Phẩm Quán Chiếu Căn Tánh Chúng Sinh
Thứ Ba, 24 tháng 7, 2018
Lúc bấy giờ, ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi trưởng giả Duy ma cật rằng:
- Bồ tát nên quán chiếu căn tánh của chúng sinh ra sao?
Trưởng giả Duy ma cật đáp:
- Bồ tát quán chiếu chúng sinh như cách nhà huyễn thuật xem xét người
huyễn mà mình đã tạo ra. Bồ tát quán chiếu chúng sinh như người có trí tuệ thấy
trăng dưới nước, thấy ảnh trong gương, thấy ánh nắng dợn, như âm vang của
tiếng, như thấy mây giữa hư không, như bọt biển, như bong bóng nước, như sự bền
chắc của cây chuối, như ánh chớp không dừng, như đại thứ năm, như ấm thứ sáu,
như căn trần thứ bảy, như nhập thứ mười ba, như giới thứ mười chín. Bồ tát quán
chiếu chúng sinh cũng như sự thấy hình tướng của cõi vô sắc, như lá mầm của hạt
giống được nấu chín, như việc chấp thân thật có của Tu đà hoàn, như sự nhập
thai của A na hàm, như Tham sân si của A la hán, như sự phá giới của Bồ tát
chứng pháp vô sanh, như tập khí phiền não của chư Phật, như người mù thấy hình
tướng, như hơi thở ra vào của người nhập diệt tận định, như dấu vết chim bay
giữa hư không, như con của đàn bà không thể sinh sản, như phiền não của người
huyễn hóa, như cảnh chiêm bao khi đã thức giấc, như người diệt độ thọ lấy thân,
như thấy lửa không có khói. Bồ tát quán chiếu căn tánh chúng sinh cũng nên quán
chiếu như thế.
Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi:
- Nếu Bồ tát quán chiếu như thế phải thực hành lòng từ ra sao?
Trưởng giả Duy ma cật đáp rằng:
- Bồ tát quán chiếu như thế rồi nên thầm nghĩ rằng “Ta phải vì
chúng sinh nói pháp như trên, đó là lòng từ chân thật. Thực hành lòng từ tịch
diệt bởi vì không từng sinh ra. Thực hành lòng từ không nóng vội, không gấp rút
vì không có phiền não. Thực hành lòng từ bình đẳng vì ba thời vốn không khác.
Thực hành lòng từ không đua tranh vì không có tâm khởi. Thực hành lòng từ không
hai vì trong ngoài không thấy nhau, vì lục căn không dính mắc lục trần. Thực
hành lòng từ không hư hoại, không thoái thất bởi hoàn toàn vắng lặng. Thực hành
lòng từ kiên cố vì không có gì mất mát, luống uổng. Thực hành lòng từ thanh
tịnh vì tánh các pháp trong sạch. Thực hành lòng từ vô biên vì như hư không.
Thực hành lòng từ A la hán vì đã diệt hết chúng ma. Thực hành lòng từ Bồ tát vì
an vui chúng sinh. Thực hành lòng từ Như Lai vì đặng tướng như như. Thực hành
lòng từ của Phật vì giác ngộ chúng sinh. Thực hành lòng từ tự nhiên vì không do
nhân duyên mà được. Thực hành lòng từ Bồ đề vì pháp bình đẳng. Thực hành lòng
từ không có sự phân biệt, so sánh vì đoạn các dính mắc, ràng buộc. Thực hành
lòng từ đại bi vì pháp khí đại thừa. Thực hành lòng từ không nhàm mỏi vì rõ
biết Không - Vô ngã. Thực hành lòng từ pháp thí vì không có sự ràng buộc. Thực
hành lòng từ trì giới để hóa độ người phá giới. Thực hành lòng từ nhẫn nhục để
bảo hộ người và mình. Thực hành lòng từ tinh tấn để gánh vác việc chúng sinh.
Thực hành lòng từ thiền định vì không riêng hưởng thiền vị. Thực hành lòng từ
trí tuệ vì đúng thời. Thực hành lòng từ phương tiện vì cứu độ tất cả. Thực hành
lòng từ không che dấu vì tâm ngay thẳng, trong sạch. Thực hành lòng từ thâm tâm
vì không có sự tạp nhiễm, phiền não. Thực hành lòng từ không giả dối vì không
mong cầu. Thực hành lòng từ bi mẫn vì muốn tất cả chúng sinh đều được niềm an
lạc Niết bàn. Lòng từ của Bồ tát là như thế.
Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi:
- Nếu Bồ tát quán chiếu như thế phải thực hành lòng bi ra sao?
Trưởng giả Duy ma cật đáp:
- Tất cả công đức Bồ tát làm cốt là để thành tựu cho mọi chúng
sinh.
Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi:
- Nếu Bồ tát quán chiếu như thế phải thực hành lòng hỷ ra sao?
Trưởng giả Duy ma cật đáp:
- Mọi việc đều hoan hỷ.
Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi:
- Nếu Bồ tát quán chiếu như thế phải thực hành lòng xả ra sao?
Trưởng giả Duy ma cật đáp:
- Những việc đã làm, không có lòng níu giữ.
Ngài Văn Thù Sư Lợi lại hỏi :
- Sự sinh tử đáng sợ, Bồ tát phải y tựa nơi đâu ?
Trưởng giả Duy ma cật đáp:
- Bồ tát ở trong sinh tử đáng sợ phải y tựa nơi sức trí tuệ Như
Lai.
Ngài Văn Thù Sư Lợi lại hỏi:
- Bồ tát muốn y tựa sức trí tuệ Như Lai phải trụ nơi đâu?
- Bồ tát muốn y tựa sức trí tuệ Như Lai phải trụ ở việc độ thoát
tất cả chúng sinh.
- Muốn độ chúng sinh phải trừ những gì?
- Muốn độ chúng sinh phải trừ phiền não.
- Muốn trừ phiền não phải thực hành những gì?
- Phải thực hành chánh niệm.
- Thế nào là thực hành chánh niệm?
- Phải thực hành pháp không sinh không diệt.
- Pháp gì không sinh, pháp gì không diệt?
- Pháp bất thiện không sinh, pháp thiện không diệt.
- Pháp thiện và pháp bất thiện lấy gì làm gốc?
- Lấy thân là gốc.
- Thân lấy gì làm gốc?
- Thân lấy tham dục là gốc.
- Tham dục lấy gì làm gốc?
- Tham dục lấy hư vọng phân biệt là gốc.
- Hư vọng phân biệt lấy gì làm gốc?
- Hư vọng phân biệt lấy tưởng điên đảo làm gốc.
- Tưởng điên đảo lấy gì làm gốc?
- Tưởng điên đảo lấy không trụ là gốc.
- Không trụ lấy gì làm gốc?
- Không trụ thì không gốc.
Trưởng giả Duy ma cật lại nói:
- Thưa ngài Văn Thù Sư Lợi! Ở nơi gốc không trụ mà lập tất cả
pháp.
Bấy giờ, trong nhà trưởng giả Duy ma cật có một Thể nữ thấy các vị
trời, người đến nghe pháp, liền hiện thân tung rải hoa trời trên mình các vị Bồ
tát và đại đệ tử. Khi hoa đến mình các vị Bồ tát đều rơi hết, hoa đến các vị
đại đệ tử đều mắc lại. Các vị đại đệ tử dùng hết đủ mọi cách phủi hoa mà hoa
cũng không rơi xuống.
Lúc ấy, Thể nữ hỏi Ngài Xá lợi phất:
- Tại sao mà ngài muốn phủi hoa?
Xá lợi phất nói:
- Hoa này không như pháp nên tôi phủi.
Thể nữ kia liền nói:
- Chớ bảo hoa này là không như pháp. Vì sao? Vì hoa không có ý
phân biệt chỉ do nơi nhân giả phân biệt nên mới có sự ràng buộc, dính mắc. Nếu
người xuất gia ở trong Phật pháp có lòng phân biệt là không như pháp, nếu lòng
không phân biệt mới là như pháp. Ngài nhìn xem! Hoa đâu thể vin níu các vị Bồ
tát. Vì Bồ tát đã đoạn hết tưởng phân biệt. Ví như con người trong lòng hồi
hộp, run sợ thì phi nhân mới thừa cơ bức hại. Cũng như thế các vị đại đệ tử vì
còn sợ sinh tử nên sắc thinh, hương, vị, xúc mới thừa cơ dính mắc, còn người đã
lìa được mọi sự sợ sệt, phiền não thì tất cả năm món dục không làm gì được. Các
vị đại đệ tử vì tập khí kiết sử chưa dứt hết nên hoa mới mắc lại nơi thân, còn
người đã trừ sạch tập khí kiết sử thì hoa không dính mắc được.
Ngài Xá lợi phất nói:
- Thể nữ ở nhà này đã được bao lâu?
- Tôi ở nhà này như ngài được giải thoát.
- Ở đây đã lâu đến thế sao?
- Ngài giải thoát đã lâu thế nào?
Ngài Xá lợi phất nín lặng không đáp.
Thể nữ nói:
- Tại sao bậc đại trí danh tiếng lại không nói?
Ngài Xá lợi phất đáp:
- Giải thoát không có ngôn thuyết nên ở nơi giải thoát ta không
biết diễn giải ra sao.
Thể nữ nói:
- Ngôn thuyết văn tự đều là tướng giải thoát. Vì sao? Vì giải
thoát không ở trong, không ở ngoài, không ở hai bên; Cũng lại như vậy văn tự cũng
không ở trong, không ở ngoài, không ở hai bên. Thế nên, ngài Xá lợi phất chớ
rời văn tự mà cho rằng giải thoát. Vì sao? Vì tất cả pháp là tướng giải thoát.
Ngài Xá lợi phất hỏi:
- Không cần ly dâm, nộ, si,… được giải thoát sao?
Thể nữ nói:
- Phật vì kẻ tăng thượng mạn nói ly dâm, nộ, si… là giải thoát.
Nếu gặp người không tăng thượng mạn thì Phật nói tánh của dâm nộ, si là giải
thoát.
Ngài Xá lợi phất nói:
- Hay thay! Hay thay! Thưa Thể nữ! Nàng thành tựu sở đắc gì, đã
chứng ngộ quả vị gì mà có được biện tài như thế?
Thể nữ nói:
- Tôi không được gì, không chứng gì mới được biện tài như thế. Vì
sao? Vì nếu có được, có chứng ở trong Phật pháp thì là kẻ tăng thượng mạn.
Ngài Xá lợi phất hỏi Thể nữ:
- Ở trong ba thừa - Thanh văn, Duyên Giác thừa, Bồ tát thừa ý nàng
hành thừa nào?
Thể nữ nói:
- Cần pháp Thanh văn để hóa độ chúng sinh, tôi làm Thanh văn; cần
pháp nhân duyên để hóa độ chúng sinh, tôi làm Bích Chi Phật, cần pháp đại bi để
hóa độ chúng sinh, tôi làm pháp đại thừa. Thưa ngài Xá lợi phất! Như người vào
rừng chiêm bặc chỉ ngửi có mùi hoa chiêm bặc, chứ không còn mùi hương nào khác.
Cũng như người vào nhà này chỉ ngửi mùi hương công đức của Phật chớ không thiết
ngửi mùi hương công đức của Thanh Văn và Bích Chi Phật. Thưa ngài Xá lợi phất!
Có những vị Đế Thích, Phạm thiên, Tứ thiên vương và chư Thiên, long thần, các
loài quỉ… khi vào trong nhà này nghe ngài Duy ma cật giảng nói chánh pháp, đều
phát tâm vô thượng bồ đề.
- Thưa ngài Xá lợi phất! Tôi ở nhà này chưa từng nghe nói pháp
Thanh văn, Bích chi Phật; Tôi chỉ nghe pháp đại bi của Bồ tát và những pháp bất
khả tư nghị của chư Phật. Thưa ngài Xá lợi phất! Nhà này thường hiện ra tám
Pháp chưa từng có, rất khó gặp”. Tám pháp là gì? Nhà này thường dùng ánh sáng
sắc vàng soi chiếu ngày đêm không khác, chẳng cần đến ánh sáng mặt trời, mặt
trăng soi rọi, đó là Pháp chưa từng có, rất khó gặp thứ nhất. Bất kỳ ai vào nhà
này đều không còn bị các thứ cấu nhiễm, phiền muộn làm não loạn, đó là Pháp
chưa từng có, rất khó gặp thứ hai. Nhà này thường có các vị trời Đế Thích, Phạm
thiên, Tứ thiên vương và các Bồ tát ở phương khác nhóm họp không ngớt, đó là
Pháp chưa từng có, rất khó gặp thứ ba. Nhà này thường diễn nói sáu pháp Ba la
mật và pháp bất thoái chuyển, đó là Pháp chưa từng có, rất khó gặp thứ tư. Nhà
này thường trổi âm nhạc bậc nhất của trời, người vang ra vô lượng Pháp âm vi
diệu, đó là Pháp chưa từng có, rất khó gặp thứ năm. Nhà này có bốn kho tàng lớn
chứa đầy các món báu, giúp cho mọi kẻ nghèo thiếu, hễ cầu liền được không bao
giờ hết, đó là Pháp chưa từng có, rất khó gặp thứ sáu. Nhà này Phật Thích Ca
Mâu Ni, Phật A Di Đà, Phật A Súc, Phật Bửu Đức, Phật Bửu Diệm, Phật Bửu Nguyệt,
Phật Bửu Nghiêm, Phật Nan Thắng, Phật Sư Tử Hướng, Phật Nhất Thiết Lợi Thành,…
vô lượng chư Phật trong 10 phương khi ngài Duy ma cật nhớ nghĩ đến liền hiện
thân rộng diễn nói pháp âm Như Lai, thuyết pháp xong nhà này lại trở nên vắng
lặng, đó là Pháp chưa từng có, rất khó gặp thứ bảy. Nhà này được trang nghiêm
bởi tất cả cung điện tốt đẹp của chư Thiên và các cõi nước thanh tịnh của chư
Phật, đó là Pháp chưa từng có, rất khó gặp thứ tám.
- Thưa ngài Xá lợi phất! Nhà này thường hiện ra tám Pháp chưa từng
có, rất khó gặp như thế. Khi chứng nghiệm tám Pháp bất khả tư nghị ấy đâu còn
ai chấp đắm pháp Thanh văn nữa.
Ngài Xá lợi phất nói:
- Vì sao nàng không chuyển thân nữ kia đi?
Thể nữ nói
- Bấy lâu nay tôi tìm kiếm tướng nữ nhân mà trọn không thể gặp,
vậy tôi phải chuyển đổi gì đây? Ví như có người biết một nhà huyễn thuật tạo ra
một người nữ huyễn, nếu người đó lại hỏi người nữ huyễn rằng “Sao không chuyển
thân nữ đó đi?”. Vậy người hỏi đó có đúng chăng?
Ngài Xá lợi phất nói:
- Thật không đúng vậy. Huyễn hóa vốn không có tướng cố định thì
đâu cần phải chuyển đổi làm gì.
Thể nữ nói:
- Tất cả pháp cũng như thế, tất cả các pháp vốn không có tướng cố
định. Vậy sao ngài lại hỏi tôi không chuyển thân nữ?
Nói xong, Thể nữ dùng sức thần thông biến ngài Xá lợi phất thành
ra Thể nữ, Thể nữ lại tự hóa mình giống như ngài Xá lợi phất mà hỏi rằng:
- Tại sao ngài không chuyển thân nữ đi?
Ngài Xá lợi phất mang lấy hình tướng thân nữ mà đáp rằng:
- Ta nay không biết tại sao lại biến thành thân nữ thế này?
Thể nữ nói:
- Thưa ngài Xá lợi phất! Nếu ngài chuyển được thân nữ đó thì tất
cả người nữ cũng đều chuyển được. Như ngài Xá lợi phất không phải người nữ mà
hiện thân nữ thời tất cả người nữ cũng lại như thế. Tuy là hiện thân nữ mà
không phải người nữ đâu. Vì thế, Phật nói “Tất cả các pháp không phải tướng đàn
ông, không phải tướng đàn bà”.
Bấy giờ, Thể nữ thu nhiếp thần lực, thân ngài Xá lợi phất trở lại
như cũ. Thể nữ hỏi ngài Xá lợi phất:
- Tướng nữ của ngài bây giờ ở đâu?
Ngài Xá lợi phất đáp:
- Tướng nữ không ở đâu mà ở tất cả.
Thể nữ nói:
- Tất cả pháp lại cũng như thế, không ở đâu mà ở tất cả. Nói các
pháp không ở đâu mà ở tất cả là lời Phật nói.
Ngài Xá lợi phất hỏi:
- Nàng ở nơi đây chết rồi sẽ sinh về đâu?
Thể nữ đáp:
- Hóa thân Phật sinh thế nào, tôi cũng hóa sinh thế ấy.
Ngài Xá lợi phất nói:
- Hóa thân Phật không phải chết rồi mới sinh.
Thể nữ nói:
- Chúng sinh cũng thế, không phải chết rồi mới sinh.
Ngài Xá lợi phất hỏi:
- Bao lâu nữa nàng sẽ chứng được vô thượng bồ đề?
Thể nữ đáp:
- Khi nào ngài Xá lợi phất trở lại thành phàm phu, tôi sẽ được vô
thượng bồ đề.
Ngài Xá lợi phất nói:
- Không bao giờ tôi trở lại phàm phu.
Thể nữ nói:
- Tôi cũng không bao giờ được vô thượng bồ đề. Vì sao? Vì Bồ Đề
không có chỗ trụ nên sẽ không có sự chứng đắc.
Ngài Xá lợi phất nói:
- Hiện nay, Phật chứng vô thượng bồ đề. Theo lời Phật thuyết “Chư
Phật đã chứng, sẽ chứng vô thượng bồ đề nhiều như số cát sông Hằng”, nghĩa ấy
nên hiểu làm sao?
Thể nữ đáp:
- Đấy là Phật theo pháp thế gian mà nói có Phật 3 thời chứ nơi
pháp xuất thế gian đâu từng nói quả Bồ đề có quá khứ, có hiện tại, có vị lai.
- Thưa ngài Xá lợi phất! Ngài có chứng quả A la hán không?
Ngài Xá lợi phất đáp:
Vì không có sự chứng đắc nên mới gượng nói có chứng đắc.
Thể nữ nói:
- Cũng lại như vậy. Chư Phật, Bồ tát vì không chứng đắc nên đắc vô
thượng bồ đề.
Bấy giờ, trưởng giả Duy ma cật bảo ngài Xá lợi phất:
- Thể nữ này từng cúng dường 92 ức chư Phật, đã được thần thông du
hý của Bồ tát, nguyện lực đầy đủ, chứng vô sanh pháp nhẫn, đắc pháp Bồ tát
không thoái chuyển. Do sức hạnh nguyện mà tùy nghi biến hiện giáo hóa mọi chúng
sinh.
Tinh yếu lược giải:
Sơ khởi của Phẩm quán chiếu căn tánh là cuộc đối thoại giữa ngài
Văn Thù Sư Lợi và cư sĩ Duy ma cật về cách thức quán chiếu căn tánh chúng sinh
để tùy thuận trao truyền chánh pháp ở một người học Phật hành Bồ tát đạo cầu
trí vô thượng bồ đề. Tiếp đến là bậc Giác giả nhắc lại pháp hành Từ Bi Hỷ Xả mà
người học Phật thọ trì pháp khí đại thừa nên dụng công rốt ráo. Từ bi hỷ xả là
tâm yếu tối thượng của một vị Bồ tát chân chính hành Phật đạo. Và người học
Phật đúng mực hãy nên y tựa trí tuệ Phật mà quán chiếu, thọ trì chánh pháp.
Nhân duyên Giác giả thuyết Phẩm quán chiếu căn tánh chúng sinh là
nhằm nhấn mạnh yếu điểm thường gặp ở người học Phật theo lối Thanh văn thừa; Đó
là sự dính mắc, ràng buộc do tâm phân biệt đối đãi nơi nhị nguyên sâu nặng.
Sự xuất hiện của một vị Thể nữ ở buổi Pháp thoại liên quan đến một
tư liệu xưa khi Phật Thích Ca còn tại thế. Có một dịp, một người phụ nữ trung
niên tuyệt đẹp tên Ambapali (Am-bà-ba-li) vì mến mộ đức độ Phật nên đã cùng
người con trai là y sĩ Jivaka (Kỳ Bà) đến tham bái và xin quy y Tam bảo. Nhan
sắc diễm lệ của Ambapali đã khiến chúng đệ tử Phật xao xuyến, động niệm. Lần
hội ngộ đó, ngài Xá lợi phất hữu duyên được gặp Ambapali, biết rằng sự xuyến
xao khi đối diện với sắc đẹp của phụ nữ là điều thường xảy ra ở người học Phật,
ngài Xá lợi phất đã đem chỗ chướng ngại khó thể giải bày trình lên Phật và mong
Phật chỉ cho cách hóa giải vọng tâm khi tiếp xúc người khác giới để người học
Phật có thể giữ vững chánh định, chẳng sinh lòng tà vạy.
Nhân chỗ dính mắc của ngài Xá lợi phất, vị Giác giả đã quyền biến
dùng làm phương tiện khéo ngõ hầu bày ra những kiến chấp, những chấp thủ thường
thấy ở người học Phật chưa lĩnh hội thật tướng vạn pháp.
…
Bấy giờ, trong nhà trưởng giả Duy ma cật có một Thể nữ thấy các vị
trời, người đến nghe pháp, liền hiện thân tung rải hoa trời khắp nơi quanh các
vị Bồ tát và đại đệ tử. Khi hoa đến mình các vị Bồ tát đều rơi hết, hoa đến các
vị đại đệ tử đều mắc lại. Các vị đại đệ tử dùng hết đủ mọi cách phủi hoa mà hoa
cũng không rơi xuống.
Lúc ấy, Thể nữ hỏi Ngài Xá lợi phất:
- Tại sao mà ngài muốn phủi hoa?
Xá lợi phất nói:
- Hoa này không như pháp nên tôi phủi.
Thể nữ kia liền nói:
- Chớ bảo hoa này là không như pháp. Vì sao? Vì hoa không có ý
phân biệt chỉ do nơi nhân giả phân biệt nên mới có sự ràng buộc, dính mắc. Nếu
người xuất gia ở trong Phật pháp có lòng phân biệt là không như pháp, nếu lòng
không phân biệt mới là như pháp. Ngài nhìn xem! Hoa đâu thể vin níu các vị Bồ
tát. Vì Bồ tát đã đoạn hết tưởng phân biệt. Ví như con người trong lòng có sự
hồi hộp, run sợ thì phi nhân mới thừa cơ bức hại. Cũng như thế các vị đại đệ tử
vì còn sợ sinh tử nên sắc thinh, hương, vị, xúc mới thừa cơ dính mắc, còn người
đã lìa được mọi sự sợ sệt, phiền não thì tất cả năm món dục không làm gì được.
Các vị đại đệ tử vì tập khí kiết sử chưa dứt hết nên hoa mới mắc lại nơi thân,
còn người đã trừ sạch tập khí kiết sử thì hoa không dính mắc được.
Ngài Xá lợi phất nói:
- Thể nữ ở nhà này đã được bao lâu?
- Tôi ở nhà này như ngài được giải thoát.
- Ở đây đã lâu đến thế sao?
- Ngài giải thoát đã lâu thế nào?
Ngài Xá lợi phất nín lặng không đáp.
Thể nữ nói:
- Tại sao bậc đại trí danh tiếng lại không nói?
Ngài Xá lợi phất đáp:
- Giải thoát không có ngôn thuyết nên ở nơi giải thoát ta không
biết diễn giải ra sao.
Thể nữ nói:
- Ngôn thuyết văn tự đều là tướng giải thoát. Vì sao? Vì giải
thoát không ở trong, không ở ngoài, không ở hai bên; Cũng lại như vậy văn tự
cũng không ở trong, không ở ngoài, không ở hai bên. Thế nên, ngài Xá lợi phất
chớ rời văn tự mà cho rằng giải thoát. Vì sao? Vì tất cả pháp là tướng giải
thoát.
Ngài Xá lợi phất hỏi:
- Không cần ly dâm, nộ, si,… được giải thoát sao?
Thể nữ nói:
- Phật vì kẻ tăng thượng mạn nói ly dâm, nộ, si… là giải thoát.
Nếu gặp người không tăng thượng mạn thì Phật nói tánh của dâm nộ, si là giải
thoát.
Ngài Xá lợi phất nói:
- Hay thay! Hay thay! Thưa Thể nữ! Nàng thành tựu sở đắc gì, đã
chứng ngộ quả vị gì mà có được biện tài như thế?
Thể nữ nói:
- Tôi không được gì, không chứng gì mới được biện tài như thế. Vì
sao? Vì nếu có được, có chứng ở trong Phật pháp thì là kẻ tăng thượng mạn.
Ngài Xá lợi phất hỏi Thể nữ:
- Ở trong ba thừa - Thanh văn, Duyên Giác thừa, Bồ tát thừa ý nàng
hành thừa nào?
Thể nữ nói:
- Cần pháp Thanh văn để hóa độ chúng sinh, tôi làm Thanh văn; cần
pháp nhân duyên để hóa độ chúng sinh, tôi làm Bích Chi Phật, cần pháp đại bi để
hóa độ chúng sinh, tôi hành pháp đại thừa. Thưa ngài Xá lợi phất! Như người vào
rừng chiêm bặc chỉ ngửi có mùi hoa chiêm bặc, chứ không còn mùi hương nào khác.
Cũng như người vào nhà này chỉ ngửi mùi hương công đức của Phật chớ không thiết
ngửi mùi hương công đức của Thanh Văn và Bích Chi Phật. Thưa ngài Xá lợi phất!
Có những vị Đế Thích, Phạm thiên, Tứ thiên vương và chư Thiên, long thần, các
loài quỉ… khi vào trong nhà này nghe ngài Duy ma cật giảng nói chánh pháp, đều
phát tâm vô thượng bồ đề.
- Thưa ngài Xá lợi phất! tôi ở nhà này chưa từng nghe nói pháp
Thanh văn, Bích chi Phật; Tôi chỉ nghe pháp đại bi của Bồ tát và những pháp bất
khả tư nghị của chư Phật. Thưa ngài Xá lợi phất! Nhà này thường hiện ra tám
Pháp chưa từng có, rất khó gặp”. Tám pháp là gì? Nhà này thường dùng ánh sáng
sắc vàng soi chiếu ngày đêm không khác, chẳng cần đến ánh sáng mặt trời, mặt
trăng soi rọi, đó là Pháp chưa từng có, rất khó gặp thứ nhất. Bất kỳ ai vào nhà
này đều không còn bị các thứ cấu nhiễm, phiền muộn làm não loạn, đó là Pháp
chưa từng có, rất khó gặp thứ hai. Nhà này thường có các vị trời Đế Thích, Phạm
thiên, Tứ thiên vương và các Bồ tát ở phương khác nhóm họp không ngớt, đó là
Pháp chưa từng có, rất khó gặp thứ ba. Nhà này thường diễn nói sáu pháp Ba la mật
và pháp bất thoái chuyển, đó là Pháp chưa từng có, rất khó gặp thứ tư. Nhà này
thường trổi âm nhạc bậc nhất của trời, người vang ra vô lượng Pháp âm vi diệu,
đó là Pháp chưa từng có, rất khó gặp thứ năm. Nhà này có bốn kho tàng lớn chứa
đầy các món báu, giúp cho mọi kẻ nghèo thiếu, hễ cầu liền được không bao giờ
hết, đó là Pháp chưa từng có, rất khó gặp thứ sáu. Nhà này Phật Thích Ca Mâu
Ni, Phật A Di Đà, Phật A Súc, Phật Bửu Đức, Phật Bửu Diệm, Phật Bửu Nguyệt,
Phật Bửu Nghiêm, Phật Nan Thắng, Phật Sư Tử Hướng, Phật Nhất Thiết Lợi Thành,…
vô lượng chư Phật trong 10 phương khi ngài Duy ma cật nhớ nghĩ đến liền hiện
thân rộng diễn nói pháp âm Như Lai, thuyết pháp xong nhà này lại trở nên vắng
lặng, đó là Pháp chưa từng có, rất khó gặp thứ bảy. Nhà này được trang nghiêm
bởi tất cả cung điện tốt đẹp của chư Thiên và các cõi nước thanh tịnh của chư
Phật, đó là Pháp chưa từng có, rất khó gặp thứ tám.
- Thưa ngài Xá lợi phất! Nhà này thường hiện ra tám Pháp chưa từng
có, rất khó gặp như thế. Khi chứng nghiệm tám Pháp bất khả tư nghị ấy đâu còn
ai chấp đắm pháp Thanh văn nữa.
Ngài Xá lợi phất nói:
- Vì sao nàng không chuyển thân nữ kia đi?
Thể nữ nói
- Bấy lâu nay tôi tìm kiếm tướng nữ nhân mà trọn không thể gặp,
vậy tôi phải chuyển đổi gì đây? Ví như có người biết một nhà huyễn thuật tạo ra
một người nữ huyễn, nếu người đó lại hỏi người nữ huyễn rằng “Sao không chuyển
thân nữ đó đi?”. Vậy người hỏi đó có đúng chăng?
Ngài Xá lợi phất nói:
- Thật không đúng vậy. Huyễn hóa vốn không có tướng cố định thì
đâu cần phải chuyển đổi làm gì.
Thể nữ nói:
- Tất cả pháp cũng như thế, tất cả các pháp vốn không có tướng cố
định. Vậy sao ngài lại hỏi tôi không chuyển thân nữ?
Nói xong, Thể nữ dùng sức thần thông biến ngài Xá lợi phất thành
ra Thể nữ, Thể nữ lại tự hóa mình giống như ngài Xá lợi phất mà hỏi rằng:
- Tại sao ngài không chuyển thân nữ đi?
Ngài Xá lợi phất mang lấy hình tướng thân nữ mà đáp rằng:
- Ta nay không biết tại sao lại biến thành thân nữ thế này?
Thể nữ nói:
- Thưa ngài Xá lợi phất! Nếu ngài chuyển được thân nữ đó thì tất
cả người nữ cũng đều chuyển được. Như ngài Xá lợi phất không phải người nữ mà
hiện thân nữ thời tất cả người nữ cũng lại như thế. Tuy là hiện thân nữ mà
không phải người nữ đâu. Vì thế, Phật nói “Tất cả các pháp không phải tướng đàn
ông, không phải tướng đàn bà”.
Bấy giờ, Thể nữ thu nhiếp thần lực, thân ngài Xá lợi phất trở lại
như cũ. Thể nữ hỏi ngài Xá lợi phất:
- Tướng nữ của ngài bây giờ ở đâu?
Ngài Xá lợi phất đáp:
- Tướng nữ không ở đâu mà ở tất cả.
Thể nữ nói:
- Tất cả pháp lại cũng như thế, không ở đâu mà ở tất cả. Nói các
pháp không ở đâu mà ở tất cả là lời Phật nói.
Ngài Xá lợi phất hỏi:
- Nàng ở nơi đây chết rồi sẽ sinh về đâu?
Thể nữ đáp:
- Hóa thân Phật sinh thế nào, tôi cũng hóa sinh thế ấy.
Ngài Xá lợi phất nói:
- Hóa thân Phật không phải chết rồi mới sinh.
Thể nữ nói:
- Chúng sinh cũng thế, không phải chết rồi mới sinh.
Ngài Xá lợi phất hỏi:
- Bao lâu nữa nàng sẽ chứng được vô thượng bồ đề?
Thể nữ đáp:
- Khi nào ngài Xá lợi phất trở lại thành phàm phu, tôi sẽ được vô
thượng bồ đề.
Ngài Xá lợi phất nói:
- Không bao giờ tôi trở lại phàm phu.
Thể nữ nói:
- Tôi cũng không bao giờ được vô thượng bồ đề. Vì sao? Vì Bồ Đề
không có chỗ trụ nên sẽ không có sự chứng đắc.
Ngài Xá lợi phất nói:
- Hiện nay, Phật chứng vô thượng bồ đề. Theo lời Phật thuyết “Chư
Phật đã chứng, sẽ chứng vô thượng bồ đề nhiều như số cát sông Hằng”, nghĩa ấy
nên hiểu làm sao?
Thể nữ đáp:
- Đấy là Phật theo pháp thế gian mà nói có Phật 3 thời chứ nơi
pháp xuất thế gian đâu từng nói quả Bồ đề có quá khứ, có hiện tại, có vị lai.
- Thưa ngài Xá lợi phất! Ngài có chứng quả A la hán không?
Ngài Xá lợi phất đáp:
Vì không có sự chứng đắc nên mới gượng nói có chứng đắc.
Thể nữ nói:
- Cũng lại như vậy. Chư Phật, Bồ tát vì không chứng đắc nên đắc vô
thượng bồ đề.
…
Có một dịp, Phật Thích Ca nhặt một nắm lá simsapa ở một cánh rừng
và hỏi đại chúng “Lá trong tay Như Lai nhiều hay lá nơi cánh rừng nhiều?”. Đại
chúng đáp “Lá trong tay Như Lai ít, lá trong rừng mới thật nhiều”. Phật Thích
Ca nói “Đúng vậy. Những điều Như Lai biết như lá trong cánh rừng kia nhưng
những điều Như Lai nói với đại chúng vừa qua chỉ như nắm lá này. Vì sao? Vì
hiện tại sự hiểu biết để đạt sự giác ngộ giải thoát của đại chúng chỉ cần có
thế”.
Đây là cách mà Phật Thích Ca phá tâm chấp Pháp ở người học Phật
theo lối Thanh văn thừa. Dẫu rằng Giác giả Thích Ca đã từ bi ra sức dụng tâm
nhưng người học Phật xưa nay đã không thể tự thông đạt nên việc chấp Pháp ở
người học Phật là không có điểm dừng. Chính vì chỉ nghe tụng, thọ trì mà không
quyết liễu, trực ngộ nên đa số những đại đệ tử Phật Thích Ca đều không triệt
ngộ, chỉ chứng bậc A la hán mà không đạt sự triệt ngộ.
Khác với ngài A Nan, người chỉ biết lắng nghe, ghi nhớ; Khác với
ngài Ca diếp, người chỉ chấp thủ chánh vị, chẳng cầu trí tuệ Bát nhã; Ngài Xá
lợi phất là người ham học hỏi chánh pháp, cái nào không rõ liền hỏi, cái gì
không biết liền tham vấn Phật. Ngài Xá lợi phất chính là môn đồ ưu tú nhất của
Phật Thích Ca. Song ngài Xá lợi phất cũng có một khuyết điểm đáng tiếc, khuyết
điểm của ngài Xá lợi phất cũng chính là giới hạn chung của người học Phật thọ
trì pháp Thanh văn thừa, việc nghe rồi liền cho rằng đã hiểu, chấp giữ lấy chỗ
hiểu mà không thâm nhập quán chiếu đến rốt ráo, cùng tận. Tuy nhiên, chỗ hiểu
mà người học Phật Thanh văn thừa chấp giữ chỉ là chỗ hiểu trên văn tự, chỉ là
sự hiểu biết nơi nhị nguyên đối đãi chẳng thật là chỗ thiệt hiểu, tự tánh vạn
pháp. Biết là vậy nhưng không thể thật sống trong Pháp vị. Đó chỉ là tri kiến
lập tri. Người học Phật muốn thông đạt trí tuệ Bát nhã phải thành tựu tri kiến
vô tri, ở nơi các pháp không có sự ràng buộc, dính mắc - Biết mà không biết;
Không biết mà biết tất cả.
Ở Phẩm quán chiếu căn tánh chúng sinh Giác giả đã quyền biến thông
qua ngài Xá lợi phất hiển bày ra một người học Phật chấp Tướng - Hoa không như pháp,
ly dâm nộ si, có tướng nam, tướng nữ; Chấp Pháp - Giải thoát không có văn tự,
ngôn từ, chấp có sự giải thoát, có sự chứng đắc, chấp có ba thừa - Thanh văn,
Duyên giác, Bồ tát…
“Vì không có sự chứng đắc nên nói có sự chứng đắc”, đây là điều mà
người học Phật nên rõ biết, chớ chấp Thường, chấp Đoạn mà chướng ngại trí tuệ
Bát nhã. Người không triệt ngộ “Nói không chứng đắc hay chứng đắc” đều là lời
hư vọng, tự tạo ra điều chướng ngại; Kẻ triệt ngộ dù “Nói có chứng đắc hay
không có sự chứng đắc” đều không có lỗi lầm. Đây cũng là điều bất khả tư nghị
đối với người học Phật chưa liễu ngộ chánh pháp. Nói, nín đều chẳng thật đúng.
Vị Thể nữ hóa hiện ở Pháp hội là ai? Nói đó chỉ là một hình nhân
huyễn hóa, không có thật cũng đúng; Nói đó là một vị Đại Bồ tát đã chứng ngộ
pháp vô sanh cũng chẳng sai.
Bài liên quan
- Phẩm Trò Chuyện Cùng Các Vị Bồ Tát (P.2)
- Phẩm Trò Chuyện Cùng Các Vị Bồ Tát (P.1)
- Phẩm Nói Với Chúng Học Trò Thanh Văn (P.2)
- Phẩm Nói Với Chúng Học Trò Thanh Văn (P.1)
- Phẩm Pháp Phương Tiện - Sự Quyền Biến
- Phẩm Cõi Nước Phật Thích Ca
- Liễu giải kinh Duy ma cật sở thuyết
- Phẩm Căn Dặn
- Phẩm Pháp Cúng Dường
- Phẩm Được Thấy Phật A Súc
- Phẩm Hạnh Bồ Tát
- Phẩm Phật Hương Tích
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét