Giải trình Luận Án ngoài học hàm Bác học (Phần 2)
Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2018
Vấn đề “bẻ gãy” thuyết Sáng Tạo, “chỉnh đốn” thuyết Duy Tâm đã tạm
ổn. Vấn đề tiếp theo là tôi sẽ chỉ ra giới hạn của nền khoa học đương đại ở thuyết Big Bang, đây là thuyết
giả định về cội nguồn vũ trụ; thuyết Tiến Hóa, là giả thuyết trình bày về nguồn
gốc sự sống, con người và “Điểm chết” của thuyết duy vật cũng như sự khách quan
nửa vời ở phương pháp biện chứng hiện tại.
Để dễ dàng hơn cho việc trình bày về sau tôi sẽ đưa ra hai khái
niệm về học giả đúng mực và hành giả chân chính của cá nhân. Và khái niệm
thường chỉ là việc diễn đạt vấn đề cần trình bày, khái niệm vấn đề không là vấn
đề nên nó chỉ chứa định thông tin gần đúng chứ không hoàn toàn đúng. Mong rằng
bạn hãy để tâm đến “khiếm khuyết” của khái niệm mà tôi vừa đề cập đến.
Và việc
trình bày khái niệm học giả, hành giả sẽ không đơn thuần chỉ là khái niệm. Có
thể bạn thấy việc trình bày của tôi có phần nhiều lời, trùng lấp ý nhưng tôi
cạn nghĩ đó là một sự chủ quan cá nhân cần thiết.
@ Khái niệm học giả:
Học giả là những người có sự hiểu biết trùm khắp, học cao, hiểu
rộng, họ thường tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi thêm rất nhiều sự hiểu biết có nơi
tri thức nhân loại. Kết quả là tri thức họ rất cao sâu, dàn trải. Tuy nhiên,
giới hạn của sự hiểu biết của vị học giả là kiến thức gom góp, tích lũy được có
từ bên ngoài, từ kho tri thức nhân loại. Do vậy khối kiến thức có được là sự
hiểu biết có giới hạn, có sự cột trói tư duy, nhận thức, ý thức con người. Dù
rằng có những sáng kiến, phát minh mới chưa từng có nơi nhân loại ra đời nhưng
những sáng tạo mới không vượt khỏi giới hạn tư duy vật chất. Đã từ lâu nhân
loại đã thừa nhận thuyết Duy Vật, khoa học là nguồn tri thức chứa đựng sự tiến
bộ, hoàn chỉnh nhất của nhân loại và một thời gian dài triệt tiêu, xóa bỏ
thuyết Duy Tâm. Những vị học giả là những người được “nhốt” trong sự học giới
hạn của nhân loại, tin sâu duy vật, khoa học nên càng xa cách, rời bỏ duy tâm.
Vì lẽ đó sự hiểu biết của họ tự có giới hạn, có tính chủ quan, bảo thủ, cực
đoan, thiên lệch,… dù rằng họ không từng thừa nhận, đồng thuận điều đó.
Vì có sự phiến diện, thiên lệch duy vật nên sự hiểu biết của học
giả thường bị bí lối, không rõ đầu, chẳng biết cuối, sự hiểu biết chứa nhiều khiếm khuyết, có giới hạn. Sự hiểu biết của học giả thường đánh mất
khách quan dù rằng luôn nói đến sự khách quan, không rõ cội nguồn, điểm kết
thúc dù rằng luôn nói đến cội nguồn và sự chấm dứt,…
Cụ thể hơn là qua rất nhiều công trình nghiên cứu, tìm tòi, vô số
phát minh đồ sộ xuyên suốt lịch sử tồn tại và phát triển loài người các vị học
giả không thể nhận biết “Con người, sự sống đến từ đâu, chết về đâu”.
Và … với định hướng phát triển tri thức nhân loại hiện tại luôn
nói đến sự khách quan tương đối nhưng thường dính mắc, cột trói trong sự chủ
quan tuyệt đối thì con người (nói chung), các vị học giả (nói riêng) gần như
vĩnh viễn không tìm ra được nguồn cội sự sống và con người.
Tóm lại, học giả là những người học hỏi tri thức và bị trói vào sự
hiểu biết giới hạn, chủ quan của nhân loại. Do bị trói tư duy, nhận thức, ý
thức, quyền lợi, địa vị, danh tiếng,… vào sự giới hạn tri thức nhân loại mà họ
gần như không thể giải phóng sự hiểu biết cá nhân lên tầm mức tổng thể, khách
quan, sáng rõ, đúng mực.
Họ chỉ là một tù nhân của khối kiến thức góp nhặt từ bên ngoài,
khối tri thức giới hạn, chủ quan của nhân loại, khối kiến thức gần như khép kín
và chầm chậm mở. Vì thế sự hiểu biết của học giả không thể cùng, không thể tận
và họ sẽ không thể biết chết họ sẽ về đâu.
Dù có rắn rỏi, kiên định đến mấy thì đến những phút cuối đời các
vị học giả có trí não còn minh mẫn sẽ bối rối, hoang mang không rõ biết sẽ đi
đâu, về đâu.
Và … sâu thẳm trong tâm thức học giả sẽ có một niềm mong mỏi rằng
“Chết là hết ư? Ta chưa muốn chết, ta còn rất nhiều việc chưa hoàn thành”. Họ
lại nhen nhóm lên một tia hy vọng mong manh “Chết ta sẽ về đâu?””. Chính vì ý
niệm mong còn được sống có nơi cái tôi của vị học giả vị học giả đã không thể
“Chết là hết”.
Không riêng vị học giả mà gần như toàn thể nhân loại, muôn loài
đều chất chứa nơi sâu thẳm tâm hồn một niềm mong cầu sự sống còn mãi dù rằng họ
thừa nhận hay không thừa nhận điều đó. Vì lẽ đó vòng quay luân hồi đã trói loài
người, muôn vật, tâm ý sự sống.
@ Khái niệm hành giả:
Hành giả sơ khởi cũng chỉ là một học nhân. Về sau có thể với nhiều
lý do khác nhau vị học nhân quay về một đời sống khép kín, hàm dưỡng nội tâm,…
Và sự dừng lặng tâm kết hợp với sự hiểu biết từ trước cùng với một chữ Duyên sẽ
mở ra một cách nhìn mới về cuộc sống, về con người, về sự sống, về vật chất, vũ
trụ,…
Khác với kiến thức bị trói buộc thuyết Duy Vật, thuyết Duy Tâm
được góp nhặt từ trước có nơi tri thức nhân loại sự hiểu biết mới có sự khách
quan, đúng mực, có phần hoàn chỉnh hơn.
Do không còn hạn cuộc vào thuyết Duy Vật nửa vời, thuyết Duy Tâm
chủ quan đương đại vị hành giả tin nhận sự tồn tại của thế giới vô hình, tin
rằng con người không thể dễ dàng chết là hết.
Về sau vị hành giả dần nhận diện mối liên kết không thể tách rời,
sự luân chuyển giữa thế giới hữu hình - vô hình, các cõi giới tâm linh và tiến
đến thấu rõ bản chất sự sống, bản chất vũ trụ.
Thông thường sự khai mở tri thức của học nhân sẽ cho ra đời một vị
hành giả đúng nghĩa. Tuy nhiên, một vị hành giả đơn thuần thường chỉ “chăm
chút” cho sự tự tại, cân bằng nội tâm cá nhân, việc “tiếp người” chỉ là sự tùy
duyên, căn cơ khế hợp.
Hơn nữa, sự tỏ ngộ của vị hành giả cũng có sự tương tác nhất định
với sự hiểu biết mà vị hành giả học hỏi, tích lũy từ trước cho dù là sự hiểu
biết trước không đúng mực, mắc nhiều lỗi. Ngoài ra, sự tỏ ngộ của mỗi vị hành
giả còn chịu sự chi phối bởi tính chủ quan, thiên kiến,… và sự cởi mở nội tâm,
cởi mở sự hiểu biết của vị hành nhân.
Nếu vị hành giả có xuất phát điểm là một người thông tuệ, kiến
thức dàn trải tổng thể thì sau quá trình dừng lặng tâm sẽ cho ra đời một vị
hành giả có tuệ giác minh mẫn, sáng suốt,…
Sau khi làm chủ nội tâm vị hành giả sẽ cởi mở các nút thắc tồn tại
có nơi sự hiểu biết vướng mắc và trở thành một giác giả. Nếu cơ duyên thích hợp
vị hành giả sẽ phá vỡ vỏ bọc hành giả vì người mà làm kẻ đưa đò, giúp người
thoát khổ, nhận diện bản chất sự sống, bản chất vũ trụ, các cõi giới luân hồi
và con đường giải thoát hoàn toàn xa rời sinh tử cột trói.
Bởi do sự hiểu biết không còn bị cột trói bởi duy vật, duy tâm,
tri thức giới hạn của nhân loại mà vị giác giả có sự hiểu biết không cùng tận,
tùy thuận hiển bày.
@ Khác biệt căn bản giữa học giả và hành giả:
Học giả thường không dễ phá vỡ vỏ bọc học giả để trở thành hành
giả. Vì sự hiểu biết chủ quan, giới hạn trói buộc vị học giả sẽ không dễ dàng
nhận thức việc trở thành hành giả, thành một người có sự tự do hiểu biết là cần
thiết. Một phần do trói cột nơi có chỗ hơn người mà vị học giả không thể tường
tận chính tự thân, không rõ mình đang là một tù nhân của sự hiểu biết, của cuộc
sống.
Và dù cho có ý thức muốn trở nên là một hành giả đúng mực thì vị
học giả cũng không dễ gì chuyển vị. Bởi do vị học giả không dễ gì dừng lặng
tâm, chấp nhận quên bỏ khối tri thức dồi dào, sự hiểu biết hơn người đã góp
nhặt. Hơn nữa, vị học giả cũng không dễ buông bỏ những cái đã tích lũy, phần
lợi tức của một quá trình chuyên tâm, trao dồi, học hỏi như địa vị xã hội, danh
tiếng gia tộc, quyền lợi, sức ảnh hưởng,…
Do xuất phát điểm khác với hành giả mà vị học giả thường bị trói
vào những thành quả đạt được. Cụ thể là vị học giả ban đầu đã xác định việc học
là để được và kết quả của sự chuyên cần đã giúp vị học giả đạt được những kết
quả đáng ghi nhận như địa vị xã hội, danh tiếng, quyền lợi,…
Vị học giả đã có cái được mong cầu nên có phần tự mãn mà quên rằng
tự thân đã đánh mất sự hiểu biết cùng tận khách quan và thân phận tù nhân của
sự hiểu biết.
Dẫu rằng đến một lúc nào đó vị học giả nhận ra sự trống vắng nội
tâm - lỗ hổng tâm linh và mong mỏi trở thành một hành giả thì chính cái tôi
được nuôi dưỡng lớn mạnh khi “Ta được, ta có, ta thành tựu, ta đúng,…” sẽ “trói
chân” vị học giả.
Vị học giả rất khó khăn để vượt qua lớp hàng rào tri thức cột trói
và không thể chấp nhận những cái mất cần thiết để trở thành hành giả. Sự không
chấp nhận những cái mất, việc không phá bỏ cái tôi sẽ khiến vị học giả không
thể trở thành một con người có sự hiểu biết khách quan, sáng rõ, thấu suốt tự
thân, bản chất sự sống, vật chất,… cũng như việc giải phóng nội tâm, tâm linh
bị giam hãm, tù đày.
…
Trong khi đó, vị hành giả đúng mực dễ dàng trở thành một vị học
giả uyên bác dù rằng không mất nhiều tâm huyết để học hỏi, tích lũy kiến thức
bên ngoài. Tuy nhiên, vị hành giả sẽ không vì danh vị học giả để hiển bày sự
hiểu biết khách quan, sáng rõ, trung thực,…
Xuất phát điểm của vị học giả chỉ là một học nhân đơn thuần chưa
bị sự hiểu biết chủ quan của nhân loại “trói chặt”. Việc dừng lặng tâm vô hình
chung đã mở ra cái nhìn mới, khác lạ so với mớ kiến thức góp nhặt và tùy duyên
mà sự hiểu biết của vị học nhân tăng trưởng, tiến bộ hơn.
Sự khác biệt ở sự hiểu biết của vị học nhân này so với vị học giả
là sự hiểu biết này lưu xuất từ bên trong, từ nơi nội tâm dừng lặng khách quan
soi rọi vào thực tiễn cuộc sống. Sau một thời gian dừng lặng tâm và khai mở tuệ
giác vị học nhân đã chuyển vị thành vị hành giả chân chính.
Nếu đạt mức khách quan, đúng mực vị hành giả sẽ rõ biết bản chất
cuộc sống, sự sống, vật chất và thế giới vô hình mà không bị trói cột vào việc
“Ta được, ta mất, ta đúng, ta thành tựu,…”. Có thể nói là vị học giả do đi vào
mất mà được (Dù rằng vị học giả không hề ý thức được điều đó. Cụ thể là do việc
buông bỏ thế giới bên ngoài, quay về hàm dưỡng nội tâm,…
Việc dừng lặng tâm
khiến vị học giả đánh mất cơ hội trao dồi kiến thức bên ngoài, việc kiến tạo
địa vị xã hội, thu gom quyền lợi, tiền tài vật chất,…).
Do không vướng bận, dính mắc những thứ bên ngoài mà vị học giả bị
“mất” bên ngoài và “được” bên trong - sự tự do, tự tại nội tâm và sự hiểu biết
đạt mức khách quan, tổng thể, sáng rõ - Tuệ giác khai mở.
Hiển nhiên là khi đạt mức khách quan, đúng mực vị hành giả sẽ
không còn bị việc được mất bên trong - bên ngoài trói cột.
Lúc bấy giờ ngay nơi tự tại, thảnh thơi vị hành giả sẽ quán chiếu
lại nhân duyên với sự sống, với nhân loại mà đi đến việc chọn lựa “xuất đầu, lộ
diện” rộng truyền sự hiểu biết khách quan, sáng rõ, đúng mực hay việc “ẩn nhẫn
chờ chết” làm kẻ vô tâm, vô sự, an nhàn, thảnh thơi.
Và dù vị hành giả đạt mức đúng mực, khách quan chọn lựa lối đi nào
cho những ngày còn lại thì việc được mất, hơn thua, thành bại,… đều không thể
trói cột, không thể khiến vị hành giả động tâm, thoái chí.
Vị hành giả chân chính một khi đạt mức trực nhận, thâm nhập
thế giới vật chất, thế giới vô hình, liễu thoát sinh tử là một người tự
do thật sự, làm việc tùy thuận, vì người mà gieo duyên.
Do tuệ giác khai mở vị hành giả có phần dễ dàng nắm bắt những tri
thức cần thiết có giá trị cho việc giải phóng tính chủ quan, thiên kiến, phiến
diện, thiển cận,… nơi sự hiểu biết còn nhiều giới hạn của nhân loại.
Việc chuyển vị thành học giả với một vị hành giả là tương đối dễ
và vị hành giả chỉ thực hiện việc chuyển vị phá vỏ bọc hành giả, học giả khi
thật sự cần thiết.
…
Thông thường con người thường dùng thuyết duy vật biện chứng, khoa
học để phủ định, triệt hạ duy tâm, thế giới tâm linh. Ngược lại khi ra sức hạ
bệ, chỉ ra điểm yếu, lỗ hổng ở thuyết duy vật con người dùng thuyết duy tâm, sự
tồn tại xác đáng nơi các vấn đề siêu hình làm vũ khí.
Kết quả là cuộc chiến vẫn chưa dừng lại. Con nước ròng, con nước
lớn khi chân lý nằm trong tay kẻ mạnh và không rõ duy tâm, duy vật, ai sai, ai
đúng,…
Như thường lệ, tôi cũng sẽ dùng thuyết Duy Tâm, những vấn đề siêu
hình, sự tồn tại xác đáng của thế giới tâm linh làm công cụ để vạch ra những
khuyết điểm, những lỗ hổng, những sai lầm tồn tại có nơi thuyết Duy Vật, thuyết
Big Bang, thuyết Tiến Hóa về sự sống.
Không những vậy. Tôi sẽ dùng những luận chứng logic, đúng mực, dựa
vào góc nhìn tổng thế, sáng rõ, bằng vào tư duy khách quan cùng sự thật có nơi
thực tiễn cuộc sống để “hoàn chỉnh” lại tri thức nhân loại.
Khi nói đến khoa học, đến thuyết Duy Vật thì con người mà đại diện
là những người hiểu biết được coi là học cao, hiểu rộng, những nhà khoa học,
những chuyên gia, những học giả,… thường đề cập đến yếu tố khách quan, yếu tố
mở của tri thức nhân loại.
Và một khi chạm đến những vấn đề không thể lý giải (hay tạm gọi là
chưa thể lý giải) thì con người sẽ nói đến tính tương đối để biện hộ, che đậy
gốc khuất, sự hạn chế của tri thức nhân loại.
Do tính bảo thủ, cố chấp, cực đoan, định kiến,… thường tại có ở
con người đại diện tri thức nhân loại thường “đòi hỏi” bằng chứng khoa học,
tính sáng rõ, khách quan cùng với lý luận biện chứng logic, đúng mực.
Dựa vào khoa học, thuyết duy vật, thuyết biện chứng tưởng chừng là
khách quan nhưng thật sự là chứa đựng bản chất chủ quan rõ nét. Tri thức nhân
loại đương thời tự tạo ra vỏ bọc khép kín, đóng cửa sự hiểu biết nhân loại đã
trải qua hàng mấy ngàn năm. Tấm “Lá chắn bảo vệ” khoa học, thuyết duy vật, thuyết
biện chứng khách quan nửa vời,… đã trói buộc, làm cản trở sự tăng trưởng hiểu
biết nhân loại, khiến nhân loại không thể tỏ tường nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc
sự sống, con người,…
Tri thức nhân loại dựa vào khoa học, vào thuyết Duy Vật để nói đến
nguồn gốc sự sống, con người, vũ trụ,… trưng ra những bằng chứng, chứng tích
khoa học cùng với lý luận biện chứng để ra sức bảo vệ quan điểm, chủ kiến đúng
đắn của giới khoa học, học giả, chuyên gia về nguồn gốc vũ trụ, sự sống, con
người.
Nhưng đến thời điểm hiện tại thì khoa học, giới học giả theo
thuyết Duy Vật không thể cho nhân loại câu trả lời đúng mực về nguồn gốc sự
sống, con người,… Tất cả chỉ là những giả định đã được thừa nhận như là một sự
thật đúng mực dù rằng có những lỗ hổng, những khoảng trống chưa thể “lấp đầy”.
Dù vậy thuyết Big Bang, thuyết Tiến Hóa đến nay đã được thừa nhận
như là một định đề, là một sự thật khách quan, đúng mực. Tri thức nhân loại đã
thừa nhận thuyết Big Bang, thuyết Tiến Hóa làm Kim chỉ nam, làm tiên đề cho mọi
nghiên cứu khoa học. Việc làm có phần chủ quan này vô hình chung đã tạo ra một
hàng rào bảo vệ cho sự đúng mực vốn tồn tại sai lầm có nơi thuyết Big Bang,
thuyết Tiến Hóa,… Bởi do mọi nghiên cứu hiện nay đều xoay quay tính đúng mực,
hợp lý của thuyết Big Bang, thuyết Tiến Hóa,…
Nếu có những nghiên cứu khoa học về những giả định trên không tìm
ra chứng tích theo như suy đoán, đánh giá ban đầu thì được khỏa lấp bằng sự
giới hạn của công cụ khoa học. Nếu những nghiên cứu tìm ra khiếm khuyết, những
lỗ hổng,… có nơi học thuyết tiên đề thì được che đậy bằng tính tương đối khách
quan,…
Thế nên, thuyết Big Bang, thuyết Tiến Hóa,… đã trở nên luôn đúng
dù cho không thật đúng.
Để bảo vệ tính đúng mực, khách quan của các học thuyết Big Bang,
Tiến Hóa hàng loạt rào cản đã được tri thức nhân loại dựng lên với rất nhiều bộ
môn khoa học, thuyết Duy Vật, lý luận biện chứng, tính tương đối.
Và ngày nay nếu một ai đó muốn chỉ ra những sai lầm tồn tại có nơi
thuyết Big Bang, thuyết Tiến Hóa,… là gần như buộc phải “xô đổ” mọi tri thức
nhân loại đương thời.
Sự khách quan của thuyết Big Bang, thuyết Tiến Hóa,… có còn không
hay đã mang đậm chất chủ quan, bảo thủ, thiển cận, cực đoan?
Nếu thuyết Big Bang, thuyết Tiến Hóa,… thật sự đúng mực, không có
lỗ hổng, không khiếm khuyết, tì vết thì có cần tri thức nhân loại ra sức bảo
vệ, che chắn kín kẽ đến vậy không?
Vì sao?
Vì đã là sự thật, là luôn đúng thì không cần phải chứng minh,
không cần biện hộ, ra sức bảo vệ.
Hơn nữa, khoa học có đúng mực không, thuyết Duy Vật có hoàn chỉnh,
thuyết biện chứng có thật sự khách quan hay chỉ đạt mức nửa vời mà tri thức
nhân loại đã chủ quan dùng làm một công cụ ưu việt, hoàn hảo để bảo vệ cho một
mớ lý thuyết giả định, mơ hồ, chưa thật rõ đúng sai. Đây là yếu tố chủ quan,
thiển cận của tri thức nhân loại có từ xưa đến nay.
Thực tế là thuyết Big Bang, thuyết Tiến Hóa,… đã từng là phát kiến
hữu ích, có rất nhiều giá trị cho sự phát triển, tiến bộ nhân loại. Nhưng điều
đó không đồng nghĩa những học thuyết dựa trên cơ sở khoa học là hoàn hảo, luôn
đúng.
Vì sao?
Vì thuyết Big Bang, thuyết Tiến Hóa đã tự có khiếm khuyết. Đây là
những học thuyết không thông suốt, sáng rõ, thiếu tính khách quan, không đúng
mực hoàn toàn.
Đây là những học thuyết nói về điểm khởi nguồn vũ trụ, sự sống,
nguồn gốc con người nhưng lại không xuất phát từ điểm khởi nguồn vật chất mà
chọn điểm lưng chừng của sự hiện diện vật chất làm điểm xuất phát đầu tiên.
Vì chọn sai điểm xuất phát mà ngày nay chỉ cần khách quan nhìn
nhận tri thức nhân loại (nói chung), con người (nói riêng) dễ dàng nhận thấy lỗ
hổng, sự sai lầm có nơi những học thuyết hàng đầu nơi kho tri thức nhân loại.
Do xuất phát điểm không ở điểm tận cùng nên lẽ dĩ nhiên là cho dù
tri thức nhân loại có thể tường tận được “Điểm xuất phát tạm lập” (Đây là điều
hoàn toàn không thể) cũng không thể xác định cội nguồn vũ trụ, sự sống.
Và… nếu tôi gọi những học thuyết trên là học thuyết nửa vời, học
thuyết không đầu, không cuối (vô thủy, vô chung) hẳn không là lời nhận định chủ
quan và sai trái.
Vậy mà các nhà khoa học, các học giả hàng đầu nhân loại đang ra
sức bảo vệ sự giới hạn tri thức có nơi thuyết Big Bang, thuyết Tiến Hóa là vì
lẽ gì?
Nếu không nói sự bao biện, bảo vệ của đại diện tri thức nhân loại
đã, đang rơi vào sự chủ quan, bảo thủ, cực đoan, quá khích,… thì có thể gọi là
gì?
Nếu tiếp tục duy trì sự không còn đúng mực ở thuyết Big Bang,
thuyết Tiến Hóa,… phải chăng rồi sẽ đến lượt các nhà khoa học, các chuyên gia,
các học giả,… phơi bày sự hiểu biết giới hạn, tri thức trên giấy, sự hơn người
hợm hĩnh, lố bịch?
Và… rồi sự hiểu biết con người sẽ về đâu, sự hiểu biết nhân loại
sẽ tiếp tục khách quan hay đã mang tính chủ quan, cục bộ tự lâu rồi?
(Còn tiếp)
Bài liên quan
- Giải Mã Nhân Loại III…
- Giải Mã Nhân Loại II…
- Giải Mã Nhân Loại I…
- Giải mã hiện tượng Bắc Triều Tiên (P.2)
- Giải mã hiện tượng Bắc Triều Tiên (P.1)
- Điểm mù của nhân loại
- Đạo Phật dơ bẩn
- Dân cần biết?
- Cuộc cách mạng trí tuệ khách quan
- Câu chuyện bên lề Giải trình luận án... (Phần 4)
- Câu chuyện bên lề Giải trình luận án... (Phần 3)
- Câu chuyện bên lề Giải Trình Luận Án… (Phần 2)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét