Kẻ rao bán linh hồn (P.2)
Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018
Tôi đang muốn
nói điều gì?
Việc đề cao, tán
dương những giá trị không thật, những giá trị đã mất càng phơi bày ra những mặt
trái, những vết chạm trổ vụng về, chủ quan và kém cỏi của những người tạo tác
cũng như khả năng non yếu của các nhà quản lý xã hội hàng đầu mà thôi.
Tại sao không có
lấy những chương trình tán dương, ca ngợi người nông dân, người công nhân -
Những người lao động trực tiếp tạo ra vật chất, hàng hóa nuôi sống cả nhân
loại? Việc làm của họ vô ích, không có ý nghĩa chăng?
Phải chăng xã
hội đã lãng quên những kẻ “chân lấm, tay bùn”, “đầu tắt, mặt tối” vì sự ngu dốt,
hèn hạ, bẩn thĩu,… của người lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa?
Nói là vậy.
Nhưng trong trường hợp này tôi không “vẽ đường cho hươu chạy”. Hãy đừng nên làm
chương trình ca ngợi người nông dân, công nhân vì sẽ có một lượng tiền của
chính họ phải chi xuất cho những việc làm hiện không hẳn là thiết thực, cần
thiết và họ - người công nhân, nông dân sẽ phải “gánh trả” hết đời này sang đời
khác.
Số tiền đó sẽ đi
về đâu khi có một chương trình ca ngợi người công nhân, nông dân hay bất cứ
chương trình ca ngợi nào khác?
Số tiền đó sẽ đi
vào túi của ngành dịch vụ, những người làm chương trình.
Mỗi ngành nghề,
tổ chức, con người,… đều có những giới hạn, những giá trị nhất định. Nếu cứ để
lòng tham thao túng vượt giới hạn thì sẽ có lúc “đánh mất” giá trị gốc vốn có.
Đơn cử như tôi
đang làm những việc dường như vượt giá trị, giới hạn của một con người trong
định mức nhân loại hiện nay. Việc “xé rào” này sẽ mở ra sự đánh mất đời sống
của một con người ở tôi. Và… tôi sẽ chấp nhận cái giá phải trả đó. Bạn có thể
nhìn nhận việc tôi làm chứa đựng lòng tham hay tham vọng thì cũng không trái
lẽ, là hợp thời.
Ngành truyền
thông đang bị thao túng bởi lòng tham được che đậy tinh vi. Đã có rất nhiều
kênh truyền hình được mở ra dù rằng việc tồn tại không thật cần thiết. Đích đến
là phục vụ người tiêu dùng nhưng thực ra là một trong những chiêu thức tinh xảo
“móc túi” người tiêu dùng, người lao động. Vì tiêu chí sâu xa “Tất cả chỉ vì
tiền” mà có rất nhiều kênh, đài khác nhau.
Nói là sự chuyên
biệt nhằm phục vụ người tiêu dùng tốt hơn nhưng thực chất sự công chiếu chương
trình ở các kênh đài chỉ là những bước chân giẫm đạp vào nhau và đích đến là
rút lấy phần giá trị thặng dư mà người lao động tạo ra đổ vào túi của ngành
dịch vụ cùng hệ thống quản lý.
Hay nói cách
khác đó chính là việc móc tiền của, chiếm dụng phần giá trị thặng dư mà những
người công nhân, nông dân trực tiếp bỏ công sức làm ra. Đồng thời ngành dịch
vụ, quản lý sẽ “bơm” một lượng giá trị thặng dư ảo vào trong mọi sản phẩm hàng
hóa và người tiêu dùng sẽ phải chi ra một số tiền không nhỏ được quy đổi bằng
sức lao động nhằm sở hữu sản phẩm hàng hóa có giá trị gốc thấp hơn rất nhiều
lần giá bán trên thị trường.
Điều đáng nói là
dưới sự nhào nặn tinh vi, xảo diệu của ngành dịch vụ và nhà quản lý người tiêu
dùng bị lừa gạt, bị móc túi công khai mà không hề hay biết. Thậm chí là rất đỗi
vui mừng, hoan hỷ khi bị dối lừa vì đã sở hữu được món sản phẩm hàng hóa cần
dùng.
Việc kết hợp
kênh quảng cáo rầm rộ lại thu được một lượng tiền dồi dào, trói người tiêu dùng
vào việc lừa người, dối mình, vào những giá trị không thật có nơi sản phẩm.
Một điều đáng
ngạc nhiên, một sự điên đảo trái ngược là một mặt các phương tiện truyền thông
đại chúng là nơi tuyên truyền, kêu gọi, cảnh báo về hiện trạng núi rác thông
tin, sự ô nhiễm âm thanh, dữ liệu nghe nhìn... Mặt khác thì chính các phương
tiện truyền thông đại chúng là kênh phát tán ra lượng thông tin rác khổng lồ và
danh chính, ngôn thuận, hợp pháp.
Rõ thật là chỉ
cần dừng lại, khách quan nhìn nhận, đánh giá thì ngôn từ bị nhiễm ô vì chính
nơi phát tán ra nguồn lượng thông tin khổng lồ có nơi giới truyền thông nghe
nhìn truyền thống.
Việc trực tiếp,
gián tiếp moi tiền thiên hạ, rút ruột công trình của các phương tiện thông tin
đại chúng ngày nay sẽ khiến sự hiểu biết con người thêm mụ mẫm, mù quáng và sự
chai sạn cảm giác yêu thương trong mỗi con người vì sự giả trá hiện diện khắp
mọi nơi. Trong đó có cả việc làm rạn nứt sự gắn kết gia đình và xã hội,… Tôi sẽ
quay lại vấn đề này ở bài viết Việt Nam, trưởng giả nửa mùa.
Có thể với những
cáo buộc này sẽ khiến ngành truyền thông đại chúng có dịp “tự vấn” lại giá trị
ngành nghề và tìm ra lối đi đúng mực, hữu ích hơn.
…
Những lời hứa bị
cuốn trôi theo thời gian.
Tại sao tôi
không đến Tử Cấm Thành vào tháng 6 năm 2013 để hoàn thành lời đã hứa?
Việc “Mượn trời
qua biển” đã không được thông qua và ý tưởng “Đoạt trời qua biển” đã bị chậm do
sự nhân từ, hòa hoãn của cá nhân tôi. Tôi cứ nghĩ tốc độ lan truyền bài viết sẽ
nhanh và việc lan truyền những bài viết với tốc độ cao sẽ khiến các nhà quản lý
sẽ “động tâm” sửa sai hoặc “đối mặt” cùng tôi kịp lúc.
Hơn nữa, tôi đã
sai khi khởi sự viết blog bằng một trang wed trong nước mà không là trang
google. Có lẽ vì thế mà việc lan truyền nội dung bài viết bị giới hạn ở phạm vi
của trang weblogs.com và người Việt trong nước. Tôi cũng đã vụng về không tạo
ra những “điểm nhấn” cần thiết nhằm gây ra chuỗi phản ứng vết dầu loang. Thế
nên, tốc độ lan tỏa đã bị giới hạn.
Về sau, tôi nhận
diện được sai lầm cá nhân “Trong một cơ chế sống thực dụng và tràn ngập thông
tin bị ô nhiễm thì việc gây scandan thu hút sự chú tâm được con người vận dụng
triệt để”. Thế nên về sau việc gây sốc, tạo scandan được tôi vận dụng như là
một thủ thuật gây tiếng vang nhằm đánh thức giá trị hiểu biết khách quan có nơi
tiềm thức, tư duy ở mỗi người.
Đây là một con
dao 2 lưỡi. Scandan có thể giúp tôi có bạn đồng thời cũng có thể khiến tôi mất
bạn. Tôi là người biết chấp nhận sự thật vì lẽ đó tôi sẽ chấp nhận việc mất bạn
bởi sự “Đồng sàng, dị mộng”.
Nếu thứ ngôn từ
của tôi là ô nhiễm, là bẩn tai người thì bạn hãy cứ rời xa tôi, từ bỏ trang
blog Một thoáng Phương Đông. Hẳn là khi đó trang Một thoáng Phương Đông sẽ tự
chết bởi sự nhiễm ô, dơ bẩn, không giá trị sẽ bị đào thải theo quy luật sự tồn
tại của vạn vật. Khi không còn một ai xem blog thì tôi sẽ không còn động lực
viết tiếp vì sự nhơ nhớm, ghê tởm, kém cỏi của chính mình. Là tự sinh, tự diệt.
Và cũng được sự
góp ý của người bạn tôi đã sửa sai sai lầm cá nhân bằng việc cho ra đời blog
doavouu.blogspot.com.
…
Việc đến Tử Cấm
Thành đã trễ. Đã từng có lúc tôi nghĩ sẽ phản kháng cách hành xử của những
người quản lý xã hội. Một ngọn đuốc sống lại bừng cháy giữa Sài Gòn hay Hà Nội
để phần nào đánh thức lối tư duy, nhận thức cũ kỹ ở giới quản lý đất nước đương
thời.
Ngọn đuốc sống
này sẽ biểu trưng cho điều gì?
Học đòi theo nhà
sư Thích Quảng Đức ư?
Đấu tranh cho
đạo Phật, chấp nhận Tử vì đạo. Nhưng Phật giáo chẳng phải đang rất huy hoàng,
rực rỡ. Thế nên nói đấu tranh vì đạo Phật nghe chừng rất hoang đường, vô lối và
không cần thiết.
Còn bằng đấu
tranh cho chánh pháp thì lại rất mơ hồ.
Chánh pháp là
gì? Liệu có mấy ai rõ biết?
Vậy nên chẳng
thể vì chánh pháp mà bỏ mạng. Chánh pháp không từng đòi mạng người và tôi cũng
không “mắc nợ” chánh pháp.
Học theo Lê Văn
Tám đòi độc lập, tự do, dân chủ và hạnh phúc. Những thứ đó là tiêu chuẩn xây
dựng xã hội ở hiện tại và tương lai thì việc thêm lần nữa đấu tranh chẳng phải
là “Trên đầu gắn thêm đầu, trên mỏ gắn thêm mỏ”. Lúc bấy giờ, liệu có ai nhận
ra thứ quái thai, dị dạng đó là gì?
Vậy nên chẳng có
cái gì đáng để đấu tranh, để bỏ mạng?
Sai lầm của giới
quản lý đất nước không thể đổ hoàn toàn trách nhiệm lên nhận thức, tư duy của
họ. Nếu nói đến trách nhiệm thì không thể không nói đến những thành phần, tầng
lớp khác của xã hội. Và … người dân, người lao động là thành phần chiếm số
lượng đông đảo của đất nước “gánh” trách nhiệm không nhỏ. Đành rằng đây là lực
lượng có trình độ nhận thức, tư duy không cao nhưng điều đó không đồng nghĩa
với việc kém cỏi, không hiểu biết. Có chăng là sự thực dụng, ích kỷ, xấu xa,…
chỉ biết sống cho riêng mình, cam chịu thân phận “Thấp cổ, bé miệng”.
Một thành phần
xã hội khác đáng kể đến là một đồng phạm rất quan trọng đã a dua, dung dưỡng,
góp phần tạo ra sự xuống cấp mọi mặt nơi xã hội, đất nước và con người là thành
phần trí thức, giới học giả nhiều hiểu biết.
Thành phần đại
diện cho tri thức đất nước và nhân loại trên đã sai lầm khi bán rẻ giá trị của
sự học cùng giá trị của chính họ. Họ chỉ có thể học hỏi được sự thực dụng, lối
sống hưởng thụ, học để gom góp quyền lợi, địa vị và danh tiếng còn sự khách
quan, tổng thể, đúng mực, giá trị gốc của việc học thì họ đã quên bỏ.
Vai trò, vị trí,
giá trị của sự hiểu biết dùng cho việc xây dựng, định hướng phát triển xã hội
con người đã mất đi khi giá trị của người học, giới trí thức mất đi.
Có lẽ sẽ không
sai khi nói chính giới học giả, trí thức đương thời đang làm hoen ố, bẩn dơ giá
trị của việc học.
Sự thực dụng,
ích kỷ,… lớn lên là cột mốc đánh dấu sự hèn kém, nhu nhược, ti tiện, xấu xa,…
tăng trưởng. Giá trị, nhân cách, đạo đức,… của con người trở thành những giá
trị vô hình, không thật,… không đáng để gìn giữ. Lòng tham, sự si mê, mù
quáng,… đã “vùi chôn” sự tồn tại, vai trò, vị trí và giá trị của giới tri thức
xã hội. Thế nên xã hội suy đồi, bại hoại; lòng người điên đảo, hỗn độn; thế
giới trở nên loạn lạc, chìm vào đêm tối sẽ là điều hiển nhiên, khó thể tránh
khỏi.
Bạn thử nghĩ
xem. Một xã hội được xây dựng bằng vào nền tảng “Thượng bất minh” thì kết quả
đã rõ “Hạ tất loạn”.
Rõ thật giới
quản lý xã hội trên thế giới nói chung và ở mỗi nước nói riêng đều định hướng
xây dựng xã hội mắc vô số sai lầm, giới trí thức sống hời hợt, tự thủ bàng
quang ra vẻ tôn quý, thanh cao giả tạo, người dân, người lao động sống lầm lũi
trong cơm áo, gạo tiền cùng sự ích kỷ trói buộc ngàn đời “Thấp cổ, bé miệng”
thì tôi còn có thể làm được gì?
Đấu tranh ư?
Đấu tranh vì ai?
Không thể đấu
tranh vì ai nên đành thôi tự sửa mình. Đó là một trong những thông điệp mà tôi
gửi đến mọi người thông qua nội dung bộ sách cùng trang blog. Thiết nghĩ ta
không thể chờ đợi sự đổi thay từ nơi khác, người khác mà không “đổi mới” tư duy
ngay chính bản thân - Hãy bắt đầu sửa sai xã hội bằng việc sửa sai chính mình ở
mỗi người.
Với bút danh Vô
Ưu tôi đã viết lại sự hiểu biết của loài người một cách an nhiên, bình thản. Dù
vậy ngôn từ có phần mềm mại nên không đủ lực tạo nên “Điểm nhấn” trong lòng
người đọc. Cho đến khi viết sách “Trung Hoa, còn mãi một tình yêu” tôi nhận ra
cần viết gần với sự thật hơn và với thân phận Ngạo Thuyết sẽ phần nào khắc họa
được toàn cảnh vấn đề cần trình bày.
Vô Ưu - Ngạo
Thuyết, tôi thực sự là ai?
Vô Ưu, Ngạo
Thuyết hay tôi cũng chỉ là một người đang sống trong cuộc đời này. Người đó đã
trực nhận cuộc sống một cách rất thật. Sau cùng, người đó đã nói rõ những điều
mà bản thân nhận diện nơi cuộc sống bằng sự khách quan, tổng thể, sáng rõ mà
không hạn cuộc vào quá khứ, hiện tại, tương lai, nơi này hay nơi khác, sống hay
chết,...
Không chỉ vậy!
Tôi là người đã từng tham khảo vài quyển kinh sách có trong Tam Tạng Kinh để
rồi bình thản bật ra câu nói “Thiên thượng, thiên hạ duy ngã độc tôn” mà không
có sự nề hà, mặc cảm hay tự ti. Tôi là người thứ hai sau Phật Thích Ca dám tự
khẳng định với toàn thể mọi người rằng đã chứng ngộ pháp vô sinh, thấu triệt 3
cõi, 6 đường ở cả 3 thời quá khứ, hiện tại, vị lai và tự tại trong việc chọn
lựa con đường sinh tử hay con đường giải thoát hoàn toàn, ra ngoài tam giới.
Vậy nên những
điều tôi trình bày không chỉ là ở thế giới vật chất mà có cả ở thế giới vô
hình. Tôi sẽ nói rõ về 3 cõi, 6 đường, sự luân hồi, con đường giải thoát hoàn
toàn thoát ra mọi khổ não, dính mắc cũng như cách thoát khỏi tam giới.
Hơn 2500 trước
Phật Thích Ca đã dùng thanh gươm trí tuệ để chặt đứt phiền não có trong lòng
nhân loại cùng chúng sinh 3 cõi, 6 đường. Để rồi hơn 2500 sau Vô Ưu lĩnh hội được
yếu chỉ Tam Tạng kinh mà một phen “chọc trời, khuấy nước” rộng truyền chánh
pháp.
Lẽ ra Vô Ưu dùng
thanh gươm trí tuệ của tiền nhân nhưng thế sự vô thường, lòng người nhiều thay
đổi vậy nên Vô Ưu đã dùng đến một ngọn quái đao để đoạn dứt vô minh có trong
lòng nhân loại.
Khác với cách
dùng gươm tinh xảo, ảo diệu, khoan thai của Phật Thích Ca, Vô Ưu sẽ dùng thanh
quái đao với độ biến ảo linh hoạt, vừa tà vừa quái. Có thể xem là cách xử đao
rất bá đạo nhưng điểm đến vẫn là hiển bày lại chánh pháp chân thật có trong tâm
mỗi người cùng nhân loại.
Về sau, sẽ có
không ít học giả học đòi làm “Thánh nhân văn tự” đem việc của Vô Ưu làm phân
tích hay dở, đúng sai cũng như là việc so sánh Phật Thích Ca cùng Vô Ưu để xếp
ngôi vị, thứ lớp. Đây là một việc làm nông nổi, cạn cợt bởi lẽ mọi sự so sánh
giữa hai thời đại, hai bối cảnh xã hội khác nhau đều dễ đi đến sự khập khiễng,
chệch choạng. Nhất là khi tầm nhìn, sự hiểu biết của cá nhân còn dính mắc chủ
quan, phiến diện thì việc làm sao có thể đạt đến sự khách quan, đúng mực. Có lẽ
việc cần làm là nên rõ biết chính mình hơn là việc hiểu Phật Thích Ca hay Vô Ưu
hay một ai khác.
Bài liên quan
- Kẻ rao bán linh hồn (P.6)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.5)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.4)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.3)
- Kẻ rao bán linh hồn (P.1)
- Hỏi đáp cùng người học Phật
- Ngày Tận thế - Cậu bé chăn cừu và hơn thế nữa…
- Một mai khi ta lớn (P.2)
- Một mai khi ta lớn (P.1)
- Sấm động trời Nam, Mưa qua biển Bắc
- Mẹ ơi! Con van mẹ đừng sinh con ra đời
- Mẩu chuyện những đứa trẻ chơi dao (P.2)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét