Hơi Thở
Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018
IV. Hơi Thở.
Quy luật cuộc sống của một
đời người là phần lớn con người sau khi được sinh ra, lớn lên và đến một lúc
nào đó họ sẽ đi tìm nửa còn lại, nương tựa nhau, cùng xây dựng một mái gia
đình.
Tôi cũng đã từng nghĩ đến
một mái ấm gia đình. Tôi cũng từng cho người một cơ hội cũng là cho tôi một cơ
hội. Nhưng người đã không nắm bắt, tôi thì lại bình thản, dửng dưng. Tôi vẫn
miệt mài với việc truyền trao, làm sống lại chánh pháp của Phật Thích Ca.
Muốn đến được với nhau phải
chăng con người cần phải hiểu và cảm thông cho nhau?
Tôi đã tạo điều kiện cho
người hiểu tôi qua những trang sách. Nếu người có nghĩ đến tôi thì chỉ cần xem
những trang sách là có thể rõ biết về tôi. Khi đó, họ có thể giữ tôi lại vì
những gì tôi trình bày ở những quyển sách “Nơi trói đã có mở, nơi mở đã có
trói”. Khi nhận biết điều đó, họ sẽ có cách để giữ tôi lại. Nhưng họ đã không
làm điều đó, có lẽ họ đang bận rộn nơi cuộc sống và mệt nhoài với những lo
toan.
Tại sao tôi lại để người lựa
chọn mà không tự chọn cho mình cơ hội?
Tại sao tôi chờ đợi người
tìm hiểu mình mà không chịu hiểu người?
Với tôi, hiểu một người thật
không khó, giúp người thoát ra khỏi muộn phiền mới thật khó khăn. Lấy được trái
tim của người rồi thì sẽ ra sao nếu hai trái tim không cùng nhịp đập, cảm
thông, yêu thương. Sẽ lại là cảnh “Đồng sàng dị mộng”, sống với người mà không
cùng yêu thương vun đắp thì thật tẻ nhạt. Thế nên, tôi đã cho người chọn lựa vì
lẽ khi người hiểu tôi thì tôi sẽ thật hiểu và cám ơn người.
Có lẽ nhân duyên của tôi đã
tận?
Tôi không hờn trách người và
người cũng đừng vì việc này mà buồn nhớ vu vơ, nuối tiếc. Hẳn ta không là nửa
của nhau, mỗi người hãy tự chọn con đường rồi bước đi, sẽ có ngày còn gặp lại.
Tạm biệt!
Rồi cho đến khi tôi chọn lựa
làm con én nhỏ thì việc xây dựng mái ấm gia đình của tôi đã đoạn lìa. Thật vậy,
khi bộ sách được trao truyền thì tôi đã không còn là tôi nữa. Trái tim, đôi
mắt, lá gan, quả thận,… và cuộc sống của tôi đã thuộc về người khác. Những
người thân của tôi khi không rõ biết những việc làm, lúc tôi mất đi họ sẽ đau
khổ nhiều. Nếu tôi vẫn sống thì những người quanh tôi sẽ chịu nhiều áp lực.
Khi tôi tồn tại, không hành
trì bước qua lằn ranh sinh tử thì những điều tôi trình bày chỉ là những lời nói
suông không bằng, không chứng, dễ có mấy ai tin nhận mà sống với sự sáng rõ của
chánh pháp. Tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn,… lại đẩy nhân loại vào những
cuộc tàn sát tang thương, khổ đau, thù hận, máu và nước mắt,… Tôi vẫn còn đây
mà nhìn con người sống vùi trong khổ đau, chiến tranh. Nếu cứ dửng dưng, bình
thản thì tôi có khác gì một xác chết không hồn, một xác người đui mù, câm điếc.
Nếu chỉ nhìn để mà xót thương, cảm thông thì tôi đã không thật sống cùng bi
nguyện của Như Lai.
Và… rồi tôi chọn lựa, tôi sẽ
hành trì xả bỏ xác thân, bước qua lằn ranh sinh tử đã trói buộc nhân loại hằng
hà sa số kiếp. Chỉ khi đó nhân loại mới có sự xác nhận rõ ràng và tin vào sự
tồn tại của 3 cõi 6 đường, luân hồi, sự giải thoát. Chỉ khi tôi làm được điều
đó thì chánh pháp sẽ sống lại trong lòng nhân loại. Vậy tôi tiếc gì một giấc
ngủ ngon!
Đã chọn lựa như thế thì việc
xây dựng mái ấm gia đình, tôi sẽ khép lại. Bởi lẽ người vợ trẻ sẽ ra sao nếu có
người đến nhận lại trái tim, đôi mắt,… và khi tôi hành trì bước vào cõi vô hình
đi mãi, không về. Nếu có một đứa bé ra đời thì đứa bé lại luôn miệng hỏi “Cha
đâu?”.
Không chỉ vậy, đứa bé sẽ lớn
lên với một áp lực nặng nề nơi cuộc sống bởi lẽ đã lâu rồi con người tin rằng
“Con hơn cha là nhà có phúc”. Với những áp lực trên rõ thật “Khi không rõ biết
việc tôi làm thì ít người có thể đảm đương”. Thôi thì “Dứt tình riêng thành sự
việc chung”.
Xét lại những việc đã, đang,
sẽ làm tôi nhận biết dường như chính những người thân quanh tôi lại chịu nhiều
áp lực và thiệt thòi hơn cả. Vì lẽ do biết tôi mà họ chấp chặt định kiến “Tôi
bình thường đến mức tầm thường”, những điều tôi trình bày họ sẽ không tìm hiểu,
tin nhận. Dù cho tôi có chỉ bày tường tận, họ cũng không chú tâm lắng nghe và
chóng quên. Không tin nhận, không thường sống với những điều tôi trình bày thì
khi tôi không còn nữa thì họ sẽ nuối tiếc, đau khổ và phải chịu áp lực không
nhỏ từ bên ngoài.
Rồi tôi cũng rõ biết “Tại
sao khi Phật thành đạo người không về ngay Ca Tỳ La Vệ, vương quốc Thích Ca?”.
Vì dù có về thì những người trong gia đình, hoàng tộc có mấy ai tin nhận. Phật
đã bình thản truyền trao giáo lý về chánh pháp ở những nơi đang cần thoát khổ,
giải thoát sinh tử. Đến khi Phật trở thành người đứng đầu một giáo đoàn lớn
mạnh. Danh tiếng của Người đã được những người thân biết đến và vua Tịnh Phạn
liền cho người mời Phật trở về.
Dù biết rằng Phật đã thành
đạo nhưng những người thân, cụ thể là vua cha Tịnh Phạn đã không thật tin nhận
những lời Phật nói, họ không hoàn toàn sống được với chánh pháp của Phật Thích
Ca. Nhất là với Đề Bà Đạt Đa, là người trong hoàng tộc, theo học pháp Phật mà
lại tìm mọi cách để hãm hại Phật Thích Ca đẩy Người vào chỗ chết. Không chỉ
vậy, chính vua Tịnh Phạn cũng không thật tin rằng “Có một con đường rõ ràng,
thoát qua sinh tử, vạn pháp vô thường,…”. Chỉ đến lúc cận kề với cái chết thì
vua Tịnh Phạn mới thật tin nhận những điều mà Phật đã tỏ bày là chân thật, xác
đáng.
Tại sao ngay cả lời Phật nói
mà vua Tịnh Phạn không thể tin nhận?
Vì lẽ vua cha Tịnh Phạn
vướng vào định kiến lâu đời “Trứng không thể khôn hơn vịt”, dù rằng vua Tịnh
Phạn vẫn nhận biết tri thức nhân loại không ngừng được nâng lên. Học thuyết, tà
kiến, định kiến, chấp trước, phân biệt, dính mắc ,… quả thật đã trói tư duy,
nhận thức loài người từ rất lâu xa, muôn ngàn kiếp.
Có lẽ chỉ đến khi tôi hành
trì đạt được việc bước qua sinh tử, mọi người rõ biết, thừa nhận 3 cõi 6 đường
thì những người thân của tôi mới ít nhiều tin nhận, tìm hiểu, lĩnh hội và thật
sống với những gì tôi đã trình bày. Âu cũng là một chữ duyên. Đời người như
giấc mộng.
Lại kể một câu chuyện liên
quan đến những ngày tôi ngộ nhận “Ép thân, đạt đạo”. Khi đó, có những nỗi buồn
vờn quanh tôi đã quyết định không ăn cơm sống qua ngày. Sau nhiều lần như thế
thành ra thói quen, cứ thi thoảng tôi lại không ăn cơm. Trong quá trình viết
sách, tôi lại sống nương nhờ ở nhà người bạn, vẫn giữ thói quen đó đôi khi tôi
lại không dùng cơm. Dù vậy thấy những người trong gia đình người bạn tỏ ra lo
lắng khi thấy tôi không ăn nhiều ngày, tôi đã quay lại sống phù hợp với lối
sống của mọi người. Có thể nói thời điểm đó tôi dùng cơm chỉ nhằm vui lòng
người khác. Có lẽ bạn sẽ nhận thấy “Tôi là người rất vô ơn” nhưng đó không phải
là điều tôi đang muốn tỏ bày cùng bạn. Tôi chỉ muốn nói với bạn rằng “Trong
cuộc sống không phải lúc nào làm việc theo ý mình cũng là tốt, là chuẩn mực. Dù
rằng việc làm đó không sai nhưng nếu ta có thể vì làm vui lòng người mà làm
việc tùy thuận thì sẽ tốt hơn”.
…
Tôi đã đi nhiều nơi để nhận
biết “Không ít người làm mọi việc chỉ theo ý riêng, dù rằng những việc làm đó
không hại gì ai nhưng lại tạo ra sự xa cách, khiến những người thân đau xót,
không vui trong lòng”.
Phải chăng con người đã từ
lâu có thói quen vun vén tạo ra cái vỏ ốc cho riêng mình?
Trong cái vỏ ốc đó con người
lại cảm thấy vui mừng, an toàn vì không làm ảnh hưởng đến người khác. Vô hình
chung tạo ra khoảng cách, cô lập bản thân với thế giới bên ngoài.
Đến nay, tôi cũng đã tạo cho
mình cái vỏ ốc an toàn. Với cái vỏ ốc này, tôi muốn mang xác thân vật chất thì
mang, còn bằng không muốn thì tôi vào cõi vô hình ngơi nghỉ.
Phải chăng tôi chỉ làm theo
ý mình mà không nghĩ đến cảm nhận của những người xung quanh?
Thật ra cho đến bây giờ thì
tôi đã không còn nhiều lựa chọn. Dẫu sao đó cũng là việc đáng làm và tôi cũng
nhận ra rằng “Sự đau khổ trong lòng của những người thân sẽ qua mau khi rõ biết
những điều tôi đã trình bày là chân thật”. Với một niềm biết ơn sâu sắc tôi cảm
ơn những người thân yêu và bạn.
Bài liên quan
- Đôi Mắt (P.1)
- Bọt Biển (P.2)
- Bọt Biển (P.1)
- CHẲNG LÌA PHÁP THẾ GIAN
- Chạm đến cõi vô hình
- Lưới vô minh
- Dùng nhị nguyên luận cổ, giải kim (P.2)
- Dùng nhị nguyên luận cổ, giải kim (P.1)
- Thấy Gì Qua Cọng Tóc Thiêng Được Thỉnh Về Ngự Ở Chùa Ba Vàng? (Phần 3)
- Thấy Gì Qua Cọng Tóc Thiêng Được Thỉnh Về Ngự Ở Chùa Ba Vàng? (Phần 2)
- Thấy Gì Qua Cọng Tóc Thiêng Được Thỉnh Về Ngự Ở Chùa Ba Vàng? (Phần 1)
- Xóa Dấu Chim Bay
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét