Giải Mã Nhân Loại V.
Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018
Mặt khác, tính cục bộ, chủ quan, cực đoan, độc tài nơi thành phần
lãnh đạo của hệ thống chính trị mới đã thể hiện nơi nhìn nhận, đánh giá các
loại hình, các tổ chức tôn giáo chỉ là thành phần ăn bám của xã hội mà không có
giá trị rõ ràng, không làm được gì cho xã hội con người.
Phải chăng với lối lập luận, tư duy như vậy thì họ đã tự nâng tầm
giá trị của họ và “hạ bệ” các hệ thống tôn giáo?
Phải chăng họ đã thiếu khách quan, đúng mực khi nhìn nhận, kết
luận các hệ thống tôn giáo là kẻ ăn bám xã hội mà không tự đánh giá về giá trị
của chính họ?
Nếu những nhà truyền giáo là những kẻ ăn bám, sống nhờ thế giới
sau người chết thì phải chăng họ cũng chỉ là những kẻ ăn không ngồi rồi, những
kẻ ăn bám hạng sang?
Đó là gì nếu không phải là tư duy, nhận thức sai lầm nơi góc nhìn
hạn hẹp, phiến diện, chủ quan, nông cạn ở một nhóm người?
Hệ thống tôn giáo, hệ thống chính trị đang còn hiện diện chứng tỏ
rằng chúng có giá trị để tồn tại và rất cần cho xã hội con người.
Ở một góc nhìn tổng thể, khách quan, sáng rõ,… thì bạn sẽ thấy mọi
thành phần, tầng lớp xã hội đều có giá trị tồn tại. Vì có một giá trị cần thiết
nào đó thì mới có sự hiện diện của thành phần, tầng lớp đó nơi xã hội loài
người.
Nếu thật sự không có giá trị thì đã có sự đào thải, sự diệt vong
hoàn toàn những thành phần thừa, vô dụng nơi cuộc sống khi mà sự hiểu biết con
người không ngừng tăng trưởng, nâng cao.
Trên một đường đua giữa rùa và thỏ, trong cuộc đua này có sự tham
gia của XHCN và TBCN, XHCN đã có bước chạy đà không tốt và cú nước rút nóng
vội. Dường như thắng bại đã rõ nhưng không bởi lẽ sẽ chưa rõ ai sẽ chờ ai ở
cuối con đường.
Đường đua hãy còn dài và khi về đến đích thì không ai là rùa,
chẳng ai là thỏ. Đó chỉ là ngôn từ giả lập. Nó không thật. Cũng như những điều
tôi nói ra mà bạn nhận định là vô nghĩa, chẳng có chút giá trị gì, bạn bỏ qua,
không chú tâm, để ý thì có khác gì tôi không nói. Nó cũng không thật.
Thêm nữa, nếu tôi không nói, im lặng thì tôi khác gì người chết dù
rằng vẫn đi đứng uống ăn. Một người sống không hồn, là một xác chết. Còn bằng,
ngày mai xác thân tôi trả về đất khi ấy bạn nhận ra chút ít giá trị nơi những
điều tôi trình bày. Lúc bấy giờ, một xác chết đã lên tiếng như là người đang
sống.
Vậy tôi đang sống hay đã chết?
Bây giờ sống hay ngày chết đi tôi sẽ sống?
Sống - chết, rùa - thỏ, XHCN - TBCN,… tất cả đều không thật. Vấn
đề nằm ở góc nhìn và hãy tường tận giá trị, cốt lõi của vấn đề.
Tất cả đều không thật, vậy giá trị của vấn đề là gì?
Phải chăng giá trị của vấn đề cũng không thật?
Đúng mà không đúng. Giá trị của vấn đế không thật mà không phải
không thật. Bởi lẽ bạn biết giá trị sự sống có tồn tại. Chỉ khi nào bạn sống
được với sự hiểu biết khách quan, sáng rõ thì bạn sẽ rõ biết tại sao lại có sự
thật mà không thật, không thật mà thật.
Có thể qua ngôn từ, lời nói, sự diễn giải bạn có hiểu về điều đó,
nắm bắt, cảm nhận được nhưng để rõ biết và sống thật với điều đó thì lại là vấn
đề khác.
Xã hội con người và con người tồn tại từ khởi nguồn sai lầm. Khi
rõ biết sai lầm tự khắc bạn sẽ có cách sửa sai hợp lý, hiệu quả mà không cần
phải theo một nguyên tắc, một giải pháp, một tiến trình,… nào cả mà đơn giản là
bạn, mọi người và nhân loại hãy sống thật.
Còn nhớ trước đây đã từng có người bị Tòa án xử dị giáo phán quyết
tội thiêu sống cho một người dám nói rằng trái đất hình cầu và chuyển động xoay
tròn…
Về sau, kẻ chống Chúa buộc phải rút lại phát kiến vĩ đại của khoa
học, của nhân loại để sống sót và bị quản thúc tại gia đến trọn đời. Mang nỗi u
uất và chết, người đó đã trở lại để làm nốt phần việc còn lại. Tôi là người đến
từ hôm qua đã trở lại.
Thật hoang đường! Thật khó tin!
Đúng! Thật hoang đường! Bạn đừng nên tin điều đó. Bởi lẽ người mới
đến ngoài việc giết Chúa còn làm một việc không kém phần quan trọng khác là đập
tan những sai lầm, những sự hiểu biết nông nổi, non kém một thời của con người.
Người mới đến sẽ phá tan xiềng xích, những trói buộc, những dính mắc về tư duy,
nhận thức, tư tưởng, tình cảm ở mỗi con người, góp phần tháo gỡ những lệ thuộc,
những đè nén nơi con người.
Con người cần một sự tự do, sự hiểu biết khách quan, đúng mực,… để
sống tốt hơn.
Tôi thuộc về phe nào? Chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa duy tâm? Tại
sao tôi xuất hiện và đập phá tất cả mọi thứ trên đường tôi bước?
Đập phá những thứ đã giúp tôi lớn lên, sự hiểu biết và dường như
đập bể cả chén cơm của mình. Thậm chí tôi đập phá, bỡn cợt cả mạng sống chính
mình,…
Tôi không thuộc về ai cả. Tôi thuộc về tôi. Tôi không là ai cả mà
là tất cả. Lại rơi vào ma trận ngôn từ.
Còn nhớ Chúa đã từng nói Chúa đã tạo ra thằng người và người đàn
bà là chiếc xương sườn thứ 7 được lấy ra từ cơ thể người đàn ông. Vậy công cuộc
chế tạo thằng người của Chúa đã mắc sai lầm nghiêm trọng vì đã tạo ra những
thằng người đối đầu sống chết với Chúa. Dám phủ nhận điều Chúa nói, dám nói
trái đất là hình tròn mà không là hình vuông theo sự hiểu biết chưa đúng mực
truyền thống, sự hiểu biết dựa vào Chúa.
Và hôm nay lại có kẻ tỏ rõ ý giết Chúa. Vậy mà Chúa không thể làm
gì để ngăn chặn điều đó. Vậy nên Chúa thật sự đã không thể tạo ra thằng người
hay bất cứ điều gì nơi vũ trụ. Dù có muốn làm điều đó Chúa cũng không thể làm.
Chúa còn chẳng rõ các chủng loài nơi trái đất thì làm sao Chúa có
thể tạo ra tất cả?
Có một điều trái ngược đúng đắn là Chúa không tạo ra thằng người
nhưng thằng người đã tạo ra Chúa. Không có thằng người thì Chúa đã không thể ra
đời. Rồi thì tôi lại phải giở thủ đoạn giết người đã chết.
Đúng vậy! Giết người đã chết. Chúa Jesu, biểu tượng một thời của
nhân loại thật sự đã chết.
Nếu Chúa Jesu không chết, còn sống hay đang tồn tại thì Chúa đã
trừng phạt một thằng người năm lần, bảy lượt, tự tung, tự tác giết Chúa.
Tôi giết Chúa vì không muốn nhân loại mãi mãi là thành phần thấp
cổ, bé miệng trước các Đấng quyền năng, không chỉ riêng Chúa Jesu. Làm một
người lệ thuộc, một tên nô lệ tinh thần, làm một kẻ yếu đuối, bạc nhược dưới
bàn tay của những thiên thần, của kẻ khác thật chẳng tự tại, mất hẳn tự chủ, tự
do vì lẽ đó tôi đã giết Chúa.
Tôi sẽ bị Chúa trừng phạt ư?
Chúa không thể làm điều đó, vĩnh viễn Chúa không thể làm. Sẽ có
một ngày sẽ có người thay Chúa làm điều đó.
Tôi biết nhưng tôi vẫn là kẻ cứng đầu. Tôi ngoan cố không thừa
nhận việc đó do bàn tay Chúa làm vì đó là một sự thật sáng rõ.
Nếu tôi bị giết bởi những người mang danh Chúa thực thi thì đó là
việc được thực hiện bởi những môn đồ cuồng tín.
Nếu có người làm việc đó thì họ đã hành động bằng lý trí bị quỷ sứ
chi phối chứ không xuất phát từ con tim và sự hiểu biết khách quan.
Tôi không trách họ vì lỗi không thuộc về họ. Đó chỉ là một sự sai
lầm. Thôi bỏ đi. Việc sống chết ở đời người chỉ là sớm muộn và tôi không thể là
người bất tử thế nên chết âu cũng chỉ là lẽ thường.
Mai này, tôi sẽ bị đưa ra tòa án xử dị giáo hay tòa án xử tội nhân
gây ra tội ác chống lại loài người? Và hình phạt là gì? Hỏa thiêu, treo cổ,
tiêm thuốc, hay ngồi lên ghế điện?
Có lẽ trong thời đại ngày nay thật khó để tiến hành một phiên tòa
đại loại như thế, công nghệ thông tin và tiếng nói nhân loại sẽ mở lời. Lúc bấy
giờ quan tòa và bị cáo đổi chỗ thì lại làm khó cho nhau; tôi lại tỏ vẻ cao
thượng giả tạo. Thế nên, nếu có oán thừa thì hãy nên âm thầm giải quyết. Đây
chỉ là một trò chơi của tôi và tôi chấp nhận kết quả cuối cùng của trò chơi.
Lời bạn nói chứa đựng một niềm tin… Dường như … tựa như niềm tin
thần thánh hay sự cuồng tin, mê tín nào đó…
Nếu bạn nghĩ điều đó là đúng thì có lẽ bạn đúng vì đó là ý nghĩ
của riêng bạn. Còn với tôi thì đó chỉ là chút ít hiểu biết nơi một con người đã
từng bỏ rơi nhân loại và người đó đã từ bỏ tất cả mọi thứ, sống mà như chết để
nhìn đời. Cho đến khi mọi cảm giác, tri giác, ý thức, nhận thức, tư duy xưa cũ
bị phá vỡ.
Người đó dường như đã không còn nữa, những điều mà người đó đã
nói, đang nói, sẽ nói chỉ là những gì còn sót lại nơi một con người đã từng
sống. Và … có lẽ chỉ một vài bài viết nữa người ấy sẽ im lặng. Việc cần làm với
người ấy cơ bản đã hoàn mãn. Những bài viết về sau nếu có chỉ là việc nêm nếm
thêm gia vị cho buổi tiệc chiều cuối năm. Có thể có vị chát của rượu, vị cay
của ớt, vị chua của chanh, vị đắng của tình người…
Niềm tin thần thánh à? Nó có thể thay đổi tôi hoặc bạn từ người
sống thành xác chết và ngược lại không?
Nó không thể. Còn tôi thì tùy nghi chọn lựa lối đi riêng mình.
Chỉ bằng niềm tin tôi sẽ không làm hay nói đúng hơn là không thể
làm những điều đã, đang và sẽ làm. Chỉ cần nghiềm ngẫm đôi chút thì bạn sẽ rõ
biết tôi đã thật lòng khi nói lời này.
Dường như có điều hờn trách hay sự nuối tiếc trong lời bạn nói.
Tại sao bạn đã từng bỏ rơi nhân loại hay nhân loại đã từng quên
mất sự hiện diện của bạn, bạn đã thất vọng và hiện đang cố trả thù đời? Tại sao
bạn lại từ bỏ một giấc đẹp mà bạn đang cố dựng xây? Phải chăng bạn đã mệt mỏi,
chán chường và hờn dỗi?...
Ngôn từ của bạn đã trở nên đanh đá, chua ngoa. Nhưng chừng ấy chưa
đủ “hạ gục” tôi vì tôi có thể là bạn, tôi rõ biết bạn; Còn bạn thì chưa thể là
tôi. Tôi có thể dựng tạo hình bạn rất thật, rất chuẩn mực khiến mọi người đều
thừa nhận “Đó là bạn.”.
Nhưng bạn sẽ gặp khó khi vẽ ra hình tôi, tôi rất xa lạ, rất ngông
cuồng, cao ngạo và dường như là một bệnh nhân bị bệnh hoang tưởng, điên loạn
hay một triệu chứng tâm thần phân liệt nào đó. Có thể là một loại bệnh thần
kinh nào rất mới, mới được phát hiện. Vậy nên vẽ làm sao, dựng hình thế nào và
đưa ra kết luận, đánh giá gì cho một người xa lạ. Thật khó khăn. Vậy thôi bỏ
đi… Quan tâm gì một gã điên khùng, ngây dại. Thế nhé!
Rồi. Cứ xem như lập luận bạn đúng. Bạn thấy gì nơi tôi cố trả thù
đời?
Nó tốt đẹp và tươi sáng hơn cho xã hội hay nhốt con người vào
những chiếc lồng sơn son, thếp vàng. Ngày mai này, với định hướng tương lai của
bạn, con người - nhân loại sẽ được đặt trong những ống kính, những máy quay,
camera chống trộm,… con người trở nên là những tên trộm đáng khả nghi.
Sự tự do, dân chủ gì gì là thế chăng?
Mỗi người được gắn trên mình một con chíp định vị. Có những chú
robot cận vệ theo đuôi và nhắc nhỡ những việc nên làm, cần làm, giờ giấc ngủ
nghỉ, đi học, làm việc được sắp xếp chỉnh chu, được lập trình nghiêm ngặt,
logic và khoa học.
Tất cả con người đều là thiên tài hay đồng thời là những kẻ xấu
xa, đáng nghi và biếng lười chăng?
Lúc bấy giờ làm sao phân biệt được con người và máy móc.
Lại lấy mẫu và phân tích AND chăng? Phân tích mà làm gì?
Bởi lẽ dù xác định được hiện vật đem xét mẫu là người thì con
người đó có khác gì cái máy nếu không muốn nói là kém hơn cái máy về nhiều mặt.
Bạn xây dựng nhân loại theo tiêu chí nào?
Con người làm chủ máy móc hay máy móc làm chủ con người?
Với định hướng hiện tại dường như con người đang lệ thuộc, trói
buộc gần như hoàn toàn vào máy móc thì phải. Nhốt mình vào internet, điện
thoại, đặt mình trong những lồng chụp camera, máy quay, hệ thống định vị, vệ
tinh,…
Vậy nên điều tiết, quản lý xã hội bằng máy móc, thiết bị hiện đại
tối tân, bằng luật lệ, pháp luật, chế tài, quyền lực,… hay là bằng sự hiểu biết
khách quan, đúng mực ở mỗi con người sẽ tốt hơn?
Bạn hãy tư duy lại định hướng xây dựng xã hội ở đường lối truyền
thống cũng như nơi con đường bạn đang vạch ra để mà sửa sai kịp lúc.
Hãy nên đoái hoài những điều tôi đã trình bày!
Nhân loại sao có thể bỏ rơi tôi khi chẳng biết tí gì về sự hiện
diện của tôi. Và hơn 7 tỷ người trên thế giới liệu có mấy ai được nhân loại
hoàn toàn biết đến.
Nếu tôi vì sự không biết đến của nhân loại mà nổi điên bỏ rơi nhân
loại thì tôi điên thật. Tôi bỏ rơi nhân loại vì sự nông nổi một thời của riêng
tôi.
Chết là hết, vậy tại sao mình phải bương bả mệt nhoài nơi cuộc
sống, tranh giành việc làm, tiếng nói, hơn thua nhau vì những mối lợi ích nhỏ
nhen?
Một gia đình không êm ấm, một cuộc sống, quá bon chen, phù phiếm,
một xã hội tồn tại bởi không ít dối lừa, giả trá, cay nghiệt do bởi nơi trái
tim quá nhạy cảm về cảm xúc, tri giác,… Sự bấn loạn nội tâm, sự bình yên tâm
hồn của thời tuổi thơ vụng dại bị mất. Những mất mát quanh tôi khiến tôi gục
ngã. Chọn lựa nào cho tương lai cũng thấy lấp đầy những nỗi đau, khổ tâm, những
khoảng trống mông lung, vô hình,... Thiếu … dường như là còn thiếu một điều gì
đó…
Và một ngày tôi quyết định xem như ta không còn tồn tại, như một
chiếc lá khô mặc dòng nước dữ cuộc đời xô đẩy. Tôi đã chết như thế, đã bỏ rơi
nhân loại vì điều đó.
Từ bỏ một giấc mơ đẹp mà tôi đang cố dựng xây. Phải chăng tôi mệt
mỏi, chán chường, tuyệt vọng và hờn dỗi?
Tôi không từ bỏ giấc mơ mà tôi chờ đợi một chữ duyên.
Mệt mỏi, chán chường ư? Tôi đã mất gì khi đã viết những điều mà
bạn đã đọc, đang đọc và sẽ đọc?
Có chút ít thời gian, tâm huyết nhưng nào đã mất đi đâu và cũng đã
có vài người đồng cảm.
Hờn dỗi ư?
Có đôi chút nhưng đó không là hờn dỗi mà là sự nuối tiếc. Một sự
nuối tiếc về sự thụ động, bảo thủ,… nơi bạn.
Nhưng không sao?
Thời gian là của tôi mà. Có thể tôi cho rằng “Đây là thời điểm
thuận duyên để trả lại nhân loại sự hiểu biết khách quan, đúng mực và sáng rõ”.
Nhưng đó là lập luận của tôi không phải là nhận định của bạn. Bạn chưa sẵn sàng
cho việc đón nhận những sự thật lớn lao. Vậy nên duyên chưa đến, việc chẳng hợp
thời thế nên tôi dừng lại. Mọi việc rồi đâu cũng sẽ vào đấy. Có gì đáng để
khiến tôi tuyệt vọng. Hơn nữa, những điều trình bày dường như đã đủ rồi. Về sau
chỉ thêm mắm, dặm muối nên cũng không hẳn là đã cần thiết. Mỗi người đều có
khẩu vị riêng.
Tôi nghỉ ngơi để có nhiều hơn thời gian thăm viếng bạn bè, những
người lớn tuổi đáng kính. Có thể tôi sẽ có dịp trò chuyện với họ nhiều hơn
những điều họ và tôi cần biết…
Bạn cứ xây dựng Ngôi Nhà Nhân Loại trong mơ nhưng bạn hãy làm điều
đó khi nhiệm kỳ quyền lực của tôi chấm dứt. Nếu không tôi sẽ giết bạn.
Một câu nói đùa chăng? Hay một lời nói thật?
Bạn đang cố chứng minh tự do ngôn luận không tồn tại. Bạn đang
khẳng định bàn tay đặt trên quyển kinh thánh chỉ là một sự dối lừa.
Bạn đang nói rõ cùng nhân loại là Dân Chủ, Nhân Quyền, Văn Minh,
Tiến Bộ, Bình Đẳng, Bác Ái, Sự Sẻ Chia Đồng Điệu Chân Thành mà bạn đang định
hướng dựng xây là không có thật…
Đừng vội khẩn trương. Tôi chỉ nói đùa thôi. Nói là thế bởi tôi
biết để ngồi lên chiếc ghế quyền lực thì ít nhiều gì bạn cũng có sự điềm tĩnh
cùng thận trọng. Những phát ngôn như trên nếu có chỉ là lời nói đùa với riêng
tôi. Nhưng dù là lời nói đùa hay nói thật thì điều đó không khiến tôi hoang
mang, kinh sợ.
Tôi đang dạo chơi trong cuộc đời, tất cả cuộc đời tôi đã, đang, sẽ
trải qua chỉ là những trò chơi. Tôi bình thản, mỉm cười đón nhận mọi sự việc
diễn ra nơi cuộc sống và với tôi.
Thế nên, dù nếu biết ngày mai tôi sẽ bị đặt lên ghế điện, trên giá
treo cổ, một viên đạn vào đầu, một loạt đạn xé tan lòng ngực,… thì hôm nay tôi
vẫn dửng dưng, bình thản, khách quan trình bày những điều rõ biết.
Tôi đã từng cảnh báo từ trước.
- Nếu những lời tôi nói có phương hại đến sự tồn tại, bền vững, ổn
định nơi xã hội loài người thì bạn hãy lên tiếng ngăn chặn có thể qua một vài
cuộc trao đổi thẳng thắn, khách quan tôi sẽ dừng lại.
- Nếu tôi vẫn chủ quan, cố chấp, cực đoan thực thi viết ra những
điều trái tai, gai mắt có nguy cơ gây ra sự đổ vỡ, rối ren xã hội thì bạn hãy
lấy mạng tôi để giữ lấy bình yên trong lòng nhân loại.
Tôi đã từng thỏa thuận như thế, đáng tiếc là bạn đã chủ quan,
không chú ý.
Nếu quyển sách Hãy Là Đường Xưa Mây Trắng Bay… được thông qua thì
có lẽ sẽ không có 8 đầu sách còn lại ra đời.
Và hẳn là không có những bài viết vô tiền, khoáng hậu nơi blog
doavouu.blogspot.com. Có thể thay vào đó là những bài thơ con cóc lẩn thẩn hoặc
có thể đã không có trang blog doavouu.blogspot.com.
Còn bây giờ, dù rằng tiếng nói của tôi chưa lan rộng, truyền xa
nhưng đã có ít nhiều người cùng biết. Thế nên việc nock - out tôi cần có một kế
hoạch hoàn hảo và việc thực hiện có phần khó khăn hơn.
Dẫu sao tôi đã vẽ ra lối đi để bạn dễ dàng hạ gục tôi một cách
danh chính, ngôn thuận. Muốn thực thi việc làm đó thì bạn hãy nên bỏ chút thời
gian tìm hiểu về những lời hứa của tôi có nơi Bộ sách Sự Hiểu Biết Làm Thay Đổi
Nhận Thức, Giá Trị Con Người.
Hơn ai hết tôi rõ biết mỗi điều tôi trình bày đều tạo cho tôi ít
nhiều kẻ thù.
Tôi phải có bao nhiêu mạng mới trả hết oán thừa trong lòng những
người mà tôi va chạm dù rằng việc tôi làm không hẳn là việc xấu xa, ghê tởm và
đáng chết?
Tôi là người rõ biết những mối nguy tiềm tàng mà vẫn dấn thân làm
thì hẳn sẽ có điều kỳ đặc.
Chết ư?
Ai có gan dám đến lấy mạng tôi?
Bạn ư?
Bạn quá tự phụ về khả năng, thực lực của mình. Bạn hãy thử làm
điều đó để rồi tự đưa mình vào địa ngục.
Tại sao à?
Sẽ có rất nhiều người về sau sẽ hỏi “Vô Ưu là ai? Vô Ưu ở
đâu?...”.
Nếu họ biết tôi đã chết thì họ sẽ hỏi “Ai đã giết chết Vô Ưu dù
rằng họ không biết Vô Ưu là ai?”.
Nếu họ biết bạn đã giết Vô Ưu thì bạn sẽ gánh phần trách nhiệm.
Bởi lẽ những người tìm đến Vô Ưu không hẳn là bạn mà có thể là những người muốn
giết chết Vô Ưu. Tôi không còn thì có không việc trút lửa giận vào bạn.
Bạn có bao nhiêu phần thắng khi đối đầu nhân loại?
Thế nên, muốn tôi “im lặng mãi mãi” thì hãy hành xử âm thầm. Chỉ
cần bạn biết, trời biết, đất biết và cũng không cần cho tôi biết. Điều đó sẽ
khiến bạn an tâm hơn còn tôi thì sẽ luôn luôn không có kế sách gây tổn hại cho
bạn. Tôi luôn tỏ vẻ cao thượng giả tạo.
Hoặc là bạn hãy giúp người cần mắt có được đôi mắt nhìn đời, người
cần tim có trái tim để sống,…
Và … rồi tôi và bạn “Không ai nợ ai?”, bạn cũng lại làm được một
điều tốt. Giết một người có rất nhiều kẻ thù thì bạn cần nên cân nhắc, thận
trọng.
Tôi đã tạo ra những kẻ thù lẽ ra không đáng có trong đời. Vì rõ
biết điều đó tôi đã cảnh báo bạn. Tôi đã tạo ra rất nhiều cú va chạm và biết
rằng những cú va chạm liên hoàn giúp tôi an toàn hơn, giúp tôi sống thêm vài
ngày.
Điều này thể hiện rằng “Tôi rất trân quý sự sống” và rồi tôi ra
lời hứa cho đi đôi mắt, lá gan, quả thận, trái tim,… để tạo đường cùng sự sống
nơi tôi.
Giúp bạn giải oán thừa ư?
Tôi không cao thượng đến vậy. Đây chỉ là một trò chơi của tôi.
Cuộc đời tôi là những cuộc chơi thú vị. Tôi tham gia trò chơi khi làm chủ những
cuộc chơi.
Bạn có nông nổi tự hào thái quá không?
Bạn nghĩ rằng những lời nói thô vụng của bạn được nhân loại chú ý
đến à? Bạn có “thổi phồng vấn đề” khi đưa mình lên tầm cao mới, tự biến mình
thành kẻ thù toàn nhân loại không?
Còn gì là cuộc chơi quẩn quanh nơi cái chết? Bạn tin rằng “Bạn sẽ
thành công cho việc dệt một giấc mơ” chăng?
Những điều bạn nói sẽ đúng với tư duy, nhận thức của bạn. Tôi
không thể buộc bạn chung cùng ý nghĩ với tôi.
Liệu tôi có thành công không?
Tôi không màng đến thắng lợi, sự thành công, lẽ được mất,… vì thế
tôi sẽ không thất bại, không mất mát gì.
Cuộc chơi quẩn quanh nơi cái chết? Gọi là gì nhỉ?
Bạn đã nói về niềm tin thần thánh. À, thì hãy gọi đó là cuộc dạo
chơi thần thánh. Nghe có vẻ rất phô trương vậy xem như là việc thưởng thức nụ
hôn thần chết. Nghe chừng hợp lý. Sau thời gian phóng thích đam mê, lòng tham,
sự thực dụng về một giấc mơ Kỷ Nguyên Văn Minh, Tiến Bộ, Bình Đẳng, Hài Hòa,
Bác Ái,… mà không được mọi người chú ý.
Tôi đã giãy chết cuồng loạn, sự việc đã đi quá xa, giờ tôi muốn
dừng lại, muốn nghỉ ngơi hoàn toàn. Và … cái chết là điểm đến sau cùng cho một
đời người. Tôi muốn về nơi đó để mọi người nhận ra rằng “Đó là nơi người sống
dù muốn hay không cũng sẽ phải chạm đến. Thế nên, con người hãy nên thật sống
và trân trọng giá trị của riêng mình”. Trò chơi kết thúc - Game over.
Bạn đã mất gì khi cố trình bày sự hiểu biết chủ quan riêng mình?
Tôi mất tất cả mà không mất gì cả.
Tại sao?
Bạn lại muốn rơi vào vòng ma trận ngôn từ của tôi.
Nhưng thôi… tôi đã phải bỏ rơi bạn bè, ba mẹ cùng những người
thân. Họ không hiểu những điều tôi đang làm, họ không nhận ra giá trị những
việc tôi làm, họ hoài nghi sự thành tựu, họ lo lắng cho tôi,… Họ đặt câu hỏi
“Tại sao tôi không lập gia đình, không kiếm tìm một công việc ổn định, không
sống thảnh thơi, bình thản như một người bình thường, như tất cả mọi người?”.
Nhưng họ quên rằng “Ngay chính họ cũng không thể bình thản, thảnh
thơi sống một cuộc đời buông bỏ, không lo nghĩ nơi xã hội rối ren, lòng người
bấn loạn tranh giành.
Còn tôi, dù rằng có mất chút ít tâm huyết nhưng nào đâu có mất mát
gì to tát; Việc thiên hạ, thiên hạ không lo thì sao có thể khiến tôi nặng
lòng?”.
Và tôi biết khi nào sẽ rời khỏi cuộc chơi, tôi đã dừng lại. Vì sự
an toàn của họ tôi đã xa rời họ. Tôi cũng không nhiều nuối tiếc về việc đã làm.
Tôi là người con không trọn đạo hiếu nhưng dù tôi có muốn giữ họ mãi bên mình
cũng chẳng thể được.
Cũng như việc họ giữ tôi như giữ đứa trẻ mãi không lớn càng khó
khăn hơn. Và dù muốn giữ cũng chẳng thể giữ được bất cứ điều gì nên tôi nào có
mất gì đâu.
Bạn dừng lại. Phải chăng bạn sẽ bắt đầu lại một cuộc đời mới?
Ngọn lao phóng đi bạn có thể thu hồi lại không? Tôi thì có thể làm
điều đó nhưng làm để làm gì?
Gần nửa đời người qua đi và tôi là người không thuộc tuýp người
thích sự đổi thay nên dừng lại là chọn lựa mà tôi đã chọn.
Dừng lại không hẳn là rời khỏi cuộc chơi mà là dừng lại để chịu
trách nhiệm với những việc mình đã làm. Không trốn tránh mới xem là dừng lại.
Một vấn đề riêng tư. Mai này, bạn sẽ về đâu?
Về đâu? Nếu một ai đó đến xin trái tim, 3 lít máu, đôi mắt, lá
gan, quả thận,… thì tôi sẽ về nơi tôi chưa từng được sinh ra. Đó là một kết
thúc có hậu giúp tôi không phải kéo lê cuộc đời đến hồi vô dụng và thỏa chí
nguyện dừng lại mọi cuộc chơi.
Nếu không thể có được kết thúc êm đềm, ngắn ngủi thì có thể tôi sẽ
tiếp tục làm việc, mưu sinh qua ngày. Nếu chán ngán đời trong đục hay cần đến
một nơi tĩnh lặng hơn thì tôi sẽ giấu mình nơi am tranh, mái lá. Một ngôi chùa hoang
vắng, một nhà thờ nhỏ,… không hẳn là một lựa chọn tồi… Có không ít chọn lựa cho
người chết, đúng không?
Bạn hay nói về việc về nơi chưa từng sinh ra. Nơi chưa từng sinh
ra nó là gì? Ở đâu? Có vẻ nơi đó là chỗ trú ngụ của cái chết bất tử? Có phải
bạn cũng mong muốn rằng chết bạn sẽ về nơi đó?
Chỗ trú ngụ của cái chết bất tử? Nghe thật hay nhưng không đúng.
Không có cái chết bất tử mà chỉ “Chết là hết” hoặc “Chết là không hết” mà thôi.
Tôi chỉ chết là hết mà không cần phải có nơi chỗ để về. Chết mà còn nơi chỗ để
về thì chết mà không hết, còn phải trôi lăn trong luân hồi. Nơi chưa từng sinh
ra không có gì, không nơi đâu mà là tất cả…
Nghe có vẻ khó hiểu. Nếu bạn nói chết là hết thì có khác gì quan
điểm của khoa học và chủ nghĩa duy vật.
Không sai. Nếu không tự mình sống với điều đó bạn sẽ không thể
“cảm” được. Dù cùng nói chết là hết nhưng người biết rõ, sống đúng với điều đó
sẽ có thể về được còn những lời nói suông sẽ không thể làm được điều đó mà phải
nhào lên, lộn xuống trong 3 cõi 6 đường.
Qua những điều tôi trình bày thì ít nhiều gì cũng chứng thực cho
bạn biết không ít sai lầm cơ bản, sai lầm nền tảng, sai lầm có tính hệ thống,…
nơi khoa học và chủ nghĩa duy vật.
Họ còn không xác định được rõ ràng họ đang làm gì? Tìm kiếm gì và
sẽ về đâu?
Họ sống nhờ vào xác thân hay phần tâm vô hình và gần như không
biết gì về bản chất của sự sống thì làm sao có thể chết là hết. Họ sẽ phải trôi
lăn nếu không có ý thức dừng lại, tư duy lại mọi điều. Họ phải rõ biết con
người, chính họ trước khi muốn nắm bắt mọi điều nơi vũ trụ.
Chết là hết ư?
Với những người theo khoa học và chủ nghĩa duy vật thuần túy, đó
thật sự là giấc mơ xa xôi, ảo vọng, hoang đường.
Chết không hết thì cũng tốt. Lại được sống. Thật tuyệt! Có sao
đâu?
Đúng. Được sống là một điều tốt. Nhưng không hẳn lúc nào bạn cũng
kiếm được chiếc áo khoác da người mặc vào. Bạn đâu thể mãi mang hình người khi
sống trong tham đắm, si mê, sân hận,…
Nếu gặp duyên khoác lên người bộ da thú, nanh sói, mõm heo, sừng
bò,… thì sao? Có còn tuyệt vời không?
Hơn nữa, bạn đã quên 8 sự khổ ở kiếp người luôn thường tại. Cho
đến một lúc nào đó, có thể bạn sẽ nhận ra bạn đã lẩn quẩn trong vòng tròn sinh
tử luân hồi quá lâu. Cứ sinh ra rồi chết, chết rồi lại sinh ra, mãi mãi như thế
trong việc “thay khuôn đổi mặt”.
Đi mãi trong luân hồi mà chẳng biết đi để làm gì, được gì?
Có những khổ đau, phiền muộn,… chán chường. Bạn muốn dừng lại, rời
bỏ cuộc chơi tham lam, si mê, ích kỷ nhưng không hẳn lúc nào cũng có “bí kíp”
thoát khỏi luân hồi.
Nếu bạn thực dụng đến mức “Sống hôm nay biết hôm nay cần quái gì
nghĩ đến ngày mai cho mệt óc. Còn kiếp sau có hay không và đó lại là chuyện xa
vời, viễn vông” thì tôi không còn gì để nói.
Và thêm nữa, nếu một mai lòng tham, sự thực dụng,… của con người
khiến trái đất nổ tung, hoặc là tuổi thọ trái đất chấm hết phải chăng để tìm
lại hình hài sẽ vô cùng khó khăn, mất nhiều thời gian và không biết sẽ nhặt
được khuôn hình nào và có thêm những niềm vui hay khổ não gì mới. Dù sao thì
cũng chẳng mất gì chỉ là vấn đề thời gian còn khổ não, vật chất thì cũng chỉ là
trò chơi vay mượn, góp nhặt rồi trả lại…
Cũng như mọi vấn đề đã trình bày tôi không cần bạn tin nhận, nếu
có hoài nghi thì cứ hoài nghi để rồi một lúc nào đó bạn sẽ có câu trả lời phù
hợp, đúng mực. Nếu thấy thú vị hay có điều gì mới lạ thì bạn hãy chiêm nghiệm,
nghiền ngẫm lại. Việc chọn lựa con đường ngày mai tiếp bước thì bạn cần nên cân
nhắc, thận trọng.
Chúc bạn sáng suốt, minh mẫn chọn lựa lối đi cho riêng mình!
Thôi quay về chính đề. Việc làm đã xong tôi sẽ rời cuộc chơi và
bạn sẽ toàn quyền chọn lựa tương lai nhân loại.
…
Với bài viết Giải Mã Nhân Loại …IX, X, tôi đã không muốn đưa lên
blog vì tôi đã viết về tôi hơi nhiều. Điều này có thể khiến bạn lầm lạc, ngộ
nhận cho rằng tôi ủy mị, yếu đuối, và dường như đang cầu xin lòng thương hại.
Song tôi lại thấy có một vài nội dung cũng đáng để người đọc tham khảo và dù
sao cũng cần có phần kết cho Giải Mã Nhân Loại. Có lẽ do ý định dừng lại bài
viết nên việc trình bày càng thêm vụng, thiếu liên kết, không được chỉnh chu.
Sau cùng thì cũng kết thúc một cuộc dạo chơi. Nếu có chỗ dùng thì
bạn tùy nghi sử dụng. Nhược bằng không có ích lợi gì thì thôi bỏ đi. Cảm ơn bạn
đã ghé thăm, tham khảo bài viết!
Bài liên quan
- Câu chuyện bên lề Giải Trình Luận Án… (Phần 2)
- Câu chuyện bên lề Giải Trình Luận Án… (Phần 1)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 9)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 8)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 7)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 6)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 5)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 4)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 3)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 2)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 1)
- Giải pháp thoát ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét