Kẻ rao bán linh hồn (P.1)
Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018
Hãy về đi em!
Mọi người vẫn đợi chờ em. Nếu quả thật đến ngày 30 tháng 12 năm 2012 mà tôi
không thể ít nhiều giúp em quay lại hòa điệu cùng nhịp sống về vật chất hay
tinh thần. Tôi sẽ trải than hồng quỳ xuống tạ tội cùng em. Em đừng cho rằng đây
chỉ là một lời nói suông vì điều đó đã được ghi vào giấy trắng mực đen. Ở nơi
đó có em biết, tôi biết, mọi người và đất trời cùng biết. Nếu đó chỉ là lời nói
lọc lừa thì chỉ e rằng tôi sẽ hổ thẹn sống hết những ngày còn lại.
(Lược trích sách Tìm em giữa bóng
đêm)
Đừng nghĩ tôi vì danh vì lợi vì bạc tiền,… mà làm điều này. Tôi chẳng cần
những thứ vô vị ấy. Quyển sách này sẽ phá tan những u mê, lầm lạc về nhận thức,
về cuộc sống, những kiến chấp, định kiến sai lầm và cả niềm tự hào, tự phụ
thông minh, nhiều hiểu biết của nhân loại. Sẽ có người nhân đó thức tỉnh. Cũng
có không ít người u mê không nhận ra. Họ sẽ xem tôi như là một cái gai trong
mắt cần phải nhổ bỏ đi.
Thôi được, tôi sẽ phải giúp họ. Vô Ưu đã gieo mối hận thù trong lòng bạn.
Bạn muốn Vô Ưu đền tội. Hãy xử sự mọi việc thật nhẹ nhàng. Bạn hãy giúp người
hư mắt có đôi mắt sáng. Người hư gan thận có lá gan, quả thận. Người cần tim có
trái tim để sống tốt,... Lòng bạn sẽ thanh thản hơn.
Bây giờ và mãi sau này vẫn vậy, bạn đừng nên tìm hiểu tôi sinh ở đâu, ngày
giờ nào, sống ra sao, làm được điều gì tốt, điều gì xấu,...?
Nếu tôi là rồng thì không ai có thể nhìn thấy. Còn nếu tôi là rắn thì chẳng
đáng để tìm.
Nếu bạn vẫn cưỡng cầu tìm thì bạn hãy nhặt lấy một nắm đất ngay dưới chân
bạn. Hãy nhìn sâu vào trong nắm đất đó. Không phải đợi 100 năm sau, bạn mới tìm
thấy tôi trong đất, tôi đã và đang nằm trong nắm đất trên tay bạn rồi.
Nếu may mắn bạn sẽ nhìn thấy tôi và nhìn thấy cả bạn trong nắm đất đó. Ngay
đó, bạn biết mình đã qua được bờ bên kia.
Như đã trình bày ở những phần trước, ngay sau khi hoàn thành quyển sách
“Hãy là đường xưa mây trắng bay...” tôi sẽ tự nguyện hiến nội tạng gan thận,
máu,... cho những người đang cần. Vì thế, khi bạn hoặc người thân cần đến lá
gan, quả thận,... thì hãy liên lạc với tôi theo số điện thoại: 0982353038.
(Lược trích sách Hãy là đường xưa
mây trắng bay…)
Đến tháng 6 năm
2013, nếu giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn không sửa sai những sai lầm đã gây ra
trên biển Đông, không tuân thủ theo Công ước về Luật Biển năm 1982 thì tôi sẽ
thong dong đếm bước đến Tử Cấm Thành.
Tôi đến Tử Cấm Thành
để làm gì?
Tôi không đến để
nghe câu trả lời cũng như lời hứa của giới lãnh đạo Trung Hoa. Tôi chỉ đến ngồi
lại đấy và dõi xem cách hành xử của giới lãnh đạo Trung Quốc đối với vấn đề
biển Đông.
Nếu chờ mãi mà
không nhận rõ thiện chí sửa sai của giới lãnh đạo Trung Quốc tôi sẽ lấy máu của
mình viết ra hai chữ “No War” trên chiếc áo thiên hạ mà tôi đang khoác trên
người.
Sau đó, tôi lặng
im ngồi cho đến khi “Trút hơi thở cuối cùng” nơi Tử Cấm Thành. Đây chính là một
biến của kế Di thi giá họa chân ngụy. Đồng thời, đây cũng là việc người Trung
Hoa không giết ta, ta vì người Trung Hoa mà chết.
Tôi vì người dân
Trung Hoa mà chết. Tôi chết ngay nơi Tử Cấm Thành đương nhiên sẽ là chủ của Tử
Cấm Thành. Vì lẽ đó giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ trở thành khách của Tử Cấm
Thành.
Có thể bạn thấy
trò chơi này không đặc sắc. Hành động của tôi còn kém cỏi hơn việc ôm bom liều
chết của những người là nạn nhân của cụm từ khủng bố mà nhân loại gán ghép vì
đức tin bị lợi dụng, do Tử vì đạo.
Hơn nữa, việc
tôi làm đã có không ít người từng thực hiện. Đình công, tuyệt thực đòi quyền
con người, đòi tăng lương, đòi quyền sống,… Kết quả là nhìn chung không gặt hái
được những thành công như mong đợi. Bởi lẽ họ là một nhóm người ô hợp, không
kiên định sống còn cho mục tiêu đấu tranh. Khi bị chia rẽ, bị đánh đập, tra
tấn,… họ đã hoảng sợ, quên mất mục tiêu ban đầu và nhận ra tự thân rất nhỏ bé
trước bạo lực, cường quyền. Những đau đớn xác thân, tinh thần khiến những con
người nhỏ bé dần thừa nhận “Chân lý nằm trong tay kẻ mạnh”.
Còn tôi đến với
ý định chết nơi Tử Cấm Thành nên việc đánh đập, tra tấn hẳn không làm lung lạc
được ý chí “Chấp nhận vì người thiên hạ mà chết”. Chỉ cần còn chút hơi thở và
sự minh mẫn về trí não, tôi sẽ tìm đến Tử Cấm Thành.
Trên thực tế,
tôi đã cố ý đặt tôi vào tình thế cùng đường. Nếu đến Tử Cấm Thành với tư cách
cá nhân thì khi những đau đớn xác thân cùng với khả năng chịu đựng không còn có
thể tôi sẽ rời khỏi Tử Cấm Thành, trốn chạy như một chủng loài động vật yếu
đuối và hèn hạ.
Nhưng tôi đã đến
Tử Cấm Thành với chiếc áo của thiên hạ thì tôi đã không còn con đường trốn
chạy. Kiên định chết nơi Tử Cấm Thành. Kiên định đấu tranh cho nền hòa bình, sự
tiến bộ của nhân loại. Kiên định chết để vùi chôn chiến tranh, hận thù, đau khổ
và xóa bỏ sự tồn tại của vũ khí hạt nhân,…
(Lược trích sách Trung Hoa, còn
mãi một tình yêu)
Thời gian trôi qua mau nhiều khi ngỡ như là giấc mơ.
Đời không như trong mơ tình yêu có mấy ai đâu ngờ.
Đã gần 3 năm kể
từ khi quyển sách đầu tay Hãy là đường xưa mây trắng bay… ra đời. Ván cờ Trân
Long và lời hứa hiến tạng đã được xác lập gần 3 năm mà bộ sách vẫn chưa được
chính thức phát hành.
Tháng 6 năm 2013
đã qua mà tôi vẫn chưa hợp thức hóa được việc đến Tử Cấm Thành nhằm ngăn chặn
việc ngông cuồng, ngang tàng lấn đất, lấn biển của giới lãnh đạo Trung Quốc.
Đồng thời cũng là việc làm góp phần đánh thức sự lầm lạc - “Giấc ngủ vùi” của
nhân loại nơi nhận thức, tư duy con người về sự sống, khẽ mở lối đi vào Kỷ
nguyên nhân loại sống có hiểu biết khách quan và yêu thương chân thành.
Những lá thư được
viết, gửi đi và chờ đợi mà mãi vẫn không có sự hồi âm. Một cách hành xử xem
chừng tắc trách và kém cỏi nơi những người đại diện cho người dân, dân tộc Việt
Nam. Họ và người dân xem ra là hai khoảng trời xa lạ.
Cũng hay vì sự
tắc trách, vô lối của họ mà từ một quyển sách ban đầu tôi đã hoàn thành bộ sách
“Sự hiểu biết làm thay đổi nhận thức, giá trị con người” gồm 9 quyển đã ra đời.
Và … hiện tại là những chuỗi bài viết có không ít giá trị “va chạm” vào tư duy,
nhận thức của nhân loại đương đại.
Việc hệ thống
lại chuỗi bài viết trên blog sẽ là quyển sách thứ 10 của Vô Ưu với đề tựa sách
là Hư văn tạp lục.
Tại sao lại là
sách Hư văn tạp lục?
Vì nội dung sách
trình bày lại phần nào sự hỗn loạn, rối ren ở các quốc gia, vùng miền trên thế
giới cũng như trong nội tâm của mỗi người nên gọi là tạp lục. Bởi do sách được
viết bằng ngôn từ vốn đã bị nhiễm ô, đánh mất giá trị ban đầu của ngôn ngữ. Tuy
nhiên, việc lập ngôn sẽ phá bỏ lề thói, kiểu cách dùng ngôn từ của người đương
thời. Việc dùng ngôn từ được trả về giá trị gốc nhằm vào việc bóc trần sự thật,
bộc lộ bản chất vấn đề, thực tại nơi xã hội. Chính do thủ pháp lập ngôn có phần
dị biệt với cách thức sử dụng ngôn từ mà người đời đang ưa dùng thế nên tạm gọi
là hư văn.
Tại sao tôi nói
ngôn từ nhân loại đang dùng đã bị nhiễm ô, đánh mất giá trị thật vốn có của
ngôn ngữ?
Thật vậy, ngôn
ngữ được hoàn thiện từ rất lâu xa nơi lịch sử loài người. Ngôn từ sở dĩ được ra
đời là do tính cần thiết, giá trị hữu dụng cho nhu cầu giao tiếp, trao đổi
thông tin nơi nhân loại. Và… giá trị ban đầu của ngôn từ là diễn giải, trình
bày, miêu tả những sự vật, hiện tượng giúp người nghe nhận diện đúng thật vấn
đề mà người nói đang đề cập đến. Hay nói cách khác ngôn từ xưa được dùng để
diễn tả sự thật, bản chất của vấn đề, sự việc giúp nhân loại truyền giữ thông
tin một cách khách quan, rõ ràng. Có thể nói là ngôn từ là một công cụ hữu ích,
rất cần thiết cho loài người từ ngàn xưa.
Theo dòng thời
gian ngôn từ dưới sự trao chuốt của con người đã gần như đánh mất giá trị cần
và đủ ban đầu. Hiện tại, có thể thấy ngôn từ chỉ còn chút giá trị cần còn giá
trị đủ thiết yếu của ngôn ngữ dường như không còn tồn tại. Đó chính là nguyên
nhân khiến ngôn từ bị nhiễm ô, mất dần giá trị gốc.
Có thể qua cách
trình bày của tôi sẽ khiến bạn nhận ra cơ hồ tôi đã cực đoan khi diễn giải về
sự ô nhiễm ngôn ngữ, về sự mất giá trị của ngôn từ.
Tuy nhiên, tôi
vẫn khách quan trình bày về sự “trượt giá” của ngôn từ một cách chân thật.
Đơn cử như
trường hợp một chương trình truyền hình của VTV vừa qua có trình chiếu một
chương trình “Nghĩ mở, nói thẳng” hay gì gì đó. Và… chương trình có mời đến một
học giả danh tiếng. Sau khi giới thiệu, chào hỏi thì vị khách mời đã khẳng khái
cám ơn Đài truyền hình Việt Nam đã mở ra một chương trình truyền hình thực tế
“Nghĩ mở, nói thẳng” để giúp người dân có thể rõ biết mọi việc đúng thật, giúp
các chuyên gia, các nhà quản lý có thể công khai, minh bạch hỏi đáp cùng quần
chúng nhân dân. Sự cởi mở thông tin sẽ giúp người dân tin Đảng, tin nhà nước.
Vị khách mời còn phê phán cách hành xử của giới báo chí, phóng viên khi một số
người đã đưa ra thông tin sai lệch gây nhiễu loạn lòng người và vị khách mời đã
lấy một ví dụ điển hình về việc phá rừng mà ông là người vừa mới đi thị xác
thực địa về. Ông khẳng định những thông tin mà quần chúng đã được nghe nhìn về
tình hình phá rừng là không chuẩn, là sai với thực tế và nhận định như đinh
đóng cột “Là phải có đi đến tận nơi thì mới rõ biết vấn đề”.
Nhưng không may
cho vị khách mời là người dẫn chương trình lại đặt ra một câu hỏi rất bình
thường nhưng vô hình chung câu hỏi đó đã trở thành câu hỏi khó khiến vị khách
mời phải mở lối thoát cho chính mình. Chính việc mở ra lối thoát thân của vị
học giả đã vô tình làm “tan nát” giá trị “điểm đến” của chương trình “Nghĩ mở,
nói thẳng”.
Câu hỏi mà MC đặt
ra mang đại ý “Thưa giáo sư, liên quan đến vấn đề phá rừng ở khu vực rừng quốc
gia A đã gây dư luận bức xúc cho người dân. Giáo sư đã đến tận nơi thị xác thế
nên giáo sư có thể trình bày rành rõ để trấn an dư luận, công phẫn trong lòng
người dân không?”. Và … vị giáo sư đã bối rối khỏa lấp “Xin thưa với mọi người!
Vấn đề này tôi chưa được phép báo cáo ở đây”.
Quả thật là tôi
chỉ tình cờ nghe chương trình này mà không mấy chú tâm. Nhưng chính vì câu nói
của vị khách mời khiến tôi “ngã ngửa” tôi tự hỏi “Vậy giá trị của tiêu đề rất
thẳng tắt “Nghĩ mở, nói thẳng” rốt cuộc có còn ý nghĩa gì, nói thẳng, nghĩ mở ở
chỗ nào?”. Còn lời nào để bình luận cho “Nghĩ mở, nói thẳng” của Đài truyền
hình VTV?
Có lẽ các biên
tập viên Đài VTV đã không chú ý “điểm hở sườn đáng giá này” nên chương trình đã
được công chiếu toàn quốc. Và… nếu bài viết này của tôi được lan truyền rộng
khắp thì ban biên tập VTV có thể sẽ hối tiếc khi nhận ra rằng họ đã phạm một
sai lầm vô cùng tai hại. Tuy nhiên, sai lầm này không hẳn là sai lầm không thể
sửa sai, là sai lầm có thể khắc phục được.
Tôi chỉ tình cờ
phát hiện “điểm đen” chớ không hẳn là việc “bới lông tìm vết”. Nhân dịp tương
hợp mà tùy thuận trình bày, câu chuyện tôi kể sẽ giúp bạn nhận diện ra một sự
thật “Ngôn từ đã bị nhiễm ô” trên diện rộng và “ngấm” vào máu, tư duy, nhận
thức ở hầu hết con người. Và… có lẽ là đến lúc cần thanh lọc lại ngôn từ, trả
ngôn ngữ về giá trị gốc.
Qua mẫu chuyện
kể trên tôi cũng không bắt lỗi vị, hạ thấp uy tín vị học giả cũng như phủ định
giá trị thật sự của chương trình “Nghĩ mở, nói thẳng của Đài VTV dàn dựng mà
đây chỉ là một động thái nhằm cởi bỏ xiềng xích cho người. Việc chỉ ra sự hạn
chế của chương trình “Nghĩ mở, nói thẳng” còn trói vào cơ chế, tư duy không
đúng mực sẽ giúp những người làm chương trình tâm huyết có được công cụ hữu
hiệu cởi trói tư duy cá nhân và hợp thức hóa việc tháo gỡ giới hạn của chương
trình giúp chương trình trở nên khách quan, cởi mở thật sự. Thông qua việc “bới
lông tìm vết” cũng mong rằng sẽ giúp “Vị học giả đang bị trói tư duy, nhận thức
vào trong sự học, kiến thức góp nhặt cũng như cơ chế quản lý của nhà nước thoát
khỏi những ràng buộc quy định khắc khe, những tư duy xưa cũ vốn đã lỗi thời.
Tin rằng không
riêng gì vị học giả trên mà phần lớn con người hiện đang trói Giá trị sự hiểu
biết của chính mình và mọi người vào vô số lề lối, khuôn thước, quy tắc,… Dù
rằng những định chế được đặt ra không hẳn đúng mực mà đôi khi là một sự áp đặt,
trói buộc vô lối gây ra sự hạn chế khả năng tư duy, nhận thức làm đánh mất giá
trị, khí tiết của con người.
Thế đấy, chính
do con người “đánh mất” giá trị con người mà ngôn từ bị nhiễm ô và mất dần hoàn
toàn giá trị.
Ngôn từ hiện tại
được con người sử dụng như là một công cụ che đậy, khỏa lấp sự thật, những điều
khuất tất. Thế nên giá trị của ngôn từ chỉ còn lại sự giả trá, dối lừa, những
ngôn từ đãi bôi, mơn trớn,…
Hẳn là bạn đã
nghe về lời tuyên truyền cảnh báo về sự ô nhiễm thông tin, âm thanh, lời nói...
Minh chứng cho
lời cáo buộc sự “trượt giá” giá trị của ngôn từ là điều rất đơn giản. Bạn hãy
mở truyền hình lên xem, hoặc lướt mắt vào những trang báo. Đó là những kênh
thông tin thường nhật.
Phải chăng ngôn
từ chính là công cụ chính yếu của việc truyền tải, lưu giữ thông tin ở các
phương tiện truyền thông?
Bạn đã thấy gì
nơi các kênh thông tin truyền thông truyền thống báo, đài, ti vi,…?
Có bao nhiêu sự
vật, hiện tượng thu thập được từ nguồn truyền tải thông tin hàng đầu của con
người ở báo đài, tivi có giá trị là thật?
Hay có chăng chỉ
là một mớ bòng bong kiến thức góp nhặt, một đống hỗn độn thông tin giả trá phần
nhiều không có giá trị thật.
Các chương trình
quảng cáo bá đạo, không thật,… Những bộ phim mà giá trị tận cùng là hàng loạt
sự dối lừa,… Những chương trình gameshow, liveshow giả trá,… mà đích đến là
việc gom góp tiền cho vào túi riêng một cách danh chính, ngôn thuận,…
Bạn có thể nghe
những vị chính khách hàng đầu thế giới thốt ra những lời hứa nhẹ như “gió
thoảng, mây bay” dù rằng lời hứa được xác tín bằng danh dự của cá nhân cùng
chính đảng. Những nhà quản lý cấp cao ở các nước trao nhau những lời nói “có
cánh”, việc sử dụng ngôn từ đãi bôi, mơn trớn đến điêu luyện,…
Và kia … là
chương trình tán dương về y đức bác sĩ, lương tâm nhà giáo, chiến sĩ nhân dân
vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Người dẫn chương trình sẽ nói đến những hy
sinh thầm lặng, những đóng góp âm thầm để khẳng định giá trị cao cả, vĩ đại của
ngành y, ngành giáo dục, ngành an ninh,…
Nhưng tất cả đều
đã nói ra thì “Thế nào là hy sinh thầm lặng, là cống hiến âm thầm?”.
Có một điều dễ
nhận thấy rằng mỗi bộ ngành đều có một giá trị thiết thực và quan trọng cho xã
hội do vậy bộ ngành đó mới có thể tồn tại. Ngành y mà phô diễn y đức, ngành
giáo dục mà nhắc đến lương tâm, ngành an ninh mà phô trương khả năng bảo vệ
người dân, nước nhà thì khác gì việc “vẽ rắn thêm chân”,… hay là “điểm nhấn” để
khẳng định rằng giá trị truyền thống của bộ ngành đã bị “đánh mất”,…
Nếu các ngành
trên không diễn đúng, đóng trọn vai trò thay xã hội “gồng gánh” thì sự tồn tại
phải chăng đã không còn ý nghĩa?
Có chăng là việc
kêu gọi, đánh thức giá trị con người ở mỗi ngành nghề để họ tự ý thức sửa sai
nhằm đảm nhận đúng vai trò, vị trí của họ trong lòng nhân loại trong thời đại,
bối cảnh xã hội đang đắm chìm trong lòng tham, sự thực dụng, ích kỷ, tự tư, tự
lợi...
Cần phải nói
thêm rằng chính do việc tán dương, ra sức tuyên thuyết phô diễn, chỉ bày những
cái hay, cái đẹp nhạt nhòa thì chính là lúc bộc lộ ra vô vàn điểm yếu, điều sai
trái.
Trong một xã hội
đã, đang ngự trị bởi lòng tham, tính thực dụng, sự ích kỷ, cái xấu, tội ác leo
thang,… thì những mảng tối, những gam màu tang đang nhuộm khắp mọi ngõ ngách
ngành nghề, thành phần xã hội.
Tin rằng nếu có
một chương trình thật sự khách quan, công chính cho việc trình bày những tiêu
cực, những mảng tối đen của xã hội thì dung lượng thông tin “tràn về” có thể
khiến giới truyền thông cũng như tri thức loài người chết ngạt và vô cùng hổ
thẹn, tủi nhục...
Đừng che mắt
mình rồi tự dối lừa bản thân cùng mọi người rằng “Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình
yêu vẫn đẹp sao” khi xã hội, con người đang rơi vào màn đêm tăm tối, sự hỗn
độn, rối ren và điên đảo. Vì lẽ sự dối lừa, giả trá không thể che đậy hoàn toàn
sự thật đang phô bày, diễn ra trong lòng nhân loại cũng như trong nội tâm dằn
xé, hoài nghi ở mỗi con người.
Nếu không thẳng
thắn, thành thật nhận diện sai lầm, ra sức sửa sai thì nhân loại làm sao có thể
tiến đến sự văn minh, bình đẳng, hài hòa và tiến bộ?
Lẽ nào nhân loại
lại rơi vào tình cảnh con người đánh mất khí tiết, giá trị con người hoàn toàn.
Con người vì sự an toàn, ích kỷ, thực dụng,… sẽ chấp nhận sống mãi trong sự che
đậy, dối lừa, giả trá và rơi vào Kỷ nguyên nhân loại đổ nát, hoang tàn.
Bài liên quan
- Sấm động trời Nam, Mưa qua biển Bắc
- Mẹ ơi! Con van mẹ đừng sinh con ra đời
- Mẩu chuyện những đứa trẻ chơi dao (P.2)
- Mẩu chuyện những đứa trẻ chơi dao (P.1)
- Lý sự cùn đinh về chiến tranh, sự thắng lợi, tranh chấp biển Đông …
- Lòng tham và hệ lụy tất yếu
- Lật tẩy quân bài chủ - Ngày không bình yên
- Lật ngửa quân bài ở Ván bài Biển Đông
- Làm sao mua nỏ thần hay việc bán rẻ lòng tin? (P.3)
- Làm sao mua nỏ thần hay việc bán rẻ lòng tin? (P.2)
- Làm sao mua nỏ thần hay việc bán rẻ lòng tin? (P.1)
- Lạm bàn về biểu tượng lá cờ
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét