Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 9)
Giải Trình Luận Án Ngoài Học Hàm Bác Học (Phần 9)
Khi loài người tin nhận sự tồn tại của thế giới tâm linh sai lầm có ở thuyết Duy Tâm, ra sức cầu nguyện cúng bái, lễ lạy, nguyện cầu,… định lực, sự tự tin làm chủ cuộc sống của con người suy giảm. Đây là biểu hiện của dương suy.
Lẽ thường dương suy thì âm sẽ thịnh, âm thịnh sẽ ra sức quấy phá, làm rối loạn đời sống con người. Việc bùa chú, ngãi thuật, xưng tụng,… thế giới tâm linh khiến tâm ý sự sống ở cõi giới vô hình trở nên hùng mạnh. Việc vong nhập, đoạt xác, mượn xác của tâm ý sự sống nẻo không thân trở nên dễ dàng. Điều này đã khiến người sống càng thêm kinh sợ, hoang mang, luồn cúi,… trước các thế lực vô hình. Kết quả là xã hội loài người bất an, bấn loạn, nhiễu nhương.
Tuy nhiên, sau một thời gian quấy phá, khuấy động mà không được gì lợi ích tâm ý sự sống ở khoảng trung gian có - không cũng có sự chán nản, chùn bước, rời khỏi cuộc chơi và tìm một xác thân vật chất nương gá.
Thêm nữa, người sống sau khi kinh sợ cõi giới vô hình ra sức lễ lạy, cầu xin,… cũng dần nhận ra “cũng thường thôi” và không còn hoang mang, khiếp nhược như trước, nội tâm dần cân bằng lại, định tâm vững mạnh. Đây là biểu hiện dương thịnh, âm đã suy giảm sức ảnh hưởng đến người sống.
Quá trình cân bằng âm dương đã trải qua một khoảng thời gian đủ lâu, kéo dài rất nhiều thế hệ. Những nỗi sợ vu vơ mai một, phai lạt dần, dù rằng những thế hệ đi trước có nhắc nhỡ cho các thế hệ sau thì đó cũng chỉ là những câu chuyện hoang đường, không thật.
Thế hệ sau chỉ tin nhận vào sự hiểu biết của chính mình.
Vì lẽ đó tín ngưỡng tâm linh, giá trị tôn giáo về sau chỉ còn lại chút ít giá trị mơ hồ, hoang đường. Việc tin nhận chỉ vì không cần phải “đạp đổ” giá trị truyền thống.
Và thế giới tâm linh đã gần như “mất giá” khi chủ nghĩa duy vật và thuyết biện chứng ra đời.
Mục tiêu vật chất, tiền của, hàng hóa,… được đặt ra và con người phải vận động hết công suất để làm ra vật chất, của cải,… Việc xóa bỏ sự hoang đường, huyễn hoặc, mê tín,… được ra sức tuyên truyền đạt đến đỉnh điểm cực đoan và tàn bạo.
Dù rằng những người tin nhận thế giới tâm linh ra sức giữ gìn niềm tin, đức tin cho con người về sự tồn tại của cõi giới vô hình. Nhưng họ chỉ gắng gượng gìn giữ giá trị tâm linh trong sự vô vọng, họ gần như không thể đưa ra luận chứng đủ sức thuyết phục về sự hiện diện của thế giới tâm linh.
Sự lớn mạnh của thuyết duy vật đã gần như xóa sổ giá trị cần của thế giới tâm linh, sự mất cân bằng nội tâm ở con người đã xảy ra, dương lại suy.
Dù vật chất được tích góp ngày càng nhiều nhưng tâm con người lại không an, những lo sợ vu vơ, việc được mất, hơn thua, danh lợi,… khiến con người rối trí, loạn tâm. Hận thù, đau khổ, chém giết, chiến tranh,… đang được nung nấu và chờ đợi một ngòi nổ.
Loài người lại tìm đến các tôn giáo để an định tâm hồn, cân bằng nội tâm. Âm trở nên thịnh, việc mượn xác, đoạt nhà, dọa người của tâm ý sự sống nơi khoảng trung gian đang gia tăng sự chi phối.
Ngày nay, khi chủ nghĩa duy vật vượt qua cột mốc đỉnh điểm là bắt đầu cho cuộc trượt dốc và sự vùng vẫy, chống trả chủ quan, vụng về.
Chủ nghĩa duy tâm sẽ quay trở lại nhưng hoàn toàn không rõ lối đi, các tôn giáo đánh mất giá trị sẽ khiến cho đời sống tâm linh của con người thêm rối ren, hỗn độn. Xã hội loài người lại sẽ hỗn mang, mờ mịt đau khổ, hận thù,…
Thực tế là thuyết Duy Vật đã thất bại trong việc xây dựng một xã hội con người hạnh phúc, yên bình, hài hòa. Con người sống trong lòng tham, sự ích kỷ, lối sống hưởng thụ,… sẽ không thể có một cuộc đời hạnh phúc.
Việc con người đánh mất giá trị con người sẽ gây nên sự mất cân bằng nội tâm cho cá nhân và cả xã hội loài người.
Thật sự là không có lối thoát cho con người khi sống thiên lệch về vật chất. Còn ngã về duy tâm thì xã hội con người cũng sẽ hỗn độn, đảo điên. Thế nên việc nắm bắt tường tận cả 2 thế giới vật chất - tâm linh ở góc nhìn tổng thể, khách quan, sáng rõ, đúng mực là lối thoát cho nhân loại.
Việc trình bày về sự tiến hóa ở tâm ý sự sống ở khoảng trung gian có - không cũng chính là sự tiến hóa tâm ý sự sống nơi cái không vô hình ở người sống.
Không chỉ vậy! Có một sự thật là ngay cả trong phần vật chất có kết cấu nên tổ chức sống con người cũng đã có sự tiến hóa không ngừng xuyên suốt quá trình hình thành phát triển loài người dù rằng khoa học ngày nay không thể nắm bắt, nhận diện sự tiến hóa đó.
Ở các chủng loài khác sự tiến hóa ở vật chất có vẫn âm thầm diễn ra không gián đoạn.
Tuy nhiên, dưới góc quan sát của khoa học thì dường như các tổ chức sống ở mỗi loài ngày nay và hàng ngàn năm trước là không khác biệt. Trong sự tiến hóa đó có tiến hóa tiến, tiến hóa lùi và nếu mở rộng góc nhìn tổng thể, toàn diện tri thức nhân loại dễ dàng nắm bắt điều khác biệt ẩn sâu trong các tổ chức vật chất sống nơi cơ thể con người.
Con người hiện tại phải chăng thông minh, lanh lợi hơn trước?
Phải chăng sức đề kháng của con người và khả năng thích nghi môi trường sống ở thai nhi ngày nay có phần kém hơn xưa?
…
Sự khác biệt này tâm ý sự sống ở cái không vô hình không thể “quản” và sự tiến hóa nơi cái có đã quyết định điều này.
Một điểm cần lưu ý khác là sự tiến hóa vật chất có ở mỗi dòng tộc, chủng loài,… là có sự khác nhau tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh sống - chữ duyên.
Còn tâm ý sự sống nơi cái không là tương đồng cho tất cả, là chiếc chìa khóa đa năng. Dù vậy tâm ý sự sống ngoài cái chung nhất cũng có những cái riêng nhất định do sự tích lũy, gom góp thiên lệch, cùng với định tâm rèn luyện mà có sự sai khác.
Kết Luận Của Việc Giải Trình Luận Án Ngoài Học Hàm Bác Học bao gồm:
- Bẻ gãy thuyết Sáng Tạo.
- Chỉ ra sự bế tắc, mông muội có nơi thuyết Duy Tâm chủ quan.
- Sửa sai thuyết Duy Vật và phương pháp Luận biện chứng khách quan nửa vời ở thời điểm hiện tại.
- Hoàn chỉnh thuyết Tiến Hóa và trình bày sáng rõ, xuyên suốt sự tiến hóa từ điểm cội nguồn đến điểm kết thúc của sự sống, con người và vũ trụ,…
Có lẽ phần giải trình Luận án đã hoàn tất. Vấn đề còn lại là tùy thuộc vào người đọc chọn lựa sự hiểu biết nào tương thích, hợp với lòng.
Hãy nên dùng sự khách quan, tổng thể, đúng mực nhìn nhận về những điều tôi trình bày. Cũng đừng vội tin là đúng mỗi người đều có sự hiểu biết, khả năng tư duy, năng lực nhận thức, ý thức,… hãy sử dụng chúng thật hữu ích và có giá trị.
Cội nguồn vật chất, sự sống, con người tôi đã trình bày rốt ráo tận cùng. Chỉ mong tri thức nhân loại sớm tường tận mọi sự nhằm xây dựng xã hội con người hạnh phúc, chan hòa, bình đẳng hơn. Những hận thù vay trả - trả vay, sự hiểu biết nửa vời sẽ khiến nhân loại mất nhiều hơn được.
Tôi sẽ chấp nhận mọi phản biện cũng như việc đóng góp, sửa sai những khiếm khuyết còn tồn đọng trong nội dung bài viết.
Hoặc giả nếu có những nghi vấn, những gút mắc chưa được tỏ bày thì bạn, mọi người cứ tùy thuận nêu ra và tôi sẽ trả lời trong khả năng có thể.
Còn với những những người muốn tranh hơn, luận thắng thì tôi xin nhận làm người kém cỏi, hẹp hòi, nhu nhược, không dám tranh hơn.
Thật ra, tôi không từng nghĩ mình sẽ viết sách cũng như việc trình bày những bài viết có phần vượt xa tầm nhận thức, tư duy của một con người.
Thật vậy, nội dung những bài tôi viết dường như chỉ cần cởi mở sự hiểu biết, tư duy khách quan, nhận thức đúng mực,… thì một người có chút hiểu biết có thể viết được.
Tuy nhiên, nói là vậy mà không phải vậy. Đa số nội dung bài viết không thể dùng lối tư duy, nhận thức thông thường mà viết được.
Đã có những sự chạm đến cõi giới vô hình kết hợp với việc cởi mở sự hiểu biết mà những bài viết mới thành hình.
Sự thật là với nội dung những vấn đề đã trình bày tôi thật không cần dùng đến sự hoang đường, huyễn hóa để “nâng cấp” giá trị bài viết vì đó là việc dối gạt người. Tôi hiện không cần làm việc dối gạt người để khiến người tin nhận.
Tin rằng sau này sẽ có không ít người nhiều hiểu biết, nhà khoa học, học giả, nhà nghiên cứu,… dễ dàng nắm bắt vấn đề tôi gửi gắm nơi bài viết.
Cùng với kiến thức được trao dồi, tích lũy thường xuyên họ sẽ dễ dàng nắm bắt, biết rõ hơn những vấn đề tôi đề cập đến.
Tuy nhiên, sức hiểu đó vẫn chỉ là sức hiểu của học giả.
Muốn chạm đến sự tột cùng của cái hiểu họ phải cần phá vỏ bọc học giả, chiêm nghiệm, thật sống nơi tận cùng có - không thì họ mới có thể trở thành một người tự do có sự hiểu biết không cùng tận.
Dụng tâm của việc viết sách, viết bài Giải Trình Luận Án Ngoài Học Hàm Bác Học là gì?
Phải chăng tôi muốn chứng thực chỗ hơn người?
Chứng thực để được gì?
Để bị “cột trói” nơi danh lợi, bạc tiền, gồm thu tài vật, sức ảnh hưởng chăng?
Tôi đã từng là người bạc nhược, yếu hèn, kém cỏi. Chính vì điều đó mà tôi không “mặn mà” với việc tranh giành, bon chen nơi xã hội con người. Tư duy thiển cận, nhận thức yếu đuối đã tùy tiện khỏa lấp, biện hộ giúp tôi “Việc tranh giành, bon chen nơi xã hội là điều vô nghĩa, là việc không đáng làm”.
Tôi đã xa rời xã hội để tìm sự thảnh thơi, an ổn nội tâm. Đó là lý do của tôi khi rời xa xã hội con người, tìm đọc giáo lý, kinh điển của Phật Thích Ca để nương náu nội tâm và đời sống hàng ngày.
Tuy nhiên, tôi lại là người được giáo dục trong một môi trường duy vật biện chứng. Tôi thật sự không tin nhận sự tồn tại của thế giới tâm linh, các cõi giới vô hình.
Việc thiền định, lắng tâm cùng với chút duyên tôi đã gặp những người đã khuất, những vong ảnh.
Tại sao tôi gặp họ, những người vô hình không thể xúc chạm?
Việc thiền định, lắng tâm, xa rời bon chen, lo nghĩ,… sự thảnh thơi đã góp phần giúp tôi vô thức nhập định và cái không của tôi đã gặp cái không ở người đã khuất.
Hiển nhiên là tôi không dễ tin sự hoang đường với 1, 2 lần gặp mặt người đã khuất, đã có những thông tin trao đổi mà sự kiểm chứng cho ra kết quả phù hợp.
Kiến chấp tin sâu duy vật tan vỡ. Tuy nhiên, điều đó với tôi cũng không đáng bận lòng. Thời may tôi không là học nhân cũng chẳng là hành nhân.
Tuy nhiên, việc rời xa điên đảo luân hồi lẩn quẩn cũng “cột trói” tâm trí tôi chút ít.
Lại trải qua một thời gian lắng tâm bất giác tôi bừng tỉnh nhận diện sự không hai của vạn pháp. Tiếp tục sống thảnh thơi tôi nếm trải sự an lạc, tự tại.
Rồi … thì nhìn thấy xã hội con người đang “vật vã” trong những lo toan, được mất, hận thù, đau khổ, chiến tranh. Các nhà chính trị, những chuyên gia, những nhà quản lý xã hội, kinh tế, khoa học, giáo dục,… trên toàn thế giới đang loay hoay, xoay trở vụng về,…
Sự cục bộ, chuyên biệt, chủ quan ở mỗi bộ ngành, mỗi quốc gia,… đã không thể đưa ra một giải pháp toàn diện có tính khả thi, hữu hiệu cho xã hội con người có một tương lai tươi sáng, tốt đẹp.
Chỉ thấy khủng hoảng toàn diện, triền miên, trùng lấp,… hận thù, đau khổ được gieo rắc và lối thoát đáng sợ là dùng chiến tranh, dùng máu thịt loài người để lập lại trật tự thế giới.
Bên cạnh đó, các tôn giáo thoát ra khỏi tầm “quản thúc” của thuyết Duy Vật nửa vời đang bùng phát như nấm mọc sau mưa. Lại là việc buôn thần, bán thánh, lừa gạt, dối lòng,…
Sự cân bằng nội tâm, an định tâm linh không thể tựa vào nơi niềm tin, đức tin mù quáng, sự mê mờ, loạn tâm.
Im lặng để thảnh thơi, tự tại chăng?
Dẫu sao tôi vẫn là người còn sống. Giúp người hay sống cho riêng mình là một chọn lựa được đặt ra.
Sau cùng, tôi chọn lựa không sống cho riêng mình cũng không việc giúp người. Viết sự hiểu biết khách quan, đúng mực, sáng rõ về sự sống, cội nguồn con người, 3 cõi và con đường giải thoát hoàn toàn. Việc về sau tùy nơi người chọn lựa.
Lại thấy có không ít người sống nơi xã hội dường như chán ngán sự quẩn quanh với ăn uống, ngủ nghỉ, ngày nào cũng thế ngày nào cũng vậy. Có một sự chán chường như muốn rời khỏi cuộc chơi nhạt nhẽo, vô vị.
Tuy nhiên, họ không tìm được một cánh cửa để thoát ra khỏi sự bế tắc nội tâm, lối đi nào cũng trở nên ngột ngạt, chật hẹp,…
Ừ thì gieo duyên, tôi sẽ “Mở Cửa Tâm Linh”.
Có một thực tế là tâm ý sự sống đang lần tìm lối thoát nơi có - không dù rằng không rõ biết có không sự hiện diện một con đường như thế. Sự chật hẹp, tù túng, giới hạn nơi thế giới vật chất khiến tâm ý sự sống đang muốn nổi loạn, vẫy vùng. Có lẽ đã đến lúc mở cánh cửa vượt ra luân hồi nếu không chỉ e thế giới vật chất có - không phải sắp xếp lại hình hài.
Việc gia tăng tâm ý sự sống ở cái không vô hình có phần quá tải. Mặt khác, khả năng đáp ứng tổ chức sống ở vật chất có là có giới hạn và khi vượt mức thì sẽ “bùm” và sự sống sẽ tiến hóa lùi, bắt đầu cho một hành trình tìm lại hạt sống đầu tiên.
Sự chủ quan, phiến diện, thiên kiến của thuyết Duy Vật, tri thức nhân loại đã không tường tận mối nguy đổ vỡ và với khẩu hiệu “Phát triển, phát triển, phát triển,…” mà không có điểm dừng sự sống.
Sự phát triển mù quáng, vượt mức,… phát triển bằng lòng tham, sự hưởng thụ, tính ích kỷ,… cùng những giả trá, dối lừa con người sẽ khiến sự sống trở về nơi bắt đầu.
Điều đó cũng không có gì ghê gớm, đáng sợ. Duy có điều đau khổ, phiền muộn, lo toan,… nơi tâm ý loài người là thật có nơi nhân loại, việc này khiến tôi có chút động tâm.
Thà rằng tôi không rõ biết thì tôi sẽ vô ngôn, im lặng, quay mặt nhìn vách đá. Đã tình cờ rõ biết tận tường thì có lẽ tôi cũng nên bỏ chút công sức trả nợ đời.
Giải Trình Luận Án Ngoài Học Hàm Bác Học là bài viết chứa đựng cốt lõi của nội dung ở những vấn đề tôi trình bày. Những bài viết trước hay sau bài viết này sẽ có giá trị bổ khuyết cho nhau.
Những ai từng đọc qua bài viết này tự biết đủ thì không cần thiết phải xem những bài viết khác trên doavouu.blogspot.com.
Chúc bạn có những sự chọn lựa sáng suốt, đúng mực, hợp với lòng!
Xuyên suốt nội dung những bài tôi viết là nhằm vào mục đích chỉ rõ sai lầm ở quan niệm “Chết là hết” nơi tri thức nhân loại.
Nếu bài viết này có sự đúng mực về nguồn cội sự sống, con người, vũ trụ thì không rõ ai sẽ đủ tầm để thừa nhận sai lầm của thuyết Duy Vật biện chứng để ra sức sửa sai?
Có lẽ mỗi người sẽ phải tự sửa lấy và san sẻ, giúp nhau có được sự hiểu biết đúng mực, khách quan hơn. Mỗi người có lẽ phải cần đến sự hiểu biết để rồi chọn lựa, lối thoát cho tương lai nhân loại thật sự có nơi sự hiểu biết của mỗi người và tính gắn kết ở cộng đồng nhân loại.
Cũng đừng rơi vào lạm bàn, hý luận. Nếu những điều tôi trình bày là đúng mực thì tin nhận, còn không thì hãy bỏ đi.
Cũng đừng đưa ra phản biện vụng về “Rốt cuộc luận thuyết của tôi cũng dừng lại ở sự tương đối vì không thể trình bày sự tận cùng cội nguồn của có - không, điểm kết thúc của không gian, thời gian,… Luận thuyết của tôi cũng không đầu, không cuối, không là sự tuyệt đối.
Với những phản biện thiển cận này tôi có thể dùng sự phản biện nông nổi “Khi con người không còn thì thời gian, không gian sẽ diệt mất, có - không cũng tan hoại, đó là điểm kết thúc, là sự tuyệt đối”.
Tuy nhiên, đưa người cũng nên đưa qua sông, tiễn Phật cũng cần tiễn đến chân như tịch diệt.
Nguồn cội và điểm kết thúc của không gian, thời gian, cái có - cái không,… không do bởi con người quy ước mà thành tựu. Cái có - cái không không có sự khởi đầu cũng như sự kết thúc. Sự khởi đầu, kết thúc chỉ có nơi tâm ý sự sống giả lập mà ra. Có - không vô thủy, vô chung, vô phân biệt. Đó là sự tuyệt đối tận cùng. Đừng đi lần tìm những điều mông lung, huyễn hoặc, chỉ thêm mê loạn, vô minh.
Lẽ ra tôi có thể cô động lại nội dung những bài viết, tránh viết trùng lập ý.
Tuy nhiên, việc cô động, rút ngắn bài viết sẽ khiến không ít người không rõ ý tôi muốn trình bày. Mỗi người có một sức hiểu khác nhau. Thế nên, dù biết rằng sẽ có người phát chán về những ý từ rườm rà, luộm thuộm ở những bài viết. Nhưng tôi đành chấp nhận sự nhiều lời, chỉ mong không cô phụ những người hữu tâm.
Hy vọng bạn, người đọc nhẫn nại trong việc “đãi cát tìm mạt vàng”. Mong rằng bạn sẽ tìm được những thông tin hữu ích nơi doavouu.blogspot.com!
Rất cám ơn mọi người đã ghé xem bài viết!
...
#Nikaya_Đốn_Ngộ
#Giải_Trình_Luận_Án_Ngoài_Học_Hàm_Bác_Học
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 3)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 2)
- Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 1)
- Giải pháp thoát ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
- Giải Mã Nhân Loại V.
- Giải Mã Nhân Loại IV…
- Giải Mã Nhân Loại III…
- Giải Mã Nhân Loại II…
- Giải Mã Nhân Loại I…
- Giải mã hiện tượng Bắc Triều Tiên (P.2)
- Giải mã hiện tượng Bắc Triều Tiên (P.1)
- Điểm mù của nhân loại
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét