mẽ của
người phụ nữ sẽ giúp họ an toàn và xã hội vẫn tồn tại, phát triển ổn định?
Sự mạnh mẽ không ngừng được
khôi phục, củng cố và tính kỷ luật,
trách nhiệm sẽ giúp người phụ nữ chiếm giữ những vị trí quan trọng trong xã
hội. Đây là một mối nguy tiềm ẩn cho sự an toàn của nhân loại. Tính ích kỷ là
đặc trưng giới của người phụ nữ. Đây là đặc tính được tích lũy lâu đời do việc
nuôi dạy con trong môi trường thiên nhiên hoang dã, khó khăn. Đây vốn dĩ là một
đức tính tốt của người phụ nữ và cũng là thuộc tính chung của con người. Tính
cách của người phụ nữ thường ẩn chứa sự sắc xảo do tâm phân biệt rạch ròi, tính
dính mắc cao. Vì thế những gì thuộc sở hữu của người phụ nữ thì họ sẽ kiên định
bảo vệ đến mức bất chấp thủ đoạn.
Điều này cũng dễ nhận biết
khi bạn dừng lại quán chiếu “Khi người phụ nữ yêu và lúc người phụ nữ hận”. Đây
là vấn đề thật đáng để nhân loại lưu tâm.
Tôi đang trình bày vấn đề chạm
đến hơn “nửa còn lại” của thế giới một cách khách quan, tổng thể, không thiên
lệch. Cũng như tất cả vấn đề khác, tôi đang trình bày theo khuynh hướng chung
và mang tính đa số.
Chính vì vậy khi người phụ
nữ sở hữu quyền lực mà lại trói tư duy, nhận thức vào gia đình hay một thành
phần, tầng lớp của xã hội thì sẽ có sự thiên vị, đãi ngộ. Điều này nếu không
được xã hội đồng thuận thì sẽ dẫn đến mất cân bằng, tạo ra những xung đột xã
hội khó thể dự đoán.
Mặt khác, tâm ý thể hiện cái
tôi được tích lũy trong tâm thức của người nữ sau khi luân hồi trở lại nẻo
Người sẽ sớm bộc lộ ở giới trẻ trong tương lai.
Việc dậy thì sớm và dễ dàng
vượt qua rào cản giáo dục, việc giám sát của gia đình, sự tự do tình dục được
thừa nhận,… những cô gái vị thành niên sẽ lao vào trò chơi xác thân nhưng lại
thiếu kiến thức về giới tính.
Khác với người đàn ông khi
sa ngã, không trách nhiệm thì sẽ có những đứa trẻ không có cha. Ở một mức độ
nào đó khả năng người đàn ông là có giới hạn. Người bé gái vị thành niên vấp
ngã sẽ mang về những đứa con có mẹ. Khi người con gái đó trượt dài vào sa đọa
vì “ăn quen, nhịn không quen” và không ý thức về hành vi thì sẽ có nhiều hơn
những đứa trẻ ra đời.
Chỉ khi cả gia đình và bản
thân bé gái đều vô trách nhiệm với những đứa trẻ thì xã hội sẽ gánh lấy phần
trách nhiệm. Rất nghiệt ngã! Có rất nhiều đứa trẻ bị “vất ra đường”. Dù cho
những người làm công tác nhân đạo có nhiệt tâm và thương yêu đồng điệu thì cũng
không thể khỏa lấp hết khoảng trống tình mẹ cha.
Thế hệ trẻ đó sẽ vào đời
bằng lối đi nào?
…
Nếu phải mượn ngôn từ giả
lập nhằm diễn đạt về con đường mà nhân loại đang xây dựng xã hội con người thì
tôi sẽ nói “Đó là con đường tiến đến sự đổ nát nhân loại”.
Những điều tôi trình bày ở
trên có sự thiên lệch về các vấn đề ở xã hội phương Đông nhưng khi nhân loại
nhìn nhận sáng rõ, tổng thể thì đó cũng chính thật là chìa khóa mở lối cho việc
sửa sai những sai lầm ở xã hội phương Tây.
Làm cách nào để sửa sai,
khắc phục những sai lầm có nguồn gốc từ lâu xa của nhân loại?
Đừng vội sửa sai khi chưa
nhận biết sáng rõ những sai lầm ở góc nhìn tổng thể, khách quan. Khi không rõ
biết thì việc cố sửa sai sẽ tạo ra càng nhiều sai lầm và rối việc. Bạn hãy dừng
lặng, xét lại mọi vấn đề. Nhìn nhận, chiêm nghiệm lại những sai lầm cho thật
sáng rõ rồi từng bước tháo gỡ những sai lầm. Thận trọng và tùy thuận. Điều này
không đồng nghĩa với việc thong thả, trốn tránh trách nhiệm và đứng ra bên
ngoài công cuộc sửa sai của nhân loại.
Ai sẽ chịu trách nhiệm cho
những sai lầm của tri thức nhân loại?
Không ai đủ sức để nhận gánh
trách nhiệm của toàn nhân loại. Mỗi người sẽ phải tự sửa sai nếu không muốn
nhân loại càng chìm sâu vào vòng xoáy nghiệt ngã, tàn khốc với đầy dẫy những
khổ đau, thù hận, máu và nước mắt của chính mỗi người.
…
Dân số thế giới đã vượt cột
mốc 7 tỷ người. Trong khi các nhà quản lý về dân số lên tiếng cảnh báo về nạn
bùng nổ dân số thì các nhà quản lý về lao động lại lên tiếng về sự thiếu hụt
một lượng rất lớn lao động trong các khu công nghiệp và lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp.
Vậy ai đúng? Ai sai?
Thật ra do mỗi nhà quản lý
đứng ở mỗi góc nhìn khác nhau, chỉ dựa vào tầm nhìn hạn hẹp, không tổng thể,
không sáng rõ nên đã đưa ra những nhận định trái chiều đến mâu thuẫn.
Lực lượng lao động trong các
ngành nghề có thật sự thiếu hụt không?
Đã có sự thiếu hụt lao động
thật sự ở ngành công nghiệp và nông nghiệp mà nguyên nhân phần nhiều là do khả
năng điều tiết, việc hoạch định chiến lược yếu kém của các nhà quản lý. Bởi lẽ
bên cạnh việc thiếu lao động trong các ngành sản xuất thì xã hội lại đang dư
thừa lượng lao động tập trung ở các ngành dịch vụ, thương mại, kinh tế, ngân
hàng, chứng khoán, địa chính,…
Việc giáo dục và nhận thức
sai lạc nhân loại đang xây dựng xã hội con người với một lượng lớn giới trí
thức, người hiểu biết từ bỏ lao động chân tay, xa rời sản xuất nông nghiệp,...
Tại sao lại có sự thiếu hụt
lao động ở các ngành nghề sản xuất ra các sản phẩm thiết yếu như nông sản, lúa
gạo, rau củ, quả,… phục vụ nhu cầu sống còn của nhân loại?
Do mãi chạy theo việc sản
xuất ra hàng hóa mà tri thức nhân loại đã sai lầm quên mất vai trò tối quan
trọng của ngành nông nghiệp.
Ngành nông nghiệp là ngành
duy nhất tạo ra sản phẩm vật chất phục vụ nhu cầu ăn uống của loài người.
Có một thực tế là nếu ngành
nông nghiệp không tồn tại và phát triển thì phần lớn con người trên thế giới sẽ
chết.
Còn tất cả các ngành nghề
còn lại như công nghiệp, dịch vụ, ngân hàng, giáo dục, báo chí,… thực sự chỉ là
những ngành làm “biến dạng” vật chất nông sản - hàng hóa nhằm tạo ra giá trị
thặng dư và việc có hay không có những ngành nghề này đều không ảnh hưởng nhiều
đến sự sống còn của nhân loại.
Do giới hạn về nhận thức, tư
duy,… nhân loại đã sai lầm khi không phân định giá trị thặng dư giữa các ngành
nghề đúng mực.
Trong khi các ngành nghề
thiết yếu như nông nghiệp, công nghiệp chỉ nhận được một phần rất ít giá trị
thặng dư mà người lao động cần mẫn tạo ra thì các ngành phụ trợ như chính trị,
kinh tế, khoa học, dịch vụ,… lại chiếm phần hơn giá trị thặng dư của nhân loại.
Chính do định hướng sai lầm
này mà con người ngày càng rời xa lao động sản xuất bằng chân tay, chỉ tập
trung vào các ngành nghề làm biến dạng vật chất nông sản - hàng hóa với mục
đích thu về phần hơn giá trị thặng dư mà không phải lao động vất vả, nặng nhọc,
chịu nhiều rủi ro,…
Chính vì sự phân chia giá
trị thặng dư không đồng đều giữa các ngành nghề mà dẫn đến sự thiếu hụt lao
động trong các ngành sản xuất vật chất trực tiếp và dư thừa lao động ở các
ngành nghề khác.
Thêm nữa, do sự hiểu biết
con người được nâng lên, tâm phân biệt rạch ròi mà tâm ý người lao động tìm đến
những việc làm nhàn hạ, nhẹ nhàng,… lại được hưởng nhiều chính sách xã hội ưu
đãi, có thu nhập ổn định và cao.
Chính do sự phân chia giá
trị thặng dư không đồng đều giữa các ngành nghề, các thành phần xã hội,… đã tạo
ra sự phân tầng giàu nghèo ngày càng sâu rộng khiến cho lòng người bấn loạn, xã
hội rối ren, tệ nạn xã hội lan tràn, giết người, cướp của, bắt cóc, tống tiền,
đâm thuê, chém mướn, tham nhũng, hối lộ ngày càng nhiều,… và mầm móng cho những
cuộc nổi dậy, đấu tranh, bạo loạn, đòi ly khai, tự trị,...
Chính do sự phân chia giá
trị thặng của nhân loại không đồng đều giữa các nước cùng với việc tham lam ở
một số ít người mà vô số cuộc chiến tranh, xâm lược, cướp bóc,… đã xảy ra.
Những kho vũ khí hạt nhân, vũ khí hủy diệt,… được nhân loại dựng lên và chỉ nhằm
vào mục đích giết người,…
Nếu nhân loại đến với nhau
bằng tình thương yêu đồng loại chân thành, sự đồng cảm sẻ chia, sự hiểu biết
đúng mực,… thì có lẽ lịch sử loài người đã không phải viết bằng những trang đẫm
máu. Mai này nhân loại có viết lịch sử bằng máu xương, nước mắt, đau khổ và hận
thù của đồng loại hay không là hoàn toàn tùy thuộc vào sự hiểu biết về tư duy,
nhận thức của con người ở thời điểm hiện tại.
Tôi sẽ dệt những giấc mơ.
Giấc mơ về một ngày nào đó người bạn phương Tây được mua sản phẩm nông thủy
sản, tôm sú, cá tra, gạo Nàng Thơm,… với giá thành bằng với giá thành những sản
phẩm cùng loại mà người dân ở các quốc gia Đông Nam Á tiêu thụ. Giấc mơ một
ngày người dân Châu Á mua xe Ferrari đúng bằng với giá thành người Âu Mỹ bỏ ra
để sở hữu chiếc siêu xe đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Giấc mơ thế giới không còn kho
vũ khí hủy diệt và bom hạt nhân,…
Nếu nhân loại có sự phân
định giá trị thặng dư đúng mực thì xã hội sẽ tự ổn định, lực lượng lao động ở
các ngành nghề tự có sự cân đối hài hòa.
Cho dù dân số thế giới có sự
tụt giảm chỉ còn khoảng 4 tỷ người thì lực lượng lao động ở các ngành nghề vẫn
đáp ứng tốt nhu cầu vật chất của xã hội vì sản phẩm vật chất hàng hóa là nguồn
cung chỉ nhằm đáp ứng nguồn cầu là dân số thế giới.
Vì lẽ đó trên nguyên tắc cân
bằng ổn định tương đối thì sẽ không có việc thiếu hụt lao động trong sản xuất
nếu khả năng điều tiết lao động của các nhà quản lý thật sự hiệu quả và chuẩn
mực.
…
Do việc phân chia giá trị
thặng dư không đồng đều khiến lòng người rối loạn và do sự tham đắm, si mê, thù
hận,… rất nhiều cuộc nổi dậy, những cuộc đấu súng giữa các phe phái đối lập,
việc đánh bom liều chết,… có rất nhiều người tham chiến bị giết, rất nhiều
người vô tội bị chết thảm, nhà cửa đổ nát, cuộc sống khốn cùng,...
Cộng đồng quốc tế kêu gọi các
bên tham chiến dừng lại các cuộc bắn giết, các tổ chức nhân đạo kêu gọi nhân
loại ủng hộ vật chất, thuốc men,… nhằm khắc phục việc khủng hoảng nhân đạo,…
Bên cạnh đó, có một số người
thờ ơ, bàng quan buông lời “Chết đi cho bớt chật đất”, “Ngu mà chết chứ bệnh
tật gì”, “Sao cứ nghe người chết mỗi ngày một nhiều mà dân số vẫn tăng nhanh
nhỉ?”,…
…
Quả thật, khi con người
không có sự hiểu biết sáng rõ, đúng mực thì tâm ý sự sống vẫn chi phối đời sống
con người nhằm đảm bảo dân số thế giới không vượt mức khả năng cung ứng về vật
chất của trái đất.
Những việc điều tiết của tâm
ý sự sống bằng chiến tranh, bạo loạn, tự sát, tự sát tập thể, tệ nạn xã hội,
thiên tai, dịch bệnh,… thật rất tàn khốc, tang thương,… cho nhân loại và muôn
loài.
Ai đã tạo ra những việc điều
tiết nghiệt ngã đó?
Nguồn gốc sâu xa cũng do nơi
con người. Sự tham lam, si mê, sân hận, hoài nghi, kiêu mạn,… của con người.
Giá như con người có sự hiểu biết sáng rõ về bản chất sự sống, về con người và
vạn vật thì con người sẽ có nhận thức, tư duy đúng mực. Khi đó, con người sẽ có
đời sống tốt hơn nơi giá trị con người hiển lộ.
…
Những điều tôi đã trình bày
ở trên là đúng hay sai?
Bạn hãy tự chiêm nghiệm lấy.
Câu trả lời có trong sự hiểu biết của bạn khi bạn dừng lặng quán chiếu lại mọi
việc có trong cuộc sống.
Nếu có hoài nghi thì bạn hãy
dừng lặng và tìm ra câu trả lời thật đúng cho tri thức nhân loại. Việc làm này
thật sự cần thiết nhằm phá tan mảnh lưới vô minh đã trói nhân loại vào trong
khổ đau, thù hận, si mê từ muôn ngàn kiếp.
Chỉ khi bạn có câu trả lời
thật đúng thì xã hội con người mới mở ra kỷ nguyên văn minh, tiến bộ, bình
đẳng, bác ái, đồng điệu yêu thương.
Nếu bạn hoàn toàn không tin
về những gì tôi trình bày và không có những sự điều tiết thích hợp, những đổi
thay cần thiết cho định hướng phát triển xã hội thì bạn hãy chờ đợi những vấn
đề tôi đã trình bày trong bộ sách sẽ thành hình ở tương lai không xa.
Khi đó, bạn sẽ thấy cái giá
sai lầm tri thức, tư duy nhân loại là rất nghiệt ngã, thảm khốc. Nhất là khi
nhân loại không có những điều tiết đúng lúc, kịp thời chỉ e con người sẽ không
còn cơ hội sửa sai vì trái đất đã nổ tung hoặc trở thành hành tinh chết.
Những điều tôi trình bày
chứa đựng những sự thật hoang đường, khó thể tin nhận.
Tuy nhiên, chỉ cần bạn bỏ
chút ít thời gian dừng lại sẽ rõ biết đó là sự thật. Đến bây giờ, thời gian của
tôi không còn nhiều, thời gian đảm bảo sự tồn tại ổn định của nhân loại và trái
đất không còn rộng tôi sẽ nói một lời không hư vọng, đúng thật “Tam Tạng Kinh
và bộ sách mà tôi viết là hai bộ sách chứa đựng sự hiểu biết sáng rõ, đúng mực,
có giá trị nhất của tri thức nhân loại ở thời điểm hiện tại, là bộ sách có tính
quyết định sự sống còn, bền vững của xã hội con người”.
Chính vì tính chất sống còn
có nơi nội dung bộ sách mà tôi không tiếc mạng sống nhằm hoàn thành và truyền
trao bộ sách.
Câu nói “Tôi đang cố khẳng
định, chứng tỏ sự đạt đạo lại được ra”.
Quả thật, tôi rất ngán ngại
lời nhận định này và lời nhận định này sẽ có nguồn gốc nơi người học Phật. Tôi
thật sự không là người đạt đạo. Bởi lẽ nếu có sự chứng đạo thì chỉ bằng vào lời
nói tôi đã có thể khiến nhân loại tin nhận về chánh pháp, nhân quả luân hồi,
giải thoát hoàn toàn. Chính do sự không thực chứng mà tôi phải dùng mạng sống
chịu trách nhiệm cho việc làm của tôi.
Nếu bạn nhận thấy bộ sách có
chút ít giá trị thì bạn hãy vì sự an nguy của nhân loại mà tận lực trao truyền.
Hãy giúp bộ sách đến nơi cần đến - Giới chính trị, giới kinh tế, giới khoa học,
giới trí thức, người lao động,… và rộng truyền trên phạm vi thế giới.
Sai lầm của tri thức nhân loại
chỉ được sửa sai khi nhân loại đồng lòng, cùng góp sức. Trái đất cần chuyển
mình về mặt tư duy, nhận thức tâm ý của con người nhằm “tịnh hóa địa cầu” nếu
nhân loại không muốn nhìn thấy sự chuyển mình vật chất chứa đầy xác thịt của sự
sống, con người.
Việc không ham thích đọc
sách ở giới trẻ là một trở ngại không nhỏ cho việc sửa chữa sai lầm của nhân
loại. Tôi rất cần trào lưu đọc sách ở nhân loại. Thiết nghĩ, việc đọc sách cần
được nhân loại khôi phục và duy trì. Tôi tin chắc rằng “Chỉ cần bạn đọc thoáng
qua bộ sách của tôi thì cuộc đời bạn và lịch sử nhân loại sẽ được viết lại bằng
tình yêu thương chân thật, gần gũi luôn tồn tại nơi con người”.
Bài liên quan
- Bọt Biển (P.1)
- CHẲNG LÌA PHÁP THẾ GIAN
- Chạm đến cõi vô hình
- Lưới vô minh
- Dùng nhị nguyên luận cổ, giải kim (P.2)
- Dùng nhị nguyên luận cổ, giải kim (P.1)
- Thấy Gì Qua Cọng Tóc Thiêng Được Thỉnh Về Ngự Ở Chùa Ba Vàng? (Phần 3)
- Thấy Gì Qua Cọng Tóc Thiêng Được Thỉnh Về Ngự Ở Chùa Ba Vàng? (Phần 2)
- Thấy Gì Qua Cọng Tóc Thiêng Được Thỉnh Về Ngự Ở Chùa Ba Vàng? (Phần 1)
- Xóa Dấu Chim Bay
- LỜI TÂM SỰ CUỐI
- XUA ĐI HUYỀN THOẠI - Đời Thừa
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét