Vì Chánh Pháp Chặt Lìa Ngón Tay Đệ Tử
Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018
Pháp Phật
Không Thể Nghĩ Bàn(P.3)
Thiền sư Câu Chi mỗi khi
giảng giải thiền, hoặc khi có người đến tham hỏi pháp Phật thường hay giơ một
ngón tay lên chỉ bày. Sư có một vị đệ tử vẫn thường kề cận, học hỏi pháp. Vị đệ
tử này nhận thấy “Mỗi khi có người hỏi pháp yếu thì sư phụ thường hay đưa một
ngón tay ra”.
Vì thế những khi sư Câu Chi
đi vắng mà có người đến hỏi pháp Phật vị đệ tử này cũng ra một ngón tay.
Thiền sư Câu Chi biết chuyện
liền hỏi vị đệ tử một đề mục về pháp Phật. Vị đệ tử đã thành lệ liền giơ ngón
tay lên. Sư Câu Chi liền nắm lấy ngón tay của vị đệ tử chặt lìa. Vị đệ tử đau
đớn, thét lên một tiếng và vùng tháo chạy. Sư liền cất tiếng gọi, vị đệ tử quay
đầu vừa lúc nhận thấy ngón tay của thầy Câu Chi đưa lên. Vị đệ tử cũng đưa tay
lên đáp trả ngay đó “hoát nhiên đại ngộ”, vị thiền sinh liền quỳ xuống lễ tạ
thầy.
Lời Bàn:
Quả thật đến với công án này
mà người học Phật bặt lời nói, không tìm hiểu, học hỏi kinh sách, ít hiểu biết
về pháp Phật,… khó mong giải trình được công án. Công án này tạo ra huyền nghi
“máu nhuộm thiền môn” và người học Phật không có tâm từ. Công án này thật rất
đơn sơ, ngắn gọn, bặt đường ngôn ngữ nhưng không phải là không có lời nói. Chỉ
vì phương tiện giả lập mà thành ra vắn tắt, tôi lại mượn lời nói mà giải trình
công án.
Ở đây, ta chỉ biết mỗi khi
có người hỏi pháp, thiền sư Câu Chi thường đưa một ngón tay biện giải mà ta lại
không rõ biết người đến tham bái hỏi về vấn đề gì? Vị thiền sinh vì thấy sư phụ
dùng ngón tay hiển bày pháp yếu, cứ ngỡ đó là cứu cánh của đạo giải thoát nên
trộm học mà chẳng rõ tự tánh.
Muốn sáng rõ công án này ta
phải biết vì cớ gì mà thiền sư đưa một ngón tay khi có người cầu pháp?
Tôi sẽ giả lập đặt ra các
câu hỏi của những người đến tham bái, cụ thể:
Người cầu pháp hỏi:
- Thế nào là “tức Tâm tức
Phật”?
Sư đưa một ngón tay ám thị
“Tâm và Phật vốn không hai, chớ nương ngoài mà tìm cầu”.
Người cầu pháp khác hỏi:
- Tâm yếu của Phật pháp được
truyền từ Ấn Độ sang là gì?
Sư đưa một ngón tay ám thị
“Duy một chữ tâm”.
Người khác đến tham bái hỏi:
- Phật trước thuyết tam
thừa, lại thuyết tối thượng thừa là lẽ gì?
Sư lại đưa một ngón hội ý
“Chỉ một Phật thừa”. Bởi do thấy nghe tụng niệm là tiểu thừa, ngộ pháp hiểu
nghĩa là trung thừa, y pháp hành trì là đại thừa. Đến khi vạn pháp thông đạt,
tự đầy đủ, tất cả chẳng nhiễm, lìa các chấp tướng, trọn vô sở đắc, gọi là Phật
thừa.
…
Cứ vậy, tùy theo chỗ vướng
mắc của người học Phật mà sư Câu Chi chỉ bày phương tiện, vị thiền sinh trẻ
chẳng hội ý thiền, lại khinh suất, kiêu mạn,… dựa nương pháp của sư phụ, dối
truyền tâm pháp, lâu ngày thành tánh.
Sư Câu Chi biết được một
phen chỉ thẳng pháp yếu. Một dịp, Sư gọi vị thiền sinh lại rồi hỏi:
- Tự tánh vạn pháp là gì?
Vị thiền sinh trẻ vội đưa
ngón tay trình pháp, nào hay bị sư Câu Chi chặt lìa ngón tay, vị thiền sinh
kinh hoảng vùng chạy thoát, lại nghe tiếng sư phụ gọi không thể không xoay đầu,
lại thấy ngón tay sư Câu Chi nhìn xuống nơi ngón tay đã mất, chợt đại ngộ “Vạn
pháp đồng tánh không”. Vị thiền sinh trẻ tỉnh mộng, vội quỳ xuống lễ tạ.
Việc giải trình công án, mỗi
người mỗi có cách kiến giải riêng biệt, tùy cái thấy nơi tự tâm.
Từ lâu, tôi không cho rằng
“Đây là cứu cánh của đạo giải thoát” nên chẳng từng biện giải. Tuy nhiên, tôi
vẫn biết đây là pháp phương tiện, vì thuận duyên giải trình công án, đoạn dứt
những huyền nghi. Vì tôi vốn chẳng là thiền sinh nên không câu nệ ngôn từ, lời
nói,… chỉ mong thuận theo chánh pháp mà biện giải, góp phần làm cho công án
thiền trở nên gần gũi, dễ tiếp nhận.
Bài liên quan
- CHẲNG LÌA PHÁP THẾ GIAN
- Chạm đến cõi vô hình
- Lưới vô minh
- Dùng nhị nguyên luận cổ, giải kim (P.2)
- Dùng nhị nguyên luận cổ, giải kim (P.1)
- Thấy Gì Qua Cọng Tóc Thiêng Được Thỉnh Về Ngự Ở Chùa Ba Vàng? (Phần 3)
- Thấy Gì Qua Cọng Tóc Thiêng Được Thỉnh Về Ngự Ở Chùa Ba Vàng? (Phần 2)
- Thấy Gì Qua Cọng Tóc Thiêng Được Thỉnh Về Ngự Ở Chùa Ba Vàng? (Phần 1)
- Xóa Dấu Chim Bay
- LỜI TÂM SỰ CUỐI
- XUA ĐI HUYỀN THOẠI - Đời Thừa
- Giải Công Án Đắc Pháp Của Thiền Sư Đức Sơn
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét