Đôi Mắt (P.5)
Thứ Ba, 3 tháng 4, 2018
5. Xã Hội.
Xã hội phương Tây đã sản
xuất ra lượng hàng hóa, vật chất dồi dào, tạo ra tâm lý sống thực dụng, hưởng
thụ trong lòng người phương Tây. Các nhà quản lý thượng tầng đã xây dựng xã hội
phát triển, tạo cho con người có công việc và thu nhập ổn định. Từ lâu, người
phương Tây đã sống theo khuynh hướng mua hàng trả góp dưới sự bảo trợ của ngân
hàng và các tổ chức tài chính.
Dựa trên thu nhập của công
việc mà người lao động được sở hữu những sản phẩm yêu thích, sau đó lượng tiền
được khấu trừ dần theo bảng lương hàng tháng. Nói theo cách khác là người
phương Tây sẽ vay tiền ngân hàng để mua sắm các mặt hàng thiết yếu rồi trả chậm
các khoản tiền vay.
Chính vì vậy mà khi thị
trường tài chính - bất động sản bị khủng hoảng và nạn thất nghiệp gia tăng thì
có không ít người phương Tây phải trắng tay, mất nhà cửa, tài sản vì không có
tiền để chi trả cho những khoản vay tới hạn.
Xã hội phương Đông những năm
gần đây kinh tế phát triển, lối sống hưởng thụ dần chi phối đời sống con người.
Đã có một bộ phận người lao động đã học hỏi khuynh hướng “vay mua sắm trước,
rồi trả chậm sau” theo lối sống phương Tây. Tuy nhiên, do tính chất công việc
và thu nhập không ổn định đã tạo ra mối nguy trắng tay, mất tài sản, nhà cửa ở
người lao động.
Điển hình tôi sẽ xét vấn đề
này ở một gia đình lao động sống nơi khu vực nông thôn.
Cụ thể là một hộ gia đình có
một mảnh đất vào khoảng 3000 m2 cùng ngôi nhà với tổng trị giá tài
sản ước tính vào khoảng 300.000.000 (Ba trăm triệu đồng). Công việc chính của
hộ gia đình này là trồng lúa. Về sau người chủ gia đình có ý định chăn nuôi heo
và đã vay ngân hàng 50.000.000 (Năm mươi triệu đồng) với mức lãi suất 15%năm.
Điều này đồng nghĩa với việc sau một năm người lao động này phải trả cho ngân
hàng vào khoảng 50.000.000 + (15%x 50.000.000) = 50.000.000 + 7.500.000 =
57.500.000 (Năm mươi bảy triệu năm trăm nghìn đồng). Tuy nhiên, do tính chất
nông dân nên với số tiền đó bị dùng sai mục đích và do nguồn thu nhập không ổn
định nên chỉ một thời gian ngắn số tiền vay đã không còn.
Thêm nữa, trên thực tế với
số tiền vay 50.000.000 đồng mà người lao động chưa có cơ sở sản xuất và không
có công việc tạo thu nhập ổn định thì người lao động sẽ không làm được gì.
Kết quả người lao động sẽ nợ
ngân hàng gần 60.000.000 đồng (Sáu mươi triệu đồng). Đến ngày đáo hạn người lao
động phải vay bên ngoài số tiền 60.000.000 đồng để thanh toán khoản tiền vay và
thông thường họ sẽ vay lại ngân hàng số tiền ngày càng tăng thêm có thể từ
100.000.000 - 150.000.000 đồng.
Có lẽ chỉ sau 5 - 10 năm thì
người lao động mất khả năng chi trả khoản tiền vay ngân hàng và việc trắng tay
là hoàn toàn có thể xảy ra.
Do thu nhập không ổn định,
việc không định hướng sản xuất rõ ràng, do kém hiểu biết,… mà người lao động
nông thôn ở xã hội phương Đông thường rơi vào tình trạng “Vay nợ, mắc nợ, nợ
chồng nợ,… và kết quả là mất luôn khối tài sản thế chấp”. Dù vậy các chỉ tiêu
tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng thu nhập của ngành tài chính ngân hàng luôn có
những báo cáo tăng trưởng cao hàng năm.
Trường hợp người lao động có
định hướng sản xuất rõ ràng thì tình trạng cũng không mấy khả quan. Bởi do
ngành sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chịu nhiều rủi ro thiên tai, dịch
bệnh, giá cả sản phẩm đầu ra lại bấp bênh, thêm nữa lại chịu rất nhiều áp lực
về giá cả các mặt hàng phụ trợ thức ăn, phân bón, thuốc trừ sâu, chịu cả phí
dịch vụ của xã hội lên đến trên 50%,… Thế nên khi rơi vào dịch bệnh, thiên
tai,… thì người lao động đối mặt với nguy cơ mất trắng khoản tiền vay. Trường
hợp việc chăn nuôi, sản xuất thành công người lao động lại không thể làm chủ
giá bán nông sản. Để thanh toán tiền vay ngân hàng và đảm bảo lợi nhuận thì lẽ
ra người lao động phải thu nhập lãi trên 50%. Vì lẽ với khoản tiền vay
50.000.000 đồng thì người lao động phải trả hoàn toàn tiền vay gốc 50.000.000
đồng.
Đặt trường hợp sau khi trả
50.000.000 đồng cho ngân hàng người lao động lãi được 50% tương ứng với
25.000.000 (Hai mươi lăm triệu đồng). Người lao động phải trừ lãi suất 15% năm
tương ứng 7.500.000 đồng. Số tiền người lao động còn lại là 25.000.000 -
7.500.000 = 17.500.000 (Mười bảy triệu năm trăm nghìn đồng).
Giả sử tiền công lao động
hàng tháng là 1.000.000 (Một triệu đồng)x12 tháng = 12.000.000 (Mười hai triệu
đồng). Sau cùng, người lao động sẽ còn 5.500.000 (Năm triệu năm trăm nghìn
đồng).
Qua một năm lao động người
nông dân thu được 5.500.000 đồng và chịu vô số những rủi ro.
Thêm nữa, với mức tiền công
1.000.000 đồng thì người lao động không đủ chi tiêu cho cuộc sống ở thời điểm
hiện tại. Vì thế trên thực tế việc thu lại 5.000.000 đồng/năm sau khi vay
50.000.000 đồng từ ngân hàng là điều người lao động không dễ làm được.
Tuy nhiên, những báo cáo về
thu nhập hàng năm của người lao động là không ngừng tăng lên. Đây là điều được
mọi tầng lớp trong xã hội thừa nhận. Có lẽ thu nhập hàng năm của người lao động
tăng không do nơi khoản tiền vay ngân hàng.
…
Đặt trường hợp tôi in 1000
quyển sách và ước tính mỗi tháng phát hành được 100 quyển. Tôi đã vay
30.000.000 (Ba mươi triệu đồng) dùng làm chi phí in ấn, xuất bản, phát hành 1
quyển sách với lãi suất 15%năm.
Điều này đồng nghĩa với việc
sau 1 năm tôi phải trả cả vốn lẫn lãi cho ngân hàng là 30.000.000 +
15%x30.000.000 = 30.000.000 + 4.500.000 = 34.500.000 (Ba mươi bốn triệu năm
trăm nghìn đồng). Hiển nhiên là phần lãi suất 4.500.000 sẽ được cộng dồn vào
giá thành của quyển sách chia đều cho 1000 quyển sách tương đương 4.500 (Bốn
nghìn năm trăm đồng/quyển).
Đặt trường hợp tôi là người
sống bằng nghề viết sách, tôi sẽ cộng vào giá thành quyển sách chi phí sinh
hoạt hàng tháng là 3.000.000 (Ba triệu đồng)/100 quyển sách = 30.000 (Ba mươi
nghìn đồng/tháng). Được biết việc khấu trừ cho các nhà sách phân phối mặt hàng
sách được quy định vào khoảng 40 - 50% giá thành quyển sách.
Trường hợp chi phí in ấn,
xuất bản cho 1 quyển sách là 15.000 (mười lăm nghìn đồng). Tôi sẽ làm bảng
chiết tính giá thành mỗi quyển sách là:
Chi phí in ấn 15.000
đồng
Chi phí sinh hoạt cá nhân 30.000 đồng
Chi phí lãi suất ngân hàng 4.500 đồng
Tổng chi phí in sách 49.500 đồng 55%
Chi phí chiết khấu cho nhà
phát hành 40.500 đồng 45%
Giá thành quyển sách 90.000 đồng 100%
Vậy giá thành của quyển sách
là 90.000 (Chín mươi nghìn đồng). Chi phí sinh hoạt cá nhân vào khoảng 33,33%
tương đương với 30.000 đồng. Chi phí in ấn vào khoảng 16,66% tương đương 15.000
đồng. Chi phí dịch vụ = chi phí lãi suất ngân hàng + chi phí chiết khấu vào
khoảng = 5% + 45% = 50% tương đương với 45.000 đồng
Trường hợp kênh phân phối lệ
thuộc vào các doanh nghiệp sách với mức chiết khấu lên đến 70 - 75%. Tôi sẽ làm
bản chiết tính giá thành của quyển sách trên lại là:
Với mức chiết khấu 70%.
Chi phí in ấn 15.000
đồng
Chi phí sinh hoạt cá nhân 30.000 đồng
Chi phí lãi suất ngân hàng 4.500 đồng
Tổng chi phí in sách 49.500 đồng 30%
Chi phí chiết khấu cho nhà
phát hành 115.500 đồng
70%
Giá thành quyển sách 165.000 đồng
100%
Vậy giá thành của quyển sách
là 165.000 (Một trăm sáu mươi lăm nghìn đồng). Chi phí sinh hoạt cá nhân vào
khoảng 18,18% tương đương với 30.000 đồng. Chi phí in ấn vào khoảng 9,09% tương
đương 15.000 đồng. Chi phí dịch vụ = chi phí lãi suất ngân hàng + chi phí chiết
khấu vào khoảng = 2,72% + 70% = 72,72% tương đương với 120.000 (Một trăm hai
mươi nghìn đồng).
Với mức chiết khấu 75%,
Chi phí in ấn 15.000
đồng
Chi phí sinh hoạt cá nhân 30.000 đồng
Chi phí lãi suất ngân hàng 4.500 đồng
Tổng chi phí in sách 49.500 đồng 25%
Chi phí chiết khấu cho nhà
phát hành 148.500 đồng
75%
Giá thành quyển sách 198.000 đồng
100%
Vậy giá thành của quyển sách
là 198.000 (Một trăm chín mươi tám nghìn đồng). Chi phí sinh hoạt cá nhân vào
khoảng 15,15% tương đương với 30.000 đồng. Chi phí in ấn vào khoảng 7,6% tương
đương 15.000 đồng. Chi phí dịch vụ = chi phí lãi suất ngân hàng + chi phí chiết
khấu vào khoảng = 2,27% + 75% = 77,27% tương đương với 153.000 (Một trăm năm
mươi ba nghìn đồng).
Nhận Xét:
Nhìn vào bảng chiết tính giá
thành của quyển sách ở mức chiết khấu 45%, tôi nhận thấy dường như chi phí dịch
vụ xem ra có phần khá cao. Từ một quyển sách có giá trị vật chất là 15.000 đồng
(chiếm 16 - 17%) và giá trị về trí tuệ là 30.000 đồng (chiếm 30- 35%) khi đến
tay người tiêu dùng thì giá thành quyển sách đã lên đến 90.000 đồng. Đã có đến
45.000 đồng (tương đương với 50% giá thành quyển sách) được chi cho các khoản
phí dịch vụ khác nhau và người tiêu dùng phải gánh trách nhiệm chi trả cho
những khoản phí dịch vụ đó.
Ở một mức độ nào đó dường
như người tiêu dùng có phần thiệt thòi.
Xét đến mức phí dịch vụ 70 -
75%, với quyển sách có giá trị vật chất là 15.000 đồng khi đến tay người tiêu
dùng thì giá thành quyển sách lên đến 165.000 - 198.000 đồng. Người đảm nhận
vai trò trung chuyển vật chất đã thu về từ 115.500 - 148.500 đồng còn người tạo
ra sản phẩm vật chất chỉ nhận lấy 15 - 18% giá thành sản phẩm tương đương với
chi phí sinh hoạt hàng tháng của người lao động.
Nếu là người sống bằng nghề
viết sách thì có lẽ trải qua hết một kiếp người, họ sẽ không dám nghĩ đến một
ngôi nhà đơn sơ, tránh mưa lùa, gió tạt.
Ở đây, tôi sẽ xét thêm một
vấn đề. Một người viết sách có tâm huyết, có trách nhiệm với nội dung tác phẩm
thì hẳn là mỗi năm họ không thể viết ra rất nhiều quyển sách có chất lượng. Vậy
tôi tạm đặt giả định người viết sách trung bình mỗi năm chỉ hoàn thành được 3
bộ sách khác nhau.
Tuy nhiên, dù có tâm huyết
cho việc cho ra đời “đứa con tinh thần” nhưng không hẳn cả 3 bộ sách đều được
người đọc chấp nhận. Vì thế nên không hẳn người viết sách có thể đảm bảo tốt
đời sống tự thân. Trong khi đó, những bộ phận phát hành sách, doanh nghiệp
sách,… hàng năm họ phân phối hàng nghìn đầu sách và với số lượng nhiều phong
phú, đa dạng cả về nội dung, hình thức, thể loại,… họ ít nhiều tránh được sự
rủi ro về việc thu lợi nhuận, đã có sự đảm bảo an toàn tương đối.
Thế nên, với mức chi phí
dịch vụ trên 70 - 75% xem ra rất bất công với người viết sách, người lao động
và chèn ép, trói buộc người tiêu dùng gánh nặng toàn bộ chi phí của xã hội.
Sự bất công này liệu có đảm
bảo cho sự bền vững, ổn định và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - chính
trị - xã hội - tri thức nhân loại,…?
Nhằm góp phần giúp “đứa con
tinh thần” đến tay người đọc, người viết sách chân chính sẽ giảm trừ lợi nhuận
cá nhân. Tôi đặt giả thuyết với quyển sách có giá in ấn 15.000 đồng, họ chỉ
cộng vào 10.000 đồng cho phí sinh hoạt cá nhân, bảng chiết khấu giá thành sẽ
được tính như sau:
Chi phí in ấn 15.000
đồng
Chi phí sinh hoạt cá nhân 10.000 đồng
Chi phí lãi suất ngân hàng 4.500 đồng
Tổng chi phí in sách 29.500 đồng 55%
Chi phí chiết khấu cho nhà
phát hành 24.500 đồng 45%
Giá thành quyển sách vào
khoảng 54.000 đồng 100%
Vậy giá thành của quyển sách
là 54.000 (Năm mươi bốn nghìn đồng). Chi phí sinh hoạt cá nhân vào khoảng 18,5%
tương đương với 10.000 đồng. Chi phí in ấn vào khoảng 27 - 28% tương đương
15.000 đồng. Chi phí dịch vụ = chi phí lãi suất ngân hàng + chi phí chiết khấu
vào khoảng = 8,5% + 45% = 53,5% tương đương với 29.000 đồng
Trường hợp kênh phân phối lệ
thuộc vào các doanh nghiệp sách với mức chiết khấu lên đến 70 - 75%. Tôi sẽ làm
bản chiết tính giá thành của quyển sách trên lại là:
Với mức chiết khấu 70%.
Chi phí in ấn 15.000
đồng
Chi phí sinh hoạt cá nhân 10.000 đồng
Chi phí lãi suất ngân hàng 4.500 đồng
Tổng chi phí in sách 29.500 đồng 30%
Chi phí chiết khấu cho nhà
phát hành 69.000 đồng 70%
Giá thành quyển sách vào
khoảng 98.500 đồng 100%
Vậy giá thành của quyển sách
là 98.500 (Chín mươi tám nghìn năm trăm đồng). Chi phí sinh hoạt cá nhân vào
khoảng 10,15% tương đương với 10.000 đồng. Chi phí in ấn vào khoảng 15,25%
tương đương 15.000 đồng. Chi phí dịch vụ = chi phí lãi suất ngân hàng + chi phí
chiết khấu vào khoảng = 4,5% + 70% = 74,5% tương đương với 73.500 (Bảy mươi ba
nghìn năm trăm đồng).
Với mức chiết khấu 75%,
Chi phí in ấn 15.000
đồng
Chi phí sinh hoạt cá nhân 10.000 đồng
Chi phí lãi suất ngân hàng 4.500 đồng
Tổng chi phí in sách 29.500 đồng 25%
Chi phí chiết khấu cho nhà
phát hành 88.500 đồng 75%
Giá thành quyển sách 118.000 đồng
100%
Vậy giá thành của quyển sách
là 118.000 (Một trăm mười tám nghìn đồng). Chi phí sinh hoạt cá nhân vào khoảng
8,5% tương đương 10.000 đồng. Chi phí in ấn vào khoảng 13% tương đương 15.000
đồng. Chi phí dịch vụ = chi phí lãi suất ngân hàng + chi phí chiết khấu vào
khoảng = 3,8% + 75% = 78,8% tương đương với 93.000 (Chín mươi ba nghìn đồng).
Nhận Xét:
Với sự an toàn và quyết định
gần như toàn quyền về việc phân phối, phát hành sản phẩm sách thì những nhà
phát hành sách không có tâm với nghề gần như sẽ không quan tâm nhiều đến nội
dung, chất lượng sách mà chỉ dựa vào tỷ lệ chiết khấu sản phẩm mà nhận phân
phối sản phẩm sách. Thậm chí họ gần như có đặc quyền tăng thêm phí dịch vụ.
Người viết sách lúc bấy giờ chỉ còn thu về từ 8,5 - 18,5% giá thành sản phẩm và
trói trong cơm áo gạo tiền, lãi suất ngân hàng, áp lực cuộc sống,…
Hẳn là chất lượng, nội dung
bộ sách sẽ đi xuống và nhằm đảm bảo thu nhập thì số lượng đầu sách kém chất
lượng, không có giá trị chiều sâu không ngừng tăng lên. Người đọc sẽ bỏ ra một
khoản tiền không nhỏ mua về những bộ sách (giá thành có kèm phí dịch vụ cao) mà
nội dung thì lại không đạt chất lượng.
Không chỉ riêng ngành sản
phẩm sách, gần như phần lớn sản phẩm giải trí, dịch vụ, hàng hóa nông nghiệp,
công nghiệp khi qua công đoạn dịch vụ thì đều có chi phí tăng đột biến với mức
phí trên 70 - 80%.
Cụ thể, qua nhiều thông tin
khác nhau, tôi được biết chi phí quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm sữa lên đến
60-70%.
Vậy chi phí sản xuất, chi
phí nguyên liệu, lương công nhân, chi phí khác sẽ chiếm thêm bao nhiêu phần
trăm và giá trị thực còn lại trong chất lượng sữa đáng giá là bao nhiêu?
Chiết khấu cho các đại lý
phân phối của mặt hàng phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất, thức ăn, thuốc thú y,
gia súc, gia cầm, thủy sản,… là trên 40 - 50% và có không ít sản phẩm lên đến
80%. Cộng với chi phí sản xuất, chi phí nguyên liệu, lương công nhân, chi phí
khác,…
Vậy chất lượng thực của sản
phẩm sẽ là bao nhiêu?
…
Tôi không cho rằng là không
nên áp giá chi phí dịch vụ nhưng có lẽ xã hội đang rất cần một sự phân phối giá
trị thặng dư xã hội phù hợp, hợp lý hơn.
Hơn 15 năm trước, tôi bước
chân vào giảng đường đại học. Lúc bấy giờ phí sinh hoạt hàng tháng của tôi chỉ
vào khoảng 250.000 (Hai trăm năm mươi nghìn đồng). Với số tiền đó tôi đảm bảo
cuộc sống ở mức sống trung bình thấp nhưng vẫn đủ điều kiện tốt nghiệp đại học.
Với số tiền 250.000 đồng ở
thời điểm hiện tại dường như không đủ chi tiêu cho việc ăn sáng, uống cà phê
trong vòng 10 ngày còn các cô, các chị,… sống ở nông thôn sẽ không thể dùng số
tiền trên đi chợ hơn 3 lần,…
Với định hướng phát triển hiện
tại liệu 10 năm sau 250.000 đồng có đủ để cho bạn mời một người bạn một ly cà
phê sáng?
Lẽ nào nhân loại sẽ lại có
thêm nhiều quốc gia Zimbadwe mới trong tương lai?
Khi đó con người sẽ dùng
nhiều tỷ đồng nhằm trao đổi 1 cái bánh mì, 1 lon nước giải khát và phải gánh
tiền đi chợ mua sắm,…
Quả thật, xã hội ngày càng
phát triển, hàng hóa, sản phẩm vật chất ngày càng nhiều,… Đời sống con người
dường như được cải thiện, nâng lên với những tiện nghi, vật chất phục vụ nhu
cầu sống ngày càng phong phú, đa dạng.
Tuy nhiên, con người dường
như ngày càng mệt nhoài hơn trong dòng đời hối hả, quay cuồng. Đời sống tinh
thần của con người dường như đã bị cuốn vào trong guồng máy kinh tế hàng hóa.
Việc không có thời gian trui
rèn nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ và tự thân người lao động, người tiêu
dùng, các nhà quản lý, các thành phần, tầng lớp xã hội khác nhau.
Mai này, khi con người không
còn sức lao động buộc phải rời bỏ sản xuất với một khoảng trống nội tâm, khoảng
cách giữa hai thế hệ. Hẳn là xã hội hỗn loạn, cuộc sống người già sẽ khốn cùng,
quẫn bách. Vì lẽ thế hệ trẻ đã sống hưởng thụ hết phần lớn vật chất, tài sản mà
thế hệ đi trước vất vả tạo ra. Lối sống thực dụng với tâm hồn chai sạn, trống
rỗng thương yêu khiến thế hệ trẻ ruồng bỏ thế hệ đi trước già lẩn đến hồi vô
dụng,…
Lẽ ra, nhân loại cùng chung
tay xây dựng xã hội loài người với định hướng sáng suốt, rõ ràng hơn.
Hơn 15 năm để nhân loại nhận
biết số lượng vật chất hàng hóa không ngừng tăng lên với số lượng vô cùng lớn
nhưng có một sự thật là giá trị vật chất dường như không tăng nhiều.
Có chăng chỉ là sự bóp méo,
làm biến dạng vật chất nhằm tạo ra giá trị thặng dư ảo, không thật?
Tại sao tri thức nhân loại
lại tạo ra sai lầm với một lỗ hổng quản lý vật chất lớn đến vậy?
Từ sai lầm đó nhân loại đã
xây dựng xã hội con người về kinh tế - chính trị - khoa học - dịch vụ - giáo
dục,… trên một tảng băng trôi dưới sức nóng thiêu đốt của lòng tham con người.
Cuối cùng thì tôi cũng nhận
ra nguyên gốc đã tạo ra sai lầm. Do bởi con người cứ mãi trói tâm vào trong cái
vỏ bọc an toàn ảo tưởng của chủ nghĩa thực dụng có nơi tính phân biệt hẹp hòi,
ích kỷ, không sáng rõ dẫn đến việc tạo ra góc nhìn phiến diện, chủ quan, sai
lạc. Khi con người được chuyên biệt cho từng vị trí kinh tế - chính trị - khoa
học - dịch vụ - giáo dục,… thì việc làm của họ cũng trói vào quyền lợi, lợi
ích, lòng tự hào,… cho vị trí, tổ chức mà họ tham gia và trên cả là phục vụ cho
lối sống thụ hưởng cá nhân. Tóm lại, con người đã trói sự hiểu biết vào cái
tôi, cái của tôi nên góc nhìn và việc làm dần đánh mất sự khách quan, tổng thể,
đúng mực.
Xét lại sự tồn tại và phát
triển của nhân loại từ ngàn xưa đến nay. Con người đã sống và tồn tại là dựa
vào cái gì?
Dựa vào lòng tham, vào việc
cướp bóc, xâm lược, gây thù hận, tạo chiến tranh, đau khổ trong lòng nhân loại
chăng?...
Không đúng. Con người đã tồn
tại và dân số ngày càng tăng là vì con người có đủ thức ăn để sống. Chính thức
ăn là nguồn sống của nhân loại. Lẽ ra nhân loại phải thông suốt, thừa nhận và
đặt vấn đề xây dựng phát triển nhân loại trên nền tảng thức ăn của con người.
Nói một cách khác, lẽ ra giá
trị thặng dư của xã hội phải gắn kết chặt chẽ và dựa trên giá trị vật chất mà
ngành nông nghiệp tạo ra.
Tất cả các ngành nghề khác
như kinh tế - chính trị - khoa học - dịch vụ - giáo dục - công nghiệp,… chỉ là
những ngành phụ trợ phục vụ cho cuộc sống con người. Ngành công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng nông sản - thực phẩm,… cũng chỉ là ngành làm biến dạng vật chất
hàng hóa thức ăn chứ không là ngành trực tiếp sản xuất ra thức ăn.
Khi thừa nhận giá trị hàng
hóa của nông nghiệp là tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển an sinh xã hội, là giá
trị thặng dư chuẩn mực thì nhân loại sẽ định mức được giá thành sản phẩm nông
nghiệp.
Đặt giả định độ chênh lệch
giá thành sản phẩm từ khâu sản xuất đến bộ phận tiêu dùng là 20 - 25%. Đây là
khoản chênh lệch đảm bảo cuộc sống cho người lao động ở các thành phần sản
xuất, quản lý, vận chuyển, dịch vụ,… là khoản chênh lệch cần có.
Thế nên giả sử tổng giá trị
chi phí vật chất tạo ra sản phẩm nông nghiệp là 100.000 (Một trăm ngàn đơn vị
tiền) thì giá bán của sản phẩm hàng hóa nông nghiệp đến người tiêu dùng là
120.000 - 125.000 (Đơn vị tiền).
Tương tự như vậy, dựa trên
tiêu chí tổng chí phí tạo ra sản phẩm công nghiệp mà nhân loại cộng vào khoản
chênh lệch đảm bảo cuộc sống người lao động cũng như ở các thành phần, tầng lớp
xã hội khác nhau.
Giả sử tổng giá trị chi phí
vật chất tạo ra sản phẩm công nghiệp là 100.000 (Một trăm nghìn đơn vị tiền)
thì giá bán của sản phẩm hàng hóa công nghiệp đến người tiêu dùng là 120.000 -
125.000 (đơn vị tiền).
Giá trị thặng dư của nhân
loại hàng năm chính thật là khoản chênh lệch về tổng chi phí giá sản xuất và
giá bán sản phẩm nông nghiệp - công nghiệp.
Trong giả định này thì giá
trị thặng dư sẽ vào khoảng 40.000 - 50.000 (đơn vị tiền). Lúc bấy giờ nhà quản
lý sẽ phân phối phần giá trị thặng dư trên cho các thành phần, tầng lớp xã hội
thông qua một thông số hợp lý, hài hòa đảm bảo cho con người trong các thành
phần xã hội có cuộc sống ổn định, phát triển.
Còn số tiền gốc biểu trưng
cho tổng giá trị chi phí vật chất của cả công nghiệp và nông nghiệp sẽ lại tái
đầu tư cho việc sản xuất ra sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu xã hội.
Kết hợp với một phần giá trị
thặng dư được phân phối hài hòa, phù hợp cho người lao động thì số lượng hàng
hóa sẽ có sự tăng trưởng hàng năm hợp lý tùy thuộc vào nhu cầu xã hội mà nhất
là yếu tố dân số thế giới tăng trưởng hàng năm.
Ở thời điểm hiện tại dân số
thế giới tăng vào khoảng trên dưới 1% (Tương đương với khoảng 70.000.000
người/năm). Thế nên, lượng vật chất cũng như giá trị thặng dư nhân loại hàng
năm tăng thêm vào khoảng trên dưới 1%. Nếu nhân loại quản lý giá trị thặng dư
cũng như sản phẩm vật chất theo phương cách này thì hẳn là xã hội con người sẽ
phát triển hài hòa, cân đối và ổn định.
Lượng vật chất, hàng hóa của
ngành nông nghiệp - công nghiệp là nền tảng của giá trị thặng dư nhân loại.
Những sản phẩm mới của khoa học đều có nguồn gốc từ nông nghiệp - công nghiệp.
Vì thế những sản phẩm vật chất đó cũng không thể tạo ra những đột biến về giá
trị thặng dư gây ra biến động xã hội do quá trình nhào nặn của ngành dịch vụ -
kinh tế - quản lý.
Khi nhân loại sống trong tư
duy, nhận thức chuẩn mực, có hiểu biết, có sự đồng cảm, sẻ chia, yêu thương
đồng loại chân thành thì khoảng cách giàu nghèo sẽ được thu hẹp. Chiến tranh,
áp bức, bóc lột giữa người với người sẽ bị đẩy lùi, con người sẽ không phải
ngụp lặn trong nỗi lo cơm áo gạo tiền, không còn sống trong hận thù, ganh
ghét,...
Khi nhân loại sống theo định
hướng phát triển chuẩn mực thì sẽ không tạo ra sự hoang phí vật chất. Việc làm
đúng mực này sẽ không vắt kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, nước
ngọt có trong lòng trái đất,...
Hiện tại, nhân loại đang xây
dựng, phát triển xã hội loài người theo định hướng nào?
Không có một sự gắn kết đúng
mực giữa các quốc gia trên thế giới, tính phân biệt, tự hào dân tộc,… đã tạo ra
khoảng cách giữa người với người. Dường như nhân loại đang tồn tại dựa trên cơ
sở con người dùng sự hiểu biết nhằm tận dụng, bóc lột sức lao động của những
người kém hiểu biết hơn, những người lao động nghèo.
Giá trị thặng dư của nhân
loại lại chịu sự chi phối, điều tiết dựa trên nền tảng phí dịch vụ, phí quản
lý,… mà không dựa vào giá trị vật chất thực của sản phẩm hàng hóa nông nghiệp -
công nghiệp. Việc phân phối giá trị thặng dư là không thật đúng mực, không hài
hòa, cân đối với nhu cầu của người tiêu dùng, người lao động.
Giả sử tổng chi phí tạo ra
sản phẩm vật chất nông nghiệp là 100.000 (đơn vị tiền). Giá bán của sản phẩm
nông nghiệp ít khi được người lao động làm chủ. Đôi khi giá bán sản phẩm chỉ
bằng hoặc thấp hơn cả chi phí sản xuất. Nguyên do là xã hội đã không đưa ra
được một thông số về khoản chênh lệch hợp lý cần thiết giữa tổng chi phí sản
xuất và giá bán.
Đặt trường hợp sản phẩm nông
nghiệp được thu mua với giá 120.000 (đơn vị tiền) tương đương với độ chênh lệch
giá vào khoảng 20%.
Khi đơn vị thu mua bán lại
cho các nhà phân phối thì giá thành sản phẩm sẽ tăng thêm 20 - 30%, giá thành
sản phẩm lúc bấy giờ là 144.000 - 156.000 (đơn vị tiền). Cho đến khi sản phẩm
hàng hóa đến tay người tiêu dùng thì sẽ được tăng thêm 20 - 30% và giá bán của
sản phẩm trên thị trường là 187.200 - 202.800 (đơn vị tiền).
Thực tế đây chỉ là vòng chu
chuyển sản phẩm hàng hóa đơn giản và lũy tiến giá trị thặng dư là tương đối
thấp so với tình hình thực tế hiện nay. Dù vậy độ chênh lệch chi phí sản xuất
và giá bán sản phẩm hàng hóa đã lên đến 100%. Đây là giá trị thặng dư ảo, không
thật và không có sự phân chia đồng đều, không dựa vào sức lao động mà người lao
động đã bỏ ra.
Người tiêu dùng lại phải
gánh chịu 100% giá trị thặng dư ảo cộng với 100% giá trị thặng dư thật có trong
sản phẩm hàng hóa là điều không thật hợp lý.
Với định hướng phát triển xã
hội hiện tại thì hàng năm phí dịch vụ, quản lý,… không ngừng tăng sẽ tạo ra sức
ép vô cùng lớn đến người lao động, người tiêu dùng.
Không chỉ vậy. Do có sự gia
tăng không ngừng và vô cùng lớn ở giá trị thặng dư ảo, không thật sẽ dẫn đến sự
lạm phát kinh tế, gây ra những biến động, phân hóa xã hội sâu sắc. Bởi do giá
trị hàng hóa vật chất nông nghiệp - công nghiệp về cơ bản chỉ tăng trên dưới 1%
trong khi giá trị thặng dư hàng hóa ảo lại tăng đến 100%. Thế nên sẽ có một số
lượng giá trị thặng dư quy đổi tương đương (đơn vị tiền) được in ấn nhằm đảm
bảo chu trình vật chất hàng hóa luân chuyển. Việc làm này kéo dài gây ra hiện
tượng mất giá đồng tiền và trải qua một khoảng thời gian lâu xa thì nền kinh tế
- xã hội - chính trị sẽ rơi vào tình trạng suy thoái, lạm phát, hỗn loạn,...
Việc phân chia khoản chênh
lệch giá trị thặng dư không đúng mực sẽ dẫn đến sự phân tầng giàu nghèo rõ rệt
giữa các thành phần, tầng lớp trong xã hội. Sự chênh lệch càng lớn làm cho xã
hội con người thêm rối ren, bạo loạn, trộm cướp, tệ nạn xã hội,… sẽ hình thành
và phát triển gây ra sự bất ổn, việc bấn loạn nội tâm trong lòng nhân loại.
Hẳn là sẽ có nhận định cho
rằng dù cho giá bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng không đúng với giá trị
thật của sản phẩm thì vẫn đảm bảo sự ổn định, tính công bằng trong xã hội. Vì
lẽ người tiêu dùng là toàn nhân loại thế nên khoản chênh lệch giá trị thặng dư
của phí dịch vụ, quản lý ở mức cao là điều chấp nhận được.
Nhận định trên có sự chuẩn
mực, khách quan không?
Xét vấn đề giá trị thặng dư
ảo, không thật nơi giá trị sản phẩm hàng hóa ở bản chất của nhân loại. Xã hội
hiện tại có sự phân chia giàu nghèo vào khoảng 70 - 80% người lao động nghèo và
20 - 30% là thành phần người giàu có. Trong khi khoản vay 50.000.000 (Năm mươi
triệu đồng) trở thành gánh nặng kinh tế cho cuộc sống gia đình của người lao
động nghèo và khoản nợ đó kéo dài qua nhiều năm, nhiều thế hệ. Điều này đồng
nghĩa với việc toàn bộ công sức của người lao động sau khi quy đổi thành giá
trị thặng dư vào khoảng 3.000.000 (Ba triệu đồng/tháng) sẽ gánh lấy toàn bộ chi
phí dịch vụ, quản lý,… không ngừng tăng thêm của xã hội một khi họ tham gia vào
đời sống, làm người tiêu dùng.
Ngược lại, một người giàu có
2 tỷ đồng gửi vào ngân hàng với mức lãi suất 1% thì hàng tháng họ có 20 triệu
đồng để chi tiêu. Thế nên khi khoản chênh lệch giá trị thặng dư có ở phí dịch
vụ, quản lý thì người giàu càng nhận được nhiều lợi ích. Vì lẽ với nguồn tài
chính dồi dào 20 - 30% thành phần người giàu sẽ đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế
- chính trị - khoa học - xã hội - tài chính - chứng khoán - địa ốc,… nhằm gom
góp phần giá trị thặng dư của nhân loại.
Định hướng xây dựng xã hội
của nhân loại ở thời điểm hiện tại là có sự ưu đãi cho người giàu và đẩy cuộc
sống người lao động, người tiêu dùng nghèo rơi xuống mức sống đói nghèo, khốn
cùng.
Tại sao tri thức nhân loại
lại có thể tồn tại dựa trên sự bất hợp lý về việc phân phối giá trị thặng dư và
sự chênh lệch sâu rộng về mức sống giữa người với người?
Có lẽ rất cần một sự thay
đổi định hướng xây dựng xã hội kịp thời, đúng mực nếu nhân loại không muốn
chứng kiến sự đổ vỡ các hình thái xã hội hiện nay. Hiển nhiên khi trong lòng nhân
loại có những sự đổ vỡ, biến động thì máu, nước mắt, hận thù, đau khổ,… sẽ não
hại con người.
…
Cá sấu hoa cà, trăn gấm, kỳ
đà,… đã có lúc nằm trong sách đỏ với mức báo động đỏ về khả năng tuyệt diệt,
cấm săn bắt với mọi hình thức. Dù vậy đã có một số người “vượt rào”, lén nuôi.
Sau khi nhân giống thành công và hợp thức hóa việc nuôi với quy mô công nghiệp,
đại trà thì những chủng loài gần như tuyệt diệt đã phát triển đông đúc về số
lượng.
Bên cạnh đó, tê giác, voi
rừng, hổ, báo,… được đưa vào diện bảo vệ nghiêm ngặt thì ngày càng giảm sút về
số lượng. Dường như con tê giác cuối cùng của rừng tự nhiên Việt Nam đã chết.
Mở rộng vấn đề, dường như
những chủng loài mà con người được phép tiếp cận, nuôi giữ, ăn thịt thì ngày
càng gia tăng về số lượng. Còn những chủng loài mà có sự can thiệp, bảo vệ
nghiêm ngặt, tách biệt với con người thì ngày càng trở nên hiếm và đối mặt với
nguy cơ diệt vong chủng loài.
Dù vậy do góc nhìn hạn hẹp,
chủ quan các nhà quản lý động vật hoang dã thế giới đã có những sự điều tiết không
hợp lý, gây khó khăn cho công tác nuôi giữ, cho sinh sản những loài sinh vật
hoang dã quý hiếm. Những quy định ràng buộc không đúng mực đã tạo ra một bộ
phận nhà quản lý không có sự hiểu biết sáng rõ, tham lam, tha hóa nhân cách có
điều kiện nhũng nhiễu, gây rối loạn lòng người.
Nhiều năm trước, số lượng cá
thể hổ sống nơi rừng tự nhiên ở khu vực Đông Nam Á chỉ còn với số lượng rất ít.
Những tổ chức nghiên cứu nuôi dưỡng, chăm sóc của các cơ quan nghiên cứu chuyên
ngành lại không thể sinh sản thành công ở mức ổn định giống loài hoang dã, quý
hiếm này. Trong khi đó, chỉ sau một vài năm tiếp cận, nuôi dưỡng thì đã có
những nhà doanh nghiệp tư nhân cho sinh sản thành công hổ.
Tuy nhiên, các nhà quản lý
đã có sự can thiệp đến việc nuôi giữ, chăm sóc loài động vật hoang dã quý hiếm
mà tư nhân nuôi giữ cho sinh sản thành công.
Sự can thiệp của các nhà
quản lý có đúng mực nhằm đảm bảo cho loài thú quý hiếm sinh tồn và phát triển
hay không?
Nếu việc làm của những người
có tấm lòng yêu thương những loài thú hoang dã quý hiếm chịu sự tác động, chi
phối không đúng mực nơi những nhà quản lý thì việc tuyệt diệt những loài sinh
vật quý hiếm phải chăng sẽ do các nhà quản lý chịu hoàn toàn trách nhiệm?
Liệu những nhà quản lý can
thiệp không đúng mực sẽ chịu trách nhiệm ra sao khi mà họ không có đủ trình độ
kỹ thuật nuôi giữ, cho sinh sản và trên cả là họ thiếu đi một tình yêu thương
những loài vật nuôi?
Họ bỏ mặc những chủng loài
sinh vật hoang dã cố sống sót trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt, diện tích
rừng ngày càng bị thu hẹp do nơi con người khai thác không đúng mực, tàn phá tự
nhiên.
Mặc tình cho những loài sinh
vật hoang dã sống chết trong điều kiện bất lợi, lẽ nào cách hành xử như vậy là
có trách nhiệm?
…
Trong khi các nhà nghiên
cứu, các nhà khoa học,… chưa tìm ra được phương pháp sinh sản các giống loài
mới như nhím, kỳ đà, rắn, dế, rết, rắn mối, nhông cát,… hoặc là chưa thể đưa
quy trình sản xuất các giống loài trên ở quy mô lớn thì những người lao động
cần mẫn đã làm tốt quy trình sản xuất, nuôi sinh sản các loài vật nuôi có nguồn
gốc hoang dã.
Lúc bấy giờ, các nhà quản lý
lại “để mắt”, tác động đến việc làm của người lao động là nhằm vào mục đích gì?
Quản lý các đối tượng nuôi
hay lợi dụng “kẽ hở” luật pháp để nhũng nhiễu, kiếm lợi phi pháp thông qua
khoản phí dịch vụ, quản lý,… không có giá trị thực tiễn. Việc làm sai trái, kém
hiểu biết ở một bộ phận nhỏ thành phần quản lý sẽ gây mất niềm tin của người
dân đối với khả năng quản lý của thành phần lãnh đạo đất nước.
Lẽ ra, việc các nhà quản lý
cần làm là hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn những người lao động chân chính về kỹ
thuật nuôi, kỹ năng quản lý, việc thiết kế chuồng trại, tạo đầu ra cho sản
phẩm, cân đối, điều tiết, quy hoạch số lượng, mật độ cho từng đối tượng nuôi,…
Đó mới thật sự là việc mà người quản lý cần làm, là những việc làm có sự đúng
mực, phù hợp với lòng người lao động, giúp đất nước ngày càng giàu mạnh.
Việc can thiệp không đúng
mực đối với vấn đề nuôi trồng sản xuất những chủng loài mới có nguồn gốc hoang
dã sẽ chặn đứng tính sáng tạo, ý tưởng phát minh ở người lao động. Đối tượng
nuôi trồng, sản xuất lương thực, thực phẩm ở con người sẽ bị hạn chế, nghèo
nàn.
Có lý nào các nhà quản lý
vội quên những loài vật nuôi, cây trồng hiện nay đều có nguồn gốc từ thiên
nhiên hoang dã và chúng đã được con người thuần hóa từ ngàn xưa?
Nếu người xưa không thuần
hóa các loài cây trồng, vật nuôi thì phải chăng con người ngày nay phải sống
cuộc đời săn bắt và hái lượm?
Việc nhà quản lý ngăn cấm,
cản trở việc sản xuất các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng không đúng mực, việc tác
động không tạo ra việc làm ổn định, bền vững cho người lao động là việc làm
không thật hợp lý. Bởi lẽ đời sống của người lao động các nhà quản lý không thể
bảo bọc, đảm bảo thì sao có thể ngăn cấm người lao động tham gia sản xuất.
Khi không tạo ra giá trị
thặng dư người lao động lấy gì đảm bảo đời sống cá nhân, gia đình, việc học của
con cháu,…?
Nếu cuộc sống người lao động
rơi vào nghèo đói mà không có lối thoát, không việc làm thì phải chăng người
lao động sẽ tham gia vào tệ nạn xã hội bia rượu, thuốc lá, mại dâm, trộm cướp,
lừa đảo,…?
Lẽ ra, đứng ở cương vị quản
lý, các nhà quản lý,… sẽ có tầm nhìn rộng mở, sáng suốt,… nhận biết số lượng
vật chất hàng hóa từng loại sản phẩm mà xã hội cần đến mà có sự điều tiết sản
xuất hợp lý, tránh tình trạng người lao động sản xuất dư thừa mặt hàng này dẫn
đến “rớt giá” sản phẩm do cung vượt cầu.
Bên cạnh đó, lại thiếu hụt
sản phẩm kia dẫn đến biến động giá tăng, gây khó khăn cho công tác quản lý và
ảnh hưởng đến đời sống người dân, rối loạn xã hội. Nhà quản lý cần làm tốt công
tác điều tiết sản phẩm hàng hóa hơn là tham gia tác động vào sản xuất một cách
không hợp lý nhằm mục đích thu gom giá trị thặng dư bằng việc tạo sức ép quản
lý lên người lao động sản xuất.
Việc điều tiết sản xuất
chuẩn mực cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa các quốc gia trên thế giới dựa trên
cơ sở bình đẳng, sẻ chia giá trị thặng dư thật của nhân loại. Việc điều tiết
của các nhà quản lý tránh vấp phải sai lầm tạo phong trào sản xuất ồ ạt, không
định hướng do sự tác động không đúng của giới báo chí.
Những năm gần đây, báo chí
đã góp phần tạo ra những biến động cho việc sản xuất ở người lao động. Nguyên
nhân là do một số người làm báo đã không khách quan, không đứng ở góc nhìn tổng
thể để trình bày vấn đề, việc trình bày nội dung bài viết không thực tế, không
đúng với tình hình sản xuất chung. Đã có rất nhiều loại cây, con giống được
“thổi phồng” giá trị thật khiến người lao động đổ xô sản xuất theo phong trào.
Kết quả là phần nhiều những
người tham gia phong trào bị thất bại, chỉ có một số rất ít người lao động
“sống được” nhờ vào đối tượng mà họ sản xuất thành công.
Tại sao?
Tại vì không nắm rõ quy
trình sản xuất, hoặc do cung vượt cầu dẫn đến trắng tay, hoặc do không yêu
nghề, hoặc do khi tham gia vào phong trào người lao động phải mua giá trị ảo,
giá thành không đúng với giá trị thật của sản phẩm hàng hóa,…
Tôi gượng nói
cho ý từ lệch lạc
Buông đằng
đông
Buông đằng tây
Cho mây lặng,
nước ngừng trôi…
Tôi đã trình bày khá nhiều
vấn đề khác nhau. Việc trình bày không nhằm vào việc chứng tỏ sự hiểu biết cá
nhân, cũng không vì việc chỉ trích những sai lầm ở nhân loại, chỉ là nêu ra
những vấn đề sai lệch những mong tri thức nhân loại nhìn nhận lại việc định
hướng xây dựng, phát triển xã hội con người.
Việc trình bày cũng không
hoàn toàn nhằm vào quốc gia, tổ chức, thành phần, tầng lớp nào của xã hội mà
chỉ nhằm vào những vấn đề chung tồn tại trong lòng nhân loại. Việc làm của tôi
chỉ nhằm mục đích góp phần làm cho xã hội phát triển hài hòa, ổn định, lòng
người yên bình và có đời sống tốt hơn.
Phần lớn nội dung vấn đề tôi
trình bày là mặt trái của cuộc sống và nhất là tôi đã trình bày lại bản chất
của sự sống, con người.
Việc tôi trình bày giống như
là việc mô tả phần chìm và bản chất của tảng băng.
Phần nổi của tảng băng đã có
rất nhiều người mô tả. Nhưng phần lớn những người mô tả đã trói việc nhận biết
tảng băng ở góc nhìn ngay dưới chân và không dựa trên nhận thức, tư duy, hiểu
biết tổng thể, khách quan,...
Nguyên nhân dẫn đến góc nhìn
hạn hẹp, thiếu khách quan trên là do con người đã trói sự hiểu biết vào việc
học hỏi, nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề ở sự chuyên biệt cho từng bộ phận, từng
ngành nghề riêng lẻ. Từ góc đánh giá thiên lệch, không dựa trên tổng thể dẫn
đến việc xây dựng phát triển xã hội dựa trên hàng loạt những sai lầm.
Ngay nơi sự hiểu biết sai
lạc nhân loại thì tri thức nhân loại chỉ cần chút ít thời gian dừng lặng sẽ dễ
dàng nhận ra phần nổi tảng băng thường sớm tan chảy trước sức nóng thiêu đốt
của mặt trời cùng với lòng tham dục con người.
Sự luân hồi của chúng sinh ở
3 cõi 6 đường về bản chất cũng như là sự tan rã và kết tụ nơi tảng băng.
Nếu con người không dùng sự
hiểu biết đúng mực thì gốc ngọn sẽ luân chuyển tuần hoàn. Phần nổi của tảng
băng sẽ tan chảy hòa vào dòng nước, cho đến khi đủ các yếu tố nhân duyên lại
tạo thành phần chìm của tảng băng và ngược lại, quá trình luân chuyển của luân
hồi cứ thế tương tục.
Chỉ khi con người có hiểu
biết sáng rõ thì con người dừng lặng lại rời khỏi cuộc chơi luân hồi với vô số
khổ đau, nghiệt ngã, khốn cùng.
Hơn 2500 trước Thái tử Tất
đạt đa trở thành người giác ngộ giải thoát hoàn toàn mà không phải thông qua cơ
sở trung cấp, cao đẳng, đại học Phật học. Người thành Phật mà không có lấy một
tấm bằng đại học, cao học hay tiến sĩ Phật học. Bởi do không trói vào bất cứ
một chủ thuyết, một kiến chấp sai lầm nào nên Người thành Phật.
Nếu tâm ý Người còn trói vào
trong bất kỳ nhận thức, tư duy, sự hiểu biết cố định thì nhân loại sẽ không có
một bậc giác ngộ, giải thoát hoàn toàn ra đời.
Bài liên quan
- Đôi Mắt (P.2)
- Đôi Mắt (P.1)
- Bọt Biển (P.2)
- Bọt Biển (P.1)
- CHẲNG LÌA PHÁP THẾ GIAN
- Chạm đến cõi vô hình
- Lưới vô minh
- Dùng nhị nguyên luận cổ, giải kim (P.2)
- Dùng nhị nguyên luận cổ, giải kim (P.1)
- Thấy Gì Qua Cọng Tóc Thiêng Được Thỉnh Về Ngự Ở Chùa Ba Vàng? (Phần 3)
- Thấy Gì Qua Cọng Tóc Thiêng Được Thỉnh Về Ngự Ở Chùa Ba Vàng? (Phần 2)
- Thấy Gì Qua Cọng Tóc Thiêng Được Thỉnh Về Ngự Ở Chùa Ba Vàng? (Phần 1)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét