Giải pháp thoát ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018
Kinh tế Việt Nam đã trải qua một thời kỳ tăng tốc xuất thần. Từ
một nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu kinh tế Việt Nam đã chuyển mình
thành một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với đa dạng, phong phú sản phẩm
hàng hóa…
Tuy nhiên, do tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh và do khả năng
quản lý kinh tế - xã hội không theo kịp xu hướng của thời đại đã lộ ra những
yếu kém về quản lý, phơi bày mặt trái của nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế
phát triển kém bền vững, thiếu ổn định, không có sự đồng bộ… Là một nền kinh tế
chấp vá, vay mượn,…
Kết quả của việc phát triển kinh tế không có định hướng chiến lược
sáng rõ và kèm theo việc du nhập lối sống thực dụng, ích kỷ,… đã phát triển
lòng tham con người trong mọi thành phần, tầng lớp xã hội đã tạo ra một xã hội
có sự chênh lệch khoảng cách giàu nghèo vô cùng lớn, tình yêu thương giữa người
với người dần được thay thế bằng bạc tiền, tài sản,… Sự gắn kết giữa các thành
phần, tầng lớp trong xã hội gần như đã không còn bền chặt. Bó đũa của tinh thần
dân tộc đã bị chia chẻ.
Trên thực tế, hiện tại Việt Nam không phải là một nước nghèo bởi
lẽ người Việt Nam có cả máy bay riêng, các chủng loại xe đắt tiền vào bậc nhất
thế giới cũng được người Việt Nam sở hữu với mức giá được đánh thuế 200%. Người
Việt Nam còn sắm cả siêu tàu ngầm hiện đại nhất thế giới (Ngạc nhiên chưa? Nghe
cứ như thể An Dương Vương đã bán nỏ thần. Đây là điều không tưởng, không thể có
thật dù rằng Người Lớn đã khẳng định điều đó). Người Việt Nam còn được tiếng là
dân tộc ăn sang, lãng phí bậc nhất thì hẳn Việt Nam là một dân tộc rất giàu.
Người Việt Nam còn bỏ tiền tỷ đến vài chục tỷ để xây tượng đài, khu tưởng niệm.
Người xưa thường nói “Phú quý sinh lễ nghĩa” thế nên Việt Nam phải là một đất
nước có dân giàu, nước mạnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những bộ cánh sặc sỡ, đẹp đẽ thì cũng có những
chiếc lá rách nát, te tua,… Đời sống người nông dân, công nhân còn rất bấp
bênh, cơ khổ,… Dù rằng vấn đề đồng lương những năm gần đây được các nhà quản lý
quan tâm, điều chỉnh nhưng ngay cả khi người công nhân tăng ca, làm thêm thì số
tiền họ kiếm được mới phần nào trang trải được cuộc sống của họ. Có thể nói đời
sống người lao động nghèo đang tính từng ngày, làm ngày nào, ăn ngày đó,… Dù
rằng tiền lương có nâng lên nhưng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, vật giá leo
thang, trượt giá, lạm phát,… thì số tiền phụ trội (giá trị thặng dư ảo) cộng
gộp vào sản phẩm hàng hóa là rất lớn bao gồm các loại phí dịch vụ, giá trị gia
tăng, các khoản thuế đóng góp khác, lãi suất ngân hàng,… càng khiến mức sống
của người dân thêm ngột ngạt, điêu đứng,… Mãi lo cái ăn, cái mặc khiến việc
chăm lo con cái có phần lơi là, thiếu sự quan tâm, chăm sóc,… Con cái được giao
cho ông bà nuôi, hoặc ký gửi nhà trường,… Những ông già, bà lão ở quê làm sao
theo kịp lối sống đua đòi, bon chen của giới trẻ ngày nay. Kết quả là truyền
thống giáo dục của gia đình bị phá vỡ, ông bà không theo kịp sự tinh ranh của
con cháu và ba mẹ thì không có nhiều thời gian quán xuyến, chăm lo con cái, gia
đình,… Mầm mống của một xã hội hỗn độn, không bền vững dần thành hình.
Xã hội đã tồn tại định hướng phát triển như vậy đã bao nhiêu năm?
Và phải chăng những rối ren, hỗn loạn của xã hội hiện tại là kết quả việc xây
dựng gia đình không bền vững của những năm về trước?
Có lối thoát nào được các nhà quản lý xã hội mở ra nhằm xây dựng
lại tính gắn kết, bền vững ở gia đình không?
Việc kêu gọi, tuyên truyền giáo dục nhân cách đạo đức ở trường
lớp, báo đài,… chỉ là những lời nói suông khác nào “Nước đổ lá môn”. Lối sống
trói vào định kiến của chủ nghĩa duy vật, khoa học, tin rằng “Con người, chết
là hết” cộng với việc rơi vào vòng xoáy của chủ nghĩa thực dụng, sống ích kỷ,
hưởng thụ thì việc học nhân cách đạo đức làm người chỉ là một thứ trang sức
dùng để lòe người khác. Người lao động nghèo không có nhiều thời gian rèn luyện
nhân cách sống. Hơn nữa, thành phần ăn hối lộ, tham nhũng chỉ toàn là những ông
tai to, mặt lớn.
Vậy sửa mình sống thanh cao để được gì?
Người ta nói “Đói rã mồm thì đừng nói lời đạo đức, có nói cũng
chẳng ai nghe”. Người còn níu kéo chủ nghĩa duy tâm thì rơi vào mù quáng, mê
tín dị đoan thật không dễ giữ mình thì nói gì đến sửa người. Học để dạy người
đó là xu hướng thời đại, còn học và làm theo thì hãy đợi đấy.
Các nhà quản lý khuyến khích gia đình chỉ 2 con là đủ khi đưa vào
thực tế xã hội trong bối cảnh con người xa rời yêu thương, sống hưởng thụ cá
nhân đã tạo ra viễn cảnh. Tôi được biết đến một gia đình có 2 chị em. Hiện tại
người chị có 2 đời chồng và 3 người con,… Người em có 2 đời vợ và 2 đứa con. Cả
2 chị em đều còn rất trẻ, và hàng ngày tôi vẫn nghe nhà họ rộn tiếng nguyền
rủa, mắng nhiếc. Đây là gia đình có 3 thế hệ. Dường như tôi vẫn không nhận thấy
tính bền vững của cả 2 gia đình kể trên. Nếu chỉ dừng lại ở đây thì có thể tôi
sẽ mắc lỗi thiển cận. Vì bởi người chồng, người vợ đã ly dị hãy còn trẻ và sẽ
lại có thêm 2 hay nhiều gia đình mong manh. Mỗi gia đình từ 1 đến 2 con nhưng
mỗi người chồng, người vợ không chỉ có một gia đình. Đây là mô hình gia đình có
từ 1 đến 2 con ở nông thôn. Mô hình gia đình ở thành thị đã có sự sai khác.
Trước bối cảnh cuộc sống có nhiều khó khăn xu hướng gia đình hiện nay có xu
hướng giảm sinh, chỉ sinh 1. Do chỉ có 1 người con, đứa con trở thành con cầu,
con khẩn. Mọi thứ được dồn ép cho đứa con khiến đứa con như một ông trời con
muốn gì được nấy. Hãy còn trẻ mà đã bộc lộ đầy đủ tính cách ích kỷ, hưởng thụ,
dưới mắt không người, có tiền là có tất cả là quan điểm sống. Các nhà dân số
thấy tỷ lệ sinh giảm đã và đang chuẩn bị chiến dịch khuyến khích tăng sinh.
Thêm nữa, do chỉ có 1 đứa con nên vợ chồng có nhiều thời gian sống cho mình
hơn. Nhìn vợ lâu cũng thấy cũ, cưới vợ không đẻ con thì ra ngoài ăn phở thay
đổi khẩu vị. Lần 1, lần 2 ăn vụng còn chùi mép nhưng khướu giác bà xã quá tinh
nhạy nên việc đổ bể. Vài lần thành quen, trước ăn vụng chùi mép sau thì thây
kệ. Người vợ được trang bị vũ khí bình đẳng giới, vùng lên. Ừ thì ông ăn chả
mặc ông, tôi cũng biết ăn nem đổi vị vậy. Tôi cũng chán ngấy cái bộ mặt về đến
nhà bơ phờ rượu bia, một chút trách nhiệm làm chồng cũng không còn. Khá khen!
Con người đã vượt qua mọi giới hạn, chủ nghĩa thực dụng nâng cao khả năng con
người. Thật tuyệt vời! Bước vào kỷ nguyên văn minh người đàn ông phải bia rượu
nhiều hơn, tết đánh chắn, ngày thường cờ bạc, cá độ, số đề,… Ăn nhậu nhiều, hư
thân, mất nết, côn đồ, hung hãn,… Thế là các công ty “cạch” tuyển nam công
nhân. Người đàn ông hiện tại phơi bày đầy đủ yếu kém, thói hư tật xấu và mất cả
khả năng kiếm tiền. Người phụ nữ đương thời làm chủ được đồng tiền, thành đạt
nhưng chán chê một nửa đục trong và xu hướng sinh con không cần cha đang là
“mốt” của gia đình hiện tại. Thây kệ! Đứa bé trong bụng nghĩ gì? Hiện tại, mẹ
chúng chỉ cần có chúng, không cần người cha vô tích sự, kém cỏi của chúng. Nếu mai
này đứa bé lớn lên thiếu tình thương của cha thì ta sẽ vun đắp bằng tình thương
và tiền của mà ta có. Nếu chúng có hỏi “Tại làm sao mà có con?” thì ta trả lời
“Chuyện người lớn, lớn lên con sẽ hiểu”. Nếu chúng hỏi “Cha đâu?” thì trả lời
“Con nhìn xem, bạn bè con có mấy ai có cha đâu? Những đứa trẻ yếu đuối mới cần
có cha, con là một thiên tài con không có cha, con yêu ạ!”…
Lại trình bày nhầm phần nội dung Chim Thiên Nga Giãy Chết phần
dừng lại vào bài viết này.
Tôi xin quay lại phần vấn đề chính của ngày hôm nay.
Sở dĩ nền kinh tế nước ta phát triển vũ bão là nhờ vào chính sách
mở cửa, việc thoát ra khỏi rào cản cấm vận kinh tế. Việc du nhập các dây chuyền
sản xuất từ thứ bỏ đi của các nền kinh tế khác đến việc chuyển giao quy trình
công nghệ hiện đại là một bước tiến giúp nền kinh tế Việt Nam vươn lên thành
những nền kinh tế mới nổi, đang phát triển. Đáng tiếc là khả năng quản lý và tư
duy phát triển của các nhà quản lý yếu kém, thiếu định hướng khiến nền kinh tế
nước ta đánh mất tính tự chủ, đánh mất thế mạnh đất nước. Nền kinh tế nước ta
đã từng có lúc được xem là nền kinh tế lao động giá rẻ và hiện tại các nhà đầu
tư nước ngoài đã vận dụng hiệu quả khiến người lao động Việt Nam trở thành
nguồn lao động dồi dào mang lại tiền của, giá trị thặng dư khổng lồ cho các
nước đầu tư. Khả năng quản lý, xây dựng chiến lược phát triển yếu kém đã biến
nền kinh tế Việt Nam thành một nền kinh tế vay mượn, chấp vá. Nền kinh tế nước
ta hiện là nền kinh tế gia công hưởng phần chênh lệch thấp. Đơn cử như ngành
sản xuất giày da, may mặc,… người lao động Việt Nam hiện đang gia công cho các
công ty doanh nghiệp nước ngoài. Dù rằng là nơi có nguồn cung ứng giá rẻ nhưng
cũng chỉ là đứa con rơi của các doanh nghiệp nước ngoài. Cụ thể, trong bối cảnh
kinh tế khủng hoảng trầm trọng thì các đơn hàng sản xuất bị thu hẹp và các nước
đã tính đến việc tự cung, tự cấp dù rằng lao động tại chỗ có giá thành cao
nhưng việc sản xuất trong nước sẽ đảm bảo cho đất nước ổn định, tránh hiện
trạng thất nghiệp tràn lan, xã hội đại loạn. Những nhà đầu tư nước ngoài phần
vì tinh thần dân tộc, phần vì những lợi ích được các nhà quản lý trong nước ưu
đãi sẽ chuyển những đơn hàng sản xuất về cho chính quốc. Thế nên, người lao
động Việt Nam ở các công ty gia công, làm thuê sẽ khắc khoải chờ những đơn hàng
nhỏ giọt. Đời sống người công nhân sẽ càng thêm khó khăn nếu khủng hoảng kinh
tế thế giới không chuyển biến. Đến bây giờ thì tôi tin rằng Khủng hoảng kinh tế
thế giới hãy còn vật vã nhiều năm. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế làm thuê
còn thể hiện ở chỗ cội nguồn của nền kinh tế Việt Nam là ngành nông nghiệp vậy
mà gần như toàn bộ các mặt hàng nguyên liệu dệt may, vải vóc, len sợi, da
giày,… đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Khả năng điều tiết của các nhà quản lý
yếu kém đến mức các ngành sản xuất nguyên liệu trong nước bị nền kinh tế các
nước bóp chết tại nguồn. Vì thế nên khi tham gia vào chuỗi sản xuất hàng hóa
thì nền kinh tế Việt Nam chỉ nắm dao đằng lưỡi, chỉ gia công cho các nhà đầu tư
nước ngoài và bị động hoàn toàn khi tham gia vào sản xuất. Xét thêm về ngành
thủy sản, ngành chăn nuôi Việt Nam ta sẽ thấy rất nhiều bất cập. Đã nhiều năm
Việt Nam vào top những nhà xuất khẩu hàng đầu về sản lượng cá tra và các mặt
hàng từ tôm nhưng người dân nuôi trồng sản xuất thủy sản thường xuyên bị lỗ,
mất vốn, nhà đất sổ đỏ đều nằm cả trong ngân hàng. Bởi do người sản xuất không
thể làm chủ vấn đề giá, giá sản phẩm mặc tình thương lái và các công ty thao
túng, các công ty, thương lái, các nhà quản lý thì nhà cửa, đất đai và cả thân
hình cứ đẫy đà thêm qua từng năm còn người chăn nuôi thì đất đai đổi chủ.
Phải chăng chính dân ta giết dân ta?
Một bất cập khác là trong khi người chăn nuôi bị “bóp chết” đầu ra
thì đầu vào giá cả phân bón, thuốc, thức ăn,… được báo giá tăng không ngừng mà
không thấy việc bình ổn. Có một điều đặt biệt là các công ty thức ăn thủy sản,
gia súc,… sản xuất dựa vào nguồn nguyên liệu chính là các loại bột ngũ cốc, bột
cá, bột ngô, bột sắn,… mà phần lớn nguồn nguyên liệu này được nhập từ nước
ngoài trong khi Việt Nam là một nước nông nghiệp mà lại không đủ khả năng sản
xuất ra được nguồn nguyên liệu cạnh tranh về giá ngay tại trong nước. Các nhà
quản lý đã đóng được vai trò gì trong việc điều tiết phân phối nguồn nguyên
liệu trong các công ty sản xuất thức ăn. Và do không có khả năng cạnh tranh,
không tổ chức các khu vực trồng nguyên liệu tập trung mà có rất nhiều vùng đất
nông nghiệp ở Việt Nam bị bỏ hoang hóa và người nông dân đã bỏ đất tìm về thành
thị làm công nhân, bán vé số, tìm kế mưu sinh vì họ không thể sống ngay chính
nơi mảnh đất quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn. Và áp lực dân số đè nặng lên các
thành phố lớn, an sinh xã hội rối như tơ vò. Việt Nam là nước xuất khẩu lúa
đứng hàng thứ nhất nhiều năm nhưng đời sống người nông dân vẫn cứ lam lũ, thiếu
hụt,…
Tại sao?
Có thể thấy nền kinh tế Việt Nam còn rất chông chênh và thiếu tính
bền vững trên mọi ngành, mọi lĩnh vực kinh tế. Các nhà kinh tế đã đi vay mượn
mô hình kinh tế nước ngoài về áp dụng cứng nhắc cho sự phát triển kinh tế Việt
Nam, việc vay vốn nước ngoài để phát triển kinh tế khiến nền kinh tế Việt Nam
trở thành nền kinh tế vay mượn, đã vay mượn thì đương nhiên không phải là của
mình nên nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn mất tính tự chủ. Lẽ ra các nhà quản lý
kinh tế nên sáng tạo từ các mô hình kinh tế góp nhặt được và chuyển hóa thành
nền kinh tế Việt Nam dựa vào nội lực đất nước, dựa vào sức bật là nền kinh tế
sản xuất nguyên liệu, sản xuất đầu vào và làm chủ giá trị đầu vào. Việt Nam là
đất nước có thế mạnh về nông nghiệp thì việc bị cuốn vào khủng hoảng kinh tế
thế giới lẽ ra là điều rất khó. Vì con người có thể không cần đến ô tô, xe máy,
Ti Vi, máy lạnh,… nhưng không thể nhịn đói mà sống.
Lẽ ra các nhà quản lý có định hướng tốt hơn cho việc phát triển
kinh tế đất nước. Việt Nam đang là nền kinh tế sản xuất có số lượng mà yếu kém
chất lượng. Trong bối cảnh xu hướng thế giới đang tiến đến tiêu chí “Ăn ngon,
mặc đẹp” thì định hướng phát triển kinh tế hiện thiếu tính thức thời, năng
động. Dù rằng kinh tế thế giới đang chìm sâu trong khủng hoảng thì xu hướng “ăn
ngon, mặc đẹp” vẫn là xu hướng chủ đạo của nhận thức sống của con người ngày
nay. Việc khủng hoảng kinh tế thế giới chỉ thể hiện con người đang rơi vào túng
ngặt chứ không phải con người đang rơi vào đói nghèo. Các nhà quản lý cần phải
xác định chuẩn mực điểm rơi kinh tế. Thế nên, việc nâng cao chất lượng sản phẩm
hàng hóa là mục tiêu mà các nhà quản lý cần chú trọng. Đa dạng hóa sản phẩm
nông nghiệp, phá đi tính đơn lẻ, độc canh cây lúa. Chú trọng xuất chủng loại
lúa chất lượng cao, đáp ứng thị trường cao cấp. Việc đa dạng hóa cây trồng nông
nghiệp nhằm tham gia sâu vào chuỗi cung ứng nguyên liệu. Nếu không đủ khả năng
tham gia thị trường thế giới thì cũng đáp ứng phần lớn nhu cầu nguyên liệu
trong nước. Việc làm này nếu chuẩn mực, hợp lý thì sẽ phân phối lại lực lượng
lao động trong nước, kéo giãn việc tập trung dân số vượt mức ở thành thị. Và
trên cả là việc này sẽ chuyển Việt Nam từ nền kinh tế vay mượn, chấp vá sang
nền kinh tế bền vững, tồn tại dựa vào nội lực đất nước.
Cấm vận kinh tế đã từng có thời là nỗi ám ảnh lo sợ của các nước
nhưng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài hiện nay thì việc tự
cấm vận kinh tế, tự đóng cửa giao thương với nước ngoài, ổn định kinh tế trong
nước bằng vào nội lực đất nước là giải pháp tốt nhất mà các nhà quản lý nên xét
đến. Tuy nhiên, việc tự cấm vận kinh tế chỉ nên nửa vời. Cụ thể là người Việt
Nam vẫn học hỏi kiến thức, khoa học, kỹ thuật công nghệ mới phù hợp với định
hướng phát triển kinh tế lâu dài, chỉ tham gia cung ứng những sản phẩm hàng hóa
tiêu chuẩn, chất lượng cao, giá bán tốt. Tránh tham gia những chuỗi cung ứng
hàng số lượng nhiều, chất lượng thấp, nhiều cạnh tranh, giá thành hạ vì chuỗi
cung ứng này không có tính bền vững, không mang nhiều lợi ích cho người tham
gia lao động và đánh mất thương hiệu đất nước,… Rõ thật một điều là nền kinh tế
Việt Nam sẽ không thể được xem là nền kinh tế có ưu thế về lượng thế nên nền
kinh tế Việt Nam cần hướng đến nền kinh tế thiên về chất thì mới đảm bảo tính
bền vững, lâu dài. Chậm mà chắc đó là điều mà các nhà quản lý, các nhà kinh tế
cần lưu tâm.
Với bối cảnh kinh tế thế giới thế giới khủng hoảng kéo dài thì tin
rằng những nền kinh tế vay mượn sẽ khó có được những đơn hàng sản xuất có giá
trị, mang nhiều lợi nhuận do sự cạnh tranh quyết liệt đơn hàng, ghìm giá,… Thế
nên, đây chính là thời cơ để các nền kinh tế vay mượn chuyển mình, tự chủ bằng
thế mạnh, bằng nội lực đất nước. Nếu các nhà quản lý cứ mãi chờ đợi những
chuyển biến tích cực của nền kinh tế thế giới thì sẽ làm nền kinh tế đất nước
chìm sâu vào khủng hoảng và khi kinh tế thế giới phục hồi thì nền kinh tế đất
nước sẽ mãi là nền kinh tế vay mượn. Thậm chí nền kinh tế đất nước sẽ hụt hơi
do sự xáo trộn xã hội sâu sắc, do việc tái cấu trúc lại xã hội,…
Việc mua lại tương lai dân tộc, mua lại các khoản vay nước ngoài,
mua lại trái phiếu chính phủ,… ngay thời điểm hiện tại là điều thật sự cần
thiết và quan trọng nhất. Việc làm này giúp cho nền kinh tế trong nước thoát
khỏi sự lệ thuộc vào giá vàng và ngoại tệ, giảm nhanh lạm phát, trượt giá,… Lúc
bấy giờ, nền kinh tế đất nước sẽ có phần tự chủ hơn trong việc tự cấm vận kinh
tế nửa vời. Khi cấm vận kinh tế nửa vời sẽ loại dần những nhà đầu tư nước ngoài
muốn lũng đoạn nền kinh tế Việt Nam. Việc giảm lãi suất ngân hàng khi đó mới có
thể mang lại sự hiệu quả, góp phần xây dựng và phát triển các thế mạnh, củng cố
và phát huy nội lực cho nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định, bền vững,
không chịu lệ thuộc vào nền kinh tế thế giới.
Muốn làm được sự chuyển biến tích cực mạnh mẽ này thì mọi thành
phần, tầng lớp xã hội, người dân và nhà quản lý phải có sự gắn bó, tương trợ
lẫn nhau. Bó đũa tinh thần dân tộc cần được hợp nhất. Để bó đũa tinh thần dân
tộc được hợp nhất thì các nhà quản lý cần phải nghiêm túc nhìn nhận những sai
lầm, thành thật sửa sai, thành thật vì cuộc sống no cơm, ấm áo của người dân.
Khi đó, một bàn tay đưa ra sẽ được gắn kết bởi rất nhiều bàn tay không phân
biệt màu da, dân tộc, tuổi tác, thành phần, tầng lớp xã hội,…
Ngay cả khi việc mua lại thành công tương lai dân tộc thì nhà quản
lý cùng người dân ở mọi thành phần, tầng lớp xã hội còn rất nhiều việc cần làm.
Có rất nhiều sai lầm trong tư duy, nhận thức sống của con người cần được sửa
sai dựa trên góc nhìn tổng thể, khách quan và sáng rõ.
Ngày mai, tôi sẽ viết bài Chim Thiên Nga Giãy Chết phần dừng lại.
Cám ơn mọi người đã ghé xem bài viết và có sự đồng cảm! Đừng cho rằng những
điều tôi viết là đúng. Mỗi người đều có sự hiểu biết, khả năng nhận thức, tư
duy khác nhau thế nên bạn hãy dùng sự hiểu biết đó để cảm nhận lẽ đúng sai,
được mất.
Bài liên quan
- Giải mã hiện tượng Bắc Triều Tiên (P.1)
- Điểm mù của nhân loại
- Đạo Phật dơ bẩn
- Dân cần biết?
- Cuộc cách mạng trí tuệ khách quan
- Câu chuyện bên lề Giải trình luận án... (Phần 4)
- Câu chuyện bên lề Giải trình luận án... (Phần 3)
- Câu chuyện bên lề Giải Trình Luận Án… (Phần 2)
- Câu chuyện bên lề Giải Trình Luận Án… (Phần 1)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 9)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 8)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 7)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét