Giải Mã Nhân Loại II…
Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018
Tôi sẽ trả lại cho bạn sự hiểu biết tổng thể, khách quan, sáng rõ
của nhân loại. Bạn hãy đọc, nghiền ngẫm, suy tư lại mọi điều.
Hãy tự xét lại “Bạn là ai? Đến từ đâu? Chết sẽ về đâu? Tại sao bạn
tồn tại? Giá trị của sự tồn tại đó? Nhân loại có cần mãi sống trong chiến tranh
thù hận, giết chóc không?
Phải chăng bạn đã đi mãi mấy ngàn năm mà vẫn quẩn quanh trong vòng
xoay của 8 sự khổ - sinh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, yêu thương mà phải
chia lìa khổ, mong muốn, tham cầu mà không được khổ, ganh ghét, không ưa nhau
mà phải sống chung đụng khổ và những chống trái trong tư tưởng, nhận thức, suy
nghĩ, tư duy cùng sự mất cân bằng nơi thân thể gây đau đớn, sầu muộn khổ?
Phải chăng bạn đã quên mất 8 điều khổ luôn trói buộc đời bạn?
Phải chăng bởi do tham đắm, si mê, nông nổi,… bạn đã quên mất
những sự thật luôn đeo đẳng bên bạn? Và lòng tham đã khiến bạn mù quáng”…
Bây giờ đây, đã là thuận duyên để bạn nhận diện, sống lại với sự
hiểu biết đó. Bạn hãy bắt đầu chọn lựa lại tương lai của riêng mình. Và đó cũng
là chiếc chìa khóa duy nhất để mở ra tương lai nhân loại, những rối ren, bấn
loạn, hỗn độn nơi xã hội, trong lòng con người trên thế giới sẽ được giải tỏa
và sự hòa hợp trong nhân loại ở Kỷ Nguyên Hòa Bình, Văn Minh, Tiến Bộ, Bác Ái,
Bình Đẳng, Tự Do,… tương đối sẽ được chính bạn mở ra. Chúc bạn may mắn trên con
đường bạn đã chọn!
Hãy thong thả, nhìn nhận lại mọi vấn đề. Đừng tin rằng những điều
tôi nói là sự thật, là đúng. Tôi không nói điều gì cả. Việc đúng sai nằm trong
sự hiểu biết ở trong lòng bạn, trong trái tim đang co bóp nhịp sống của con người
đang sống. Hãy hỏi lòng bạn để có những câu trả lời phù hợp và vẹn toàn nhất.
Và hãy sống thật bằng sự hiểu biết sáng rõ trong lòng bạn. Hãy chọn lựa việc
cần làm, nên làm, còn tôi thì đã chọn rồi tương lai nhân loại.
Tôi không thích chiến tranh, không thích bạo loạn, rối ren nơi xã
hội loài người. Vì thế việc giới lãnh đạo Trung Quốc “cậy đông, hiếp yếu”,
ngông cuồng, càn loạn trên biển Đông tôi thật không vừa ý.
Và… bằng vào sự hiểu biết khách quan, đúng mực nơi lòng người
trong nhân loại tôi chỉ nói một lời êm dịu “Giới lãnh đạo Trung Quốc hãy sửa
sai ngay lập tức nếu không muốn người dân Trung Hoa và nhân loại cô lập và mời
anh rời khỏi chiếc ghế chính trường. Sẽ không có một ai đủ tầm ở vị trí bá chủ
hoàn cầu bởi lẽ chúng ta cùng là chủng loại - con người. Vì thế chúng ta đồng
đẳng, ngang nhau. Không có ai là bá chủ, dân chủ, quân chủ cả. Nếu có chăng là
sự tự chủ hài hòa ở mỗi con người.
Tôi cũng không kêu gọi niềm tự hào dân tộc, tự hào tôn giáo, tự
hào quốc gia ảo tưởng trong lòng nhân loại bởi lẽ trong niềm tự hào có điều
ngăn cách, đố kỵ và cả mối thù truyền kiếp. Đó là những sản phẩm thừa của tư
duy, nhận thức con người một thời nông nổi, một trong những thứ mà tôi đang
muốn đốt cháy hoàn toàn để chúng không có dịp bùng phát, nuốt chững con người
bằng đau thương, thù hận.
Nơi tự hào còn có sự cực đoan, bảo thủ, độc tài, chuyên quyền,… đó
là những ung nhọt gớm ghiếc ngự trị nơi tâm hồn, tư tưởng của con người. Từ
những ung nhọt đáng nguyền rủa đó mà loài người đã ngụp lặn trong khổ đau, hận
thù vay trả,… và con người “nhào lên, lộn xuống” nơi 3 cõi 6 đường cũng do
những si mê, tham lam, ảo vọng mà ra.
Thế nên, tôi muốn con người, nhân loại hãy nên cùng có trong lòng
sự hiểu biết khách quan, đúng mực, sáng rõ, tổng thể. Để mỗi con người có đủ sự
sáng suốt cần thiết, rồi tự chọn lối đi cho riêng mình và có trách nhiệm với
chọn lựa của chính mình.
Dù là chọn lựa lối đi cho riêng mình nhưng đó chính thật là tương
lai nhân loại. Vì khi con người thật sống thì con người và nhân loại vốn không
hai. Nếu có còn một sự kêu gọi nào đó ở nơi tôi gửi về nhân loại thì tôi chỉ
nói một điều “Mỗi người hãy sống với lòng tự trọng của chính mình đừng vay mượn
ngôn từ hay bất cứ điều gì bên ngoài để che dấu, khỏa lấp lòng tham đang ngự
trị trong tâm hồn chính mình. Bởi lẽ với tôi những người như thế tôi xem như đã
chết. Vì thế hãy thật sống, tự trọng để tôi cùng nhân loại tôn trọng.
Hẳn là vấn đề biển Đông, Trung Đông, khủng hoảng nợ công Châu Âu,
rối ren nơi lòng đất nước Trung Hoa, Miến Điện, Trung Phi, Việt Nam, Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Cộng Hòa Síp,… sẽ dễ dàng giải tỏa khi mỗi con
người, mọi thành phần, tầng lớp xã hội sống với lòng tự trọng đúng mực và hành
xử dựa vào sự hiểu biết khách quan, tổng thể,… Ngay nơi lòng tự trọng, sự hiểu
biết đúng mực ở mỗi con người là Một Nhân Loại Văn Minh, Bình Đẳng, Tiến Bộ,
Bác Ái,… vì thế đừng kiếm tìm sự hòa bình, giàu có, thịnh vượng ở một nơi nào
đó xa xăm, mơ hồ và không có thật.
…
Vi phạm nhân quyền ư? Nó là gì? Tôi không cần biết đến nó. Dù vậy
tôi biết rằng nó là một khái niệm, một phạm trù, một định nghĩa rối rắm, trừu
tượng và con người sẽ không thể diễn giải đúng mực, mạch lạc về cụm từ giải đơn
“Vi phạm nhân quyền”.
Sẽ không bao giờ con người có thể chạm đến, hay nói đúng về nó.
Thế nên, với tôi cụm từ đó không tồn tại, tôi không cần lao tâm, nhọc trí tìm
hiểu tường tận một mớ hỗn độn ngôn từ chấp vá.
Tôi là một người đang sống. Nơi cuộc sống, tôi đã từng lạc lối ra
đời để biết yêu thương, buồn vui, ghét hận,… Rồi tôi trưởng thành hơn để nói về
cuộc sống.
Con người được sinh ra với mong mỏi về một đời sống tự chủ, tự do,
biết xây dựng một cuộc đời tươi đẹp cho mình, và một xã hội văn minh, chan hòa
với đói ăn, khát uống, mệt thì đi nghỉ. Con người tự do, thảnh thơi sống trong
sự hiểu biết đúng mực nơi phần người của con người hiển lộ, những điều tươi
đẹp, giản dị. Sự tự do đó đúng mực và hợp lòng người hơn là những định chế, chế
tài, quy ước trói buộc đời sống con người bằng vào các biện pháp trừng phạt, sự
răn đe, pháp luật, hiến pháp. Đôi khi những nguyên tắc ứng xử chung lại không
đúng mực, đôi khi những định chế lại chứa đựng phần con của con người nhiều
hơn. Điều này thể hiện nơi “Chân lý nằm trong tay kẻ mạnh hay nơi sự bất công,
bất bình đẳng ở Hiệp ước Chống phổ biến vũ khí hạt nhân” và rất nhiều những
tiêu chuẩn không chuẩn khác nơi tư duy, nhận thức chủ quan, phiến diện của một
nhóm người,… Vậy nên sự tự do, nhân quyền không tồn tại nơi chế tài, quy ước,
nguyên tắc,… mà nó tồn tại nơi nhận thức, tư duy trong nội tâm của mỗi con
người.
Cũng lại như vậy. Đừng nói với tôi về Giờ Trái Đất, Ngày Trái Đất
để cứu lấy hành tinh xanh mà hãy giúp tôi có đủ sự hiểu biết đúng mực về việc
nên tắt một cái bóng đèn khi tôi không cần dùng đến. Hãy giúp tôi sống được
trong việc ý thức, tư duy sống vì mọi người, vì tôi! Đừng dưỡng nuôi, nhốt tôi
trong chiếc lòng tham đắm, ích kỷ, si mê, xấu xa và trói buộc tôi làm những
việc mà tôi không rõ biết giá trị thực của việc làm đó.
Và gì nữa? Bạn đừng nên cứ thử tên lửa đạn đạo, vũ khí hạt nhân,
tập trận giết người,… đốt cháy hành tinh bằng những lò nung công nghiệp rực
lửa, tiêu sài hoang phí… Rồi bạn hoặc là bạn của bạn hay thuộc hạ bạn lên tiếng
kêu gọi tôi “Hãy nên tắt một bóng đèn”. Việc tắt một chiếc bóng đèn của tôi có
được là bao giá trị nhưng tôi sẽ tắt ngọn đèn của tôi và tôi sẽ khêu sáng ngọn
lửa chân thành trong lòng bạn. Và người bạn của bạn cũng nên học lấy niềm tự
trọng. Bởi lẽ khi cất lên tiếng nói của con người thì hãy khách quan, có hiểu
biết và thành thật. Nếu không mọi người sẽ coi thường và khinh bỉ.
Còn bạn hãy tắt đi ngọn lửa của lòng tham, sự giả dối đê hèn, sự u
mê, sự sân hận,… thì hành tinh xanh mới có chút ít cơ may tái tạo, cân bằng
lại… Đừng dùng cụm từ vi phạm nhân quyền để xô đẩy đời nhau vào hố sâu ngăn
cách của thù hận, đau thương, nước mắt và máu,…
Dân chủ ư? Một giấc mơ xa xỉ, viễn vông. Một điều ước muôn đời
không thể trở thành sự thật. Tôi đang sống một cuộc sống rất thật. Tôi không
phải đang ngủ vùi để nuôi giữ một giấc mơ đến từ sự hiểu biết cạn cợt, kém cỏi
của loài người thời xa xưa với sự hiểu biết nửa vời. Dân chủ với tôi chỉ là một
cái bánh vẽ vụng về mà một vài người đã vì chính họ mà phác họa ra. Họ bảo vệ
nó - dân chủ như thể là bảo vệ chiếc ghế quyền lực, địa vị hay một điều gì
tương tự như thế và họ là người được hưởng nhiều hơn phần lợi chứ không hẳn là
vì người dân làm chủ - dân chủ.
Tôi đã là một đứa trẻ lớn lên, trưởng thành để rõ biết “Dân chủ -
giấc mơ chỉ là giấc mơ và một cái bánh vẽ thì tôi không thể nuốt trôi được, tôi
không thể sống chỉ bằng niềm tin và hy vọng. Tôi có ít nhiều hiểu biết vì thế
tôi rõ biết mình không thể yên bụng, no lòng bằng vào việc ăn chiếc bánh vẽ”.
Tôi không muốn, ngàn lần không muốn “Giấc mơ con đè nát cuộc đời con”. Tôi nên
thật sống và mọi người, nhân loại cần sống thật.
Có những sự thật cần được phơi bày ra ánh sáng để chúng ta hiểu rõ
về nhau. Những sai lầm, những dối trá, lừa mị cần được sửa sai; những hoài
nghi, đố kỵ, ganh ghét, lối sống giả dối,… cần được thông qua để nhìn nhận lại
những khuyết điểm, những sự thật được che đậy kín kẽ để rồi chúng ta bỏ qua lỗi
lầm và chúng ta cần chung tay xây dựng một cuộc sống yên bình, ấm no, chan hòa,
bình đẳng hơn.
Những tri thức chủ quan, cục bộ, kém cỏi,… ở nhận thức, tư duy
phiến diện, bảo thủ ở một nhóm người sẽ được thay thế bằng một sự hiểu biết
đúng mực, sáng rõ ở góc nhìn tổng thể, khách quan, xuyên suốt nơi nhân loại.
Tôi là một người dân, tôi không cần dân chủ vì nếu thật dân chủ
thì rất bất công cho những nhà quản lý xã hội và xã hội sẽ bất bình đẳng ngay
lập tức. Bởi lẽ khi đó tôi làm chủ và những nhà quản lý xã hội thật sự chỉ là
kẻ làm thuê của tôi. Nếu không vui ông chủ này sẽ không trả lương hoặc trả
lương thấp cho những người làm thuê. Tăng giờ làm, bóc lột sức lao động của dân
làm thuê - người quản lý,… Những nhà quản lý sẽ vất vả, đầu tắt mặt tối để kiếm
về chút đồng lương còm cỏi và từng đêm nguyện cầu ước mong đủ sức nuôi gia
đình, lo cho con ăn học đến nơi, đến chốn để mai này có thể làm một người dân.
Một người dân làm chủ thật sự tốt hơn là làm nhà quản lý xã hội, kẻ làm thuê.
Xen lẫn trong lời nguyện cầu là tiếng nguyền rủa thậm tệ giành cho
tôi, người làm chủ xấu xa,… Nhưng biết làm sao được những kẻ làm chủ vẫn thường
tráo trở, sống bất nhân, vô đạo như thế. Tôi là một con người bằng xương, bằng
thịt thì tránh sao việc mắc phải những lỗi lầm. Vì rõ biết như thế và vì không
muốn trở nên xấu xa khi “Giàu đổi bạn, sang đổi vợ” tôi không cần dân chủ. Thế
nên đừng chìa cái bánh vẽ về phía tôi. Việc làm vụng về đó có đôi khi khiến tôi
nổi điên, cuồng loạn,… không khéo tôi lại lạm sát, thảm sát những người vô tội
sống quanh tôi… Đừng cưỡng bức tôi khiến tôi thành một tên khốn giết người, một
gã sát nhân máu lạnh.
Con người đang định hướng xây dựng Kỷ Nguyên Văn Minh, Tiến Bộ,
Bình Đẳng thế nên dân chủ sẽ đi ngược lại định hướng phát triển chung của nhân
loại vì thế thôi bỏ đi.
Như lời đã nói, tôi chỉ cần một cuộc sống tự do, bình yên. Tôi yêu
hòa bình, yêu mọi người và mong mỏi một cuộc sống bình đẳng. Học thuyết về dân
chủ tôi đã không còn cần đến vì tôi biết rõ giá trị của nó. Nó không hề và mãi
mãi không tồn tại khi con người luôn nói về nó bằng một lối nói khoa trương,
bằng ngôn từ lừa mị.
Hãy nhìn lại lịch sử loài người! Bạn đừng đi quá xa sẽ bị lạc lối.
Ôi thôi! Bạn đã đi quá xa rồi. Tiếc thay! Tôi chỉ muốn bạn dừng lại nơi xã hội
loài người thời phong kiến, thời chiếm hữu nô lệ, nơi biểu hiện rõ nhất của chế
độ quân chủ nơi nhân loại. Bạn đã vượt qua rồi nhưng không sao chúng ta hãy
tiếp tục lùi xa vào quá khứ.
Dừng lại thôi. Chúng ta đã đến nơi phát khởi xã hội loài người.
Bạn đã về thời tiền sử sơ khai, nơi xã hội loài người bắt đầu.
Thời đó loài người nào đâu biết gì?
Họ gắn kết nhau vì bữa đói, bữa no, hợp tác để sống sót thôi mà.
Cái gì là dân chủ, quân chủ họ không cần biết và cũng không ai nói với họ về
điều đó. Dù vậy họ cũng sống có phần hài hòa, bình đẳng đấy thôi. Họ không biết
đến khái niệm văn minh, đạo đức, lễ nghĩa nhưng họ vẫn biết yêu thương, giúp
đỡ, chia sẻ, sống hòa đồng cùng nhau.
Phải chăng có ý vị của dân chủ?
Nhưng không đó không là dân chủ, đó là tự chủ, tự nhiên vậy. Thế
thôi ở thời tiền sử sơ khai bạn chỉ có thể ghi nhận những điều đó. Rồi xã hội
loài người ngày càng thêm phức tạp, rối rắm. Một phần do lòng tham, một phần do
yếu tố sống còn của thời đại và một phần quyết định, quan trọng hơn đó là do
một số con người nhận ra mình khôn lanh, thông minh hơn đồng loại.
Xã hội bắt đầu phân chia, phân tầng và sự tự chủ, tự nhiên mất dần
từ đó… Cho đến khi con người tự nhốt mình vào sự hiểu biết cục bộ, chủ quan,
phiến diện,… khi mọi thứ được chuyên biệt hóa,… khi việc dạy và học trở thành
một công cụ của con người dùng vào mục đích điều tiết xã hội, quản lý đất nước
(Tính cục bộ) chứ không phải việc dạy và học thuận theo mục đích, giá trị ban
đầu của nó. Đó là việc dạy và học nhằm vào việc học hỏi sự hiểu biết khách
quan, tổng thể, đúng mực, sáng rõ. Học để làm người chứ không nhằm vào việc
nuôi dưỡng, tăng trưởng lòng tham đắm, si mê, sân hận, học để trở nên biếng
lười,… nuôi vỗ phần con trong mỗi con người…
Giới thiệu đôi nét về cuộc hành trình đi ngược thời gian để bạn rõ
biết bạn đang đi tìm điều gì nơi lịch sử loài người. Bạn đang đi tìm thông tin
để chứng thực cho sự hiểu biết khách quan, đúng mực của nhân loại và trong lòng
bạn.
Vì thế bạn đừng “táy máy” bắt lấy một con khủng long bạo chúa mang
về thời hiện tại rồi nói với tôi rằng “Đó là kỷ vật, là quà tặng của một chuyến
đi”.
Khi đó, tôi sẽ nói “Bạn đã ngụy biện. Bạn đang che giấu, khỏa lấp
lòng tham trong bạn. Tôi biết trong bạn có lòng tham. Tôi rõ biết nó có tồn tại
trong bạn cũng như trong tôi. Dù vậy tôi biết mối nguy ẩn chứa trong lòng tham.
Thế nên tôi rào đón để bạn không phạm phải lỗi lầm tương tự khi cùng tôi đi
ngược dòng lịch sử loài người.
Và lòng tham thường hay đi kèm với sự mù quáng. Khi bạn làm việc
chịu sự chi phối của lòng tham và khi không hoàn toàn hiểu biết rõ việc mình
làm thì bạn sẽ gặp rủi ro nhiều hơn là phần lợi. Bạn hãy nhớ lấy điều đó! Tôi
không muốn bạn thiệt thân vì sự ngu ngốc của riêng tôi”...
Thế thôi, chúng ta hãy quay về thời phong kiến, chế độ chiếm hữu
nô lệ, nơi mà tôi muốn bạn dừng lại trước đó. Đó là cột mốc huy hoàng của khái
niệm quân chủ nơi loài người. Quyền lực tập trung trong tay một vị vua, một
lãnh chúa cùng thế lực của tầng lớp thống trị.
Sơ khai sự ra đời của vị vua hay vị lãnh chúa ở xã hội loài người
là vì ta cần nhau. Dưới tài năng lãnh đạo của người đứng đầu đất nước ngày một
phồn thịnh, ấm no. Nhưng lâu về sau lòng tham, thói quen sống hưởng thụ, phóng
túng đã giết chết sự sáng suốt, khách quan của những người lãnh đạo.
Gom góp quyền lực rồi tiến dần đến bạo quyền, ngang ngược, sa đọa.
Tam cung, lục viện, những cuộc ăn chơi dâm loạn, trác táng… Minh quân không còn
chỉ thấy nhan nhãn những hôn quân vô đạo, trái đức. Lòng người phẫn nộ đấu
tranh. Để bảo vệ ngai vàng những vị vua bất nhân vô đạo ra lệnh quân đội giết
chết những người chống đối cùng cả dòng tộc họ hàng và gọi nhóm người đứng lên
đấu tranh giành quyền được sống an ổn là quân phản nghịch, quân nổi loạn,…
Quân đội từ lâu xa đã là một cỗ máy giết người, giết đồng loại, ăn
cơm chúa phải múa tối ngày, phải giết người dân, những người đã từng đóng góp
tiền của xây dựng đất nước cũng như trả lương cho quân đội. Từ lâu xa quân đội
đã bị trói chặt vào nghĩa vụ thiêng liêng - Trung với chúa dù cho chúa có bạo
tàn, dâm loạn vô độ.
Thoát chết sau những cuộc nổi dậy của người dân vị vua càng thêm
bạo ngược, củng cố quyền lực, quân đội nhằm tạo ra lá chắn bảo vệ Vương vị. Sự
độc tài, cực đoan, bảo thủ, cố chấp và hoài nghi được đẩy lên cao độ… Giết,
giết, giết tất cả những mối nguy tiềm ẩn và thà giết lầm hơn bỏ sót, diệt cỏ
phải diệt tận gốc, tru di tam tộc, cửu tộc được áp dụng.
Lòng người oán thán, cơ trời khó dung kẻ ác tâm. Những cuộc nổi
dậy ngày càng nhiều, máu và mạng người đổ xuống vô số.
Và rồi có những cuộc nổi dậy thành công, việc trừng phạt kẻ thủ ác
không kém phần tàn khốc. Thay người lãnh đạo, một vị vua mới ra đời, một thiết
chế xã hội phong kiến mới được thành lập.
Chỉ sau một thời gian kế vị truyền ngôi thì xã hội loài người lại
xuất hiện một bá vương bá đạo, bạo tàn hơn trước. Quyền lực, tài sản, tiền bạc,
của báu,… có một ma lực nuốt chết sự hiểu biết của con người.
Tham đắm, si mê, sân hận, hoài nghi, bạo tàn,… lại là cánh cửa dẫn
những vị bá vương vô đạo vào địa ngục. Cái giá đánh đổi con đường vào địa ngục
của các bá vương không hề nhỏ lại có vô số mạng người ném vào cuộc nổi dậy đẫm
máu.
Cứ thế… cứ thế, lịch sử loài người biết đến vô số hà sa những chế
độ phong kiến bất công, tàn bạo đến nghiệt ngã. Và loài người bắt đầu trưởng
thành hơn khi nhận ra quyền lực tập trung trong tay của một người thật rất nguy
hại. Bởi lẽ khi người đứng đầu đó bạo quyền, độc tài, cực đoan,… thì xã hội
loài người lâm nguy.
Chế độ phong kiến được nội soi, phân tích và khái niệm vị vua làm
chủ - quân chủ được con người thời bấy giờ cân đo, đong đếm. Sau rất nhiều cuộc
chiến thảm khốc con người quyết định xóa bỏ chế độ quân chủ dựng lên học thuyết
dân làm chủ - dân chủ. Chế độ Tư bản chủ nghĩa (TBCN) ra đời dựa trên học
thuyết dân chủ được cho rằng “Sự tiến bộ của loài người”.
Nhưng nếu dân làm chủ thì đâu cần người lãnh đạo, những người dẫn
dắt cho cuộc đấu tranh không lẽ làm công không mà chẳng được gì?
Dẫu sao đất nước vẫn cần có người điều hành, quản lý vì thế quyền
lực được chia cho một nhóm người gồm 2 hay nhiều tổ chức khác nhau để duy trì
cái gọi là dân chủ - Một cái bánh vẽ không có thật. Và 2 hay nhiều tổ chức trên
thay phiên giành giựt lấy vai trò lãnh đạo mang tiếng là vì dân. Đó là những
đảng phái chính trị nơi các nước TBCN.
Lòng tham là đầu mối của sự tranh giành, khổ đau, thù hận và sự
chống đối. Có quyền lực trong tay dại gì không sử dụng. Mượn thế tạo thời hay
mượn thời tạo thế những nhà lãnh đạo nhanh chóng trở thành những nhà tư sản tài
phiệt, việc giàu mau chóng luôn chứa sự bất nhân, đựng của phi nghĩa,… lòng dân
phẫn nộ, phản kháng, chống đối biểu tình,…
Trí khôn của những kẻ giàu bao giờ cũng không thừa. Không xong rồi
… vơ vét sức dân thì sớm muộn gì dân cũng lật đổ. Thôi thì đi xâm chiếm, cướp
của nhà người hẳn sẽ an toàn hơn. Một phần đánh tan sự căm phẫn trong dân, một
phần ta vẫn thêm giàu mạnh.
Bằng vào cách nào để dân hợp tác và đồng thuận với việc làm tàn
ác, bất nhân?
Lòng tham con người, ta phải dựa vào lòng tham con người mà phân
định thời cuộc, kiểm soát tình hình. Lòng người ai mà không tham, ta giàu có là
vậy mà có bao giờ ta lại nghĩ rằng “Thôi ta không tham nữa”.
Thế là một vài mối lợi nhỏ được ném ra và nghĩa vụ thiêng liêng đã
trói quân đội vào những cuộc chinh phạt, xâm chiếm. CNTB lột xác thành đế quốc,
thành chủ nghĩa phát xít không có tình người. Xâm chiếm, cướp bóc, vơ vét,… đó
là cách nhanh nhất để các nước tư bản trở nên cường thịnh, giàu có. Để che lấp
tội ác, lòng tham, thể hiện bộ mặt văn minh, hiện đại giả dối cụm từ khai hóa,
khai sáng các nước nghèo ra đời.
Nhưng lòng tham không đáy của bè lũ cướp nước và tay sai đã khiến
lòng người dân thuộc địa, người dân các nước bị xâm chiếm nổi loạn đòi quyền
sống, đòi sự công bằng nơi xã hội. Thế là con người lại lao vào bắn giết, đâm
chém lẫn nhau.
Đã có những cuộc kháng chiến thành công. Giành lại mảnh đất của
chính mình từ tay những kẻ xâm chiếm và bỏ ra mạng sống rất nhiều đồng đội, con
người ở nơi những cuộc tàn sát, thảm sát người ta gọi đó là sự thành công, là
thắng lợi.
Nhưng rồi họ ngỡ ngàng không biết sẽ xây dựng đất nước theo định
hướng nào?
Quân chủ thì không ổn rồi, người dân sẽ chống đối.
Vậy dân chủ nhưng dân chủ theo đường lối TBCN thì cũng có điều
không ổn, chẳng lẽ lại rủ nhau đi cướp của, giết người?
Nhưng nền dân chủ đã được chọn và chỉnh sửa lại cho phù hợp. Không
thể đa đảng vì giai cấp vô sản chẳng thể cạnh tranh được vai trò lãnh đạo với
giai cấp tư sản, thương nhân lắm của nhiều tiền.
Với tính cục bộ, bảo thủ của những người nông dân, công nhân chiếm
đa số trong thành phần vùng lên giành lấy tự do, độc lập học thuyết Xã Hội Chủ
Nghĩa (XHCN), Đảng Cộng Sản ra đời với khuôn mẫu độc đảng, chỉ duy nhất một
đảng lãnh đạo. Ban đầu, bản vẽ của XHCN là hoàn hảo như mơ. Con người bình đẳng
hướng nhân loại đến một thế giới đại đồng - Dân chủ. Định hướng như mơ của Đảng
Quốc Tế Vô Sản khiến các nước TBCN chột dạ và dẫn đến cuộc đối kháng trường kỳ
của 2 hệ thống chính trị được coi là tiến bộ nhất của nhân loại - XHCN và TBCN.
Đi xa mới biết sức ngựa cũng như tài của người cưỡi ngựa. Lý
thuyết về CNXH đẹp là vậy nhưng đáng tiếc là người thiết kế bản vẽ lại non tay,
người kiến trúc sư vụng về đã không thổi được phần hồn vào bức tranh, nét vẽ
đánh mất mối liên kết.
Bức tranh chỉ còn là những mảnh ghép vụn rời. Bởi do hạn hẹp tri
thức, tin nhận chủ nghĩa vô thần mà người kiến trúc sư đã buộc mọi người rời xa
phần tâm linh vốn có nơi cuộc sống, tin sâu “Chết là hết” đã nhấn chìm, tạo ra
sự sụp đổ chuỗi hệ thống XHCN trên phạm vi toàn thế giới trong thời gian rất
ngắn nơi một thể chế chính trị, chỉ vẻn vẹn mấy mươi năm.
Chết là hết đã nuôi lớn lòng tham con người trong mọi thành phần,
tầng lớp xã hội.
Một đất nước được dựng xây bằng lòng tham và nền tảng tình người
đã chết, sự gắn kết con người đã mất thì đất nước đó sao có thể tồn tại? Xã hội
chủ nghĩa hiện tại còn lại gì?
Chỉ còn vài nước đeo đuổi XHCN bằng biến tướng của TBCN đương
thời, chỉ còn lại độc đảng là dấu hiện để nhận biết XHCN.
Một vài nước định hướng XHCN theo hình thức cha truyền, con nối mà
vẫn tự hào cùng niềm tin dân chủ. Với cách vận hành xã hội loài người như hiện
nay, vận hành điều tiết xã hội bằng lòng tham, sự thực dụng ở mọi thành phần,
tầng lớp xã hội thì một số nước XHCN độc đảng còn lại cũng sẽ mau chóng chia rẽ
thành đa đảng mà thôi.
Lý thuyết về thế giới đại đồng theo lý luận khoa học, duy vật biện
chứng và chủ nghĩa vô thần đã không thể chuyển hóa thành hiện thực. Các nước
TBCN vui mừng khi chuỗi hệ thống XHCN sụp đổ và vội quên lòng tham, khoa học,
sự hiểu biết nửa vời, tính thực dụng ích kỷ cũng đang xô đổ hệ thống TBCN vào
hàng loạt cuộc khủng hoảng triền miên, lòng người bấn loạn, xã hội rối ren.
Dân chủ kiểu TBCN hay kiểu XHCN sẽ tồn tại?
Dân chủ TBCN và dân chủ xã hội chủ nghĩa có khác biệt gì?
Tôi không nói về sự khác biệt. Tôi nói về sự giống nhau của dân
chủ giữa TBCN và XHCN. Đó là dân chủ không có thật.
Không có bất kỳ một tổ chức, một người lãnh đạo nào thật sự nhận
thức được rằng “Họ là kẻ làm thuê, họ sống là vì bạn, vì người dân”. Trước hết
họ phải vì họ cũng như chính bạn phải sống vì bạn.
Đừng tỏ vẻ cao thượng “Tôi sống vì người tôi yêu” bởi lẽ sẽ không
có điều đó và nếu có thì cũng chỉ là một phút giây nông nổi, dại khờ chứ không
là cả quãng đời của bạn. Đôi khi bạn tỏ ra hối tiếc vì những điều mình đã đánh
đổi yêu thương.
Có đúng như thế không?
Thế nên dân chủ chỉ là một lá bài để ngửa và lá bài để ngửa thì
không có nhiều giá trị thật ngoài sự cơ xảo, lọc lừa. Tuy nhiên, nơi cuộc sống
mọi thứ đều tương đối bạn phải chấp nhận điều đó. Và muốn biết những người lãnh
đạo có sống vì dân tộc, vì đất nước hay không thì bạn hãy nhìn cách sống của
họ. Chỉ một chút xíu tinh ý thôi, bạn có thể nhận ra nơi cách sống của một con
người bạn sẽ biết về điều họ nghĩ.
Thật phiền phức và mệt óc à?
Bạn đã quen lối sống hưởng thụ, ích kỷ đến biếng lười. Thôi được
chúng ta tiếp tục. Hãy nhìn dáng dấp của những người đứng đầu đất nước của bạn.
Hình dáng họ khiến bạn có thể hiểu về họ. Hoặc là bạn hãy nhìn vào gia sản của
họ trước và sau khi ngồi lên chiếc ghế quyền lực.
Bạn thấy gì?
Họ là những nhà quản lý, điều hành đất nước, họ rất bận rộn với
điều đó và đồng lương của họ không thể phút chốc biến họ thành những nhà tài
phiệt với gia sản kết xù,… Họ không là, chưa từng là một nhà kinh doanh tài
giỏi, thành đạt.
Bạn hãy nhớ về điều đó. Khi nhận ra chân tướng sự thật bạn đừng
quá thất vọng, đừng quá bi quan, cũng đừng nổi loạn. Hãy bình thản sống cho
riêng mình, sống vui cùng gia đình, tránh xa những va chạm không đáng có.
Bạn cũng đừng bị cuốn vào những trò chơi dối gian của những người
mà bạn đã hoài nghi và bạn càng không nên quẳng mình cùng gia đình rơi vào một
cuộc đấu tranh, giành giật nào đó.
Và nếu có thể hãy nhớ rằng nếu có thể điều đó đồng nghĩa với việc
bạn không nhất thiết phải làm và chỉ làm khi bạn thấy điều đó thật cần thiết
thì bạn hãy truyền trao chút ít hiểu biết này đến những người thân, những người
mà bạn biết. Đó là gợi ý giúp họ rời xa điên đảo, đứng ra ngoài những cuộc chơi
dối lừa, gian trá, họ tự biết khi nào sẽ không ủng hộ những người sống dối
gian, giả tạo.
(Còn tiếp)
Bài liên quan
- Câu chuyện bên lề Giải Trình Luận Án… (Phần 2)
- Câu chuyện bên lề Giải Trình Luận Án… (Phần 1)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 9)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 8)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 7)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 6)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 5)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 4)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 3)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 2)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 1)
- Giải pháp thoát ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét