Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 4)
Thuyết Tiến Hóa là một tổ hợp lý thuyết sâu rộng về sự hình thành, ra đời, tồn tại, phát triển, tiến hóa của sự sống. Để nắm rõ khối lý thuyết khoa học đồ sộ này bạn có thể tìm hiểu thêm nơi lĩnh vực chuyên biệt về thuyết Tiến Hóa.
Việc trình bày thuyết Tiến Hóa đúng với nguyên gốc sẽ rất phức tạp, rối rắm,… với rất nhiều định nghĩa khác nhau tùy thuộc từng lĩnh vực khoa học nghiên cứu đến thuyết Tiến Hóa. Thế nên tôi chỉ tóm lược những ý chính có nơi thuyết Tiến Hóa.
Thuyết Tiến Hóa diễn đạt cội nguồn sự sống, con người bắt đầu từ các vật chất cơ sở nhưng các nguyên tố vô cơ, hữu cơ tiến đến sự hình thành một dạng hạt sống coacervate, những hạt này lớn lên nhờ hấp thụ những hạt coacervate khác hoặc từ nguyên tố vô cơ, hữu cơ nguồn.
Mặt khác, dưới một cơ chế tác động khác các hạt sống coacervate có thể bị chia nhỏ, sinh sản ra nhiều hạt sống coacervate nhỏ hơn. Hạt coacervate có tính chất như một tế bào sống nguyên thủy. Tiếp đến là sự hình thành tế bào đơn bào đơn giản, tổ chức sống đa bào phức tạp.
Sau đó, sự tiến hóa phát triển, phân hóa mạnh tạo ra rất nhiều chủng loài sinh vật sống khác nhau có sự phân bố rộng khắp trên cạn, dưới nước, trong không khí, đất,… tạo nên chủng loài thực vật, động vật đa dạng, phong phú. Có lẽ đỉnh cao của thuyết Tiến Hóa đã được mặc định đó là chủng loài người.
Thuyết Tiến Hóa là hàng loạt chuỗi quá trình chuyển biến phức tạp, đa dạng, rối rắm, và không thể lý giải rõ ràng, tường tận.
Và để hoàn tất quá trình tiến hóa sự sống nơi trái đất đã mất hàng trăm triệu, hàng tỷ năm.
Cũng như thuyết Big Bang, để bảo vệ sự đúng mực còn rất nhiều khiếm khuyết ở thuyết Tiến Hóa những hàng rào bảo vệ từ xa, những tấm lá chắn cứng nhắc,… đã được dựng lên dày đặc.
Các bộ môn khoa học như vũ trụ học, sinh học, sinh hóa học, vật lý học, nhân chủng học, cổ sinh vật học, vật lý học,… đã trở thành những vũ khí bảo vệ sắc bén, hữu hiệu cho thuyết Tiến Hóa.
Một công cụ bảo vệ có giá trị đặt biệt quan trọng của thuyết Tiến Hóa đó là thuyết Duy Vật và lý luận biện chứng.
Với những tấm “lá chắn kiên cố” phức tạp thuyết Tiến Hóa bỗng trở nên là một học thuyết không thể chứng minh sai, thuyết Tiến Hóa không chỉ là thuyết mà đã là sự thật.
Và… sự thật đó đã bày ra tính chủ quan căn bản luôn tồn tại trong tư duy, nhận thức, ý thức, sự hiểu biết của con người. Sự thật ở thuyết Tiến Hóa đã tự có giới hạn, khiếm khuyết, tự chứa đựng sai lầm.
Dù rằng nói đến sự khách quan nhưng những hàng rào bảo vệ tầng tầng, lớp lớp được dựng lên và tính khép kín, đóng cửa của cộng đồng khoa học, tri thức nhân loại vẫn luôn “trói buộc” làm giới hạn sự hiểu biết của con người.
Muốn “hoàn chỉnh” thuyết Tiến Hóa không hẳn là điều rất khó. Nhưng việc cần làm trước là phải “tháo gỡ” những tấm lá chắn bảo vệ.
Và điều quyết định cho sự thành công trong việc hoàn chỉnh thuyết Tiến Hóa là sửa sai sai lầm tồn tại nơi thuyết Duy Tâm cũng như sự khách quan nửa vời nơi thuyết Biện Chứng ngày nay.
Một điều khó khăn khác mà người thực hiện việc hoàn chỉnh thuyết Tiến Hóa, sửa sai thuyết Duy Vật biện chứng là không thể, không dễ tìm được cộng đồng khoa học hay đại diện tri thức nhân loại để giải trình tính đúng mực của luận thuyết mới.
Và… cho dù việc bảo vệ thành công luận án thì cũng sẽ không có một đại diện tri thức nhân loại hàng đầu đủ năng lực đứng ra thừa nhận những sai lầm tồn tại nơi tri thức nhân loại. Đây chính là yếu tố đóng cửa, chủ quan chồng lấp chủ quan của tri thức nhân loại.
Cộng đồng khoa học hay đại diện tri thức nhân loại đang hiện diện ở đâu?
Thật không có sự rõ ràng. Không có một đại biểu tri thức nhân loại nào đủ tầm mức gánh lấy trách nhiệm tối quan trọng, cần thiết đó.
Có lẽ vì một sự khách quan chăng?
Bởi lẽ tính chủ quan ở mỗi người, mỗi cộng đồng người là luôn có.
Và từ một sự khách quan giả tạm ban đầu đã lộ vết tích chủ quan nơi tri thức nhân loại. Đại diện tri thức nhân loại, cộng đồng khoa học bảo hộ cho thuyết Tiến Hóa, thuyết Big Bang,… bỗng trở nên là sự vô hình, không có thật.
Vậy làm sao tôi có thể chứng thực tính đúng đắn của luận chứng khách quan về nguồn gốc sự sống, hoàn chỉnh thuyết Tiến Hóa, sửa sai thuyết Duy Vật?
Tri thức nhân loại đã được nâng lên, tiến bộ rất nhiều so với trước và tôi sẽ dựa vào sự tăng trưởng tri thức ở số đông nhân loại để kiểm chứng tính đúng mực, sáng rõ của luận thuyết mới về nguồn gốc sự sống, con người, vũ trụ.
Sửa sai thuyết Duy Vật:
Đã từ lâu thuyết Duy Vật đã được mặc định là sự tiến bộ hàng đầu nơi tri thức nhân loại. Tính chủ quan của con người đã cột trói tư duy, nhận thức, ý thức, sự hiểu biết nhân loại vào sự hoàn hảo không có thật nơi thuyết Duy Vật. Vật chất quyết định ý thức những người theo trường phái duy vật đã ra sức triệt tiêu thuyết Duy Tâm, việc không thừa nhận sự tồn tại của các nẻo giới vô hình, những vấn đề siêu hình, thế giới sau người chết,…
Trường phái duy vật đã chủ quan bác bỏ thuyết Duy Tâm và cáo buộc những người theo trường phái Duy Tâm là những kẻ gieo rắc tệ nạn xã hội - mê tín dị đoan, cuồng tín, hoang đường,...
Đỉnh điểm của sự chủ quan ở những người theo trường phái Duy Vật là khẳng định một cách tuyệt đối “Con người, chết là hết” dù rằng không có đủ chứng cứ khoa học cũng như luận chứng biện chứng logic, khách quan, hợp lý.
Tuy nhiên, do nắm vai trò tiên phong, chủ đạo nơi sự hiểu biết nhân loại kết hợp với quan điểm “Chân lý nằm trong tay kẻ mạnh” trường phái Duy Vật biện chứng nửa vời đã trói chặt sự hiểu biết nhân loại về nguồn gốc con người, nguồn gốc sự sống, vũ trụ.
Kết quả là con người đã mài mò, tìm tòi mãi mà không thể lần ra gốc tích sự sống, con người - Con người đến từ đâu? Chết về đâu?... Tri thức nhân loại hoàn toàn không thể nắm bắt, không thể rõ biết…
Dựa vào biện chứng nửa vời các nhà khoa học, đại diện tri thức nhân loại buộc những người thuộc trường phái đối lập trưng ra chứng cứ sự tồn tại của các cõi giới vô hình, linh hồn hay tâm thức người chết bằng chứng cứ khoa học có thể cầm nắm, xúc chạm được.
Nếu không làm được điều đó thì trường phái Duy Vật sẽ khẳng định sự thật tuyệt đối “Con người chết là hết, không còn gì nữa, không có sự tồn tại của thế giới bên kia”.
Và những người theo trường phái Duy Tâm chủ quan, mông muội đã không thể trưng ra bằng chứng cụ thể, xác đáng “bằng xương, bằng thịt”.
Mặt khác, họ cũng không thể trưng ra phản biện khách quan để phủ định quan điểm một chiều, tư duy phiến diện, nhận thức thiếu khách quan, ở phe Duy Vật biện chứng nửa vời.
Kết quả của sai lầm nơi đại diện tri thức hàng đầu nhân loại đã gây việc giới hạn sự hiểu biết con người.
Hậu quả của một sai lầm xa xưa đã gây ra sự khủng hoảng, mất cân bằng nội tâm trong mỗi con người và ảnh hưởng đến gần như toàn bộ nhân loại ở thời điểm hiện tại.
Sự thiên lệch duy vật đang hủy hoại loài người với những tham lam, hưởng thụ, sân hận, si mê, cuồng loạn, hoài nghi, kiêu mạn, đau khổ, hận thù, chiến tranh, giết chóc,…
Ý tưởng một nhân loại hòa bình, bình đẳng, tiến bộ, văn minh,… bỗng trở nên xa vời tầm với của con người.
Con người đánh mất giá trị con người, đánh mất sự hiểu biết khách quan, tổng thể, sáng rõ không thể xây dựng một cuộc sống hài hòa, một gia đình hạnh phúc, một nhân loại yên bình, ổn định, bền vững,…
Nếu cáo buộc những người theo trường phái Duy Tâm là thành phần người duy ý chí, suy diễn hoang đường, chủ quan dựng lên những vấn để siêu hình, huyễn hóa gây mê tâm, loạn trí con người,… thì những người theo trường phái Duy Vật cũng đã đánh mất sự khách quan khi không thể đưa ra những luận chứng đủ sức thuyết phục để khẳng định sự không tồn tại thật sự của thế giới tâm linh, việc vong nhập xác, người chết báo mộng,…
Chỉ bằng vào việc chưa đủ khả năng “nắm bắt”, “chạm đến” những cõi giới vô hình đã vội khẳng định “Chết là hết” thì sự chủ quan, duy ý chí, thiển cận, nông nổi của những người theo trường phái Duy Vật biện chứng nửa vời nào có kém gì những người theo trường phái Duy Tâm chủ quan.
Phản biện khách quan của thuyết Duy Tâm về lỗ hổng tuyệt đối của chủ nghĩa Duy Vật biện chứng nửa vời:
Thế nào là vấn đề siêu hình, thế giới vô hình, thuyết Duy Tâm,… liệu khoa học, thuyết Duy Vật đã rõ biết?
Tạm lập những vấn đề không thể xúc chạm, nắm bắt được là những vấn đề siêu hình, vô hình, duy tâm là đúng mực. Thực tế việc giả thuyết tạm lập trên đã gần đúng với nhận định nhân loại ngày nay về vấn đề vô hình.
- Thế nào là người sống?
- Thế nào là xác chết?
Người sống có thể đi đứng, nói cười, đau khổ, vui buồn, ăn ngủ, lớn lên, già đi,… Còn xác chết thì chỉ nằm yên bất động, thối rữa và tan rã.
- Sự khác biệt giữa hai trạng thái sống và chết ở con người do cái gì tạo ra?
- Phải chăng sự khác biệt giữa hai trạng thái sống và chết là do tâm tạo?
Nếu cưỡng cầu những người theo trường phái Duy Vật có thể biện hộ sự khác biệt đó không do tâm tạo mà là do tư duy, nhận thức, ý thức, tri thức, cảm giác,… ở người sống tạo ra.
- Vậy tư duy, nhận thức, ý thức, cảm giác,… đó có từ đâu?
Dù rằng những người theo trường phái Duy Vật cực đoan có chống chế thế nào đi chăng nữa thì sự thật vẫn là sự thật. Tư duy, nhận thức, ý thức, tri giác, cảm giác,… đều lưu xuất từ bản tâm vắng lặng ẩn chứa trong thân xác vật chất của người sống.
Tạm chấp nhận tư duy, ý thức, tri giác, cảm giác,… không thuộc về tâm.
- Vậy con người có thể nắm bắt, nhìn thấy, chạm đến tư duy, ý thức, cảm giác, tri giác,…?
- Phải chăng chúng thuộc về vô hình?
Và nếu theo lối lập luận biện chứng chủ quan nửa vời tôi đưa ra sự khẳng định ý thức, tư duy, tri giác, cảm giác,… không có thật, chúng không hề tồn tại trong thế giới vật chất. Vì thế con người không thể dùng ý thức, tư duy, tri giác, cảm giác,… làm vật chứng để giúp con người phân biệt được người sống và xác chết.
Và… tiếp đến là phản biện bằng vào khoa học, thuyết Duy Vật,… con người không thể xác định được người sống và xác chết.
- Đứng trước lập luận theo kiểu “Gậy ông đập lưng ông” này liệu giới khoa học, giới tri thức đại diện cho nhân loại, cho trường phái Duy Vật tự nhận khách quan có lời gì, chứng cứ khoa học nào để biện hộ, khỏa lấp sai lầm chủ quan, duy ý chí?
Mọi việc đã có phần sáng rõ và để thuận tiện cho việc trình bày về sau tôi sẽ họp nhất, tổng hợp lại các yếu tố tư duy, nhận thức, ý thức, cảm giác, tri giác, sự hiểu biết con người, những phần không thể cầm nắm, xúc chạm được thuộc về Tâm.
Và sự khác biệt giữa người sống và xác chết là do sự ảnh hưởng trực tiếp của phần tâm vô hình chi phối.
Vậy nên nói thuyết Duy Vật đúng mực, thuyết Duy Tâm sai lầm đã có điều không ổn vì con người rời tâm, mất tâm thì đã thành xác chết không thể tạo nên một thuyết Duy Vật chủ quan gây ảnh hưởng sâu rộng đến sự hiểu biết nhân loại.
Cũng không thể nói thuyết Duy Tâm là đúng, thuyết Duy Vật hoàn toàn sai vì khi rời xác thân vật chất phần tâm vô hình cũng không thể tạo tác, không thể tác động vào thế giới vật chất hữu hình.
Đây chính là yếu tố không hai của vạn vật, của vũ trụ, sự sống và con người.
Con người muốn đạt đến sự khách quan, tổng thể, đúng mực và sáng rõ thì không thể để sự hiểu biết bị trói hoặc thiên lệch vào một bên Duy Vật hoặc Duy Tâm.
Đây cũng chính là sai lầm then chốt của thuyết Duy Vật, khoa học và tri thức nhân loại đương đại.
Chính sự hiểu biết sai lầm, thiên lệch một bên mà đại diện là những nhà tri thức hàng đầu nhân loại đã khiến xã hội loài người đánh mất sự cân bằng giữa thế giới vật chất và thế giới tâm linh, gây ra sự mất cân bằng nội tâm trong mỗi con người và lan rộng ra toàn nhân loại.
Chỉ cần khách quan thẩm định, đánh giá con người sẽ dễ dàng nhận ra sự phát triển, tiến bộ của nhân loại ngày nay phần nhiều do yếu tố tâm vô hình quyết định, tác động,…
Thật không thể xóa bỏ Duy Tâm, thế giới tâm linh nếu con người muốn tồn tại, phát triển bền vững, ổn định, hài hòa.
Phần tâm vô hình chính là tâm trong mỗi con người, thế giới tâm linh và các cõi giới vô hình có sự tồn tại xác thực xen lẫn, luân chuyển giữa thế giới hữu hình và vô hình. Và phần tâm linh vô hình có thể tác động có giới hạn đến phần tâm (nội tâm, tâm thức, tâm hồn,…) nơi người sống.
Chính việc ra sức triệt tiêu, phủ định phần thế giới vô hình ở những người theo trường phái Duy Vật, khoa học,… mà con người không thể nắm bắt được cội nguồn sự sống, con người, vũ trụ. Không thể trả lời được câu hỏi “Con người, sự sống đến từ đâu?”.
Theo định luật bảo toàn vật chất, bảo toàn năng lượng và qua phân tích sơ bộ con người gồm 2 phần.
- Phần thân xác vật chất, là phần hữu hình, có thể nhìn thấy, cầm nắm, xúc chạm được. Tạm gọi là thành phần có.
- Phần tâm không vật chất (Hay vật chất không), là phần vô hình, không thể nhìn thấy, cầm nắm, xúc chạm. Tạm gọi là thành phần không.
Vấn đề cần xét đến là khi người chết phân hủy thì phần vật chất hữu cơ, vô cơ, nước, thân nhiệt, hơi thở,…tan rã và con người vẫn có thể nhận biết chúng đi đâu, về đâu. Theo nguyên lý bảo toàn vật chất chúng thật sự không hề mất đi chúng chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.
Còn phần tâm kết cấu bằng vật chất không đã đi đâu, về đâu?
Theo lý thuyết bảo toàn phần tâm vô hình không thể mất đi.
Vậy phần tâm kết cấu bằng vật chất không đã chuyển từ cơ thể người sống sang dạng sống nào?
Đây là một câu hỏi tôi còn bỏ ngỏ ở phần Sửa sai thuyết Duy Vật. Và đây cũng chính là câu trả lời cho nguồn gốc của sự sống, của con người.
Vấn đề Sửa sai thuyết Duy Vật đã sáng rõ, tương đối đầy đủ. Thuyết Duy Vật đã đánh mất khách quan khi rơi vào một bên Duy Vật từ đó trói tư duy, nhận thức, ý thức con người vào vô vàn sự chủ quan, thiên kiến, phiến diện, thiển cận gây ra lỗi lầm giới hạn sự hiểu biết khách quan, tổng thể, đúng mực nơi nhân loại.
Sai lầm của thuyết Duy Vật tồn tại đã đủ lâu và gây ra hậu quả nghiêm trọng gây hỗn độn, rối ren, bấn loạn xã hội con người. Đã đến lúc tri thức nhân loại thừa nhận sai lầm và ra sức sửa sai cho kịp lúc.
...
#Nikaya_Đốn_Ngộ
#Giải_Trình_Luận_Án_Ngoài_Học_Hàm_Bác_Học
- Giải Mã Nhân Loại II…
- Giải Mã Nhân Loại I…
- Giải mã hiện tượng Bắc Triều Tiên (P.2)
- Giải mã hiện tượng Bắc Triều Tiên (P.1)
- Điểm mù của nhân loại
- Đạo Phật dơ bẩn
- Dân cần biết?
- Cuộc cách mạng trí tuệ khách quan
- Câu chuyện bên lề Giải trình luận án... (Phần 4)
- Câu chuyện bên lề Giải trình luận án... (Phần 3)
- Câu chuyện bên lề Giải Trình Luận Án… (Phần 2)
- Câu chuyện bên lề Giải Trình Luận Án… (Phần 1)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét