Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 5)
Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018
Quay lại vấn đề hoàn chỉnh thuyết Tiến Hóa.
Muốn hoàn chỉnh thuyết Tiến Hóa tôi cần phải đưa ra những chứng cứ
khoa học, và lý luận biện chứng logic, khách quan, hợp lý để “bẻ gãy” những lý
luận cơ sở nơi các ngành vũ trụ học, sinh học, sinh hóa học, vật lý học, nhân
chủng học, cổ sinh vật học, vật lý học,…
Để “bẻ gãy” chứng cứ khoa học ở mỗi ngành khoa học trên là cả một
quá trình dài lâu, phức tạp. Thế nên “bẻ gãy” ngần ấy bộ ngành khoa học phải
mất không ít tâm huyết, tri thức của tôi và việc làm vụng về đó khó tránh khỏi
những xung đột, tranh luận không đáng có.
Hơn nữa, tôi không từng là một nhà khoa học. Vì thế việc đào sâu
nghiên cứu, tìm tòi chứng cứ có trong kho tri thức nhân loại nhằm loại bỏ những
sai lầm căn bản nơi các bộ ngành khoa học khiến tôi cảm thấy không được thoải
mái, thảnh thơi trí não.
Ngoài ra, những ngôn từ của một số bộ ngành khoa học khô khan,
trừu tượng, xa rời thực tế xã hội sẽ gây cản trở sự tiếp nhận thông tin ở mọi
người.
Mặt khác, như đã nói ở phần trên khoa học (nói chung), thuyết Tiến
Hóa,… hiện chỉ là những giả thuyết chỉ có tính tương đối, và giới hạn nửa vời,
không đầu, không cuối, không đúng mực hoàn toàn nên rất khó thể dùng làm luận
chứng cơ sở khách quan, đúng mực cho việc hoàn chỉnh cội nguồn sự sống, vũ trụ,
con người.
Vậy nên tôi dùng một phương thức khác có công năng hoàn chỉnh
thuyết Tiến Hóa một cách rõ ràng, dễ nhận diện hơn.
Một câu hỏi đặt ra là nếu tôi không dùng chứng cứ từ các ngành vũ
trụ học, sinh học, sinh hóa học, vật lý học, nhân chủng học, cổ sinh vật học,
vật lý học,… để chứng minh tính đúng mực của những vấn đề trình bày trong bài
viết Giải Trình Luận Án Ngoài Học Hàm Bác Học thì tôi sẽ dùng đến công cụ gì?
Tôi sẽ dùng lý luận biện chứng khách quan, logic, hợp lý, đúng mực
và bằng chứng xác thực là sự thật có nơi thực tiễn cuộc sống, nơi sự hiểu biết
chủ quan lẫn khách quan của nhân loại
Với tôi thì sự thật đã rõ ràng nhưng với nhân loại thì sự thật tôi
sẽ trình bày chưa được chứng minh nên tạm gọi là giả thuyết, giả định tạm lập.
Thuyết Tiến Hóa, thuyết Big Bang cũng bắt đầu từ những giả định
được suy diễn, đặt ra, tạm thừa nhận và về sau cố chứng minh đúng để trở thành
sự thật đúng mực cho đến thời điểm hiện tại.
Vì thế tôi cũng sẽ đặt ra những giả định và mọi người hãy tạm chấp
nhận đó là những giả định đúng mực, khách quan như là xuất phát điểm của thuyết
Big Bang, thuyết Tiến Hóa,… Và sau khi tôi hoàn tất những luận chứng nếu mọi
người nhận diện những lỗ hổng, khoảng trống, khiếm khuyết hay sai lầm thì tùy
nghi phản biện. Còn bằng cơ sở lập luận của tôi xáo rỗng, vô lý, ngu xuẩn thì
phủ định, xóa bỏ hoàn toàn một công trình kém cỏi của một kẻ dở hơi học đòi hơn
người.
Giả định đầu tiên là tôi sẽ mở rộng khái niệm sự sống có nơi tri
thức nhân loại ngày nay.
Với quy ước của tri thức nhân loại ngày nay sự sống đã bị giới hạn
vào trong những vật thể sống có cấu tạo từ hữu cơ như tế bào, vi rút, vi khuẩn,
động vật đơn bào, động vật đa bào, thực vật, động vật, con người,…
Và các vật thể sống ngày nay thường được dễ dàng nhận diện qua các
quá trình sinh ra, lớn lên, già yếu, rồi chết - sinh lão bệnh tử hoặc thành trụ
hoại không hoặc sinh trụ dị diệt.
Vì thế với quy luật sinh trụ dị diệt có trong mọi dạng vật chất
nên tôi sẽ mở rộng khái niệm sự sống. Sự sống có ở mọi dạng vật chất. Điển hình
là hòn núi, quả địa cầu, vũ trụ, thiên hà, hành tinh, hòn đất, viên gạch… đều
có tồn tại biểu hiện của sự sống cũng có sinh ra, lớn lên, tan hoại, mất đi.
Vì sự sống có nơi thuyết Tiến Hóa bị áp đặt, giới hạn trong vật
chất hữu cơ mà tri thức nhân loại không thể chạm đến cội nguồn sự sống. Do giới
hạn ở tính tương đối nên thuyết Tiến Hóa không thể chạm đến điểm tận cùng của
sự tiến hóa, thuyết Big Bang không thể chạm đến nguồn gốc vũ trụ.
Và tôi đang dùng đến sự tuyệt đối của sự sống để nắm bắt, xúc chạm
đến sự tận cùng nơi khởi nguồn sự sống.
Theo thuyết Tiến Hóa dù chưa xác định rõ ràng nhưng thường thì
ngoài yếu tố vật chất căn bản tạo nên sự sống - điều kiện cần thì còn “đòi hỏi”
môi trường thích hợp - điều kiện đủ. Tôi sẽ tạm bổ sung điều kiện cần và đủ vào
thuyết Tiến Hóa. Tuy nhiên, tôi sẽ dùng một chữ Duyên làm giả định thứ 2 biểu
thị điều kiện cần và đủ. Bởi do sự phân định rạch ròi, riêng biệt mà dùng khái
niệm điều kiện cần và đủ trở nên rất rối rắm phức tạp.
Cụ thể là có 1 người đàn ông và 1 người phụ nữ có thể cho ra đời
một đứa con trai không?
Theo tư duy của điều kiện cần và đủ thì chưa được vì sự tồn tại
của 2 người khác giới chỉ là điều kiện đủ còn điều kiện cần là họ phải là vợ
chồng. Tuy nhiên, lúc bấy giờ điều kiện đủ đã thiếu họ phải có quan hệ tình
dục. Điều kiện cần tiếp theo là cả hai người đều không mắc bệnh vô sinh. Điều
kiện đủ tiếp theo tinh trùng Y phải thâm nhập vào tế bào trứng và thụ thai, rồi
thai phụ phát triển khỏe mạnh,… và còn vô số điều kiện hết cần đến đủ kèm theo.
Thế nên tôi sẽ không dùng lối lập luận này, tôi sẽ dùng từ Duyên đơn giản, mộc
mạc…
Và để trả lời câu hỏi trên thì chỉ ngắn gọn một câu “Đủ duyên thì
họ sẽ có con trai”.
Quay lại câu hỏi bỏ ngỏ ở phần Sửa sai thuyết Duy Vật.
- Phần thân xác vật chất, là phần hữu hình, có thể nhìn thấy, cầm
nắm, xúc chạm được. Tạm gọi là cái có.
- Phần tâm không vật chất (Hay vật chất không), là phần vô hình,
không thể nhìn thấy, cầm nắm, xúc chạm. Tạm gọi là cái không.
Vấn đề cần xét đến là khi người chết phân hủy thì phần vật chất
hữu cơ, vô cơ, nước, thân nhiệt, hơi thở,…tan rã và con người vẫn có thể nhận
biết chúng đi đâu, về đâu. Theo nguyên lý bảo toàn vật chất chúng thật sự không
hề mất đi chúng chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.
Theo lý thuyết bảo toàn phần tâm vô hình không thể mất đi.
Vậy phần tâm kết cấu bằng vật chất không đã chuyển từ cơ thể người
sống sang dạng sống nào?
Theo thuyết Duy Vật, khoa học thì câu trả lời sẽ là “Chết là hết”.
Tuy nhiên, câu trả lời đó có chỗ không ổn vì phần tâm với kết cấu
bằng vật chất không thì sao có thế hết?
- Hết là còn hay không?
Hết là không còn chứ còn thì đã là có, là chưa hết.
Hết là không.
- Vậy từ không đó tại sao lại tạo ra phần tâm vô hình cho con
người để xác chết trở thành người sống?
- Rồi tại sao qua một quá trình sinh lão bệnh tử thì phần tâm vô
hình lại trở về hết, về không?
- Việc đi dạo một vòng tròn đơn giản từ “không” “gắn kết” với “có”
rồi trở về không có giá trị, có ý nghĩa gì?
Đừng gượng gạo trả lời “Chỉ đơn giản là một vòng quay, không cần ý
nghĩa, không cần giá trị”. Vì sự sống vốn có giá trị, có ý nghĩa chứ không là
những vòng quay vô nghĩa dù rằng sự sống chỉ quanh quẩn giữa “có” và “không”.
Và… nếu tri thức nhân loại cứ mãi giới hạn sự hiểu biết vào sự chủ
quan, cùng những câu trả lời khỏa lập, biện hộ, gượng gạo chứa đựng sự vụng về,
nông cạn,… thì sẽ không thể tường tận sự sống, con người và vũ trụ.
Bỏ qua câu trả lời “Chết là hết” ở thuyết Duy Vật tôi sẽ trả lời
phần tâm vô hình sẽ trở về “không”. Từ cái “không” này sẽ dẫn ra hai trường hợp
:
- Trường hợp 1: Từ cái không vừa “chết” đi sẽ tạo ra cái linh hồn,
hồn ma, vong ảnh, thần thức,… tùy vào tâm ý mà cái không vừa mới chết tạo ra
những cõi giới vô hình khác nhau. Cho đến lúc đủ duyên kết hợp cùng cái có vật
chất mà tâm ý sự sống từ “không” sẽ lại trở nên “có”. Và cái có này với xác
thân vay mượn không hẳn là cùng chủng loại với thân xác vật chất nương gá lần
trước.
Quá trình tích lũy, gom góp thông tin cuộc sống ở vòng quay mới sẽ
tạo ra một thực thể sống mới không hẳn giống với thực thể sống trước đó.
Cụ thể là giả sử một cái không chết đi từ xác thân vật chất con
người. Thời may đủ duyên tái sinh lại ngay chính trong gia tộc gốc, một con
người mới ra đời sẽ học hỏi, tiếp xúc cuộc sống mới và sẽ có những thay đổi tâm
tính cho phù hợp với môi trường sống sai khác do bối cảnh xã hội đổi thay.
Tuy nhiên, nếu gia tộc đó không có những biến cố lớn lao xảy ra
thì người trở lại vẫn sẽ thể hiện những tâm tính tích lũy từ đời trước.
Song, một điều cần lưu ý là không hẳn cái không từng rời xác thân
người luôn tìm được lại hình người. Tùy tâm ý cùng sự đủ Duyên mà cái không đó
có thể “nương gá” vào một loài động vật khác. Đó có thể là dư ảnh, là ký ức của
tiền kiếp hoặc từ nhiều kiếp lâu xa về trước.
Thật hoang đường, mê tín, giả trá! Hãy nên nhớ rằng đây chỉ là giả
định quyền phủ quyết của mỗi người đều có. Thế nên hãy nên nhẫn nại xem hết
phần nội dung rồi miệt khinh, dè bĩu sự ngu xuẩn, mê muội của tôi cũng không
muộn.
Đừng luống uổng bỏ qua cơ hội khai mở sự hiểu biết khách quan,
tổng thể, sáng rõ cũng như việc cân bằng nội tâm và tìm lại chính mình.
- Trường hợp 2: Từ cái không vừa “chết” đi trở về với cái không
nguyên thủy, cái không luôn thường tại giữa không và có.
Nếu trở về cái không vô thủy, vô chung thì việc tái sinh, luân
chuyển giữa thế giới hữu hình, vô hình sẽ đoạn dứt và cũng không trôi lăn giữa
các cõi giới vô hình.
Phải chăng đó là sự chết là hết? Vậy thì luận thuyết này đâu khác
biệt gì với quan điểm “Chết là hết” của thuyết Duy Vật và khoa học?
Thoạt đánh giá sẽ thấy có điểm tương đồng như khi tường tận cốt
lõi vấn đề thì đã có sự sai khác rất lớn.
Ở luận thuyết của tôi đã xảy ra 2 trường hợp, trường hợp 1 cái
không vẫn cứ luân chuyển quẩn quanh và đa phần cái không “đã chết” trong nhân
loại thường rơi vào trường hợp 1. Điều này cho thấy rằng thật không dễ dàng
chết là hết.
Ở trường hợp 2 cái không sẽ trở về bản thể ban đầu và để thực hiện
điều này cái không đã bị trói vào “đam mê sống” không dễ thực hiện.
Và … một sự khác biệt với quan niệm “Chết là hết” ở luận thuyết
của tôi đó là cái không đã trở về “không” nhưng “không” lại không đồng nghĩa là
hết, là không còn mà là có, là còn.
Vấn đề này có phần chạm đến sự trừu tượng, khó hiểu nhưng tôi sẽ
lý giải tận tường, sáng rõ.
Từ lâu quan niệm con người thường bị trói trong tư duy, nhận thức
giới hạn, chủ quan nên có phần lầm lạc. Vì thế nên khi nói có là còn, khi nói
không là hết.
Tuy nhiên, thực tế là cái có là có, là còn và cái không không phải
là không có gì mà vẫn có cái không vì thế mới nói là không. Giả sử nếu không là
hết, là không có gì thì không đã không tồn tại.
Tại sao không mà lại là có, là còn?
Vì có cái không chứ không phải là không có cái không. Nếu thật sự
không có cái không thì con người đã không đặt ra quy ước có - không. Bởi lẽ
không mà tồn tại ở dạng hoàn toàn không có thì con người đã không lập ra quy
ước cái không nhằm đối trọng với cái có.
Hơn nữa, không - có cũng như không gian, thời gian, vật chất, sự
sống,… vốn tự có chứ không do con người quy ước, lập ra. Và bản chất của không
- có là tự có, tự không; trong không có có, trong có có không, không - có đan
xen, hoán chuyển liên tục chứ không tồn tại cố định tuyệt đối. Chỉ có bản chất
gốc có - không là như như, bất động, không đổi dời, là tuyệt đối.
Đoạn trình bày có - không, không - có xem chừng rất đơn giản, dễ
hiểu với những người có chút kiến thức. Tuy nhiên, sự thật của có - không lại
rất trừu tượng, phức tạp, sâu sắc khó dò đến mức người thông tuệ, uyên bác
không dễ tận tường, rõ biết cho đến khi lĩnh hội, sống thật nơi tận cùng có -
không.
Đây là giả định thứ 3 của tôi. Giả định về sự tồn tại của cái
không, cái có. Bác bỏ quan niệm đương thời về cái không là không có gì, là hết.
Đã có 3 giả định gốc tôi sẽ tiến hành việc hoàn chỉnh thuyết Big
Bang, thuyết Tiến Hóa.
Thuyết Big Bang nói về nguồn gốc vũ trụ đã bị giới
hạn ở tính tương đối và tôi sẽ mở rộng ở tính tuyệt đối là nguồn gốc vật
chất. Vì tận cùng kết cấu của vũ trụ chính là vật chất và mọi thứ hay
vạn vật mà con người nhận biết cũng đều do vật chất mà tạo thành.
Khác với khái niệm vật chất thông thường, vật chất là những vật
thể có thể nhìn thấy, cầm nắm, xúc chạm,… được tôi sẽ mở rộng khái niệm vật
chất gồm 2 dạng:
- Vật chất hữu hình có thể cầm nắm, xúc chạm, nhìn thấy,… và được
đặt tên là vật chất có - cái có.
- Vật chất vô hình không thể cầm nắm, xúc chạm, nhìn thấy,… và
được gọi tên là vật chất không - cái không.
Lưu ý: Cả vật chất có và vật chất không đều là có, đều tồn tại.
Và cái có sẽ gồm 2 dạng, cái có hữu hình và cái có vô hình. Cái
không cũng tồn tại ở 2 dạng, cái không hữu hình và cái không vô hình.
Cái có hữu hình là những cái con người có thể cầm nắm, xúc chạm,
nhận dạng, nhìn thấy,…
Cái có vô hình như không khí, không gian, chân không,… là những
cái có mà con người dễ dàng nhận diện, đã có sự quy ước thống nhất và bản chất
của cái có vô hình có phần tạm gọi là thụ động, mặc nhiên, an tịnh.
Ở mức độ tương đối thì cái có vô hình tương đồng với cái không hữu
hình.
Cái không vô hình là các dạng sóng, các bức xạ, các dạng năng
lượng, thần thức, linh hồn, cõi giới vô hình, và bản tâm của người sống, bản
tánh của vật chất, vũ trụ…
Cái không vô hình có bản chất truyền dẫn, lưu giữ những thông tin
tương ứng.
Khác với cái không hữu hình (Cái có vô hình) cái không vô hình có
tính chất tích cực, có khả năng tác động, tương tác,… với cái có hữu hình rõ
rệt hơn. Chính do sự tồn tại của cái không vô hình mà con người mới có thể nhận
diện sự tồn tại và phát triển, tiến hóa ở sự sống.
Nếu khách quan, tổng thể, đúng mực nhìn nhận thì con người dễ dàng
nhận diện được mọi dạng vật chất hiện hữu đều có cả vật chất có và không.
Cụ thể là khi ta xét đến quả địa cầu, vũ trụ, nguyên tử, phân tử,
nguyên tố, tế bào, đất nước gió lửa,… tất cả đều có đủ cả 2 yếu tố vật chất,
không có một dạng vật chất nào rời cái có, cái không mà có thể tồn tại.
Người sống cũng có đầy đủ cái có vật chất, cái không tâm vô hình.
Và xen lẫn trong phần vật chất hữu hình ở các cơ quan, bộ phận cơ thể, tế bào,…
đều có sự hiện diện của cái không hữu hình.
Xác chết cũng có đầy đủ cái có vật chất, cái không hữu hình trong
kết cấu cái có hữu hình nhưng lại “thiếu” cái không vô hình và cái có đã tan
hoại. Tan hoại là sự chuyển hóa chứ không là hết, không là sự mất hoàn toàn.
Kết luận: Cội nguồn của vũ trụ được mở rộng bằng cội nguồn của vật chất và
tận cùng của cội nguồn vật chất là vật chất có và vật chất không. Đơn giản hơn
là cội nguồn vật chất (nói chung), cội nguồn sự sống (nói riêng) là có và
không. Đây chính là điểm cùng tận của thuyết tương đối và cũng chính là sự
tuyệt đối của sự sống, vũ trụ, vật chất.
Thuyết Tiến Hóa trình bày về cội nguồn sự sống, con người đã được
tri thức nhân loại thừa nhận tính tuyệt đối, là sự đúng mực.
Tuy nhiên, do thuyết Tiến Hóa được tri thức nhận loại chọn điểm
xuất phát lưng chừng của sự tiến hóa và do áp đặt giới hạn chủ quan về sự sống
nên không thể tường tận cội nguồn. Việc chủ quan đưa ra quy ước cách này hàng
tỷ năm mầm sống đầu tiên của quả địa cầu ra đời đã “chặn đứng” sự hiểu biết của
tri thức nhân loại ngày nay.
Bây giờ, tôi sẽ chọn điểm tận cùng của thuyết Tiến Hóa xảy ra đồng
thời với xuất phát điểm của cội nguồn vật chất với có và không để hoàn chỉnh
thuyết Tiến Hóa.
Điều này đồng nghĩa với việc từ khi có vật chất hay nói tuyệt đối
hơn là từ khi có - có và không thì sự sống đã hình thành, ra đời, tồn tại, phát
triển, tiến hóa…
Như đã trình bày ở phần trên khái niệm sự sống phải mở rộng đến
tận cùng thì tri thức nhân loại mới chạm được đến sự hiểu biết cùng tận.
Vì thế nên khi có vật chất thì sự sống đã hiện diện và kết
hợp với Duyên mà quá trình tiến hóa đã xảy ra.
Ngọn núi sống vì có sự sinh ra, lớn lên, già hoại. Dòng sông sống
vì có sự vận động luân chuyển không ngừng. Cho dù dòng sông có bị chặn lại thì
trong nội tại của khối nước cố định vẫn xáo động nên vẫn tồn tại sự sống. Một
khối kim loại dưới tác động nhiệt của mặt trời có sự co giãn cũng là biểu hiện
của sự sống,… Tóm lại, mọi dạng vật chất đều có tồn tại sự sống.
Lẽ ra, tri thức nhân loại không nên chủ quan quy ước, giới hạn sự
sống.
Và … vật chất có - không nguyên thủy cũng tồn tại sự sống khách
quan, đúng mực, hoàn hảo với vòng luân hồi sinh trụ dị diệt mãi mãi không
ngừng.
Sơ khởi vật chất chỉ có sự sống giản đơn, vi tế, không dễ nhận
diện nếu không dựa vào sự khách quan và góc nhìn tổng thể, xuyên suốt. Quá
trình tồn tại sự sống ở dạng giản đơn đủ lâu để tri thức nhân loại hoàn toàn
không thể xác định được độ tuổi xác thực mà chỉ có thể thừa nhận một cách khách
quan tuyệt đối là sự sống bắt đầu khi có cái có và cái không.
Trải qua thời gian dài sự tiến hóa vật chất, tiến hóa sự sống mới
lưu xuất ra những dạng vật sống hữu cơ dễ nhận diện bản chất sống hơn. Rồi quá
trình tiến hóa tiếp diễn ra như cách thức tiến hóa mà thuyết Tiến Hóa đã diễn
giải.
Tuy nhiên, giới hạn của thuyết Tiến Hóa đã thiên lệch về Duy Vật
nên chỉ trình bày một khía cạnh sống ở vật chất có mà không “nắm bắt” được sự
hiện diện, duy trì và tiến hóa ở dạng vật chất không. Sự chủ quan của khoa học,
thuyết Tiến Hóa đã “quên mất” một yếu tố then chốt là sự tiến hóa của vật chất
có luôn do vật chất không chi phối, tác động. Mọi dạng vật chất có (nói chung)
và vật thể sống theo quan điểm khoa học (nói riêng) đều có cái không vô hình
xen lẫn, không thể tách rời,…
Càng về sau sự tiến hóa đã cho ra đời những vật thể sống có sự thể
hiện tính chất sống rõ ràng hơn và khoa học đã dựa vào những tính chất sống cơ
bản đó để phân định sự sống trong khoảng giới hạn cùng sự chủ quan, áp đặt của
con người.
Tuy nhiên, ngoài sự tiến hóa của vật chất có dễ nhận diện thì vật
chất không vô hình cũng không ngừng tiến hóa. Nhưng sự tiến hóa của vật chất
không là rất vi tế và bằng tư duy, nhận thức chủ quan, phiến diện,… con người
đã không dễ nắm bắt, nhận diện,…
Để dễ dàng cho việc trình bày về sau tôi sẽ đưa ra giả định thứ 4.
Đây là giả định về Tâm ý sự sống.
Tâm ý sự sống chính là cái không vô hình khởi thủy. Tâm ý sự sống
hiển nhiên là có gốc xuất phát từ sự sống, từ cái có và cái không ban đầu.
Chính do sự biểu hiện ngày càng rõ của tâm ý sự sống mà con người đã nhận diện
và quy ước sự sống và vật không sự sống.
Tâm ý sự sống cũng luôn tồn tại trong cái không, cái có và cũng
tiến hóa từ đơn giản, vi tế, ẩn vi đến phức tạp, chuyên hóa, phân hóa riêng
biệt, rối rắm,…
Vì có cùng điểm xuất phát với cái có, cái không mà tâm ý sự sống
tạo điều kiện cho sự sống phát triển tiến hóa nên tâm ý sự sống đã chi phối vật
chất từ ngay từ nơi khởi nguồn. Có thể nói khi có cái có - vật chất có, cái
không - vật chất không thì cái không vô hình - Tâm ý sự sống đã có sự chi phối,
ảnh hưởng.
Và sự ảnh hưởng này thật không dễ nhận biết. Tâm ý sự sống đã tiến
đến việc gắn kết cũng như tách rời, phân định cái có, cái không hữu hình tùy
thuộc vào Duyên và đã tạo nên vũ trụ, sự sống, con người, vạn vật,…
Tâm ý sự sống đã có sự tương tác qua lại chặt chẽ với sự tiến hóa
nên cũng có sự tiến, sự lùi cũng như sự diệt vong khi duyên không còn.
Khi chấp nhận giả định sự tồn tại tâm ý sự sống cũng như quá trình
tiến hóa tiến, tiến hóa lùi, sự diệt vong,… thì nguồn gốc sự sống, con người,
vũ trụ sẽ sáng rõ, dễ nắm bắt,…
(Còn tiếp)
Bài liên quan
- Giải mã hiện tượng Bắc Triều Tiên (P.2)
- Giải mã hiện tượng Bắc Triều Tiên (P.1)
- Điểm mù của nhân loại
- Đạo Phật dơ bẩn
- Dân cần biết?
- Cuộc cách mạng trí tuệ khách quan
- Câu chuyện bên lề Giải trình luận án... (Phần 4)
- Câu chuyện bên lề Giải trình luận án... (Phần 3)
- Câu chuyện bên lề Giải Trình Luận Án… (Phần 2)
- Câu chuyện bên lề Giải Trình Luận Án… (Phần 1)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 9)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 8)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét