Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 3)
Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018
Vậy học thuyết nào sẽ ra đời phủ định thuyết Big Bang, thuyết Tiến
Hóa?
Và muốn “hạ bệ” thuyết Big Bang, thuyết Tiến Hóa,… cần có chứng cứ
khoa học, biện luận khách quan, sáng rõ.
Sự thật là sự thật. Đã là sự thật thì có cần đến sự chứng minh
không?
Phải chăng chứng thực sự thật là sự thật sẽ là việc không thật cần
thiết?
Dù vậy, tôi sẽ vụng về làm việc ngớ ngẩn, không thật cần thiết đó.
Một việc làm “xô đổ” tri thức nhân loại nửa vời đương đại, mở cánh cửa hiểu
biết khách quan mà nhân loại đã khép kín hàng ngàn năm, giải thoát tư duy, nhận
thức, ý thức ở mỗi người và cả nhân loại.
Phải chăng xuất phát điểm không tựa nơi tận cùng là sự thật có nơi
thuyết Big Bang, thuyết Tiến Hóa,…?
Và điều đó là điều kiện cần đủ để khẳng định rằng những học thuyết
trên thiếu đúng mực, khách quan, vô thủy, vô chung.
Dù rằng đưa ra thuyết Big Bang nói về nguồn gốc vũ trụ, thuyết
Tiến Hóa nói về cội nguồn sự sống nhưng phải chăng những chứng cứ khoa học được
trình ra và lý luận biện chứng có chỗ chưa cùng tận, chưa đúng mực, xác đáng?
Không chỉ vậy!
Phải chăng tri thức nhân loại chưa có câu trả lời sau cùng cho câu
hỏi “Tại sao có Vụ Nổ Lớn Big Bang?”?
Phải chăng trước khi Vụ Nổ Lớn xảy ra thì trong vũ trụ đã có vật
chất?
Nếu trước khi Vụ Nổ Lớn xảy ra không có vật chất thì hiển nhiên sẽ
không có Vụ Nổ Lớn tạo ra vũ trụ ngày nay. Vậy nên trước khi Vụ Nổ Lớn xảy ra
đã có sự hiện diện vật chất.
Nếu luận chứng này đúng mực thì tạm lấy vật chất trước Vụ Nổ Lớn
là nguồn gốc vũ trụ có lẽ sẽ hợp lý, xác đáng hơn.
Sẽ có biện luận “Sự hiểu biết con người hiện chưa thể tận tường vũ
trụ, bản chất sự sống, cội nguồn con người,… Mọi vấn đề chỉ dừng lại ở mức độ
tương đối. Và thuyết Big Bang cũng chỉ dừng lại ở tính tương đối cho đến khi có
một học thuyết mới dựa trên nền tảng căn bản là khoa học, thuyết duy vật biện
chứng “bẻ gãy”. Lúc bấy giờ tri thức nhân loại sẽ khách quan thừa nhận sai lầm
nơi những học thuyết cũ.
Khoa học phải chăng đã hoàn chỉnh, thấu rõ bản chất sự sống, vũ
trụ?
Thuyết Duy Vật phải chăng luôn đúng, không có lỗ hổng?
Thuyết biện chứng phải chăng đã đạt mức khách quan không hạn cuộc
vào tư duy, nhận thức, ý thức, sự hiểu biết của người lập ra luận chứng?
…
Như đã nói từ trước, mọi vấn đề chỉ xây dựng trên tính tương đối.
Dẫu sao khoa học, chủ nghĩa duy vật, thuyết biện chứng,… vẫn là những hiểu biết
hàng đầu của nhân loại ngày nay. Không dựa vào sự tiến bộ nơi tri thức hàng đầu
thì lấy gì làm điểm tựa, sự hiểu biết con người sẽ không có cơ sở, không nền
tảng, không chỗ dựa.
Tại sao sự hiểu biết nhân loại không dựa vào sự thật khách quan,
sự đúng mực mà phải vay mượn một điểm tựa nửa vời, không thật đúng?
Đã thừa nhận tính tương đối có nơi thuyết Big Bang, thuyết Tiến
Hóa, thuyết Duy Vật, thuyết biện chứng, khoa học,… sao con người lại chủ quan
dùng sự tương đối làm nền tảng tri thức để xây dựng sự hiểu biết cho nhân loại?
Việc lập rào bảo vệ, ra sức biện hộ tính đúng mực của những học
thuyết còn mang tính giả định gần như đã chuyển hóa giả định thành định đề,
thành sự thật tuyệt đối phải chăng là sai lầm tiếp nối sai lầm có nơi tri thức
nhân loại, ở những người hiểu biết?
Phải chăng thiên kiến, phiến diện, thiển cận, chủ quan đã “nhấn
chìm” tính khách quan, đúng mực cần có ở các nhà khoa học, chuyên gia, học giả,
tri thức nhân loại?
Kết quả là tính khách quan, đúng mực ban đầu của các học thuyết
tiến bộ cũng bị “đánh mất” do những vị đại biểu tri thức nhân loại, con người
gây ra, tạo nên sự hiểu biết nửa vời, đánh mất sự khách quan, sáng rõ, đúng
mực.
Bẻ gãy thuyết Big Bang:
Hình ảnh 3 chiều biểu thị về nguồn gốc vụ trụ theo thuyết Big
Bang.
Hình ảnh phẳng biểu thị vũ trụ đang giãn nở
theo thuyết Big Bang.
Qua 2 hình ảnh minh họa bên trên Thuyết Big Bang đã được diễn giải
như sau:
Nguồn gốc vũ trụ bắt đầu từ một trạng thái vô cùng đặc, vô cùng
nóng nơi điểm kỳ dị. Vụ Nổ Lớn đã xảy ra và được mặc định là nguồn gốc của vũ
trụ, có độ tuổi vào khoảng 13,7 tỷ năm và được thừa nhận là tuổi của vũ trụ.
Sau Vụ Nổ Lớn khối vật chất đặc nóng rơi vào quá trình giãn nở nhanh chóng kéo
theo lý thuyết thường gặp là không gian đang tự giãn nở khiến các thiên hà đang
lùi ra xa trong khoảng không vô cùng. Lý thuyết về sự trôi của các thiên hà
trong không gian được ví như hình ảnh các điểm trên quả bóng đang được thổi
phồng từ từ…
Còn có không sự nổ “bùm” của quả bóng nơi không gian hãy còn bỏ
ngỏ, chưa có một nhà khoa học, nhà vũ trụ học nào nói đến vấn đề đó.
Phải chăng đó là giá trị tương đối của khoa học vụ trụ hay tính
nửa vời của tri thức nhân loại chủ quan, có tính chất khép kín dù luôn nhận
định rất khách quan, thường mở?
Kể từ khi thuyết Big Bang được thừa nhận là gốc tích của vũ trụ thì
quy ước về thời gian, không gian cũng được xác lập dù rằng tri thức nhân loại
không thể, không bao giờ có thể xác định được điểm đầu, điểm cuối của không
gian, thời gian.
Sau một quá trình nghiên cứu không gian, vũ trụ dài lâu mà chưa
thể tìm ra một hướng đi mới cộng đồng các nhà khoa học đã lầm lạc thừa nhận
những quy ước, những giả định ban đầu là đúng mực, hợp chuẩn. Kết quả là vô
hình chung xác nhận 13,7 tỷ năm về trước là điểm đầu của thời gian, không gian.
Tiếp đó, qua rất nhiều công trình nghiên cứu rối rắm, phức tạp các nhà khoa học
đã đưa ra những thông số đáng kinh ngạc có tính thuyết phục cao do dựa trên rất
nhiều chứng cứ khoa học, lý luận biện chứng và xác định tuổi của vũ trụ chỉ còn
khoảng 14 tỷ năm nữa - điểm cuối của thời gian, không gian. Sau đó “Còn lại
gì?” cũng không thấy các nhà khoa học vũ trụ, học giả,… đề cập đến.
Tóm lại, dù rằng các nhà khoa học đưa ra điểm đầu, điểm cuối của
vũ trụ nhưng nếu khách quan, đúng mực nhận định thì những quy ước giả lập làm
điểm đầu, điểm cuối của vũ trụ vốn không là điểm đầu và điểm cuối của vật chất,
không gian, thời gian.
Tuy nhiên, với đặc quyền ưu tiên của vị trí đại biểu đại diện cho
tri thức nhân loại cộng đồng khoa học đã mặc định những quy ước, những giả định
cơ sở ban đầu làm lý thuyết chuẩn, thành định đề gốc, thành sự thật khách quan.
Kết quả của việc làm chủ quan ở cộng đồng khoa học là chuyển hóa
lý thuyết tương đối thành sự thật tuyệt đối.
Từ sự sai lầm thiển cận chủ quan của giới khoa học đã khiến tri
thức, sự hiểu biết con người về vụ trụ, nguồn gốc sự sống, con người bị “chặn
đứng” hoàn toàn, gây ra sự hiểu biết giới hạn, chủ quan nơi tri thức nhân loại.
Tại sao giới khoa học, đại diện tri thức tiến bộ hàng đầu nhân
loại vốn khách quan, đúng mực,… lại trở nên chủ quan, bảo thủ, cực đoan gây ra
sai lầm “chặn đứng” sự hiểu biết nhân loại?
Vì sự học hỏi, tích lũy kiến thức, nghiên cứu khoa học ở các nhà
khoa học, các vị học giả đã rơi vào thiên kiến, sự chủ quan tin nhận sự đúng
mực hoàn toàn có ở khoa học, thuyết Duy Vật, thuyết Tiến Hóa, thuyết Big Bang,…
Thêm nữa, sự chủ quan tồn tại ở thuyết biện chứng khách quan nửa
vời mà tư duy, nhận thức, phân tích, đánh giá,… bị thiên lệch, thiển cận, không
đầu, không cuối.
Về sau, việc nghiên cứu thiên văn, tìm hiểu vũ trụ bị “nghẽn lối”
và đã có thêm những giả định mới để “bảo trợ” thuyết Big Bang về vũ trụ như
năng lượng tối, vật chất tối, lỗ đen vũ trụ,… và tất cả dường như cũng đã được
hợp thức hóa bằng công cụ khoa học, lý luận biện chứng logic và những khoảng
trống chưa thể lý giải.
Phải chăng mọi vấn đề liên quan đến vũ trụ, Vụ Nổ Lớn,… hãy còn
rất mơ hồ, không thể sáng rõ, không thể nắm bắt điểm đầu, điểm cuối,…?
Nhìn vào hình ảnh phẳng và hình ảnh 3 chiều về nguồn gốc vũ trụ
con người đa sự, rỗi hơi dễ thường đặt ra những câu hỏi vu vơ như:
- Tại sao từ điểm kỳ dị sau khi phát nổ vật chất vũ trụ lại chỉ
trôi về một hướng?
- Trước khi Vụ Nổ Lớn xảy ra không gian đã có sẵn hay chỉ đến khi
vụ nổ xảy ra mới hình thành không gian?
- Phải chăng vật chất có nơi điểm kỳ dị là vật chất duy nhất đã
phát khởi ra vũ trụ ngày nay với rất nhiều hành tinh, thiên hà, tinh vân,…?
- Tại sao lại xảy ra Vụ Nổ Lớn?
- Việc sau Vụ Nổ Lớn vật chất vũ trụ văng ra xa là điều dễ hiểu
nhưng việc trôi trong không gian của vật chất sẽ diễn ra đến bao giờ hay trôi
mãi và trôi về đâu?
- Phải chăng mãi đến 14 tỷ năm nữa vật chất vũ trụ sẽ tan hoại cả
vì tuổi của vũ trụ đã được các nhà khoa học tính toán kỹ lưỡng, chu đáo?
- Và … thuyết Big Bang hiện có giá trị gì cho nhân loại ngày nay?
- Biết trước “Ngày Tận Thế” hãy còn xa lắm chăng? Vì thế con người
hãy an tâm mà sống hưởng thụ, tham đắm, si mê, cuồng loạn,… chăng?
…
Và còn rất nhiều câu hỏi ngây ngô, nông nổi, đơn giản mà đại diện
tri thức nhân loại hàng đầu sẽ mãi không thể trả lời cho cùng tận.
Thuyết Big Bang vốn là giả thuyết không đầu, không cuối nên mãi
mãi không thể chạm đến sự hiểu biết tận cùng và đời sống của một con người
dường như rất ngắn để làm được điều đó.
Thời gian có đầu cuối không? Không gian có cùng tận không?
Dường như đây là những câu hỏi không chờ đợi câu trả lời đúng cuối
cùng.
Phải chăng các nhà khoa học, học giả,… nên nhìn nhận lại mục đích
mà tri thức nhân loại đang tìm kiếm?
Nếu gượng ép, cưỡng cầu tìm hiểu những vấn đề tận cùng từ lý
thuyết không tận cùng thì tri thức, sự hiểu biết nhân loại càng thêm nghẽn lối,
bít đường.
Có lẽ không cần phải nhìn ra ngoài vũ trụ con người vẫn có thể
viết ra thuyết Big Bang.
Vật chất, năng lượng của vụ nổ do quả pháo sáng hay quả bom nguyên
tử nổ ra ở Hirosima,… đã còn hay mất?
Nếu bảo rằng mất thì không hợp lý vì điều này mâu thuẫn với định
luật bảo toàn vật chất, định luật bảo toàn năng lượng.
Vậy nên năng lượng, vật chất sau những Vụ Nổ Nhỏ hãy còn. Sau Vụ
Nổ Nhỏ vật chất, năng lượng đã phát tán ra xa có giống với hình ảnh của vật
chất vũ trụ sau Vụ Nổ Lớn giãn nở trong không gian.
Và tôi tin rằng không có nhà khoa học, giới chuyên gia, học giả
nào có thể nhận biết vật chất, năng lượng sau Vụ Nổ Nhỏ hiện tồn tại ở nơi đâu.
Tôi tạm chấp nhận lý thuyết 14 tỷ năm nữa vũ trụ mới bị diệt mất
và đó cũng là tuổi thọ của vật chất, năng lượng có ở Vụ Nổ Nhỏ. Vì vật chất,
năng lượng của Vụ Nổ Nhỏ vốn dĩ là vật chất của vũ trụ.
Tuy nhiên, thực tế là sau 14 tỷ năm nữa vật chất, năng lượng của
Vụ Nổ Nhỏ vẫn còn tồn tại, không hề mất đi, chúng chỉ chuyển từ dạng này sang
dạng khác.
Vật chất, năng lượng vốn không cùng tận, vô thủy, vô chung chứ
không hạn cuộc vào lý thuyết giả định tựa nơi không cùng tận để luận giải sự
tận cùng.
Mở rộng vấn đề Vụ Nổ Nhỏ lên cấp độ hành tinh. Có những vụ nổ kiến
tạo ra hành tinh, có những vụ nổ phá hủy hành tinh,…
Phải chăng đó là tiền đề của thuyết Big Bang mà các nhà khoa học
đi trước đã “vịn” vào lập ra học thuyết về sự ra đời nguồn gốc vũ trụ?
Và phải chăng một lý thuyết giả định có nơi những học giả đi trước
đã “trói chân” tư duy, nhận thức, ý thức khách quan của những nhà khoa học vũ
trụ ngày nay?
Tính chuyên biệt hóa đã khiến tư duy các học giả ngày nay không
còn được góc nhìn tổng thể, khách quan, đúng mực.
Phải chăng những vụ nổ kiến tạo hành tinh đã tạo ra trạng thái
dừng của vũ trụ ở một trường phái đối lập với trường phái vũ trụ đang giãn nở
và trường phái này đã yếu thế hơn trường phái giãn nở vật chất vũ trụ về lý
luận biện chứng, cơ sở khoa học?
Lý do sự yếu thế lý luận ở trường phái trạng thái dừng là do dựa
trên cơ sở vận động vật chất trong hành tinh mới được kiến tạo bị giới hạn nơi
nội tại hành tinh không trôi ra xa như hình ảnh mở rộng khoảng cách giữa các
hành tinh, các thiên hà,… nơi khoảng không vũ trụ.
Ngược lại khi nghiên cứu sự trôi dạt vật chất ở vụ nổ phá hủy hành
tinh các nhà khoa học đã tư duy đến sự ra đời vụ trụ bằng một Vụ Nổ Lớn và vật
chất vũ trụ sẽ trôi dần vào không gian. Khác với sự giới hạn vật chất khi kiến
tạo hành tinh, vật chất sau vụ nổ phá hủy hành tinh dường như trôi mãi, trôi
mãi trong không gian vũ trụ.
Và quá trình tính tuổi của vật chất nơi hành tinh bị phá hủy sẽ
được xem là tuổi đời hành tinh và tính đến tuổi đời vũ trụ.
Phải chăng đây chính là giá trị có nơi tư duy, lý luận của thuyết
Big Bang, cội nguồn vũ trụ?
Việc nghiên cứu tuổi thọ của vũ trụ có giá trị gì khi khoa học vũ
trụ từng chạm đến sự tồn tại của lỗ đen vũ trụ. Lỗ đen vũ trụ đã “nuốt chửng”
những vật chất vũ trụ trôi nổi, những mảnh vỡ của những hành tinh chết,…
Đã có sự tồn tại lỗ đen vũ trụ có khả năng “xóa sổ” vật chất vũ
trụ thì có không sự tồn tại của lỗ đen vượt ngoài giới hạn vũ trụ có công năng
làm biến mất vũ trụ cùng với vật chất vũ trụ?
Hiển nhiên là giả định lỗ đen vượt ngoài giới hạn vũ trụ là không
hẳn không có cơ sở khoa học, tính logic, hợp lý. Và … nếu có một lỗ đen như thế
thì việc “biến mất” vũ trụ không hẳn là điều không thể xảy ra.
Nếu điều đó xảy ra giá trị của thuyết Big Bang, tuổi thọ vũ trụ,
nguồn gốc sự sống,… sẽ còn lại gì khi nhân loại không còn nữa.
Phải chăng đây là tính tương đối của luận thuyết tận cùng phá vỡ
lý thuyết không tận cùng nơi thuyết Big Bang và những nghiên cứu khoa học vũ
trụ, khoa học cội nguồn, điểm kết thúc sự sống,… bằng tư duy, nhận thức hiện
tại ở con người sẽ vĩnh viễn không có lối ra?
Như đã trình bày ở trên thuyết Big Bang là học thuyết đã không còn
hợp thời với sự tăng trưởng tri thức nhân loại ngày nay, là một học thuyết
không đầu, không cuối. Vì lẽ đó học thuyết này cần nên “tháo gỡ” khỏi tư duy,
nhận thức, sự hiểu biết nhân loại.
Nếu vẫn “níu giữ” học thuyết lỗi thời này e rằng con người không
thể tường tận cội nguồn vũ trụ hay nói đúng hơn là thế giới vật chất.
(Còn tiếp)
Bài liên quan
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 7)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 6)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 5)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 4)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 2)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 1)
- Giải pháp thoát ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
- Giải Mã Nhân Loại V.
- Giải Mã Nhân Loại IV…
- Giải Mã Nhân Loại III…
- Giải Mã Nhân Loại II…
- Giải Mã Nhân Loại I…
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét