Trái Tim
Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018
III. Trái Tim.
Thuở xa xưa, khi trái đất còn hoang vắng con người lúc bấy giờ tập hợp
thành nhóm nhỏ sống quanh những vùng đất có nhiều cây trái, nơi có những loài
thú nhỏ và sông hồ. Do số lượng con người thời ít mà trái cây và muôn thú nhiều
nên trong cuộc sống loài người ít khi phải va chạm, tranh giành dẫn đến giết
hại đồng loại. Đến khi dân số loài người tăng lên, việc tranh giành lãnh thổ
dẫn đến máu và mạng sống con người trở nên mong manh, nhỏ bé. Một nhóm người
rời bỏ nơi cư trú, tìm đến vùng đất mới. Nhóm người này đến một khu vực có một
hồ nước lớn có nhiều cá tôm và đất đai màu mỡ. Họ tiến hành canh tác, trồng
trọt trên vùng đất mới. Do họ là một cộng đồng có cùng huyết thống nên họ sống
hòa thuận và không lập ra ranh giới, cùng sống, lao động, xây dựng cộng đồng
người. Một thời gian sau, lại có thêm một cộng đồng người khác tìm đến. Ban
đầu, hai cộng đồng người này cũng sống hài hòa, nương tựa, giúp đỡ lẫn nhau
nhưng cũng có những ranh giới, giới hạn được phân định mơ hồ. Hai cộng đồng
người ngày càng đông đúc và vấn đề tư hữu đã dẫn đến phát sinh tranh chấp về
lãnh thổ, quyền lợi,… Cái hồ nước ngọt chứa đầy tôm cá trở thành là nguyên nhân
dẫn đến xung đột giữa hai cộng đồng người. Sau nhiều cuộc thương lượng không
thành, hai cộng đồng người mới nhờ đến sự phân xử của những cộng đồng người
khác từ một nơi xa xôi đến phân xử.
Việc làm này có thật sự ổn và đúng đắn không?
Hiển nhiên là khi đứng ra phân xử thì những cộng đồng người mới đến sẽ
được gì?
Chủ nghĩa thực dụng, lối sống hưởng thụ, coi thường luân lý sống,… đã
tạo ra lòng tham ở một số ít người và cuốn nhân loại vào những cuộc giết chóc
đẫm máu, gieo rắc hận thù, đau khổ vào lòng nhân loại. Nếu con người vẫn biết
sống yêu thương đúng mực thì hẳn là sẽ không có việc tranh giành, lấn đất, giết
người, hại mạng đồng loại.
Vai trò của cộng đồng người đứng ra phân xử thật sự có góp phần phân
định ranh giới rõ ràng, chuẩn mực không?
Khi việc tranh chấp lãnh thổ leo thang trở thành chiến tranh thì liệu
cộng đồng tham gia hòa giải có sự can thiệp hợp lý nhằm an định chiến tranh,
bạo loạn hay họ sẽ rời đi vì đó là “Chuyện của thiên hạ”.
Nếu họ không được gì khi góp phần hòa giải tranh chấp giữa hai cộng
đồng người thì họ sẽ không nhất thiết phải thể hiện lập trường, bày tỏ quan
điểm về việc tranh chấp?
Có thể không họ sẽ tạo điều kiện nhằm bán được nhiều vũ khí và gia tăng
sức ảnh hưởng về vai trò, quyền lợi, địa vị,… trên trường quốc tế?
Có phải những cuộc chiến
tranh, xâm lấn, cướp bóc,… xảy ra trong nhân loại đều xuất phát từ sự hiểu biết
không đúng mực, tham lam, sân hận, si mê, hoài nghi, kiêu mạn và việc tự lừa
mình, dối người?
Quả thật là tôi không đành
lòng khi nhìn thấy một số người vì quyền lợi, địa vị, vai trò,… cá nhân mà khơi
gợi sự tự hào ảo tưởng trong lòng người dân, những lời hứa hẹn về quyền lợi,
vật chất mà mãi mãi những người dân nghèo không thể có được,… rồi đẩy người dân
vào những cuộc giết chóc, hận thù, máu và nước mắt. Tôi sẵn sàng từ bỏ mạng
sống của tự thân chứ sẽ không bao giờ từ bỏ việc ngăn chặn những việc làm xấu
xa, gian trá,… của một số ít người với tham vọng bá chủ mà đẩy nhân loại vào
những cuộc chiến sống còn phi nghĩa.
Tôi thấy gì nơi những kho vũ
khí giết người, bom hạt nhân, tên lửa, chiến hạm,…?
Đó là tiền của, máu, xác
thịt người, thành tựu khoa học, giá trị thặng dư của toàn nhân loại. Lẽ ra giá
trị thặng dư của nhân loại tạo ra nhằm xây dựng một thế giới hòa bình, văn
minh, tiến bộ. Nhưng giá trị thặng dư đó lại bị một số ít người chất chứa tham
vọng bá chủ toàn cầu sử dụng sai mục đích nhằm giết người, xâm lược, tạo chiến
tranh, gây thù hận.
Tham vọng độc chiếm biển
đông của Trung Quốc. Mục đích tranh giành lãnh hải trên biển Đông nhằm vào trữ
lượng dầu mỏ, khoáng sản dồi dào,… có trong lòng biển và thềm lục địa phải
chăng chỉ là một phần của kế sách bá quyền của thành phần lãnh đạo Trung Quốc?
Nguyên nhân sâu kín ẩn trong
việc thể hiện ý đồ độc chiếm biển Đông là do lòng người dân lao động, người
nghèo của đất nước Trung Quốc đang rối loạn, việc phân tầng giàu nghèo ngày
càng lớn, việc tham nhũng, hối lộ,… của không ít nhân vật có danh tiếng, địa
vị, tầm ảnh hưởng lớn trên chính trường đã khiến người dân không còn tin vào
khả năng quản lý của tầng lớp lãnh đạo, câu hỏi “Giai cấp thống trị đang sống
cho người dân hay vì quyền lợi, vai trò, vị trí gia đình, dòng tộc và các thành
phần ăn trên, ngồi trước?” được người dân đặt ra. Những lực lượng đối lập đã
xây dựng những tổ chức chống đối nhà cầm quyền, đòi quyền tự trị, ly khai,…
Giới lãnh đạo vì chưa tìm ra
được giải pháp thỏa đáng, hữu hiệu giải quyết vấn đề nội tại trong nước đã đưa
ra kế hoạch “độc chiếm biển Đông” nhằm chuyển hướng chú tâm của người dân vào
việc tranh giành lãnh hải với các nước quanh khu vực biển Đông.
Việc tạo ra xung đột, tranh
chấp,… nhằm mục đích làm cho người dân nghèo quên đi nỗi lo nơi cuộc sống đói
nghèo, vất vả, khắc khổ. Khi việc tranh chấp vượt mức tạo ra chiến loạn thì
chính người dân với niềm tự hào dân tộc sẽ ra chiến trường và chết, giới lãnh
đạo chẳng mất gì.
Nếu may mắn thì giới lãnh
đạo giành giật, mở rộng được lãnh thổ, hải phận và dân số của Trung Quốc có thể
sẽ được giảm thiểu, góp phần hóa giải áp lực dân số đang đè nặng lên công tác
quản lý ở thành phần lãnh đạo.
Phải chăng giới lãnh đạo
Trung Quốc đang dùng “Chuyển dịch di tâm đại pháp” nhằm che mắt người dân và
khi cần thiết sẽ đánh một nước cờ “Cờ bí thí tốt”?
Xuyên suốt lịch sử Trung
Hoa, số phận của người dân thường luôn là con cờ trên tay giới lãnh đạo bất
nhân, bất nghĩa chăng?
Có lẽ nào nhân loại sẽ lại
viết trang sử đẫm máu người Trung Hoa và người dân các nước trong khu vực biển
Đông?
Còn gì nữa?
Hãy xét lại tình hình tranh
chấp biển Đông của giới lãnh đạo Trung Quốc hiện nay với bối cảnh xã hội thời
Tần Thủy Hoàng gồm thâu 6 nước.
Vào cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc, Hàn - Ngụy - Sở - Tần - Tề - Triệu
- Yên là 7 nước lớn. Về sau, Tần Thủy Hoàng lộ rõ dã tâm thôn tính các nước chư
hầu. Vì thế chính sách của các nước là tạo ra những liên kết nhằm chống lại mối
đe dọa từ nước Tần. Đây là chính sách Hợp tung do Tô Tần, một chính trị gia,
người đã đề xuất giải pháp chống lại sự bành trướng bạo ngược của Tần Thủy
Hoàng. Ban đầu, chính sách Hợp tung tỏ ra rất hiệu quả. Nhưng về sau, Trương
Nghi, một mưu sĩ nước Tần đã đề xuất chính sách Liên hoành nhằm phá vỡ liên
minh của 6 nước lớn đương thời. Chính sách Hợp tung được vua Tần vận dụng thành
công, sau cùng đã phá vỡ những gắn kết ô hợp, mong manh dựa trên cơ sở quyền
lợi của mỗi nước. Dựa vào “Lợi mê lòng người” các chính trị gia của nước Tần đã
phá vỡ tổ hợp liên minh 6 nước bằng vào chính sách chiêu dụ các nước nhỏ quay
sang liên kết với Tần nhằm có được sự bảo hộ, quyền lợi, uy thế “Cáo mượn oai
hùm”,… Nhà Tần đã linh động, uyển chuyển dùng chính sách Liên hoành mà từng
bước thôn tính, đánh bại các nước còn lại.
Sang thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên (TCN), vua Tần dùng chiến thuật
“Viễn giao cận công” - giao hảo với nước xa, tấn công nước gần, lấn đất các
nước tiếp giáp như Hàn, Ngụy, Triệu, Sở nhưng ôn hòa với Tề. Các nước chư hầu
có đôi lúc liên minh theo thuyết "Hợp tung" để chống Tần nhưng ràng
buộc lỏng lẻo, Thêm nữa, nhiều vị vua chư hầu không thấy được lợi ích thiết
thực của liên minh chống Tần mà bị nhà Tần lung lạc. Bởi “mờ mắt” trước lợi ích
nhỏ cho nên mắc mưu vua Tần, dần dần trở thành nạn nhân trong quá trình xâm lấn
của nước Tần. Nước Tề là nước thụ động nhất và ít tham gia vào liên minh chống
Tần.
Kết quả là sau khi diệt nhà Chu năm 249 TCN, Tần tiếp tục thôn tính các
nước khác. Đất đai, lãnh thổ các nước liền kề bị chiếm. Cuối cùng, Tần dùng sức
mạnh quân sự lần lượt diệt hết 6 nước phía đông.
Năm 230 TCN, Tần chiếm Hàn.
Năm 225 TCN, Tần chiếm Ngụy.
Năm 223 TCN, Tần chiếm Sở.
Năm 222 TCN, Tần chiếm Yên và Triệu.
Năm 221 TCN, Tần chiếm Tề.
Khi đánh giá vấn đề tranh
chấp biển Đông trên góc nhìn toàn cảnh, tổng thể, khách quan,… nhân loại sẽ
nhận ra không có nhiều khác biệt lớn so với việc thôn tính các nước chư hầu của
Tần Thủy Hoàng ở thời Chiến Quốc.
Có chăng là sự khác biệt về
quy mô, mức độ, sự ngang ngược, ngạo mạn đến tráo trở của giới lãnh đạo Trung
Hoa?
Sự manh động và cuồng ngạo
của giới lãnh đạo Trung Hoa thể hiện rõ ở hành động xem thường công luận của
nhân loại, xung đột trực diện cả với Nga, Nhật, Hàn Quốc, Philipin, Inđônêxia,
Việt Nam,…
Để phá vỡ liên minh các
nước, giới lãnh đạo Trung Hoa “ném” cho Campuchia một số “mối lợi” nhằm chia rẽ
khối đoàn kết trong nội bộ các nước Asian.
Giới lãnh đạo Trung Hoa lại
gia tăng sức ép kinh tế, hợp tác,… nhằm chèn ép, ngăn chặn, hạn chế các nước
trong cộng đồng quốc tế, Liên Hiệp Quốc can thiệp vào vấn đề biển Đông. Việc
làm trên nhằm tạo điều kiện cho giới lãnh đạo Trung Hoa chủ động thao túng, xâm
chiếm, thôn tính đất đai, lãnh hải các nước trong khu vực biển Đông.
Tiếp đến, có không tham vọng
bá quyền trên phạm vi thế giới của giới lãnh đạo Trung Hoa?
Hiển nhiên là việc làm ngông
cuồng, sai trái của giới lãnh đạo Trung Hoa sẽ chạm đến rất nhiều sự phản đối
của các nước trong khu vực và thế giới.
Có không khả năng leo thang
chiến tranh khu vực biển Đông và trở thành Thế chiến thứ 3?
Phải chăng máu, nước mắt,
hận thù, đau khổ,… ở con người lại được gieo rắc do nơi lòng tham và sự ngạo
mạn, ngông cuồng và việc bế tắc trong việc quản lý đất nước, con người của giới
lãnh đạo Trung Hoa?
Có không ý đồ “Điều chỉnh
dân số Trung Hoa” trên diện rộng và “danh chánh, ngôn thuận”, một việc làm vô
đạo, trái đức, bất nhân, bất nghĩa?
Phải chăng giới lãnh đạo
Trung Hoa đang muốn “hợp thức hóa” việc leo thang chiến tranh, xung đột nhằm
thôn tính, mở rộng lãnh thổ, vùng biển bằng vào việc khuyến khích ngư dân Trung
Hoa xâm phạm vào hải phận của các nước tranh chấp?
Giới lãnh đạo Trung Quốc đã
“thâm độc” lôi kéo người dân vào vấn đề tranh chấp biển Đông, những con cờ thí
cho ván cờ đua tranh quyền lực. Đây là việc làm vụng về đến người mù cũng dễ
dàng nhận biết khi họ dừng lặng, lắng nghe, nhìn nhận lại việc làm “Xua ngư dân
Trung Hoa xâm phạm vào hải phận nước khác đánh bắt hải sản, tôm cá,…”.
Việc làm sai trái này được
giới lãnh đạo Trung Quốc cổ động, khuyến khích qua hành động cho hải quân yểm
trợ ngư dân đánh bắt hải sản “lấn biển”.
Ngư dân đi đánh bắt hải sản
phải chăng mang lại nguồn lợi khổng lồ đến mức cả hải quân cùng tham gia?
Mục đích sâu xa của việc làm
trái với công ước quốc tế về lãnh hải của giới lãnh đạo Trung Quốc đang nhằm
vào điều gì?
Giới lãnh đạo Trung Quốc
đang gây dựng lòng tham và kích thích thái độ sống ngang ngược, ngông cuồng,…
trong ngư dân. Việc tham lam, ngạo mạn,… sẽ khiến ngư dân ngày càng “lấn biển”.
Giới lãnh đạo Trung Quốc cứ
lặng lẽ chờ đợi sự phản kháng từ các nước tranh chấp. Những cuộc xung đột, va
chạm giữa các ngư dân trên biển Đông sẽ khiến một số ngư dân Trung Quốc thiệt
mạng. Đây là điều mà giới lãnh đạo Trung Quốc chờ đợi, là cái cớ để giới lãnh
đạo Trung Quốc hợp pháp việc thôn tính “lấn biển”.
Nếu chờ đợi mãi mà không
thấy sự phản kháng quyết liệt từ các quốc gia tranh chấp, liệu giới lãnh đạo
bất nhân, bất nghĩa, vô đạo, trái đức có thực hiện “Tội ác thâm độc” giết không
ít ngư dân Trung Hoa rồi đưa vào hải phận các nước tranh chấp với ý đồ “Di thi
giá họa” - đem xác chết đặt vào nhà người rồi cáo buộc “giết người, đền mạng”,
nhằm gây rối, khuấy động chiến tranh?
Quả thật, với những việc làm
mà giới lãnh đạo Trung Quốc từng bước triển khai trên biển Đông, tôi thật không
có lập luận, cách lý giải nào khác hơn để tin rằng giới lãnh đạo Trung Quốc
đang vì dân, vì nước mà thực thi việc xâm lấn, thôn tính các nước lân cận, chạm
đến công luận nhân loại và cả việc xua người dân vào chỗ chết.
Rất hy vọng bộ sách tôi
trình bày sẽ được dịch thuật sang nhiều thứ tiếng để mọi người cùng góp ý, sửa
sai, giúp tôi cùng nhân loại nhận ra mục đích thật sự của việc tranh chấp biển
Đông của giới lãnh đạo Trung Hoa.
Tôi không hy vọng những giả
định tôi đặt ra về vấn đề biển Đông có tính chuẩn xác, là lẽ thật. Bởi lẽ… Thật
rất thâm độc, tàn khốc! Đáng sợ thay lòng tham con người!
Tôi cũng mong mỏi người dân
Trung Hoa hãy nên tỉnh táo, sáng suốt đánh giá lại vấn đề tranh chấp biển Đông.
Đừng mù quáng ở nơi lòng tham và rơi vào quỷ kế “hại người, hại mình” của giới
lãnh đạo Trung Quốc để rồi trở thành “con chốt thí” cũng như việc biến dân tộc,
nền văn hóa truyền thống, lâu đời của đất nước Trung Hoa thành một “vết nhơ khó
thể gột rửa” trong lòng nhân loại. Những mong người Trung Hoa đừng tạo công
phẫn trong nhân loại vì bạn sẽ mất tất cả khi thực hiện việc làm bất nhân, bất
nghĩa, vô đạo, trái đức, đánh mất giá trị con người.
Rất mong người Trung Hoa hãy
“xét lại” nền văn hiến hơn 4000 năm truyền thống mà có thái độ và cách hành xử
của một đấng trượng phu có sự hiểu biết sáng rõ, khách quan và chuẩn mực. Cám
ơn!
Trước âm kế “Nhất tiễn hạ
song điêu” của giới lãnh đạo Trung Quốc, tôi sẽ dùng “Chánh tông tâm pháp” của
Phật môn nhằm ngăn chặn hành động bất nhân, bất nghĩa, vô đạo, trái đức, coi
thường công luận của thế giới.
Có lẽ giải pháp “Tương kế,
tựu kế” cần được giới lãnh đạo Trung Quốc cân nhắc. Xuống thang tranh chấp trên
biển Đông, quay lại an định lòng dân bằng sự hiểu biết, đồng cảm, chia sẻ, từng
bước rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các thành phần, tầng lớp trong xã
hội, kêu gọi con người biết sống yêu thương chân thành vì “Chúng ta là đồng
loại”.
Có lẽ khi bộ sách “Sự hiểu
biết làm thay đổi nhận thức, giá trị con người” đến tay giới lãnh đạo Trung
Quốc thì tôi sẽ là một con người rất ngông cuồng, là một cái gai cần phải nhổ
bỏ. Nếu điều đó xảy ra thì tôi không lấy làm ngạc nhiên, lo sợ. Bởi lẽ ngay khi
quyết định hoàn thành quyển sách đầu tay “Hãy là đường xưa mây trắng bay…” thì
tôi đã đặt bản thân vào tình trạng “Là người không tồn tại”. Tôi đã nói rất
nhiều điều mà lẽ ra không nên nói, nói về những mặt trái của xã hội mà con
người không muốn phơi bày, chạm đến rất nhiều thành phần cực đoan, bảo thủ,
giới chính trị, các thành phần tôn giáo,… Thế nên, việc cho đi trái tim, đôi
mắt, lá gan,… chỉ nhằm làm cho sự việc nhẹ nhàng hơn. Việc bán sức lao động 300
triệu đồng cũng chỉ là việc làm tạo điều kiện cho những người oán thù dễ dàng
“danh chánh, ngôn thuận” đòi lại “chút ít” công bằng. Vì thế, nếu nhận biết có
người đến mua sức lao động của tôi nhằm mục đích “xả thịt” tôi cũng không từ
chối việc bán mua.
Có gì đâu?
Trước sau gì cũng chỉ là một
mạng sống nhỏ nhoi, hèn hạ.
Do vậy, nếu bạn muốn tôi trả
giá thì thật rất dễ dàng. Mạng sống của tôi đã giao hẳn cho bạn định đoạt. Sẽ
không bao giờ tôi hối tiếc vì tôi đã sống với tình yêu con người. Nơi đó có gia
đình, người thân, dân tộc Việt Nam, Trung Hoa, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Pháp,
Italia, Đức, Anh, LyBia, SyRia, Nam Phi, Somali,… Tri thức mà tôi có được cũng
hun đúc từ nguồn tri thức cổ quý giá của dân tộc Trung Hoa, Ấn Độ và nhân loại.
Tôi cảm ơn và trân quý họ cũng như sự sống con người.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn tôi
chết trong đớn đau, thảm khốc,… với một đôi mắt mù lòa, tay chân gãy nát, lồng
ngực vỡ toan,… thì bạn hãy làm điều đó ở nơi chỉ có trời biết, đất biết, tôi
biết và bạn biết. Đừng vụng về tạo ra niềm công phẫn trong nhân loại. Dù rằng
tôi không yêu cầu họ xót thương và quên bỏ những điều không hay xảy ra cho tôi
nhưng khi bạn tạo ra niềm căm phẫn thì tôi e rằng “Cái giá phải trả ở nơi bạn
cũng không kém phần tàn khốc”.
Thiết nghĩ, nhân loại muốn
tiến đến sự văn minh, tiến bộ, hòa bình và thế giới không còn xảy ra chiến
tranh, bạo loạn, hận thù, đau khổ thì nhân loại cần phải có sự hiểu biết sáng
rõ về bản chất sự sống, giá trị con người.
Tham vọng bá chủ hoàn cầu,
tranh chấp quyền lực, lãnh thổ,… giữa các quốc gia, dân tộc,… cần được nhân
loại xóa bỏ một cách triệt để và hoàn toàn.
Nhân loại cần phải ra sức
chặn đứng việc sản xuất và xóa sổ kho vũ khí hạt nhân, vũ khí giết người. Việc
cùng chung tay khắc phục biến đổi khí hậu, cứu lấy sự sống ở trái đất,… sẽ do
mỗi người có hiểu biết đồng thời lên tiếng và hành động. Công luận của toàn
nhân loại sẽ xây dựng lại xã hội con người hài hòa, bình đẳng, yêu thương.
Thế nên, có lẽ chút tri thức
có trong bộ sách “Sự hiểu biết làm thay đổi nhận thức, giá trị con người” sẽ
đóng góp ít nhiều cho việc tạo ra phép màu xây dựng kỷ nguyên mới ở nhân loại.
Nếu có thể bạn hãy sống với sự hiểu biết khách quan của tự thân và vững tin
trao truyền sách. Cảm ơn bạn!
Chúng ta hãy cùng chung tay
tạo nên điều kỳ diệu cho cuộc sống nhân loại.
…
Những tưởng sau khi hoàn
thành bộ sách “Sự hiểu biết làm thay đổi nhận thức, giá trị con người” gồm 8
quyển thì sẽ là khoảng thời gian ngắn mà tôi tận dụng cho việc ngơi nghỉ, dừng
lặng, chuẩn bị hành trang cho hành trình bước qua sinh tử. Nào hay giới lãnh
đạo Trung Quốc lại ngày càng ngang ngược khiến biển Đông dậy sóng, dẫn đến leo
thang tranh chấp lãnh hải giữa các nước như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc,...
Không chỉ vậy! Việc làm
ngông cuồng của giới lãnh đạo Trung Quốc đã khiến giới thống trị Đài Loan càng
thêm manh động “lấn đất, lấn biển”.
Phải chăng đây là cách hành
xử “Cáo mượn oai hùm” hay lòng tham của loài người đã lộ rõ, dấu vết mập mờ của
thế chiến thứ 3?
Tôi rất hy vọng “Đây chỉ là
lòng tham của một số ít thành phần người ngang ngược, kém hiểu biết”.
Đảo Đài Loan với “đất chật,
người đông”, việc ra sức giành giật, xâm lấn các vùng miền lân cận là điều
không khó lý giải.
Nhưng việc hành xử của giới
lãnh đạo Đài Loan như vậy là có thật sự chuẩn mực không?
Với diện tích gần 36.000 km2
và dân số hơn 23 triệu người, giới lãnh đạo Đài Loan lại xua người dân vào việc
tạo chiến loạn, thực thi tội ác chống lại loài người.
Thực ra, mối quan hệ giữa
Đài Loan và Trung Quốc là gì?
Mẹ con hay anh em?
Có lý nào việc ngông nghênh
của giới lãnh đạo Đài Loan là do giới lãnh đạo Trung Quốc giật dây?
Cứ hãy “lấn biển” rồi một
lúc nào đó giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ “thôn tính” và kết quả là sẽ được chút
ít “quyền lợi tự trị” hay lại rơi vào tình trạng “Mất cả chì lẫn chày”?
Xem ra với “Lòng tham không
đáy” của “người anh cả”, thật không khó để nhận biết “Điều gì sẽ xảy ra?”. Giới
lãnh đạo Đài Loan hãy nên “Xét lại - Danh đã chính chưa?” mà vội thực hiện
những hành vi cuồng bạo, ngang ngược, sai trái.
Với tư cách cá nhân tôi sẽ
“xét lại” sự tồn tại của đảo Đài Loan, khi tôi “xét lại” thì cộng đồng quốc tế
cũng sẽ “để mắt” đến cách hành xử của giới thống trị Đài Loan nhằm kịp thời
ngăn chặn hành vi gây biển Đông dậy sóng, ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh thế
giới.
Khi khởi lên ý tưởng viết
quyển sách “Trung Hoa, Còn Mãi Một Tình Yêu” nhằm chấm dứt tham vọng tranh chấp
biển Đông giữa các nước thì tôi lại phải “xét lại” mọi vấn đề của nhân loại ở
góc nhìn tổng thể, khách quan thêm lần nữa. Hành tinh xanh vẫn hãy còn vài
vướng mắc, ta nên chăng “tận lực”?
Nhưng bạn có cần đến những
điều tôi đã, đang và sẽ trình bày không?
Hay tôi lại lạc bước, chơ vơ
giữa dòng đời?
Ngày 30 tháng 12 năm 2012 đã
gần kề. Hơn nữa, cách hay nhất để “Dừng lại” cuộc chơi là tôi phải rời khỏi
cuộc chơi. Dù vậy, tôi sẽ “bán lại” ý tưởng bộ sách với mức phí 0 đồng, hy vọng
bạn sẽ đứng ở góc nhìn tổng thể, khách quan mà hoàn thành nội dung một bộ sách,
giúp bộ sách có giá trị thực tiễn và khả dụng. Cám ơn bạn!
Bộ sách gồm 4 quyển với chủ
đề có phần thời sự và thực tế.
- Chấm Dứt Khủng Hoảng Nợ
Công Châu Âu. Nội dung quyển sách nhằm đưa ra giải pháp khả thi chấm dứt ngay
lập tức khủng hoảng nợ công ở các nước Châu Âu cũng như ngăn ngừa hiểm họa
khủng hoảng nợ công lan rộng trên phạm vi thế giới. Giải pháp giải quyết cần
phải sáng rõ về thời gian “18 năm hay chỉ cần 6 tháng”. Tất nhiên, để thực hiện
thành công “Giải pháp khả thi” thì bạn phải lấy đại cuộc làm trọng. Thế nên, dù
không muốn “mạnh tay” nhưng bạn phải chấp nhận việc “Ta không giết ngàn người,
ngàn người vì ta mà chết” và do tạo ra “chút” tư thù, bạn hãy nên chuẩn bị tinh
thần “Làm người không tồn tại”.
- Giới Tính Thứ 3, Tình Yêu
Nương Gá Lời Nguyền. Nội dung bộ sách đề cập đến thế giới những người đồng tính
ở góc nhìn cảm thông, sẻ chia và đưa ra giải pháp giúp họ thoát ra khỏi những
cảnh đời tăm tối, góp phần ngăn chặn những hệ lụy có nguy cơ xảy ra,… làm rối
ren xã hội. Một vài góp ý cho bạn. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) và những
chuyên gia nhận định “Đồng tính không phải là bệnh”, “Việc nên thừa nhận giới
tính thứ 3 nhằm giúp họ hòa nhập tốt vào xã hội”,… Ở một mức độ nghiêm trọng,
các chuyên gia quốc tế đã làm sai. Việc hỗ trợ, giúp người đồng tính, giới tính
thứ 3 hòa vào cuộc sống là việc làm chuẩn mực, cần thiết.
Nhưng bằng vào cách thức
nào?
Đây là điều rất quan trọng.
Không thể nói “Đồng tính không phải là bệnh” để khỏa lấp, che giấu sự thật. Nếu
người đồng tính ngộ nhận “Tự thân không bị bệnh” thì họ sẽ không cần liệu pháp
điều trị. Điều này thật sự rất nguy hại. Thế nên, việc bạn cần trình bày trong
sách là phải chứng minh “Đồng tính thật sự là bệnh”. Bạn cần có những lập luận
đúng mực, xác đáng nhằm chống lại những nhận định của các chuyên gia. Việc này
có lẽ sẽ không khó nhưng lại là việc cần làm. Việc thừa nhận hay không thừa
nhận giới tính thứ 3 ở thời điểm hiện tại đã là việc làm không cần thiết. Vì
ngày nay có mấy ai không biết đến giới tính thứ 3. Thế nên, việc thừa nhận
người đồng tính ở mức độ nào mới thật quan trọng. Việc thừa nhận cần phải có
giới hạn, sự khách quan và không tổn hại đến người đồng tính, thể hiện rõ sự
đồng điệu, sẻ chia chân thành. Nhưng không vì thế mà khiến nhân loại ngộ nhận
“Chuyện đồng tính là thường, là hiển nhiên”. Vì lẽ, khi đó số lượng người đồng
tính sẽ tăng rất nhanh ở xã hội. Đôi khi, số lượng người đồng tính, lưỡng tính
sẽ vượt mức trở thành thường, còn người bình thường ít hơn sẽ trở thành người
bệnh. Thêm nữa, bạn hãy đưa ra liệu pháp giúp họ cân bằng lại nội tâm bằng sự
hiểu biết về tự thân. Giúp họ làm chủ yêu thương và dục vọng. Khi trình bày nội
dung quyển sách này bạn hãy cân nhắc, thận trọng, tránh tạo ra những tổn thương
không cần thiết.
- Sống Một Mình. Nội dung
quyển sách đưa ra những gợi ý nhằm giúp cho mỗi người chọn lựa cho tự thân một
lối đi hài hòa cho đến cuối đời. Việc lập gia đình hay không lập gia đình cần
phải có sự định hướng rõ ràng. Với mỗi phép lựa chọn, người tham gia cần phải
có thời gian lâu dài cùng sự chuẩn bị trạng thái tinh thần, tâm lý thật chu
đáo. Bởi lẽ ở mỗi phép lựa chọn, người tham gia cần có những hành trang kiến
thức, trạng thái tâm lý riêng biệt, rất khác nhau. Sở dĩ, tôi đề xuất ý tưởng
này là vì trước áp lực cuộc sống hiện nay thì sẽ có rất nhiều người từ bỏ ý
định lập gia đình, những vụ ly hôn không ngừng gia tăng, sẽ có không ít người
chán ngán hôn nhân,… Bạn hãy đưa ra những “bất ổn” có thể gặp phải khi chọn lựa
“Sống một mình”, giúp họ biết khó mà quay về vun đắp gia đình. Nếu họ vẫn kiên
định thì hãy đưa cho họ “Cẩm nang sống một mình”.
- Số 1 Hoang Đường. Ngày
nay, những người làm cha mẹ thường đặt lên vai con mình niềm kỳ vọng “Con là
thiên tài”, “Con là số 1”,… Vì lẽ đó, đã có những tuổi thơ bị đánh cắp, những
thiên tài “Sớm nở, chóng tàn”,…
Bởi vì đâu?
Vì những đấng sinh thành
cũng lại là số 1.
Vậy đâu là số 1 thật sự?
Bạn hãy trình bày nội dung
quyển sách này nhằm trả lại tuổi thơ cho những thiên thần nhỏ bé.
Chúng là ai?
Chúng là con cháu bạn. Thêm
nữa, bạn hãy lấy đi nỗi âu lo, muộn phiền,… trong lòng cha mẹ, người thân và cả
chính bạn. Để thực hiện tốt nội dung quyển sách này, bạn hãy là số 1 hoang
đường!
Nước mắt đã cạn rồi, nhiệt
huyết cũng vơi, tôi muốn dừng lại. Thế nên, có lẽ tôi sẽ không thể hoàn thành
tốt nội dung những quyển sách trên. Bạn hãy giúp hoàn thiện những quyển sách
đó. Cảm ơn bạn rất nhiều!
Như đã trình bày, ngày 30
tháng 12 năm 2012 sẽ là thời điểm tôi dừng lại. Thế nên, tôi cần một câu trả
lời chân thật từ giới lãnh đạo Trung Hoa. Tôi vẫn tin rằng “Người Trung Hoa
luôn coi trọng sự thành tín”. Vì thế, cho đến trước ngày 30 tháng 12 năm 2012
tôi mong rằng “Nhân loại và tôi sẽ nhận được những thông điệp cụ thể, sáng rõ
từ giới lãnh đạo Trung Quốc đối với vấn đề tranh chấp trên biển Đông”:
- Một là giới lãnh đạo Trung
Quốc thể hiện việc xuống thang tranh chấp, tỏ rõ thiện chí sửa sai những sai
lầm đã vấp phải đối với vấn đề biển Đông, thể hiện rõ cách hành xử tuân thủ
Công ước Luật Biển năm 1982.
- Hai là giới lãnh đạo Trung
Quốc đưa ra những lập luận, những lý giải thật sự chuẩn mực cho những vấn đề,
những câu hỏi liên quan đến vấn đề biển Đông mà tôi đã vụng về đặt ra.
- Ba là giới lãnh đạo Trung
Quốc hãy đến và lấy đi mạng sống của Vô Ưu để ngăn chặn việc tôi trình bày
những vấn đề không có lợi cho tham vọng độc chiếm biển Đông mà giới lãnh đạo
Trung Quốc đang bám víu.
Tuy nhiên, giới lãnh đạo
Trung Quốc vẫn còn có những chọn lựa của riêng mình nhưng tôi không hy vọng
“Giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ có những thái độ và cách hành xử thiếu cân nhắc,
chạm đến sự công phẫn của nhân loại và người dân Trung Hoa”.
Nếu trước ngày 30 tháng 12
năm 2012 mà tôi không nhận biết được những thông điệp cụ thể tỏ rõ thiện chí
xuống thang tranh chấp, dừng lại tham vọng độc chiếm biển Đông, việc thực hiện
âm kế “Nhất tiễn hạ song điêu”, việc điều chỉnh dân số Trung Hoa trên diện rộng
và “danh chánh, ngôn thuận”,… thì với tư cách cá nhân, tôi sẽ thông qua quyển
sách “Trung Hoa, Còn Mãi Một Tình Yêu” thể hiện rõ lập trường “Vô Ưu Sẽ Độc
Chiến Giới Lãnh Đạo Trung Hoa”. Tôi không hy vọng sẽ viết quyển sách này. Vì
lẽ, khi đó tôi sẽ chính thức xóa bỏ giới lãnh đạo vô đạo, trái đức, bất nhân và
bất nghĩa.
Tôi sẽ cho giới lãnh đạo
Trung Hoa thời gian, cơ hội để sửa sai hoặc là xóa bỏ Vô Ưu.
Quả thật, việc xóa bỏ Vô Ưu
trước ngày 30 tháng 11 năm 2012 là điều rất dễ dàng vì ở trong khoảng thời điểm
đó thì tôi chỉ là một con người nhỏ bé, tầm thường. Có chăng tôi chỉ là một con
người yêu chuộng hòa bình với mong muốn giữ lấy sự bình yên trong lòng nhân
loại.
Tuy nhiên, từ ngày 30 tháng
11 năm 2012 đến ngày 30 tháng 12 năm 2012 nếu tôi không nhận rõ thiện chí xuống
thang tranh chấp của giới lãnh đạo Trung Quốc cũng như việc tuân thủ Công ước
Luật Biển năm 1982 thì tôi sẽ khoác lên vai chiếc áo thiên hạ. Tôi sẽ chính
thức đối đầu và lật đổ giới thống trị Trung Quốc đương thời khỏi vai trò lãnh
đạo dân tộc Trung Hoa trong khoảng thời gian 6 tháng thông qua quyển sách
“Trung Hoa, Còn Mãi Một Tình Yêu”.
Trên thực tế là tôi không
cần khoảng thời gian dài lâu đến vậy. Thật ra, đó là khoảng thời gian để giới
lãnh đạo Trung Quốc có dịp “xét lại” những việc làm không đúng mực, nhận ra rõ
những sai phạm. Sau cùng giới lãnh đạo Trung Quốc có khoảng thời gian chuẩn bị
tinh thần, trạng thái tâm lý tốt nhất cho việc mở lời xin lỗi cùng lời hứa sửa
sai gửi đến nhân loại, người dân Trung Hoa và các nước trong khu vực biển Đông.
Nếu sau 6 tháng mà giới lãnh
đạo vẫn ngang nhiên coi thường người dân Trung Hoa và công luận thế giới thì
tôi “buộc phải” lật đổ thể chế chính trị bất nhân, bất nghĩa, vô đạo và trái
đức.
Bởi lẽ, khi đó giới lãnh đạo
Trung Quốc đã mặc nhiên thừa nhận với người dân Trung Hoa và nhân loại về sự
bất nhân, bất nghĩa, vô đạo, trái đức của hệ thống chính trị và cả việc ngông
cuồng không che dấu tham vọng bá quyền ở phạm vi thế giới. Hiển nhiên là nhân
loại sẽ không thể đồng thuận bất kỳ cá nhân, tổ chức, quốc gia nào làm phương
hại đến nền hòa bình, an ninh, ổn định của thế giới. Nhất là đối với những hạng
người bất nhân, bất nghĩa, vô đạo, trái đức.
Có lẽ, đến khi quyển sách
“Trung Hoa, Còn Mãi Một Tình Yêu” được ra đời thì việc giới lãnh đạo Trung Quốc
đến xóa sổ Vô Ưu đã rất muộn màng.
Việc điều binh có câu “Binh
bất yếm trá tất bại”, hay “Minh thương dễ tránh, ám tiễn khó phòng”,… Điều này
giúp cho tôi rõ biết việc trí trá của việc dùng binh. Không chỉ thế, tôi còn có
thể vận dụng mưu kế nhu nhuyễn, tinh xảo đến vi diệu. Bởi do tôi đã ít nhiều
lĩnh hội pháp môn không hai của chánh pháp Như Lai. Thế nên, tôi cũng không che
dấu sự thật. Trong việc đối đấu với giới lãnh đạo Trung Quốc, tôi sẽ vận dụng
uyển chuyển hàng loạt kế sách cương nhu, “Trong minh có ám, trong ám có minh”.
Tóm lại, đối sách với giới
lãnh đạo Trung Quốc tôi sẽ thực hiện chuỗi liên hoàn kế gồm gậy ông đập lưng
ông, mạn thiên quá hải, di thi giá họa chân ngụy, đả thảo kinh xà, dẫn xà xuất
động, cầm tặc cầm vương, vô trung sinh hữu, phản khách vi chủ,… kết hợp với kỳ
chiêu bất chiến tự nhiên thành.
Đồng thời, do sự manh động
vượt mức của giới lãnh đạo Đài Loan, tôi sẽ dùng kế “Thuận thủ khiên dương”
nhằm giúp giới lãnh đạo Đài Loan nhận ra giới hạn của tự thân mà dừng ngay lại
những việc làm sai trái.
Nếu đến trước ngày 30 tháng
11 năm 2012 giới thống trị đảo Đài Loan không sửa sai những sai phạm đang mắc
phải trên biển Đông mà không có sự can thiệp của giới lãnh đạo Trung Hoa hoặc
cộng đồng quốc tế thì quyển sách “Trung Hoa, Còn Mãi Một Tình Yêu” sẽ ra đời.
Như tôi đã nói từ trước “Ta không giết ngàn người, ngàn người vì ta mà chết”, thế
nên sẽ có một vài tổ chức quốc tế không có giá trị thực tiễn không còn nữa.
Giới lãnh đạo Trung Quốc đương thời cũng sẽ được “Đổi mới” cho hợp lòng người
hơn.
…
Người lương thiện thời không
dễ bị đấng trượng phu hại mạng nhưng thường bị giết bởi kẻ tiểu nhân. Tôi vẫn
biết vậy nhưng vẫn cao ngạo, bình thản và dửng dưng.
Tại sao?
Tại vì khi bộ sách “Sự hiểu
biết làm thay đổi nhận thức, giá trị con người” ra đời và rộng truyền thì sẽ
không chỉ có một Vô Ưu mà Vô Ưu đã là lòng người trong nhân loại. Một Vô Ưu bị
giết đi nhưng lại có vô số Vô Ưu khác sẵn sàng từ bỏ mạng sống của tự thân nhằm
mang về sự hòa bình, an ninh, ổn định và bền vững trong lòng nhân loại.
Hơn nữa, tôi không hẳn là
người thiện. Người xưa có câu “Người thiện không đến, người đến không thiện”.
Và tôi đã đến thể hiện rõ lập trường đối đầu với bạn nếu bạn thật sự muốn đối
đầu. Nếu bạn thể hiện lập trường không đối đầu thì ta sẽ lại là bạn.
Khi tôi không còn nữa mà bạn
lại muốn thực hiện giấc mộng bá chủ quyền lực thì trong số hàng hà sa Vô Ưu sẽ
có không ít Vô Ưu là người dân tộc của bạn. Đối đầu với một Vô Ưu rõ thật không
thể là việc dễ dàng. Thế nên, đối đầu với nhiều hơn một Vô Ưu rõ biết về những
sai trái mà chính bạn đang rối trí giải quyết thì khó sẽ càng thêm khó.
Tuy nhiên, bạn hãy an tâm Vô
Ưu chỉ đến nhằm giúp bạn khắc phục những sai lầm chứ không có chủ ý “Đến để lấy
đi những gì bạn trân trọng, gìn giữ”.
Thế nào là kế Di thi giá họa
chân ngụy?
Có thể đến trước ngày 30
tháng 12 năm 2012 tôi đột ngột biến mất mà không để lại chút dấu vết gì. Khi
đó, nhân loại sẽ nhìn về giới lãnh đạo Trung Quốc với ánh mắt dò xét, hoài
nghi.
Phải chăng giới lãnh đạo
Trung Quốc đã thực hiện việc xóa sổ Vô Ưu?
Điều này đồng nghĩa với việc
giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ từng bước chiếm trọn biển Đông, sẵn sàng tạo ra
chiến loạn nhằm giành lấy vai trò độc tôn bá quyền hoặc là việc điều chỉnh dân
số Trung Hoa trên diện rộng và danh chánh ngôn thuận,... Lúc bấy giờ, cộng đồng
quốc tế và nhân loại sẽ nghiêm túc hơn “xét lại” cách hành xử của dân tộc Trung
Hoa. Việc này sẽ chặn đứng tham vọng độc chiếm biển Đông. Thế nên, nếu cần
thiết tôi sẽ tự biến mất. Đây là một biến của kế Di thi giá họa chân ngụy.
Không chỉ vậy, có thể sẽ có
các thế lực đối nghịch âm thầm muốn lật đổ giới lãnh đạo Trung Quốc đương thời
bằng vào việc Di thi giá họa kết hợp cùng âm kế “Tá đao sát nhân”. Hoặc là giới
lãnh đạo Trung Quốc “Tương kế, tựu kế” dùng Di thi giá họa kèm với việc “Ném đá, dấu tay”.
Tuy nhiên, tôi vẫn luôn tỏ
vẻ cao thượng giả tạo. Vì thế không thể loại trừ trường hợp, tôi gặp “rủi ro”
do tạo ra không ít “oán thừa” trong lòng người, đâu chỉ có giới lãnh đạo Trung
Hoa “mong mỏi” tôi chưa từng tồn tại,…
Dường như, tôi đã cố ý hướng
bạn và nhân loại sang góc nhìn khác nhằm làm sáng rõ vấn đề. Thực ra, việc tôi
còn sống hay đã chết ở mức độ nào đó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bạn. Nhân
loại sẽ “để mắt” đến cách hành xử của bạn hơn là những điều tôi đã trình bày.
Tôi muốn nói với bạn rõ một điều “Bạn đang đối đầu với lòng người dân Trung Hoa
và công luận thế giới”.
Việc giới lãnh đạo Trung Hoa
cầm trên tay quyển sách “Tùy bút luận xưa nay - Tập 3” và “Hãy là đường xưa mây
trắng bay…” chính thật là việc bạn nhận được lá thư tối hậu của Vô Ưu yêu cầu
bạn ngay lập tức xuống thang tranh chấp biển Đông, tuân thủ Công ước luật Biển
năm 1982. Đổi lại tôi sẽ giúp bạn nhận biết rõ hơn những sai lầm và chỉ rõ cách
thức sửa sai bằng việc an định lòng người bằng sự hiểu biết, từng bước thu hẹp
khoảng cách giàu nghèo,… Đây cũng là Phiếu Trưng Cầu Dân Ý gửi đến người dân
Trung Hoa. Đồng thời, đây cũng chính là Phiếu Thăm Dò Công Luận nơi nhân loại.
Việc làm này nhằm giúp tôi
cùng giới lãnh đạo Trung Hoa xác định lại sức mạnh của Vô Ưu. Nếu bạn nhận biết
hơn 50% dân số thế giới thờ ơ, chẳng quan tâm vấn đề tranh chấp biển Đông vì đó
là “Chuyện của thiên hạ” thì bạn có thể tiếp tục theo đuổi tham vọng cuồng
ngông trên biển. Nếu chỉ có 30% người Trung Hoa chấp nhận “lấn biển” thì tôi hy
vọng bạn hành xử đúng mực của một đấng trượng phu có hiểu biết. Tôi không muốn
sự đổ vỡ, khổ đau cho bạn và người dân Trung Hoa. Tôi đã thể hiện rõ lập
trường, sự tự tin và hiển lộ phần nào tiềm năng, sức mạnh vô đối của Vô Ưu.
Tôi thật không muốn viết
quyển sách “Trung Hoa, Còn Mãi Một Tình Yêu” khi không nhận thông điệp “yêu
cầu” từ bạn. Vì lẽ khi quyển sách “Trung Hoa, Còn Mãi Một Tình Yêu” đến tay
bạn. Nếu bạn còn lòng tự trọng thì ngay lập tức bạn sẽ phải xin lỗi người dân
Trung Hoa và rời khỏi vũ đài chính trị. Nếu bạn vẫn còn tại vị thì lịch sử của
hơn 2500 năm sẽ tái hiện “Sẽ có một Châu Văn Vương ra đời thay thế Trụ Vương”.
Lời nhắn gửi đến bạn: “Khi
Vô Ưu ra đời và tồn tại thì sẽ mãi mãi không có bất kỳ cá nhân, tổ chức, quốc
gia nào có thể làm ảnh hưởng, tổn hại đến nền hòa bình, an ninh và ổn định của
nhân loại.
Hãy sống hiểu biết, cảm
thông, tha thứ và yêu thương chân thành. Người đời có thể vô tâm nhưng Vô Ưu
không thể tuyệt tình. Vô Ưu sẽ không “đuổi cùng, giết tận”, không “Giậu đổ bìm
leo”, “Cho người một cơ hội chính thật là cho mình một cơ hội”,…
Vô Ưu là ai?
Vô Ưu chính thật là bạn. Tôi
rõ biết “Bạn không muốn tạo ra những đổ vỡ, đau khổ, hận thù,… không cần thiết
cho nhân loại, người Trung Hoa,… và cho cả chính tự thân”. Vậy nên bạn hãy
truyền trao bộ sách “Sự hiểu biết làm thay đổi nhận thức, giá trị con người”
đến những nơi cần đến, giúp bộ sách đến tay lãnh đạo các bộ ngành liên quan,
đến giới lãnh đạo các nước. Nhất là giới lãnh đạo Trung Hoa và nhân loại.
Tôi thật không muốn viết
quyển sách “Trung Hoa, Còn Mãi Một Tình Yêu”. Bởi lẽ tôi rõ biết và không muốn
phải buông lời: “Ta không giết ngàn người, ngàn người vì ta mà chết”.
Hãy “xét lại” ngôn từ Vô Ưu
trình bày trong bộ sách dường như rất gần gũi, mộc mạc, chân thật nhưng cũng
rất sắc bén, cao ngạo. Ý tứ thâm trầm, dụng tâm sâu kín. Dù rằng việc trình bày
nội dung bộ sách là khá sáng rõ, minh bạch nhưng quả thật là không dễ gì “Một
sớm, một chiều” bạn có thể lĩnh hội được trọn vẹn. Bạn chỉ có thể lĩnh hội hoàn
toàn khi sống được với sự hiểu biết sáng rõ, khách quan. Nhất là khi bạn hiểu
rõ chính tự thân.
Đừng cố tìm hiểu, lạm bàn về
Vô Ưu. Những thông tin viết về Vô Ưu về sau sẽ mãi chỉ là việc làm “Vẽ rắn thêm
chân”, hay hành động “Bôi tro, trét trấu” lên một “món đồ” cáu bẩn, không sạch
sẽ,… thật sự đó chỉ là những việc làm không cần thiết.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét