Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 7)
Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018
Sự giải mã, tương tác thông tin giữa tâm ý sự sống và kết cấu vật chất, sự gắn kết lưu xuất thông tin bên trong và tích góp thông tin bên ngoài của sự sống rất hoàn hảo. Vì thế mà cho dù tâm ý sự sống đời trước là con chó, khi con chó chết đi, tâm ý sự sống tái sinh thành con heo thì con heo không thể, không dễ biểu hiện hành vi của một con chó.
Gần như... rất ít khi sự giải mã tâm ý sự sống loài vật bị mắc lỗi, bị sai lầm… Nếu có việc giải mã sai thì những tổ chức sống biến dạng thường sớm chết vì tính không thích nghi, không tương thích.
Ở đây tôi sẽ nhấn mạnh về tính không hai giữa tâm ý sự sống và kết cấu tổ chức sống, cũng như yếu tố tương tác bên trong và bên ngoài. Tâm ý sự sống thật sự không thể lưu giữ, phân hóa chuyên biệt dung lượng thông tin đồ sộ không ngừng cập nhật.
Kết cấu xác thân vật chất sẽ đóng vai trò gợi nhớ lại tất cả những thông tin cần thiết và sự tương tác trong ngoài sẽ là đủ duyên cho một thực thể sống mới ra đời.
Thêm nữa, sự đơn giản hay phức tạp của kết cấu vật chất sẽ ảnh hưởng đến tri giác, cảm giác, nhận thức,… của tâm ý sống tái sinh - sự trói cột, gắn kết giữa vật chất có và không.
Vì thế nên một con nhện vừa mới sinh ra đã tự biết giăng tơ mà không cần qua trường lớp, một con sâu sau khi tích lũy đủ năng lượng sẽ tự làm kén mà không cần được răn đe, chỉ dạy,…
Tâm ý sự sống giản đơn đã tích lũy sẵn trong các tế bào thần kinh và tâm ý sự sống nương gá vào con sâu, con nhện,… đã được giải mã và mặc định như thế.
Điển hình của sự tương tác tâm ý sự sống bên trong và bên ngoài không dễ nhận diện ở các chủng loài động vật cấp thấp hơn loài người.
Vì thế để nắm bắt sự tương tác trong ngoài giữa tâm ý sự sống tôi sẽ đưa ra dẫn chứng lấy từ thực thể sống con người.
Do con người có tính dính mắc, sự gắn kết, tính phân biệt ngày càng cao mà dấu vết của sự tương tác giữa tâm ý sự sống giữa bố mẹ và thế hệ sau trong bào thai ngày càng lộ rõ.
Những năm lâu xa về trước việc sinh sản con người không bị giới hạn cho nên dù có “Trọng nam, khinh nữ” thì việc sinh sản có phần tự nhiên. Nếu thích con trai mà sinh con gái thì cứ tiếp tục cho đến khi nào có một bé trai ra đời.
Với sự giới hạn tri thức người xưa còn đổ lỗi việc sinh gái là do người nữ nên cần thiết sẽ “kiếm” con trai ở một người nữ khác.
Về sau việc kế hoạch hóa ra đời đã giới hạn việc sinh sản ở loài người. Thế nên muốn sinh trai hay sinh gái đã có sự toan tính, chủ quan. Và dưới sự hỗ trợ của khoa học việc chọn lựa giới tính đã được con người áp dụng. Vì quan niệm “thích” con trai di truyền ở tâm ý chung của loài người từ xa xưa mà có rất nhiều, rất nhiều bào thai nữ đã bị “thủ tiêu”. Kết quả là gây ra sự mất cân bằng giới tính.
Các nhà quản lý xã hội đã nhúng tay vào can thiệp sự mất cân bằng giới tính. Việc can thiệp chọn lựa giới tính bị quản thúc, nghiêm cấm đã khiến cho việc tùy ý sinh trai gái ở con người bị kiểm soát.
Nhưng tâm ý sinh con trai vẫn còn duy trì trong tâm thức con người.
Mặt khác, cũng có những gia đình có mong mỏi con gái. Tuy nhiên, yếu tố duyên không thể cho con người dễ dàng hay tùy ý chọn lựa gái trai.
Và … đã có những gia đình mong mỏi con trai nhưng khi siêu âm ở tháng thứ 3, 4, 5,… đều cho kết quả con gái. Lúc bấy giờ tâm ý sống của cả bố và mẹ đều hướng về hình ảnh cậu bé trai đã tác động đến sự chuyển dịch giới tính của tâm ý sự sống nơi bào thai.
Tuy nhiên, sự tương tác giữa hai thế hệ đôi khi bị chậm và đã làm rối loạn giới tính của thai nhi khiến không ít đứa trẻ ra đời không thể ý thức rõ giới tính bản thân. Không ít đứa trẻ phát triển cho đến trưởng thành mới ý thức được giới tính bản thân.
Và cả nhân loại ngày nay cũng như những người bị rơi vào tình trạng rối loạn giới tính đã có sự hoang mang, bất an, rối trí,… vì sự ngộ nhận, sự nhầm lẫn giới tính không thể lý giải. Đây là một trường hợp tương tác giới tính giữa 2 thế hệ gây ra biểu hiện giới tính nhầm lẫn về sau.
Trường hợp này khó thể tin nhận khi không “thấu rõ” sự tồn tại của tính không hai nơi tâm ý sự sống.
Một trường hợp tương tác khác giới tính khác dễ nhận diện hơn là có những bào thai siêu âm ở tháng 6, 7, 8,… là nữ hoặc nam. Nhưng đến khi thai nhi chào đời thì mang giới tính đối lập, trong đó có cả trường hợp những cậu bé trai sinh ra bị che khuất “cậu nhỏ” và những bé gái chưa hoàn chỉnh cơ quan sinh dục.
Với những trường hợp này con người ngày nay dễ thường đổ lỗi do sự cố máy siêu âm, cũng như sự non kém tay nghề của người dùng máy siêu âm.
Nhưng với sự hiện đại của máy móc, thiết bị y tế không ngừng nâng cấp, trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ không ngừng cập nhật thì kết quả siêu âm đâu dễ mắc lỗi.
Tuy nhiên, hiện tại việc xác định nhầm giới tính ngày càng nhiều và việc ra đời những thai nhi không hoàn chỉnh cơ quan sinh dục cũng không ngừng gia tăng.
Hẳn là tâm ý sự sống thế hệ đi trước - bố mẹ đang tác động vào thế hệ sau - con ngày càng mãnh liệt vì giới hạn số lượng sinh sản cùng sự phân biệt, dính mắc, tính gắn kết, tác động giữa các tâm ý sự sống ngày càng rõ ràng hơn.
Thật hoang đường! Không đúng với khoa học và biện chứng khách quan, tính logic hiện tại. Việc xác định giới tính nhầm ở bào thai chỉ là sai lầm của dụng cụ khoa học và người chẩn đoán.
Cụ thể hơn là nhiễm sắc thể giới tính X hoặc Y ở người đàn ông thụ tinh với nhiễm sắc thể giới tính X ở người nữ thì kết quả của quá trình thụ thai sẽ là bé trai mà không thể là bé gái. Đó là kiến thức giới tính cơ bản nhất mà tôi phải nên rõ biết để không đưa ra một luận chứng về sự tương tác tâm ý sự sống giữa hai thế hệ hoang đường, gây rối trí, nhiễu loạn sự hiểu biết con người.
Tôi rõ biết mối nguy khi trình bày sự tương tác tâm ý giữa hai thế hệ đối với xã hội con người nên sẽ không để xảy ra sự cố sai lầm không đáng có.
…
Phản biện dựa vào khoa học, tính biện chứng logic có thật sự khách quan, đúng mực không?
Nhiễm sắc thể Y kết hợp X cho ra một bé trai cũng như việc nhiễm sắc thể X kết hợp với nhiễm sắc thể X cho ra đời một bé gái có tuyệt đối không?
Nếu là tuyệt đối thì:
- Tại sao lại có sự tồn tại của giới tính thứ 3 ở loài người?
- Tại sao có những người khi bé mang giới tính nữ, khi trưởng thành lại chuyển đổi giới tính thành nam và ngược lại?
- Tại sao lại có người đồng tính, người lưỡng tính?
- Điều gì đã xảy ra nơi tính tuyệt đối của nhiễm sắc thể X và Y.
…
Có lẽ những phản biện bên trên là đủ để bẻ gãy tính tuyệt đối của khoa học về giới tính, cũng như phương pháp biện chứng luận logic, nửa vời.
Thật sự là nhiễm sắc thể X quy định giới tính nữ, nhiễm sắc thể Y quy định giới tính nam chỉ mang tính quy ước tương đối cũng chỉ mang tính giả định. Vì lẽ đó không thể dùng sự tương đối kết hợp với sự chủ quan, tính áp đặt để mặc định là sự tuyệt đối.
…
Và ở cấp độ tiến hóa vật chất có đạt cột mốc loài người thì sự tiến hóa tâm ý sự sống vô hình ngày thêm phong phú, đa dạng và phức tạp.
Với những chủng loài động vật cấp thấp hơn tính phân biệt, dính mắc, tính chọn lựa,… của tâm ý sự sống bị hạn cuộc vào kết cấu tổ chức cơ thể nên tâm ý sự sống khi mất thân thường chỉ quẩn quanh, luân chuyển trong các dạng hình thân xác vật chất đồng cấp.
Sau khi rời khỏi thân xác vật chất tâm ý sự sống vẫn giữ thông tin khi sống về hình dạng chủng loài, cách thức sinh tồn,… và chờ đợi đủ duyên nương gá vào bào thai để bắt đầu cho một chu trình sống mới.
Đặt biệt khi nương gá vào bào thai, vào quả trứng đã thụ tinh thì thông tin ghi nhận khi còn sống sẽ bị “chặn đứng” do kết cấu tổ chức sống nơi bào thai không tương thích hay nói cách khác là chưa cần đến dữ liệu thông tin được ghi nhận ở tâm ý sự sống ở đời sống liền trước.
Chiếc ổ khóa bào thai có mã hóa thông tin xây dựng hoàn chỉnh cho một cơ thể sống sơ khai của mỗi chủng loài và tâm ý sự sống sẽ lưu xuất những thông tin tương thích nhằm giải mã những thông tin nơi ổ khóa bào thai.
Nhờ sự giải mã từng phần mà sự sống nơi hợp tử, bào thai được duy trì và phát triển. Cùng với quá trình phát triển, hoàn chỉnh bào thai thì những thông tin di truyền chủng loài có nơi tâm ý sự sống cũng được “cởi mở”. Quá trình phát triển giữa tổ chức vật chất có và hoàn chỉnh đặc tính chủng loài ở tâm ý sự sống vô hình là sự tương tác đồng thời.
Kết quả là khi tổ chức sống hoàn chỉnh thì tâm ý sự sống tái sinh đã sẵn sàng cho một cuộc sống mới.
Tính gắn kết, khả năng cột trói tâm ý sự sống ở thân xác vật chất đã giúp tâm ý sự sống hoàn toàn thích nghi với một chiếc áo khoác vật chất mới cho dù đã có sự thay đổi chủng loài khi tái sinh.
Quá trình tâm ý sự sống vô hình trong giai đoạn không nương gá xác thân vật chất để tìm đến một sự gắn kết với thân xác vật chất mới đã mất một khoảng thời gian nhất định. Điều này đồng nghĩa với việc tâm ý sự sống ở loài vật sau khi xác thân vật chất tan hoại đã tồn tại ở dạng không nương gá vật chất có một khoảng thời gian trước khi có đủ duyên để hội tụ lại với vật chất có.
Cụ thể hơn là cái không của tâm ý sự sống gắn kết với cái có của xác thân vật chất rồi lại trở về không rồi lại gắn kết với cái có,… Quá trình cứ thế tiếp diễn tạo ra sự luân hồi nơi tâm ý sự sống.
Kết luận:
Cái không của tâm ý sự sống có sự đan xen liên tục có - không với cái có vật chất.
Với loài người do sự phát triển tiến hóa đạt đến đỉnh điểm của sự hoàn thiện. Thân xác vật chất của con người có sự phân hóa, chuyên biệt các cơ quan, bộ phận khác nhau.
Đặt biệt là não bộ, hệ thần kinh rất tinh vi, phức tạp,… khả năng ghi nhớ, nhận biết, lưu giữ thông tin rất cao.
Và tương thích với một tổ chức vật chất bậc cao thì tâm ý sự sống nương gá nơi loài người cũng cao vượt bậc so với những chủng loài còn lại (Hãy luôn nhớ rằng tâm ý sự sống giữa các loài có chỉ số thông tin lưu giữ là như nhau, chỉ do khác cấp độ tổ chức sống mà có sự biểu hiện sai khác).
Tâm ý sự sống loài người vì thế có khả năng tư duy, nhận thức, sự hiểu biết, tri giác, cảm giác,… vượt trội và phức tạp hơn loài vật rất nhiều. Chính vì thế mà tính phân biệt, dính mắc, khả năng chọn lựa ở loài người có phần khắc khe, dè dặt, nhiều toan tính,...
...
Tương tự việc giết hại đồng loại man rợ khiến tâm ý sự sống nơi người sống ghê sợ, lo lắng rồi sẽ có lúc đến lượt bản thân bị giết thảm,… tất cả đều lưu lại trong tâm thức của tâm ý sự sống.
Khi loài người chết đi tâm ý sự sống rời thân xác vật chất có và tồn tại ở dạng vật chất không nhưng sự hiểu biết, những ký ức, những sự kiện xảy ra khi sống và hình dạng cá nhân,… vẫn được tâm ý sự sống duy trì, lưu giữ,…
Sau một thời gian những dữ liệu sẽ bị lẫn lộn, hỗn độn trong kho dữ liệu cập nhật suốt chiều dài lịch sử tiến hóa, điều này dễ thường xảy ra với những người có định tâm không vững, thần trí loạn động, bất an,…
Trải qua một khoảng thời gian thì tùy duyên tâm ý sự sống loài người sẽ tìm được một chiếc áo khoác tương ưng với dữ liệu thông tin mà tâm ý sự sống nhớ nghĩ đến cùng một sự đủ duyên. Đó chính là một trong những nguyên nhân tâm ý sự sống ở loài người có khả năng tiến hóa lùi về ở cấp độ thân xác vật chất thấp hơn.
Ngoài ra, dựa vào thực tế cuộc sống ở xã hội con người vẫn thường xuất hiện một lượng không ít người già lẩn, những người đánh mất khả năng kiểm soát hành vi, việc làm, đánh mất ý thức, tư duy, nhận thức,… họ chính là những người không thể tự chủ cho lối đi của tâm ý sự sống khi sự sống rời thân.
Và… ngày nay bệnh già lẩn sẽ không ngừng gia tăng về số lượng, mức độ,... Nguyên nhân là do cái tôi nơi mỗi người đang được nuôi lớn với sự thực dụng, tham lam, ích kỉ, bảo thủ, cố chấp, cực đoan, tự phụ,…
Và chính do sự dính mắc, phân biệt, sự động loạn,… mà tâm ý sự loài người ở giai đoạn cái không vô hình trung gian giữa có và không thường không thể làm chủ được sự chọn lựa chiếc áo khoác vật chất cho chính mình.
Mặt khác, chính do giai đoạn cái không vô hình trung gian giữa có - không cùng với biểu hiện của tâm ý sự sống lưu xuất bởi những dữ liệu thông tin khi sống mà tâm ý sự sống đã tạo ra những cõi giới vô hình và sự luân chuyển qua lại, lên xuống giữa các cõi giới tâm linh.
Ban đầu, tâm ý sự sống nơi khoảng không trung gian chỉ đơn giản với những cảm giác cơ bản như vui buồn, đau khổ, hạnh phúc hay tự tại, thảnh thơi,…
Nhưng về sau số lượng người trong cộng đồng người đông đảo đã dẫn đến sự tranh giành, giết chóc, bức hại lẫn nhau, tội ác của con người ngày càng tăng trưởng, sự mất mát, tính dính mắc, phân biệt,… khiến cho người sống đã chất chứa sự lo lắng, khổ đau, hoang mang, sợ sệt,…
Khi chết đi những tâm ý sự sống đó cần nhiều thời gian hơn để cân bằng nội tâm trở lại vì thế sự trốn chạy, lầm lũi, chui rúc,…đã xảy ra; một số khác hoang mang, lo sợ, đau khổ,… tìm đến những người thân còn sống để khóc kể, để được trấn an, khuyên giải,… một số khác duyên với một đời sống yên bình, hạnh phúc khi chết đi với tâm thức thảnh thơi, tự tại,… đôi khi nhớ nghĩ người thân, đủ duyên người thân đã tiếp xúc và nhận biết rằng họ rất thanh thản, an lạc,…
Tất cả những cảm giác của tâm ý sự sống được người sống tích lũy, cập nhật và về sau có những người tổng kết lại bước đầu xây dựng thế giới tâm linh đơn giản, mộc mạc, thuần túy.
Sẽ có một vài câu hỏi then chốt được đặt ra:
- Tại sao tâm ý sự sống ở người chết lại có thể “trò chuyện” với người sống?
Đây là điều vô lý, là sự hoang đường, là gieo rắc sự mê tín, dị đoan chăng?
Tâm ý sự sống ở người chết và tâm ý sự sống ở người sống vốn có cùng một gốc nơi tâm ý sự sống ban đầu. Chúng vốn không hai, vì thế nên nếu có sự dừng lặng tâm ý hỗn độn, bon chen và cùng với sự gắn kết chặt chẽ, thường nhớ nghĩ về nhau sẽ “phát sinh” một “cầu nối giao cảm” giúp tâm ý sự sống giữa người sống và người chết gặp nhau. Hãy nên nhớ rằng phần nhiều sự gặp gỡ giữa tâm ý người sống và người chết là việc xảy ra ở những người thân, những người quen biết. Tính dính mắc, phân biệt của loài người đã hỗ trợ cho sự kết nối tâm linh.
Khi chấp nhận luận giải này thì hiện tượng thần giao cách cảm, giác quan thứ 7 của loài người cũng hé mở được cách lý giải.
Hãy nhớ rằng tôi đã đưa ra lập luận tâm ý sự sống vô hình nơi người chết gặp tâm ý sự sống vô hình nơi người sống. Điều này tương đồng với cái không vô hình “chạm” đến cái không vô hình và cầu nối của sự giao tiếp tâm linh là ý niệm.
Tôi không từng nói người sống tận mắt nhìn thấy người đã khuất vì điều này về cơ bản là không thể. Cái có hữu hình không thể chạm đến cái không hữu hình vì dù có xúc chạm xảy ra thì cái có và cái không cũng không thể nhận biết.
Thế nên, nếu một ai đó nói rằng tận mắt họ nhìn thấy vong ảnh, hồn mà thì 10 phần thì có đến 9 phần là lời giả trá.
Còn 1 phần còn lại biểu thị điều gì?
Họ đã nói thật. Tuy nhiên, sự thật đó lại gắn kết với một sự thật khác. Sự thật khác đó là tâm ý sự sống của người nói đã “chân trong, chân ngoài” với thân xác vật chất.
Cụ thể hơn là người nói thật về sự thấy đó vốn thường là những người thần trí loạn động, có chút không bình thường, định tâm không vững. Ngoài ra, còn một dạng người có thể “thấy” vong ảnh đó là những người có “thường định”.
Tuy nhiên, với dạng người này thì khi họ tập trung, chú tâm thì dù cố tìm cũng chẳng thể “thấy” vong ảnh…
Trên thực tế là tâm ý sự sống người chết thường “gặp” tâm ý sự sống ở người sống khi người sống rơi vào trạng thái mơ hồ, là khoảng giữa của việc thức và ngủ hoặc giữa thời khắc sống và chết hoặc khi người sống rất mỏi mệt, suy nhược hoặc là con người ở trạng thái vô thức nhập định.
Lúc bấy giờ, tâm ý sự sống đã có sự rời thân tạm thời và tư duy nhân loại hiện tại không thể, không dễ nhận biết trạng thái này.
Chú ý là ngay khi ngủ tâm ý sự sống không hề rời thân mà chỉ là việc “chủ nhà đóng cửa, tạm thời không giao tiếp khách bên ngoài (ở mức độ tương đối).
Và … vì sự mơ hồ và giới hạn nhận biết nên con người vẫn thường gọi trạng thái tương tác của 2 tâm ý sự sống là việc người thân hay hồn ma báo mộng.
Và tâm ý sự sống ở giai đoạn trung gian về sau được con người đặt cho nhiều tên gọi khác nhau, tùy thuộc vào tôn giáo cũng như việc trực nhận. Tâm ý sự sống giai đoạn trung gian có các tên gọi như hồn ma, oan hồn(dân gian), vong ảnh (giới hiểu biết), linh hồn (Kito giáo), hương linh, vong linh (Cao đài giáo), thần thức (Phật giáo Trung Hoa), huyễn thân - hình thần (Lão giáo),…
Sơ khởi thế giới tâm linh vô hình chỉ có thế. Về sau sự hiểu biết của con người nâng lên những người thông thái hoặc những người lớn tuổi, tiếng nói theo đó cũng có trọng lượng đã đưa thế giới tâm linh ra phân tích, mổ xẻ,… dựa vào tâm ý sự sống nơi người chết biểu hiện mà phân ra nhiều cõi giới vô hình khác nhau. Thế giới tâm linh bắt đầu biết đến khái niệm thiên đàng, địa ngục, ma quỷ.
Lâu về sau, sự ra đời của các loại hình tôn giáo từ dân gian cho đến các vị hành giả đã chia thế giới tâm linh ra rất nhiều cõi giới vô hình phức tạp. Tùy thuộc tính suy diễn, ước đoán và tính chủ quan của những người xây dựng tôn giáo mà cõi giới vô hình phân chia ngôi vị, thứ bậc,…
...
#Nikaya_Đốn_Ngộ
#Giải_Trình_Luận_Án_Ngoài_Học_Hàm_Bác_Học
Bài liên quan
- Giải Mã Nhân Loại V.
- Giải Mã Nhân Loại IV…
- Giải Mã Nhân Loại III…
- Giải Mã Nhân Loại II…
- Giải Mã Nhân Loại I…
- Giải mã hiện tượng Bắc Triều Tiên (P.2)
- Giải mã hiện tượng Bắc Triều Tiên (P.1)
- Điểm mù của nhân loại
- Đạo Phật dơ bẩn
- Dân cần biết?
- Cuộc cách mạng trí tuệ khách quan
- Câu chuyện bên lề Giải trình luận án... (Phần 4)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét