Chân kinh - Ngụy kinh, những điều cần biết (P.2)
Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018
Chân kinh - Ngụy kinh, những điều cần biết (P.2)
Cũng lại như vậy. Kinh A di đà không hẳn là chánh kinh mà Phật
Thích Ca tuyên thuyết.
Người học Phật về sau đã lấy một ý trong bộ kinh Quán Vô Lượng Thọ để lập nên cõi Phật A di đà làm đối trọng với cõi Tiên của đạo Lão đang thịnh hành ở Trung Hoa lúc bấy giờ. Đương nhiên là việc lập ra ngụy kinh A di đà không phải do một người chứng ngộ hoàn toàn bày ra. Người chứng ngộ hoàn toàn rõ biết không có cõi để Phật hay người giác ngộ về thọ dụng. Do vậy nếu dùng làm pháp dụ thì nói xong sẽ bôi bảng.
Người học Phật về sau đã lấy một ý trong bộ kinh Quán Vô Lượng Thọ để lập nên cõi Phật A di đà làm đối trọng với cõi Tiên của đạo Lão đang thịnh hành ở Trung Hoa lúc bấy giờ. Đương nhiên là việc lập ra ngụy kinh A di đà không phải do một người chứng ngộ hoàn toàn bày ra. Người chứng ngộ hoàn toàn rõ biết không có cõi để Phật hay người giác ngộ về thọ dụng. Do vậy nếu dùng làm pháp dụ thì nói xong sẽ bôi bảng.
Chánh pháp đúng mực, thù thắng của Phật Thích Ca tuyên thuyết dựa
trên nền tảng - Pháp hay chẳng trói buộc người.
Tôi cũng dựa trên nguyên tắc đó mà chia sẻ chỗ hiểu biết chứ không
phải nhằm mục đích trói người.
…
Hỏi: Vãng sanh cực lạc là sao? Tâm là gì?
Đáp: Vãng sanh cực lạc là sinh về cõi Tây Phương, cõi Phật A di đà
để tiếp tục tu tập thành Phật. Tâm ở trên đầu. Nay là thời mạt pháp hãy niệm
Phật A di đà nguyện cầu vãng sanh cực lạc kẻo không còn kịp.
…
Tôi luận:
- Người tu pháp môn Tịnh độ cứ nhất định thuyết nay là thời mạt
pháp để trói người vào pháp môn niệm hồng danh Phật A di đà xa rời việc tham
cứu kinh sách khác là tự đoạn trí tuệ bản thân. Nhốt thân vào pháp môn niệm
Phật làm giáo lý chánh pháp có nơi Tam Tạng kinh bị hạn chế trong tâm thức
người học Phật khiến đạo Phật rơi vào thời mạt pháp là thật, do giáo lý chánh
pháp bị bó hẹp chỉ còn một pháp môn niệm Phật nên thành mạt pháp.
Người truyền pháp, người xem kinh mà không rõ ý kinh lấy ngụy làm
chân làm mai một kho tàng chánh pháp nhãn tạng Như Lai, phạm lỗi này phải chăng
là hủy báng chánh pháp, làm thân Phật chảy máu ở yếu tố chia Tông, rẽ Giáo
tranh đoạt tín đồ?
Chỉ riêng niệm Phật thì khó thể giúp thế hệ người học Phật già
nua, lớn tuổi vãng sanh cực lạc. Vậy mà người tu pháp môn niệm Phật cứ xác quyết
như thế thì khác nào việc dối gạt người. Những lỗi lầm này do đâu mà có?
Không chỉ vậy thế hệ trẻ học Phật theo pháp môn niệm Phật cũng u
mê chẳng thông tỏ chánh pháp chỉ vọng cầu về Tây Phương, một lực lượng hoằng
pháp cho đạo Phật ngày sau thảy đều như thế thì mai này đạo Phật sẽ về đâu?
Lỗi này nếu không phải do người truyền pháp ở pháp môn Tịnh độ
không tận lực, tận trí thông đạt chánh pháp thì đổ lỗi cho người học Phật pháp
môn niệm Phật có được chăng? Nếu bắt lỗi người học Phật sơ cơ như vậy e rằng có
điều gượng ép.
Nhưng nếu chỉ đổ lỗi cho người truyền pháp là chưa đúng mực. Ngày
nay, người học Phật tìm đến pháp môn niệm Phật mau chóng từ bỏ trí tuệ bản thân
cũng như việc tư duy học Phật, vội tin vào những điều siêu hình, huyễn hóa lấy
cảnh giả làm chân, dựa vào kinh sách bất liễu nghĩa đã tự thị hiểu biết hơn
người, ra sức bảo vệ những điều hư ảo mà tự thân không hề rõ biết.
N.C nói niệm Phật để mai hậu xả bỏ báo thân này về cõi Cực Lạc là
lời nói chứa đựng sự lỗi lầm.
Bỏ đây về kia, chết ở Ta Bà tái sinh ở Tây Phương cực lạc thì là
còn trong sinh tử biết đến bao giờ mới vãng sanh?
Người học Phật mà còn mong có nơi chốn, có cõi Phật cao quý để về
thì còn trong nhân ngã, bản ngã vẹn nguyên thì khổ não, tham đắm hiện tiền.
Người học Phật còn dính mắc vạn pháp hư huyễn thì đâu thể giác ngộ giải thoát
hoàn toàn.
Từ Báo thân, cõi Cực Lạc mà N.C dùng là nằm trong tư kiến cá nhân,
nó thuộc về pháp thế gian nên sẽ vẫn hoài sinh tử.
Nhân đây tôi gượng nói ngắn gọn về 3 thân của Phật:
- Pháp thân Phật là vạn pháp, là sơn hà đại địa, hư không, là sum
la vạn tượng gồm cả mọi loài chúng sinh.
- Báo thân Phật, trước chính là Phật Thích Ca, nay báo thân Phật
là N.C, là tôi, là mọi loài chúng sinh nơi Tam giới. Gọi là báo thân là vì mọi
chúng sinh thọ nhận nghiệp báo mà ra đời, do mọi chúng sinh dù là ngoại đạo hay
nội đạo đều có Phật tánh nên giả lập gọi là báo thân Phật.
Báo thân Phật cũng là báo thân chúng sinh. Nếu ngộ được chánh pháp
báo thân phá ngã trở về Pháp thân gượng nói là giải thoát hoàn toàn chứ không
phải là xả báo thân ở Ta Bà để về Cõi Cực Lạc hưởng nhàn trên hoa sen cửu phẩm.
Cõi Tiên, cõi Phật mười phương đều là sản phẩm vọng tưởng của Phật
giáo Trung Hoa, Tây Tạng, Việt Nam… và do người chưa triệt ngộ vẽ vời.
- Hóa thân Phật cũng là chúng sinh 3 cõi. Gọi là hóa thân vì do từ
vọng tưởng mà hóa hiện ra. Một dạng hóa thân Phật khác được người học Phật biết
đến là những vị Phật, bồ tát mà Phật Thích Ca từng thuyết ra. Họ không hề có
thật, họ được những vị Giác giả hóa hiện ra thông qua kinh sách nhằm chứa đựng
thông điệp Từ Bi, Hỷ Xả cùng Giác ngộ.
…
Trên đây là những điều tôi rõ biết, cái biết đúng thật với thực
tướng vạn pháp mà tôi nhận chân. Chánh kiến của Phật Thích Ca là sáng rõ, minh
bạch. Nhưng mỗi người cũng có chánh kiến riêng thế nên tôi không có ý trói buộc
mọi người tin nhận, N.C hãy cứ xem những điều tôi trình bày như là tài liệu
tham khảo, nếu nhận ra những điều tôi trình bày là ngụy tạo thì N.C sẽ biết sự
chân thật ở đâu, tín tâm của N.C và mọi người nếu có sự đúng mực, thông suốt
thì không dễ mất.
...
Chính vì tỏ ngộ hoặc bằng vào sự khách quan nhìn nhận cho nên vài
vị Tăng bảo hoặc người học Phật ở các hệ phái đạo Phật khác nhau đã mở lời cảnh
tỉnh việc Tam Tạng kinh có hàng thật, hàng giả, hàng nhái.
Sở dĩ họ phải lên tiếng là vì người học Phật Việt Nam hiện rơi vào
việc tu phước, chẳng tu huệ, xa rời chánh pháp Như Lai. Và pháp môn Tịnh độ là
nền tảng cho sự lạc lối chánh pháp nên người hiểu đạo đã lên tiếng cảnh tỉnh
người học Phật về sự lầm đường tà, lối rẽ.
…
Tôi đã từng lận đận trong khổ não may nhờ tìm đến đạo Phật mà trí
tuệ mở mang, thâm nhập được kho tàng vô giá Như Lai tạng.
Với việc đạo Phật rơi vào thời mạt pháp, điều này không ảnh hưởng
gì đến tôi. Tôi cũng không có tư tâm hay hiềm khích với người học Phật theo
pháp môn niệm Phật hay đạo Phật, chỉ vì thấy thân Phật chảy máu nên lấy làm đau
xót. Do vậy tôi mới vụng bày cái biết của mình.
Có thể vì N.C cũng như nhiều vị khác tựa nơi pháp môn niệm Phật
nên cứ cứng nhắc rằng tôi là người bài bác, đả phá pháp môn niệm Phật.
Vậy mọi người nghĩ sao khi tôi từng nói giữ giới không thành Phật,
tọa thiền không thành Phật, trì chú không thành Phật… chỉ có niệm Phật mới
thành Phật?
Nếu N.C là người học Phật theo pháp môn thiền tông, mật tông thì
sao? Tổng hợp lại tất cả thì sẽ ra tôi đả phá cả Thiền - Tịnh - Mật. Sau rốt là
tôi đang phá hoại đạo Phật.
Cứ nhìn chùa to, Phật lớn, các sư thầy giàu sụ, đạo pháp suy đồi
thì N.C sẽ khắc biết vì sao có trào lưu chỉ ra những sai quấy có nơi những
người học Phật theo pháp môn niệm Phật cũng như của đạo Phật?
Người ta thường nói "Một con sâu làm rầu nồi canh". Vậy
N.C tự xét xem con sâu nơi đạo Phật hiện tại là nhiều hay ít.
Trước sự sa ngã của số đông người truyền pháp chính danh thì N.C
thấy đã có Bậc Long Tượng nào nơi đạo Phật đủ sức ra mặt gánh vác việc Như Lai
hay không?
Đạo Phật vì lạc lối chánh đạo nên gượng nói là mạt pháp.
Vấn đề thảo luận về kinh A di đà là ngụy kinh hay chân kinh vẫn
chưa dừng lại đó.
V.Q, một người học Phật đã kể lại một câu chuyện liên quan đến một
cuộc tranh luận lâu xa từng xảy ra ở diễn đàn Phật học này, vấn đề tranh luận
cũng xoay quanh sự chân ngụy của bộ kinh A di đà, cuộc tranh luận gay gắt đến
mức các bên nghĩ đến việc nhờ bên thứ ba - Viện nghiên cứu Phật học (VNC PH)
trả lời dứt điểm vấn đề về sự chân ngụy của bộ kinh A di đà. Kết quả của việc
tham vấn cũng không thỏa mãn, không giải quyết rốt ráo được vấn đề, cách trả
lời của người đại diện VNC PH đã để lại ấn tượng không đẹp ở người tham vấn về
vai trò của VNC PH.
Sớm biết hồi kết của câu chuyện kể của V.Q, tôi đã luận:
Ngay khi V.Q bắt đầu kể lại câu chuyện cũ thì tôi đã biết câu trả
lời của VNC PH sẽ chẳng có chút ý vị gì.
Với tôi, việc tranh luận về sự chân ngụy của kinh điển Phật giáo
là rất nên và rất cần.
Vì sao?
Vì sự tranh biện đó sẽ minh chứng được người học Phật có tư duy
tu, có dùng trí tuệ để học Phật chứ không phải việc học hỏi giáo lý chánh pháp một
cách suôn đuột, rỗng tuếch như đường lối tu học của ngoại đạo - cuồng tín, cả
tin.
Song việc tranh biện giữa các bên liên quan lại mang đi tham vấn
VNC PH thì rõ là việc làm đi vào đoạn diệt, câu trả lời tự khắc trở thành hư
vọng, hão huyền.
Vì sao?
Giả sử nếu VNC PH nói rằng kinh A di đà đúng do Phật Thích Ca
thuyết thì sao? Lấy gì làm bằng? Chẳng phải cũng chỉ dựa vào niềm tin để khẳng
định sao? VNC PH quá non trẻ so với thời Phật tại thế hơn 2000 năm ròng. Câu
hỏi này có khác gì hỏi người Việt Nam biết mặt mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long Quân
không?
Và có được câu trả lời xác minh không đúng mực của VNC PH thì đã
sao? Phải chăng là người tin vẫn cứ tin mà người không vẫn cứ không?
Thêm nữa, Viện nghiên cứu Phật học - VNC PH cũng chỉ là những
người khó tính tham gia giữ kho tàng Tam Tạng kinh, đa phần cũng chỉ là người
học Phật hưởng nhàn, việc ngồi mát ăn bát vàng đã quen, chuyện khổ não chúng
sanh, chuyện mê ngộ của người học Phật, đó là việc của người nào phải là điều
trăn trở của những người ở VNC PH.
Do vậy người đại diện cho VNC PH đã rào đón việc trả lời thẳng về
vấn đề mà người đến tham vấn, đồng thời nhất mực không trả lời bằng văn bản
nhằm né tránh trách nhiệm, ngăn ngừa những điều phiền toái về sau. Sau rốt,
người đại diện VNC PH răn người học Phật nên “Dĩ hòa vi quý”, ai theo pháp môn
nào thì giữ lề pháp môn đó, đừng dấy khởi tranh luận mà rối việc.
Quay lại vấn đề ngụy kinh, chân kinh. Câu trả lời sẽ nằm ở đâu?
Câu trả lời nằm ở trong tâm mỗi người, khi nghi tình phát khởi, khi người học
Phật đến với đạo Phật bằng sự tư duy học Phật khách quan và đúng mực. Khi đã
phát khởi nghi tình thì câu trả lời chân kinh - ngụy kinh sẽ là sự mặc khế.
...
...
Bài liên quan
- Một nguyên nhân khác khiến cho đạo Phật bị lu mờ
- Hóa giải thâm cừu, đại hận giữa các hệ phái đạo Phật
- Tam Tạng kinh do ai thuyết?
- Diệu ý Như Lai
- Phác họa chân dung Giác giả Thích Ca
- “Khai quan điểm nhãn” (P.4)
- “Khai quan điểm nhãn” (P.3)
- “Khai quan điểm nhãn” (P.2)
- “Khai quan điểm nhãn” (P.1)
- Chọn lựa tích cực của Phật Thích Ca ngay sau ngày thành đạo…
- Giác giả Thích Ca ra đời là điều tất yếu
- Chân kinh - Ngụy kinh, những điều cần biết (P.3)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét