Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 6)
Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018
...
Tâm ý sự sống sơ khởi vốn có bản chất gắn kết - hấp thụ, tiêu diệt lẫn nhau, đây là quá trình đồng hóa, dị hóa ở sự cạnh tranh nguyên thủy,…
Tâm ý sự sống đã dần lộ diện “hình tích” ở các hạt sống coacervate với sự “thịt” nhau, việc hấp thu vật chất bên ngoài và cả sự phân chia, sinh sản…
Dần dần số lượng hạt sống ngày càng nhiều vì quá trình sinh sản đã nhanh hơn quá trình tiêu diệt rất nhiều lần. Do khả năng hấp thu, chuyển hóa vật chất ở các hạt coacervate ngày càng hoàn thiện nên cấu trúc của các hạt sống cơ bản cũng có sự tiến hóa cho phù hợp và hình thành nên các dạng sống phức tạp hơn.
Bên cạnh đó những hạt coacervate bị đồng hóa, bị xâm thực cũng như một số hạt coacervate đánh mất sự gắn kết vật chất đã chết đi.
Ngay nơi hạt coacervate đã có đầy đủ sự sinh ra, lớn lên, suy yếu rồi chết.
Tâm ý sự sống đã thúc đẩy quá trình tiến hóa tiến để tạo nên các vật thể sống đơn bào, đa bào phức tạp và ngày càng có cấu trúc sống phức tạp, chuyên hóa hơn.
Duyên tồn tại của các hạt coacervate đã hết do sự không hoàn hảo tổ chức sống và bị các vật thể sống tiến hóa hơn sử dụng, cạnh tranh dưỡng chất, điều kiện không còn thích hợp,… Đã từng có giai đoạn giới khoa học nhận định các hạt coacervate nguyên thủy đã tuyệt diệt.
Tâm ý sự sống tiếp tục tác động vào vật chất để tạo ra sự phong phú, đa dạng chủng loại sinh vật ngày nay và cao nhất của chuỗi tiến hóa sự sống đó là chủng loài con người.
Bên cạnh sự tiến hóa tiến nơi vật chất sống còn có sự tiến hóa lùi cùng sự tuyệt chủng vì thế đã có những dạng vật thể sống mới ra đời và cũng có những vật thể sống không còn hội đủ điều kiện thích hợp đã diệt vong.
Người tối cổ đã diệt vong vì điều kiện không còn tương hợp, vì không còn đủ duyên.
Một trong những nguyên nhân khiến số lượng người tối cổ suy giảm là do người tinh khôn - tiền thân của người hiện đại ngày nay ra đời. Bởi do người tối cổ gần như là chủng loài cạnh tranh thức ăn, nơi ở, môi trường sống trực tiếp với người tinh khôn.
Vì yếu tố cạnh tranh khốc liệt của tự nhiên, của tâm ý sự sống mà người tối cổ đã bị loài người tinh khôn nguyên thủy bức tử.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh sinh tồn với người tinh khôn chỉ là một phần nhỏ góp phần gây ra sự diệt vong ở người tối cổ.
Và đây cũng chính là yếu tố sống còn có tính tất yếu của sự tiến hóa, giúp sự sống phát triển ngày càng hoàn thiện nhằm thích nghi theo chọn lọc tự nhiên.
Nguyên nhân chính của sự tuyệt chủng người tối cổ là do duyên tồn tại của người tối cổ đã không còn. Cụ thể là dù rằng môi trường sống không có nhiều sự thay đổi lớn lao đến mức gây ra sự diệt vong hoàn toàn người tối cổ, có chăng là việc xuất hiện thêm chủng loài người tinh khôn ra đời cạnh tranh thức ăn, nơi ở, môi trường sống.
Dù vậy sự tuyệt chủng người tối cổ đã xảy ra và chữ Duyên dẫn đến sự không còn người tối cổ đã chạm đến vấn đề siêu hình, yếu tố tâm ý sự sống can thiệp, chi phối quá trình tiến hóa của sự sống.
Xuyên suốt việc trình bày quá trình tiến hóa sự sống tôi vẫn trình bày sự tồn tại song hành của tâm ý sự sống - cái không vô hình chi phối sự sống.
- Vậy tâm ý sự sống có 1, 2 hay nhiều tâm ý? Tâm ý sự sống tác động đến sự sống liên tục hay gián đoạn? Khi sự sống chết phải chăng tâm ý sự sống sẽ mất đi, không còn nữa?...
…
Đây là những câu hỏi rất quan trọng cho sự nhận diện tâm ý sự sống cũng như việc nắm bắt cội nguồn sự sống.
Tâm ý sự sống sơ khởi chỉ có một và đơn thuần chỉ là ý tưởng ẩn vi sự gắn kết, xen lẫn vào giữa cái có và cái không. Về sau sự tiến hóa nơi tâm ý sự sống lại có thêm sự phân li, chia nhỏ và từ một tâm ý sự sống ban đầu đã tạo ra 2, và nhiều… nhiều tâm ý sự sống khác nhau.
Kết quả từ một tâm ý sự sống ban đầu lưu xuất từ sự sống, từ vật chất có - không đã tạo ra 2 hay rất nhiều tâm ý sự sống có tính độc lập, riêng biệt nhưng vẫn có chung khuynh hướng tiến hóa trong đó có cả tiến hóa tiến và tiến hóa lùi.
Sau cùng, với góc nhìn tổng thể, khách quan cùng tư duy logic con người sẽ không thể khẳng định những tâm ý sự sống về sau và tâm ý sự sống nguyên thủy là 2 nhưng cũng không thể nói là 1. Đây chính là yếu tố không hai của tâm ý sự sống.
Chính vì yếu tố không hai này mà tâm ý sự sống về sau hoàn toàn có cơ hội trở về bản thể gốc ban đầu. Điều này tùy thuộc vào chọn lựa và quyết định đúng mực của tâm ý về sau hoặc là về nguồn hoặc là tiếp tục luân chuyển trong sự tiến hóa vô thủy, vô chung.
Và mỗi con người, mỗi dạng sống ngày nay đều là một tâm ý sự sống. Để đơn giản, dễ nắm bắt vấn đề tôi sẽ trình bày thiên lệch về phần tâm ý sự sống nơi con người ở mức độ tương đối vì vốn dĩ tâm ý sự sống ở các dạng sống khác với tâm ý sự sống con người có gắn kết, đan xen chặt chẽ bởi tính không hai của tâm ý sự sống.
Cái tôi trong mỗi con người chính là tâm ý sự sống về sau. Cái tôi là biểu hiện của phần tâm vô hình với ý thức, nhận thức, tư duy, sự hiểu biết, tri giác, cảm giác,…
Cũng xin nhắc lại mọi người hãy tạm chấp nhận những vấn đề liên quan đến tâm ý sự sống - cái tôi - bản tâm vô hình trong mỗi con người. Việc phủ định, không tin nhận hãy đợi đến khi kết thúc việc giải trình biện chứng có ở bài viết.
Tâm ý sự sống tác động đến sự sống liên tục hay gián đoạn?
Tâm ý sự sống tác động đến sự sống vừa liên tục vừa gián đoạn. Cụ thể là trong quá trình phát triển của sự sống có sự sinh ra và sự mất đi. Khi sinh ra thì tâm ý sự sống vô hình có chỗ nương gá vào vật chất có và ghi nhận những thông tin bên trong cũng như bên ngoài và cả sự tiến hóa. Rồi sự sống hoại tâm ý sự sống mất “khoảng dựa trên nền vật chất có” nhưng cái không vô hình vẫn còn ghi nhận những thông tin sống, ý thức gắn kết và đủ duyên sẽ lại nương gá vào một tổ hợp vật chất mới tùy theo duyên mới.
Đặt biệt duyên mới cũng không rời duyên cũ mà tồn tại cũng chỉ gồm vật chất có, vật chất không và có thêm ít thay đổi vi tế do sự tiến hóa do điều kiện bên trong, bên ngoài ảnh hưởng.
Cái chết chính là biểu hiện của sự gián đoạn sự sống cũng như tâm ý sự sống nhưng sự gián đoạn không hoàn toàn vì tâm ý sự sống khi mất vật chất có vẫn lưu giữ thông tin thế nên tâm ý sự sống tác động đến sự sống vừa liên tục vừa gián đoạn.
Luận giải này cũng trả lời cho câu hỏi khi sự sống chết đi thì tâm ý sự sống vẫn hãy còn tồn tại, và đó cũng chỉ là khoảng dừng tạm thời của tâm ý sự sống đó, khoản gián đoạn để tìm một nơi nương gá mới có thể ở dạng hữu hình hoặc vô hình.
Chính do những thông tin tiến hóa, hình dạng vật thể sống, tập tính hấp thụ, chia nhỏ,… ở tâm ý sự sống mà sự sống về sau ngày càng tiến hóa phức tạp, đa dạng, chuyên biệt, sai khác ngày càng nhiều và điều kiện bên ngoài lẫn bên trong tâm ý sự sống sẽ tác động không ít đến sự tiến hóa. Đây là yếu tố duyên và tùy duyên mà có sự tiến hóa tiến, tiến hóa lùi, và cả sự diệt vong.
Vì đoạn mất yếu tố tâm ý sự sống thường còn ở thuyết Tiến Hóa mà các nhà khoa học tạo ra lỗ hổng nơi thuyết tiến hóa. Tri thức nhân loại không thể lý giải được “Tại sao các thông tin di truyền cũng như sự tiến hóa ở các chủng loài được lưu giữ hết đời này sang đời khác?”.
Và nếu triệt tiêu hoàn toàn cái không vô hình - tâm ý sự sống thì con người sẽ vĩnh viễn không thể rõ biết “Tại sao có sự sống, có con người và mọi loài?”.
Vì lẽ phần tâm vô hình của con người và mọi loài đến từ đâu con người sẽ không thể tường tận, không thể nắm bắt được. Tri thức nhân loại ngày càng nâng cao không thể chấp nhận câu trả lời thiển cận, nông nổi “Phần tâm vô hình của con người đến từ cái không vô hình, vô tri, vô giác,… ở tự nhiên mà nương gá vào xác thân vật chất tạo ra người sống với sự hiểu biết ngày càng thêm đồ sộ.
Và từ cái không vô hình đó gắn kết vào vật chất rồi sau lại về không với một vòng quay đơn giản - Không lại dễ dàng trở về Không”.
Câu trả lời vụng về trên không thể lý giải được câu hỏi.
- Tại sao từ sự vô tri, vô giác của cái không vô hình bên ngoài nương gá vào xác thân vật chất lại có tri, có giác, có hiểu biết tăng trưởng theo thời gian và lại có những sự nhận thức sai biệt giữa các dạng cơ thể sống khác nhau?
Rõ thật đây lại là câu hỏi không thể trả lời đối với tri thức nhân loại ngày nay. Vì lẽ không thể gượng ép trả lời do não tủy, hệ thần kinh, các cơ quan sống trong cơ thể mà người sống có tri, có giác,… Bởi do tận cùng não tủy, hệ thần kinh, cơ quan sống,… là những tổ chức vật chất có mà bản chất của vật chất có vốn vô tri, vô giác,…
Vậy nên giả định về sự tồn tại của tâm ý sự sống xuyên suốt từ nguyên thủy cho đến vô chung sẽ là mấu chốt để tháo gỡ những bế tắc của khoa học về nguồn gốc của sự sống và thuyết tiến hóa. Việc tồn tại của tâm ý sự sống truyền đời sẽ giải tỏa những câu hỏi hiện không có câu trả lời nơi tri thức nhân loại.
Sự tồn tại xuyên suốt của tâm ý sự sống sẽ lấp đầy những khoảng trống trong sự hiểu biết của con người cũng như việc hoàn chỉnh thuyết Tiến Hóa.
...
Quay lại vấn đề sự tuyệt chủng giống người tối cổ.
Cũng chính do tâm ý sự sống mà từ chủng loại người tối cổ tiến hóa trở thành người tinh khôn và quá trình này còn được gọi là biến dị hay đột biến, đây là một quy luật quan trọng của sự tiến hóa - Việc chuyển hóa, giải mã những thông tin tích lũy trải qua một quá trình cập nhật lâu dài, xuyên suốt - sự thích nghi.
Nguyên nhân của sự biến dị cũng do việc duy trì, lưu giữ thông tin nơi tâm ý sự sống qua nhiều thế hệ. Những thông tin được lưu giữ ở tâm ý sự sống người tối cổ là ý thức sống được tích lũy, không ngừng nâng lên, điều kiện cách thức sống có sự thay đổi từ săn bắt, hái lượm sang săn bắn, hái lượm, sự đứng thẳng, hạn chế sống trên cây,… đã được dần chỉnh sửa nơi yếu tố di truyền và sau cùng biểu hiện ra bên ngoài bằng chủng loài người tinh khôn có sự thích nghi hơn.
Do bởi sự gián đoạn nơi tâm ý sống mà sự tiến hóa đạt được những bước tiến vượt bậc. Sự cạnh tranh đã dần hủy diệt người tối cổ và tâm ý sự sống của người tối cổ trước khi chết vừa kinh sợ vừa “ngưỡng mộ” sự vượt trội của người tinh khôn kết hợp với những chuyển biến yếu tố di truyền tích lũy bên trong tâm ý sự sống đã góp phần chuyển hóa những tâm ý sống của người tối cổ nương gá vào hình hài, vóc dáng của người tinh khôn. Đây là quy luật thích nghi của sự tiến hóa và cũng là nguyên nhân chính gây ra sự tuyệt chủng người tối cổ.
Hiển nhiên là quá trình này diễn ra trong khoảng thời gian rất dài, đan xen, lui tới,… và kết quả là tâm ý sự sống tiến bộ hơn đã thắng, người tối cổ đã bị tuyệt diệt.
Tại sao lại có sự tuyệt diệt người tối cổ hoàn toàn?
Do yếu tố duyên và do tâm ý sự sống ở người tối cổ đã rất phát triển, đạt mức tinh tế, sự sâu sắc, tỉ mỉ,...
Sở dĩ tâm ý sự sống ở người tối cổ đạt vượt mức so với vô số chủng loài khác là do tâm ý sự sống để đạt đến vóc hình người tối cổ đã trải qua gần như tất cả các dạng hình vật thể sống khác và là những quá trình được lập đi, lập lại có sự đan xen, luân chuyển qua lại rất nhiều lần.
Kết quả của một quá trình tồn tại, duy trì phát triển, tiến hóa dài lâu tâm ý sự sống nơi người tối cổ đã có sự vượt trội hơn những chủng loài còn lại khác về mặt ý thức, nhận thức, tư duy, sự hiểu biết,… Tri giác, cảm giác,… cũng có sự khác biệt về cách thể hiện, mức độ phức tạp.
Với tư duy, nhận thức, tính dính mắc,… vượt trội người tối cổ nhận thức người tinh khôn là đỉnh cao của sự thích nghi tương thích. Và quá trình tiến hóa tiến từ người tối cổ đã tạo ra loài người tinh khôn cũng đồng thời là quá trình tiến hóa lùi triệt để ở người tối cổ, đó là sự tuyệt chủng.
Qua phần trình bày ở bên trên tôi đã phần nào luận giải quá trình tiến hóa của tâm ý sự sống thiên lệch về vật chất có. Việc trình bày đã có sự giới hạn ở mức đơn giản, dễ nắm bắt và có xu hướng trình bày theo chiều thuận.
Trên thực tế quá trình tiến hóa ở vật chất có rất phức tạp, không dễ trình bày đầy đủ mọi ngóc ngách sự luân chuyển nơi sự sống.
Tiến đến là việc trình bày sự tiến hóa ở vật chất không vô hình.
Phần tâm ý sự sống đã luân chuyển như thế nào trong cái không vô hình?
Tâm ý sự sống đã luân chuyển lên xuống, qua lại nhìn chung là không cùng tận. Sự luân chuyển này có thể ví như là “Cá ăn kiến, kiến ăn cá”.
Cụ thể là các hạt sống coacervate với tâm ý sống giản đơn đã hấp thụ những hạt sống coacervate khác. Đến một khoảng thời gian nhất định hạt coacervate sẽ tan rã tâm ý sự sống lại tìm một tổ hợp vật chất coacervate khác. Cứ thế tâm ý sự sống đơn giản chỉ quẩn quanh với có rồi không, không rồi có. Hiển nhiên là ở dạng sống đơn giản này tâm ý sự sống không có sự đau khổ, vui buồn vì sự được mất. Chỉ do tâm ý gắn kết cùng phân li, tách rời,… mà có sự nương gá và tan rã.
Càng về sau tâm ý sống tiến hóa lên mức vật thể sống đơn bào và đa bào. Lúc bấy giờ tâm ý sự sống lại quẩn quanh giữa đơn bào, đa bào. Việc xâm thực lẫn nhau vẫn tiếp tục duy trì trong tâm ý sự sống và có những dạng vật thể sống vừa là đơn bào vừa là đa bào.
Quá trình tiến hóa tiếp tục tạo ra những tổ chức sống phức tạp hơn. Yếu tố cảm giác, tri giác theo tiến trình tiến hóa tâm ý sự sống ngày càng thêm rõ rệt.
Sự tiến hóa của tâm ý sự sống đã dựng lên một thế giới sự sống phức tạp với đa dạng phong phú chủng loài động thực vật và con người.
Và cảm giác, tri giác,… càng thêm phức tạp, phân hóa chuyên biệt; việc nhận thức, ý thức, tư duy, sự hiểu biết,… cũng được lưu xuất từ tâm ý vốn vô tri, vô giác ban đầu.
Tại sao tâm ý sự sống từ vô tri, vô giác ban đầu lại “sản sinh” ra hữu tri, hữu giác, tư duy, nhận thức,… phức tạp, rối rắm?
Vì tâm ý sự sống đã tiến hóa theo cùng sự tiến hóa của tổ chức vật chất sống. Quá trình tích lũy, thu thập, gom góp thông tin và tính phân hóa, chuyên biệt cùng sự dính mắc của tâm ý sự sống mà sự sống về sau có tri, có giác.
Hơn nữa, không hẳn sự sống ban đầu vô tri, vô giác mà là có tri, có giác. Tuy nhiên, tri giác sơ khai rất ẩn vi, vi tế, nhỏ nhẹm không dễ nhận biết nhưng không hẳn là không thể nhận biết. Vì yếu tố gắn kết, phân li từ không và có ban đầu đã thể hiện sự hữu tri, hữu giác.
Chú ý:
Vì sự luân chuyển qua lại, lên xuống trong các tổ chức vật chất của tâm ý sự sống là luôn luôn nên tâm ý sự sống ở dạng sống con người cũng không nằm ngoài quy luật luân hồi khách quan, bình đẳng, đúng mực, tất yếu của vật chất có - vật chất không.
Tuy nhiên, tôi sẽ trình bày từ những dạng luân chuyển qua lại, lên xuống từ đơn giản đến phức tạp.
Ở các cơ thể đa bào vẫn phát sinh ra đơn bào cùng đa bào. Vì lẽ tính phân biệt của tâm ý sống ban đầu chưa cao nên tâm ý sống đã bị chết đi không “vướng bận” đến đa bào hay đơn bào, chỉ đủ duyên thì nương gá vào các tổ chức vật chất. Đó là biểu hiện của sự luân chuyển qua lại, lên xuống của tâm ý sự sống sơ khai. Hãy ghi nhớ tâm ý sự sống rời khỏi tổ chức vật chất sống (sự chết) thì tâm ý vẫn thường còn và sự lưu giữ thông tin, dạng hình, cách thức tồn tại trước đó.
Đến với những chủng loài động vật cao hơn như con gà, con sói, con hươu, hổ báo,… thì tâm ý sự sống đã có sự tăng trưởng cảm giác, tri giác cao hơn. Nhưng tính phân biệt, dính mắc của tâm ý sự sống không đạt đến mức sắc sảo, cứng nhắc,…
Tâm ý sự sống những loài vật trên chưa phân biệt đến mức tổ chức vật chất ở chó sẽ thấp hơn hổ báo và cao hơn gà… Những khái niệm này không được đặt ra trong trí não loài vật với chúng chỉ có khái niệm con mồi, kẻ thù, đồng loại,… và trong “bộ nhớ” của tâm ý sự sống ở các loài động vật chỉ là những hình ảnh mà chúng cập nhật được trong quá trình sống và cách thức để sinh tồn.
Theo quy luật sinh lão bệnh tử của sự sống tâm ý loài vật bị “mất” thân xác vật chất sẽ tồn tại ở dạng cái không vô hình một khoảng thời gian nhất định rồi đủ duyên sẽ lại nương gá vào một xác thân vật chất mới. Thông thường xác thân vật chất mới này sẽ là chủng loài trước đó tâm ý sự sống nương gá.
Một vấn đề quan trọng khác ảnh hưởng đến việc “nhập xác” vào xác thân vật chất ở tâm ý sự sống loài vật là yếu tố ghi nhận hình ảnh chủng loài mà khi sống ở xác thân vật chất trước tâm ý sự sống đã cập nhật. Điều này đã tạo ra sự luân chuyển qua lại, quẩn quanh giữa các loài với nhau. Hổ báo có thể thành chó mèo gà vịt, con sâu, cái kiến,… hoàn toàn có thể là con gà, con chim,…
Tại sao lại có sự luân chuyển qua lại, lên xuống giữa các chủng loài?
Vì tâm ý sự sống muốn trở thành hổ báo, voi, sư tử,… đã từng là con sâu, cái kiến,… rất nhiều đời. Và sự tiến hóa lùi cũng đã xảy ra khi có một biến cố hay một sự đủ duyên nào đó.
Tuy nhiên, việc trở lại vóc dáng của những chủng loài khác, thấp hơn, có khoảng cách xa sẽ gặp nhiều khó khăn. Việc luân chuyển ở những loài gần gũi sẽ dễ dàng hơn như sự luân chuyển quẩn quanh chó mèo gà vịt, các chủng loài chim thú đồng đẳng hoặc luân chuyển theo cặp phạm trù con mồi và kẻ săn mồi, luân hồi theo phạm trù đồng loại.
Sự luân chuyển của tâm ý sự sống sẽ dễ dàng thực hiện ở cặp phạm trù con mồi và kẻ săn mồi. Bởi do những hình dạng, đặc tính đối thủ sinh tồn đã được ghi nhớ sâu đậm trong tâm ý sự sống loài vật chính vì vậy mà kẻ săn mồi có thể trở thành con mồi, và con mồi hoàn toàn có khả năng trở thành kẻ săn mồi - Cá ăn kiến và kiến sẽ ăn cá khi tâm ý sự sống nương gá xác thân loài vật “chết” đi.
Tóm lại, do tính phân biệt, chọn lựa ở tâm ý sự sống loài vật chưa cao, không dính mắc cứng nhắc mà sự luân chuyển giữa các chủng loài đã được lý giải tương đối. Đây là sự luân hồi lên xuống, qua lại của tâm ý sự sống loài vật.
Một câu hỏi lớn đặt ra là:
Với dữ liệu thông tin ghi nhận đồ sộ xuyên suốt quá trình tiến hóa của tâm ý sự sống sơ khai đến ngày nay thì làm sao tâm ý sự sống có thể dung hòa tất cả yếu tố di truyền vào một thân xác vật chất nương gá?
Thực tế là những thông tin tích lũy nơi tâm ý sự sống đã bị chồng lấp đan xen, hòa trộn lẫn nhau, không còn sự rõ ràng, riêng biệt,… Mọi thông tin ghi nhận trở nên mơ hồ, vừa có, vừa không. Sự thật là tận cùng của thông tin lưu giữ cũng chỉ là có - không và tâm ý sống sơ khai là việc gắn kết - hấp thụ dinh dưỡng - việc ăn, chia nhỏ - sinh sản, việc tồn tại,… và những thông tin cập nhật mơ hồ chỉ “sáng tỏ” trở lại khi đủ duyên.
Vì sự mơ hồ, không rõ ràng mà sự luân hồi đã diễn ra. Khi nhập “thai” hay “nhập” một tổ chức vật chất sống mới thì tâm ý sự sống của mầm sống tái sinh sẽ được cập nhật lại trong quá trình tượng hình.
Đã có sự tương tác qua lại giữa tâm ý sự sống của thế hệ trước và thế hệ sau. Và không chỉ giống cái có khả năng tương tác thông tin cho thế hệ con khi chưa chào đời mà giống đực vẫn có thể có sự tác động âm thầm.
Vì bởi tâm ý sự sống vốn vô hình nên yếu tố cần và đủ của sự tương tác là sự gắn kết, nhớ nghĩ về nhau. Việc xúc chạm, việc thầm thì,… cũng là yếu tố hỗ trợ tương tác hiệu quả. Tâm ý sự sống trong quá trình tượng hình ngoài việc khai mở “nhật ký sống” bên trong vẫn có sự “lắng nghe” thu nhận thông tin bên ngoài.
Hơn nữa, trong mỗi kết cấu vật chất của thân xác sống có chứa đựng những thông tin di truyền gần gũi của chủng loài. Đặt biệt là tổ chức tế bào thần kinh, não bộ,… Sự gắn kết với xác thân chủng loài nào sẽ có sự tương hợp với thông tin ghi nhớ ở tâm ý sự sống mà tạo ra những sự sống mới có bản năng, hành vi giống loài tương ứng.
Quả thật đây là một sự gắn kết rất phức tạp, không dễ diễn giải. Tuy nhiên, tôi sẽ dùng một giả dụ tương tự. Cụ thể là xác thân vật chất của mỗi chủng loài là một ổ khóa chứa đựng thông tin mở khóa gần như cố định. Tâm ý sự sống là một chiếc chìa khóa đa năng. Khi chìa khóa đa năng tra vào ổ khóa bất kỳ thì sẽ có sự cập nhật thông tin nơi chìa khóa và ổ khóa đã được mở. Đặt biệt là sau khi ổ khóa mở sẽ “gắn chặt” chìa khóa đa năng và tương tác thông tin di truyền chứa nơi ổ khóa.
Tiếp tục của sự nương gá tâm ý sự sống trong quá trình tượng hình là sự ra đời và học hỏi thêm những thông tin nơi cuộc sống và sự cập nhật thông tin bên ngoài sẽ tạo ra đặc tính, hành vi,… có sự khác biệt giữa các tâm ý sự sống dù cùng là đồng loại, cùng một chủng loài…
...
#Nikaya_Đốn_Ngộ
#Giải_Trình_Luận_Án_Ngoài_Học_Hàm_Bác_Học
Bài liên quan
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 8)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 7)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 5)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 4)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 3)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 2)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 1)
- Giải pháp thoát ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
- Giải Mã Nhân Loại V.
- Giải Mã Nhân Loại IV…
- Giải Mã Nhân Loại III…
- Giải Mã Nhân Loại II…
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét