Phác họa chân dung Giác giả Thích Ca
Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018
Có nhiều người học Phật nói rằng khi Phật Thích Ca ném cái bát
xuống dòng nước chảy thì cái bát đó đã không xuôi dòng mà lại trôi ngược dòng
và họ khẳng định muốn thoát khỏi luân hồi thì người học Phật phải có lối sống
trái ngược hoàn toàn với người đời.
Họ, những người học Phật vô minh đó lại mặc định việc “cắt ái, ly
gia” là điều kiện tiên quyết, có tính then chốt trong sự giác ngộ giải thoát
hoàn toàn. Do cả nghĩ sự nhận định trên của số đông người học Phật vô minh là
chuẩn mực mà giới học giả, nhà nghiên cứu Phật học Đông Tây nhìn nhận Phật giáo
hướng con người đến chủ nghĩa duy ngã tiêu cực, yếm thế, tín đồ đạo Phật thuần
tín là những kẻ sống từ bỏ yêu thương, đoạn dứt việc lập gia đình. Việc “cắt
ái, ly gia” sẽ tác động xấu đến việc duy trì nòi giống loài người, thế là họ -
giới học giả, nhà nghiên cứu Phật học theo lối khám phá đạo Phật bằng cách thức
“cởi ngựa xem hoa” đã kết luận Phật giáo là một hệ tư tưởng có khuynh hướng dẫn
đến sự diệt vong nhân loại. Thật đáng tiếc thay cho những người đại diện tri
thức nhân loại cũng như một đại bộ phận tiêu biểu cho người học Phật tín thành
nhưng lại chính là những người có sự hiểu biết nông cạn, thiển cận và ấu trĩ.
Bởi do rơi vào biên kiến chủ quan mà số đông người học Phật đã cực
đoan khi nhận định muốn học Phật đạt đến mục đích giải thoát tối hậu là phải
“cắt ái, ly gia”, đặt mình vào lối sống ngược đời. Đây là trạng thái cực đoan
Đoạn kiến đoạn diệt của người học Phật vô minh.
Bởi do chủ quan, phiến diện khám phá đạo Phật ở góc nhìn hiện
tượng mà giới học giả, giới nghiên cứu Phật học đã không thể tiếp cận đến sự
đúng mực, sáng rõ, khách quan ở những lời bậc Giác giả Thích Ca từng nói. Và từ
sự cả tin nông nổi, cục bộ ở đại diện hàng đầu tri thức nhân loại, giới học giả
trí thức góp phần làm nhạt nhòa, lu mờ giá trị đúng mực, sáng rõ của chánh pháp
Phật Thích Ca từng trao truyền. Đây là trạng thái cực đoan Thường kiến của
người vô minh.
Do bởi chánh pháp sáng rõ, đúng mực bị che khuất, bị giới hạn nơi
sự hiểu biết mà nhân loại ngày nay dần chìm sâu vào sự tối tăm tri thức, lạc
lối sự hiểu biết khách quan, loài người ngày càng chìm sâu vào khổ não, sa ngã
vào lối sống thực dụng ích kỉ, xấu xa. Do thiếu hiểu biết mà loài người đang
tạo ra những sai lầm nghiêm trọng, gây ra sự nguy hiểm cho việc tồn vong nhân
loại, sự sống. Những sự hiểu biết lệch lạc, không đúng mực đã đưa đến việc hủy
hoại sự cân bằng nội tại của hành tinh xanh cũng như sự cân bằng nội tâm ở mỗi
con người
Việc hại người là nhân sẽ dẫn đến việc tổn mình là quả, điều này
thể hiện tính khách quan, công bằng khi con người chạm đến sự đúng mực, thật có
của quy luật nhân quả luân hồi. Và khi số đông nhân loại đều rơi vào lối sống,
cách hành xử sai lầm thì đó là hồi chuông cáo chung cho sự diệt vong loài người,
việc tàn hoại sự sống, hủy diệt trái đất.
Vậy ra giáo lý đạo Phật đưa đến sự đoạn diệt loài người hay chính
sự hiểu biết sai lạc về đạo Phật, sự vô minh của các thành phần, tầng lớp xã
hội loài người đã đặt nhân loại vào mối nguy diệt vong giống nòi và sự sống?
Nguồn tri thức đúng mực, sáng rõ, khách quan của chánh pháp nơi
giáo lý Phật Thích Ca từng tuyên thuyết cần được trao trả lại cho sự hiểu biết
khách quan của nhân loại. Giới trí thức, học giả, hành giả, giới chính trị, nhà
nghiên cứu, nhà khoa học,… với lối sống thực dụng hãy còn trong sự chủ quan, u
mê, tăm tối và người đời vị kỷ, bạc nhược cần phải được thức tỉnh sự hiểu biết
đúng mực, khách quan nơi nội tại mỗi người. Ngọn đuốc chánh pháp sẽ được làm
bừng sáng ngõ hầu soi sáng tâm thức u mê của nhân loại, đây là việc làm có tính
sống còn, là cứu cánh cho xã hội loài người ngày nay và tương lai.
Và đâu là chọn lựa của bạn?
…
Phật Thích Ca có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Đây chỉ là việc thần
thánh hóa nhân vật của người đời, là việc làm thường thấy ở những người học
Phật còn trong lưới vô minh.
Để phá tâm chấp sắc, chấp danh, chấp tướng… Phật Thích Ca đã hơn
một lần ra sức:
- Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng được diễn nghĩa vắn tắt, rành
rõ là bất cứ vật gì có hình tướng đều có tính không thật, chúng sẽ biến chuyển
theo lẽ vô thường đẹp xấu - xấu đẹp, còn mất - mất còn,… Vì tính hư huyễn, giả
tạm đó mà chấp giữ để rồi Tham sân si mạn nghi, khổ não thì đích thị là người
vô minh nông cạn.
- Lấy sắc, lấy âm thanh cầu Ta người ấy hành đạo Tà.
…
Cũng do bởi si mê, lầm lạc người xưa đã kể rằng Phật đản sanh ở
bên hông mẹ, đây là việc làm ấu trĩ nhằm loại bỏ yếu tố bất tịnh khi thọ thai
và ra đời ở đức Phật Thích Ca, đây là yếu tố thần tượng quá hóa cuồng của người
mê muội.
Dựa vào kinh sách cổ tôi được biết sau khi sinh ra Thái tử Tất đạt
đa thì hoàng hậu Mada (Mayadevi) đã chết. Thế nên một giả thuyết có tính
thuyết phục được đặt ra, đó là hoàng hậu Mada sinh non và việc sinh non đó dẫn
đến việc hoàng hậu Mada đã mất vài ngày sau khi sinh. Hẳn là việc mất mẹ cũng
đã phần nào khiến cho Thái tử Tất đạt đa sớm trực nhận và nhạy cảm với mọi lẽ
khổ não nhân sinh, đây là yếu tố tiên quyết khiến Thái tử Tất đạt đa sớm hòa
nhập ý thức hệ tìm cách thoát khỏi quy luật sinh lão bệnh tử, nhân quả luân hồi
- ý thức về sự thoát khổ, việc giải thoát khỏi sinh tử là nhân vốn có ở tâm
thức mỗi người, là Phật tánh - tánh Giác thường còn ở mọi chúng sinh, là chánh
pháp thật có trong mọi tâm ý sự sống.
Vì bởi cuồng tín, si mê, thần thánh hóa sự toàn mỹ, tuyệt đẹp về
Phật Thích Ca mà người xưa đã thêu dệt nên những câu chuyện có thiên hướng tâm
linh sai lạc, những câu chuyện không thật đúng về gốc tích, tính chân nguyên
của sự ra đời một vị Giác giả đã được dựng lên. Kết quả là đại diện cho giới
trí thức, học giả ngày nay, ngày xưa và ngày sau khi chạm đến phần ngụy thư giả
lập có ở giáo lý đạo Phật bằng tâm thái kiêu mạn, tự phụ tri thức hơn người đã
cả quyết rằng đó là những điều dị đoan mê muội. Từ đó, tri thức loài người một
thời đã chủ quan phủ định sạch trơn những giá trị đúng mực, khách quan, sáng rõ
nơi giáo lý Tam Tạng kinh.
Phải chăng khi đãi vàng, đá quý con người phải gạn lọc những thứ
quý giá ở nơi hỗn mang cát đá?
Sự chủ quan, bảo thủ, cực đoan, mê lầm của tri thức nhân loại đến
bao giờ mới chạm đến sự khách quan, tổng thể, đúng mực? Lẽ nào sự hiểu biết của
loài người cứ lần đến ngọn thì quên mất cả gốc?
Con người lẽ nào được sinh ra là chỉ để hưởng thụ cuộc sống, duy
trì giống nòi với vô vàn khổ não được mất, hơn thua, đúng sai cùng những Tham
sân si mạn nghi để rồi kết thúc một kiếp người - Chết là hết. Lẽ nào chỉ thế
thôi?
Nếu không thể “Chết là hết” thì quy luật sự sống sẽ tiếp diễn,
luân chuyển như thế nào? Ta là ai? Ta đến từ đâu? Chết ta sẽ về đâu?... Những
câu hỏi dường như không quá xa lạ với mỗi người, song dường như nhân loại, Ta
đã hời hợt quên bẳng đi những điều rất gần gũi với mỗi người. Lối sống thực
dụng hưởng thụ, chủ nghĩa cá nhân ngày nay đã khiến cho nội tâm, chiều sâu tâm
hồn nơi nhân loại, nơi mỗi người rơi vào sự rỗng tuếch, hời hợt đến thế sao?
Và ở nơi sự trống rỗng mông lung của nội tâm nhân loại đã từng có
và mãi tồn tại một ý thức hệ lần tìm về nguyên ủy, gốc tích chính mình; Một số
khác đi tìm sự giải thoát khỏi nỗi lo toan, khổ não cũng như việc nhàm chán
việc luân hồi sinh tử. Do việc luôn tồn tại một bộ phận nhân loại luôn tìm về
sự giải thoát hoàn toàn từ đó đã dẫn đến việc ra đời và tồn tại pho Tam Tạng
kinh quý giá. Đây cũng chính là chánh pháp, là Phật tánh - Tánh giác thường còn
luôn tồn tại nơi nhân loại, nơi mỗi tâm ý sự sống. Lối thoát của nhân loại ngày
nay, ngày xưa và ngày mai cũng chính là đây.
…
Thật ra cái bát được tiếng là trôi ngược dòng mà Phật Thích Ca ném
ra đó chính là bát chánh đạo. Bát chánh đạo với chánh kiến, chánh tư duy, chánh
ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Bát
chánh đạo chính là những yếu quyết giúp con người trực nhận, chạm đến bản chất
sự sống, vạn pháp với vô thường, vô ngã, tánh không của vạn hữu… Những điều mà
khi con người nắm bắt, lĩnh hội đúng mực sẽ dứt trừ Tham sân si mạn nghi, giảm
thiểu khổ não, muộn phiền về những bất toàn nơi cuộc sống.
Tà kiến là những hiểu biết không thật đúng về bản chất sự sống, vô
minh là những sự hiểu biết sai lạc, không đủ đầy. Tà kiến, vô minh khiến con
người ngụp lặn trong khổ não, muộn phiền vay trả. Bát chánh đạo giúp con người
thấu rõ vô minh, tà kiến, công năng của Bát chánh đạo giúp con người có cuộc
sống an lạc, lành mạnh, tích cực và cả sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn.
Việc “cắt ái ly gia” không là cứu cánh của đạo giác ngộ giải thoát.
Lấy việc “cắt ái ly gia” làm nền tảng của việc thoát khỏi luân hồi là tà kiến,
là sự vô minh tăm tối của những người học Phật si mê. Việc “cắt ái ly gia” chỉ
là một trong những phương tiện pháp diệu dụng, hữu ích với những người tìm về
sự giải thoát khỏi luân hồi mà lòng nhiều tham đắm ái dục, si mê thanh sắc.
Bài liên quan
- Làm thân Phật chảy máu - Phá hòa hợp Tăng
- Phương Đông hủy diệt đạo Phật
- Phương Tây khám phá đạo Phật
- Giải mã đạo Phật
- Chọn lựa của nhân loại
- Đơn nghiệp - Cộng Nghiệp
- Bồ tát - Thanh văn
- Huyền môn và đạo Phật
- Một nguyên nhân khác khiến cho đạo Phật bị lu mờ
- Hóa giải thâm cừu, đại hận giữa các hệ phái đạo Phật
- Tam Tạng kinh do ai thuyết?
- Diệu ý Như Lai
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét