Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 8)
...
Phương Đông là chiếc nôi của tôn giáo vì người phương Đông xưa có khuynh hướng sống nội tâm, tin nhận sự tồn tại của thế giới tâm linh. Vì vậy sự tương tác tâm ý sự sống giữa 2 thế giới vật chất và hữu hình đã là nhân cho việc lập ra các loại hình tín ngưỡng tâm linh cũng như sự đa dạng của các hệ thống tôn giáo.
Ấn Độ là một nước có rất nhiều loại hình tôn giáo. Tư duy, nhận thức, sự hiểu về tâm linh của người Ấn Độ xưa thuộc vào dạng rất phong phú, và nhiều tư duy chuyên sâu.
Dù vậy, về cơ bản thì phần lớn tôn giáo ở Ấn Độ xưa cũng tin nhận sự tồn tại của một Đấng quyền năng sáng thế. Và một nhận thức sâu sắc ở người Ấn Độ xưa là việc thiền định sẽ giúp con người có thể tiếp xúc với thế giới tâm linh.
Sự thật là điều đó đã đúng và việc chạm đến tâm ý sự sống ở cõi giới vô hình đã cho ra đời một vài tôn giáo không tin nhận, thừa nhận sự tồn tại của một Đấng quyền năng tối thượng.
Các vị giáo chủ tôn giáo đã dựa vào sự hiết biết bản thân cũng như việc chạm đến cõi giới vô hình mà khẳng định luận thuyết cá nhân là đúng, là hoàn hảo hơn cả.
Từ đó, những tranh luận, chống trái, xung đột đã xảy ra giữa các loại hình tôn giáo.
Do việc cố thể hiện sự hiểu biết tâm linh, sự vượt trội chứng ngộ cũng như việc từng tiếp xúc cõi giới vô hình, tính độc lập,… các cõi giới vô hình được chia nhỏ ra, gồm rất nhiều cõi giới khác nhau.
Thế giới tâm linh đã tiến hóa lên một cấp độ khác. Không chỉ là thiên đàng (cõi trời), địa ngục, ma quỷ mà từ thiên đàng đã phân ra nhiều tầng trời khác nhau; Địa ngục cũng chia ra rất nhiều tầng, ma quỷ cũng có sự chia chẻ phát sinh thêm nhiều tầng bậc ở nẻo giới Atula,...
Điều đáng tiếc đã xảy ra. Do việc chứng ngộ vạn pháp chưa hoàn toàn, sự giới hạn tri thức cả ở thế giới vật chất lẫn vô hình kết hợp với tính chủ quan luôn đúng, luôn khách quan, luôn hiểu biết hơn người mà những vị giáo chủ đứng đầu các tôn giáo cổ xưa không thể rõ biết tính không hai của thế giới vật chất và thế giới tâm linh. Chính vì vậy các vị giáo chủ của các tôn giáo ở vùng miền Ấn Độ cổ đã không nhận diện được sự luân chuyển giữa các cõi giới vô hình - hữu hình một cách sáng rõ và cũng không nhận ra được khả năng vượt thoát ra khỏi sự luân hồi gần như bất tận nơi có - không.
Bởi do con người thường tồn tại trong vô vàn sự cạnh tranh, tham đắm, sân hận, si mê, hoài nghi, kiêu mạn nên con người thường bị sự đau khổ, phiền muộn não hại.
Những nhà hiền triết, thông thái đã luận ra 8 sự khổ (Bát khổ) thường hay vây kín đời người. Dù chỉ là với 8 sự khổ nhưng mỗi con người từ khi ra đời đến khi lìa đời phải ngụp lặn, chìm nổi trong vô số muộn phiền và dân gian đã đúc kết lại một câu luận “Đời là bể khổ”.
Chính do giới hạn sự hiểu biết mà các vị giáo chủ cũng như giáo lý ở các tôn giáo không tìm ra lối thoát cho con người thoát ra ngoài Bát khổ cũng như vượt thoát luân hồi, xa rời tử sinh.
Chỉ có thêm những xung đột, chống trái, tranh luận không đáng có, không cần thiết làm cho con người tăng thêm sự khổ não, mông lung, hoài nghi,…
Về sau, có vị Thái tử con vua Tịnh Phạn là Tất đạt đa chịu sự chi phối chung của Tâm ý sự sống loài người mong cầu một sự giải thoát ra ngoài sinh tử cũng như mọi sự khổ đau. Vị Thái tử này là người thông tuệ, là người có đời sống nội tâm mạnh mẽ và hội đủ điều kiện để tìm hiểu học hỏi giáo lý các tôn giáo hàng đầu, có sức ảnh hưởng sâu rộng đến toàn xã hội Ấn Độ.
Tất Đạt Đa lại là người thích đời sống an tịnh, thường xuyên hành thiền. Dù có điều kiện tiếp xúc hầu hết các giáo lý tâm linh nhưng Thái tử vẫn không tìm thấy lối ra cho con người nơi các kho giáo lý. Nội tâm Thái tử đã “bức bách” Thái tử tìm cho ra lối thoát rời xa khổ đau, sinh tử.
Sự đấu tranh nội tâm mãnh liệt và kết quả là Thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ hoàng cung cũng như vương quyền để tìm lối thoát cho tâm ý sự sống cá nhân.
Tuy nhiên, tâm ý sự sống cá nhân của Tất Đạt Đa cũng chính là tâm ý sự sống chung của sự sống. Về sau Tất Đạt Đa đã tìm thấy lối thoát cho tâm ý sự sống cá nhân vô hình chung cánh cửa liễu thoát sinh tử cho tâm ý sự sống (nói chung) đã được khai mở.
…
Những tưởng việc học hỏi giáo lý chưa cùng tận Tất Đạt Đa lần tìm đến những vị thầy danh tiếng tham học nhưng về giáo lý Tất Đạt Đa gần như không góp nhặt được thêm, những lỗ hổng tri thức nơi giáo lý các tôn giáo không thể “lấp kín”.
Tuy nhiên, Tất Đạt Đa có thêm rất nhiều thời gian hành trì thiền định. Về sau, Tất Đạt Đa nhận biết cần nên chuyên tâm hơn và người từ tạ những người thầy đáng kính. Có một sự ngộ nhận về “ép thân” đạt đạo lớn nên Tất Đạt Đa suýt chết vì sự kiểm chứng một phương pháp tu không hoàn toàn đúng.
Về sau, việc hành trì thiền định đã khai mở tuệ giác của vị hành giả Tất Đạt Đa, rõ biết là việc hành trì đang đúng hướng Tất Đạt Đa đã kết hợp thiền định và quán chiếu khách quan tận cùng đã giúp Tất Đạt Đa thấu rõ vạn pháp, liễu thoát sinh tử - Một vị giác giả ra đời.
Giác giả ra đời khi thấu rõ vạn pháp, biết tất cả các cõi giới vô hình, hữu hình mà không còn sự dính mắc, phân biệt chủ quan. Giác Giả đứng trên sự tổng thể, khách quan, sáng rõ, đúng mực mà thong dong, tự tại,…
Rõ biết tự thân vượt thoát luân hồi sinh tử Tất Đạt Đa quán chiếu lại quãng đời đã qua với bạn bè, người thân, đồng môn,… và những người trì chí mong liễu thoát sính tử. Đoái thương Tất Đạt Đa dấn thân vào con đường rộng truyền chánh pháp, con đường giúp loài người và muôn vật thoát khổ cũng như vượt sóng luân hồi.
Chánh pháp của Tất đạt đa về sau được kết tập tạo nên Tam tạng kinh và Tất đạt đa được người đời gọi là Phật (Nguyên nghĩa là người giác ngộ hoàn toàn). Tất Đạt Đa thuộc dòng tộc Thích Ca nên còn gọi là Phật Thích Ca.
Dựa vào tri thức nhân loại lúc bấy giờ Phật đã hướng dẫn con người tìm đến sự giải thoát hoàn toàn. Và giá trị cứu khổ, an định nội tâm người sống, cân bằng tâm linh đã giúp cho giáo lý chứa đựng sự hiểu biết không cùng tận, sự giải thoát hoàn toàn được truyền giữ đến ngày nay.
Do bối cảnh xã hội khác nhau mà sự trình bày về chánh pháp của Phật Thích Ca và tôi có sự sai khác.
Nội dung chánh pháp của Phật Thích Ca trình bày xoay quanh các khái niệm tâm, duyên, nhân quả, vô minh, nghiệp, luân hồi sinh tử, sự giác ngộ, sự giải thoát hoàn toàn,…
Nội dung chánh pháp của tôi trình bày đã có sự thay đổi cho phù hợp với tri thức người đương đại. Các khái niệm tâm, duyên, nhân quả, vô minh, nghiệp, luân hồi sinh tử, sự giác ngộ, sự giải thoát hoàn toàn,… đã bị định kiến con người ngày nay trói vào chuyện đạo. Đời đạo ngày nay đã bị nhân loại phân biệt, chia chẻ, tách rời,… Thế nên tôi đã chỉnh sửa cách thức trình bày cho phù hợp với nhận thức chung của con người, tùy thuận vào thời đại.
Việc trình bày của tôi phải có sự tương thích với sự hiểu biết con người dựa trên cơ sở khoa học, thuyết biện chứng,… nên các khái niệm vật chất có, vật chất không, sự sống, tâm ý sự sống,… sẽ giúp người đọc ngày nay dễ tiếp cận, nắm bắt vấn đề.
Sau cùng, là việc hợp nhất lại sự sống, tâm ý sự sống vốn là tâm; vật chất có, vật chất không chính là vạn pháp.
Có thể nói đỉnh cao của sự hiểu biết thế giới tâm linh ở xã hội loài người chính là chánh pháp có trong lời Phật Thích Ca thuyết.
Hay nói cách khác là đạo Phật ở Ấn Độ thời Phật Thích Ca sống đã chỉ ra con đường thoát khỏi sinh tử luân hồi sáng rõ, đúng mực, đơn giản, mộc mạc,…
Về sau đạo Phật lan truyền sang các vùng miền lãnh thổ khác nhau. Đạo Phật du nhập ở mỗi nước đã sinh ra những biến thể sai khác với nguyên gốc, có những sự tiến hóa lùi rõ nét nơi các lãnh thổ khác nhau. Việc tiếp nhận, học hỏi giáo lý của Phật Thích Ca vẫn giúp cho không ít người liễu thoát sinh tử luân hồi nhưng sự chứng ngộ của các vị hành giả về sau không đạt mức tột cùng do giới hạn tri thức và do sự thiên lệch đời sống của vị hành giả hoặc đời hoặc đạo mà không thể giữ ngọn đuốc chánh pháp tỏa sáng như buổi đầu.
Thêm nữa, những người truyền đạo bị giới hạn đạo “khóa cứng” nẻo đời và do kiến chấp tùy duyên “Người giữ lửa” ở đạo Phật càng ngày càng rơi rớt về sau cả 2 nẻo đạo đời.
Sự phân biệt rạch ròi của con người tách rời đời đạo khiến đạo suy, đời loạn.
Khi đạo Phật truyền đến Trung Hoa thì đất nước Trung Hoa đã có Thần đạo, Tiên đạo, đạo Lão,… ảnh hưởng sâu rộng trong toàn lãnh thổ. Nhưng lối thoát tâm linh cho người Trung Hoa lúc bấy giờ thật sự chưa có ngỏ ra.
Sự tiếp thu giáo lý vô thượng, thậm thâm, vi diệu,… đã giúp không ít vị hành giả đạt sự giải thoát mà tiêu biểu là những vị Tổ đã có sự chứng ngộ về con đường giải thoát hoàn toàn.
Tuy nhiên, sự giác ngộ không đạt mức tận cùng, không theo kịp tri thức con người thời bấy giờ kết hợp với sự tùy duyên mà đạo Phật Trung Hoa không thể, không dễ phát triển đạt đến sự tinh túy, cốt lõi của đạo Phật nơi Ấn Độ.
Cụ thể là đến khi đạo Phật được rộng truyền ở Trung Hoa thì đã có sự giao thoa, hòa trộn giáo lý các tôn giáo đã ảnh hưởng qua lại với nhau. Do không thể “thấu” hiểu được sự vi diệu của chánh pháp Phật Thích Ca cùng sự tùy thuận mà đạo Phật đã đánh mất giá trị giác ngộ giải thoát hoàn toàn.
Về sau, có những vị hành giả ngoài đạo Phật nhận thấy sự cao tột của Niết Bàn mà ra sức hoàn chỉnh con đường tu Tiên, đối trọng với con đường học Phật.
Hiển nhiên là những nhà kiến tạo tôn giáo này đã không thể lĩnh hội rốt ráo huyền nghĩa của Tam tạng kinh, họ đã lập kiến giải Niết Bàn - Cõi Phật là nơi được xây dựng trang nghiêm, tráng lệ, là cõi giới không nằm trong Tam giới.
Việc xây dựng lối tu Tiên phần nào thể hiện tính độc tôn, duy nhất, chứa đựng lòng tự hào hẹp kém luôn có ở con người (nói chung) từ xưa đến nay.
Đạo Lão đã được chỉnh sửa cho phù hợp với kiến giải hẹp hòi, ích kỷ, chủ quan. Cõi Tiên là cõi giới ngoài Tam giới, người ở cõi Tiên tiêu diêu, tự tại, thoạt ẩn, thoạt hiện.
Sở dĩ có cõi giới ngoài Tam giới là do những người theo các loại hình tôn giáo này còn chấp giữ thân, chấp giữ sự sống kết hợp với định lực hùng mạnh, hoặc định tâm vững do việc thiền định mang lại đã kiến lập ra.
...
Dù rằng tâm ý sự sống tồn tại ở cõi giới này đinh ninh ra ngoài Tam giới nhưng thực chất vốn chưa từng rời khỏi Tam giới và vẫn chịu tác động của sinh tử luân hồi. Vì bởi còn sống là còn chết.
Tuy nhiên, tâm ý tồn tại ở nẻo giới này tồn tại khá lâu do thường định.
Mặt khác, một số tâm ý trong nẻo giới này có tâm nguyện phổ độ, cứu người nên thường tìm đến “mượn” xác những người có sự tương hợp ra sức trị bệnh, giúp người. Điều này có thể tìm ra dấu tích ở một số người không hề học qua y thuật, cách trị bệnh nhưng vẫn có thể bốc thuốc hoặc trị bệnh cho người khác,… Việc hành y trị bệnh nhờ sự trợ giúp của cái không vô hình hữu ý.
Lâu về sau người học Phật Trung Hoa phần nhiều là học nhân, học giả mà ít hành nhân, hành giả triệt ngộ . Sự thật này đã khiến đạo Phật Trung Hoa tiến hóa lùi, tiêm nhiễm các lề thói cúng bái, nguyện cầu, lễ lạy ở các tôn giáo khác.
Sự không chứng ngộ bản tâm ở người học Phật, sự im lặng - vô ngôn của các hành giả đã khiến đạo Phật Trung Hoa mai một, mất dần giá trị chân thật, đúng mực. Các học giả, các nhà nghiên cứu tôn giáo của Trung Hoa không thể “nắm bắt” được tinh yếu chánh pháp đã dựng lên một vị Phật đầy quyền năng như là một Đấng Bề Trên, rời xa sự thật.
Theo tháng rộng, năm dài Phật đã không còn là Phật mà chỉ là một thằng bù nhìn như ngây, như dại,…
Đặt biệt, Việt Nam là nước chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng… từ đất nước Trung Hoa nên tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh cũng bị đồng hóa gần như hoàn toàn.
Cũng như người Trung Hoa khi du nhập đạo Phật Ấn Độ tạo ra đạo Phật mang thương hiệu Trung Hoa đánh mất giá trị gốc, người Việt Nam cũng du nhập các tín ngưỡng thờ thần, Tiên đạo, Lão giáo, Phật giáo Trung Hoa về cải biên, chỉnh sửa đôi chút rồi “gắn” mác Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế thì các bản photo không khác xa nguyên gốc là mấy.
Đạo Phật mang thương hiệu Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng Phật giáo Trung Hoa. Điều này minh chứng cho sự chủ quan, lòng tự tôn, tự hào ở các dân tộc là luôn tồn tại.
Tuy nhiên, chánh pháp có trong Tam tạng kinh của Phật Thích Ca không thể lĩnh hội bằng sự chủ quan, tính cục bộ, thiển cận,…
Vì thế nên dù rằng có rất nhiều bản photo về đạo Phật Ấn Độ nguyên thủy nhưng không có bản sao chép (copy) nào có chút gần giống với đạo Phật gốc. Những bản copy chỉ có xác nhưng “thiếu” hồn. Chánh pháp vì thế đã mơ hồ ẩn hiện, sự tách biệt, chia chẻ đạo đời càng khiến cho giá trị chánh tín, khách quan nơi đạo Phật bị lu mờ, nhòa nhạt,...
Chịu ảnh hưởng văn hóa tín ngưỡng tôn giáo thờ Thần, đạo Phật bị biến dạng ở Trung Hoa, sự vô ngôn của những vị hành giả chưa đạt sự tỏ ngộ hoàn toàn, và sự vẽ vời của những người viết sách, những vị học giả, những người nghiên cứu tôn giáo… niết bàn (chân như tịch diệt) với thường an lạc tịnh nơi những người đạt được sự giải thoát hoàn toàn lui về được kiến tạo thành một nơi trang nghiêm, tịnh lự.
Đây là thật sự là một sai lầm đáng tiếc nhất của những người học Phật, người nghiên cứu Phật giáo. Điều này cho thấy tâm ý sự sống con người luôn mong cầu một sự được, sự còn, sự tồn tại mãi. Nhưng nếu chấp giữ mong cầu thì con người không thể sống với thường an lạc tịnh.
Điều này đồng nghĩa với việc không thể giải thoát hoàn toàn, không thể nhập chân như tịch diệt. Niết bàn vốn không phải là có nơi để về, còn có nơi chốn để về là còn tâm ý, còn cái tôi, là còn trong luân hồi sinh tử, còn trong 3 cõi. Chân như vốn tự như như bất động, không thường lạc ngã tịnh mới thật là thường lạc ngã tịnh.
Với đoạn luận giải trên những người không từng tìm hiểu về đạo Phật hoặc tìm hiểu mà chưa nắm bắt được sự đúng mực, khách quan e rằng khó thể lĩnh hội, trực nhận rõ ràng. Tuy nhiên, đó cũng không hẳn là vấn đề lớn, không biết rồi sẽ rõ biết.
Chính do nhận thức sai lầm đạo Phật về sau đã kiến tạo ra một cõi giới Phật phù phiếm, hoang đường, giả tạo.
Tuy nhiên, tâm ý sự sống con người ở đại đa số không tận tường lý sự đã tin rằng có một cõi Phật trang nghiêm, hoàng tráng,… Và người sống, kẻ chết không rõ chánh pháp đã chất giữ niềm tin tu hành pháp Phật những mong về cõi Phật. Đây là tình cảnh bi đát của đạo Phật ngày nay - Người mộng lại hay nói lời mơ, mê hoặc lòng người và cả chính mình.
Kết quả của sự tiêm nhiễm tín ngưỡng tôn giáo không tận tường sinh tử luân hồi, bản tâm, chân tánh vạn pháp,… mà đã có những tâm ý sự sống sau khi chết đi vọng chấp nhập thế cứu người, bốc thuốc trị bệnh.
Hiển nhiên là việc “mượn” xác hành y đối với những tâm ý sự sống có định tâm vững cộng với kiến thức thực thụ tích lũy khi sống ở đời trước thì việc phổ độ, cứu người đã đóng góp những thành tựu nhất định.
Số khác hoang tưởng u mê, tự xưng thần thánh nhưng thực tài kém cỏi, thật sự không làm nên chuyện. Cụ thể là có không ít vong mượn xác người sống tự xưng Quan thế âm bồ tát, Tề thiên đại thánh,… hay một vị thần nào đó nhưng việc làm chẳng thông, chỉ là việc lừa người dối mình,…
Những bộ truyện Phong Thần, Tây Du Ký,… nổi tiếng một thời thật sự đã có tác động sâu sắc đến sự tiến hóa tâm ý sự sống nơi thế giới tâm linh.
Do bởi tri thức loài người nói chung không có sự tương đồng, tùy thuộc vào điều kiện học hỏi, tích lũy kiến thức bên ngoài mà có khoảng cách biệt lập, những người ít học, suy nghĩ nông nổi dễ thường tin nhận sự hoang đường, thi vị,… do khả năng tư duy, nhận thức hẹp kém không thể rõ biết chân giả.
Tính dính mắc, phân biệt, chọn lựa,… đã được ghi nhận lại và khi “chết” tâm ý sự sống đã dựng lên cõi giới vô hình tương hợp với tâm ý cá nhân.
…
Có thể sẽ có người nhận định tôi đang lạc lối vì việc trình bày sự tiến hóa tâm ý sự sống nơi vật chất không vô hình bỗng rơi vào việc trình bày đạo Phật ở Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam mà ý từ lại có phần quanh co, vòng vo.
Vấn đề là tâm ý sự sống ở vật chất không cũng đã bị sự đảo điên của tôn giáo làm cho hỗn độn, mê mờ,… Các cõi giới vô hình do các vị giáo chủ, học giả, hành giả, người truyền đạo không tường tận thế giới tâm linh dựng lên đã khiến tâm ý sự sống nơi người chết tùy tâm chọn nẻo vô hình duy trì tâm ý sự sống. Càng về sau các nẻo vô hình ngày càng thêm phức tạp, rối rắm,… Đây là sự tiến hóa của tâm ý sự sống trung gian khoảng giữa có và không.
Vì sao tâm ý sự sống trung gian lại chịu sự chi phối của các quy ước, giả định nơi người sống mà không giữ thế giới tâm linh đơn giản, thuần túy như ban đầu?
Vì tâm ý sự sống chết đi đã từng là người sống. Bởi do sự cập nhật, tích lũy, ghi nhận những thông tin khi sống cùng với sự dính mắc, phân biệt và hành vi sống mà tâm ý sự sống ở người chết “gắn” cái không vào những cõi giới khác nhau.
Về sau sự hòa trộn, đan xen dữ liệu thông tin nhiều đời và tùy duyên mà sự luân hồi theo nhân quả đã trói tâm ý sự sống vào những cõi giới tương ưng.
Việc báo mộng, mượn xác, vong nhập, việc bùa chú, ngãi thuật,… cũng do tâm ý sự sống tích lũy, chất chứa mà thành sự.
Tại sao lại có sự gắn kết tương tác giữa 2 thế giới hữu hình và vô hình về mặt tiến hóa?
Vì vạn pháp do tâm sinh mà tâm là gốc của mọi tâm ý. Việc cập nhật thông tin nơi sống - chết sẽ bổ khuyết qua lại cho nhau giữa 2 dạng vật chất có và không.
Chỉ với sự tin nhận, nắm bắt về sự tồn tại tâm ý sự sống vừa gián đoạn vừa liên tục thì mọi câu hỏi về nguồn gốc vũ trụ, sự sống, con người mới được liễu giải tận cùng.
Thêm nữa, chính do sự tương tác thông tin nơi tâm ý sự sống khi luân hồi sinh tử đã làm nhiễu loạn, hỗn độn thế giới tâm linh. Sự hiểu biết sai lệch về duy tâm, duy vật khiến cho tâm ý sự sống trong quá trình tiến hóa mê mờ, điên đảo lối ra ở cả hai trạng thái có - không.
...
#Nikaya_Đốn_Ngộ
#Giải_Trình_Luận_Án_Ngoài_Học_Hàm_Bác_Học
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 1)
- Giải pháp thoát ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
- Giải Mã Nhân Loại V.
- Giải Mã Nhân Loại IV…
- Giải Mã Nhân Loại III…
- Giải Mã Nhân Loại II…
- Giải Mã Nhân Loại I…
- Giải mã hiện tượng Bắc Triều Tiên (P.2)
- Giải mã hiện tượng Bắc Triều Tiên (P.1)
- Điểm mù của nhân loại
- Đạo Phật dơ bẩn
- Dân cần biết?
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét